Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 34

1) Khái niệm QHPL

2) Đặc điểm QHPL


3) Phân loại quan hệ pháp luật
4) Cấu trúc của QHPL
5) Sự kiện pháp lý
1.KHÁI NIỆM QUAN HỆ PL

Quan hệ xã hội - là những quan hệ giữa người


với người, người với tổ chức được hình thành
trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính
trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, v.v...
Mọi sự vật và hiện tượng trong xã hội đều có
những mối liên hệ với nhau.
- Tuy nhiên không phải mối liên hệ nào cũng
là quan hệ xã hội. Chỉ những quan hệ có tính
chất ổn định và lặp lại thì gọi là quan hệ xã
hội.
QHPL LÀ MỘT DẠNG CỦA QHXH
QH
QH
Pháp
Tư tưởng QHXH Luật

QH Đạo QH QH QH QH Các
đức Chính trị Tôn giáo Văn hóa Kinh tế QHXH
khác
Tính chất

- Các loại quan hệ này luôn tác động qua lại


lẫn nhau
Ví dụ quan hệ giữa vợ và chồng bao bao
gồm cả quan hệ pháp luật, quan hệ văn hóa,
quan hệ kinh tế, quan hệ đạo đức, quan hệ
tư tưởng....

=> Tất cả mọi QHPL đều là QHXH, tuy nhiên


không phải QHXH đều là QHPL
- QHPL là một hình thức đặc biệt của
quan hệ xã hội và được các quy phạm
pháp luật điêu chỉnh, trong đó các chủ
thể tham gia có những quyền và nghĩa
vụ được pháp luật quy định và đảm bảo
thực hiện bằng quyền lực NN.
- QHPL là quan hệ xuất hiện, chấm dứt,
thay đổi trên cơ sở các quy phạm pháp
luật.
+ Có thể khi chưa có các quy phạm điều chỉnh,
vẫn tồn tại các quan hệ ấy, nhưng nếu chưa có
QPPL ghi nhận và điều chỉnh các QHXH ấy thì
nó không được gọi là QHPL và chỉ là QHXH.

+ Có những quan hệ chỉ xuất hiện sau khi có


QPPL ví dụ như quan hệ Luật hiến pháp, Hành
chính, Tố tụng... (không có quy pham PL thì loại
quan hệ ấy không xuất hiện)
- QHPL là một loại quan hệ thể hiện ý
chí (ý chí các chủ thể, phù hợp với ý
chí của nhà lập pháp)
- QHPL là quan hệ mà các bên tham gia
(chủ thể) quan hệ đó mang quyền chủ thể
và nghĩa vụ pháp lý
- Sự thực hiện quan hệ pháp luật được đảm
bảo bằng quyền lực nhà nước

- QHPL có tính xác định, cụ thể


Những tiền đề xuất hiện QHPL
Điều kiện chung:

+ phải có ít nhất hai chủ thể.


Điều kiện pháp lý:
+ Phải có quy phạm pháp luật (không
có quy phạm không có QHPL)
+ Phải có năng lực chủ thể (năng lực
pháp lý và năng lực hành vi)
+ Phải tham gia vào đời sống pháp lý
-Căn cứ vào lĩnh vực của QH được PL điều chỉnh:

QHPL hành chính,


QHPL dân sự,
QHPL đất đai…
- Căn cứ vào trật tự hình thành QHPL:

QHPL đơn giản và QHPL phức tạp.


- Căn cứ vào tính chất quan hệ:
QHPL ngang và QHPL dọc

- Ngoài ra còn có:


QHPL có 2 bên, QHPL có nhiều bên…..
4. Cấu trúc QHPL
QHPL

Nội dung
Khách thể
Chủ thể (quyền,
(đối tượng)
nghĩa vụ PL)
4. (tiếp)

a) Chủ thể QHPL: Tất cả những cá


nhân hay tổ chức tham gia vào quan
hệ pháp luật và có quyền chủ thể và
nghĩa vụ pháp lý gọi là chủ thể quan
hệ pháp luật

Chủ thể PL và chủ thể QHPL


Điều kiện để trở thành chủ thể QHPL
 Như vậy chủ thể pháp luật và chủ thể QHPL
khác nhau dựa trên 2 tiêu chí:

Thứ nhất, Phải tham gia vào QHPL cụ thể

Thứ hai, Có năng lực chủ thể (năng lực


pháp luật, năng lực hành vi)
Năng lực chủ thể
Năng lực pháp luật: - Là khả năng có quyền
và có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Đây là phần tối thiểu của chủ thể (tù nhân
không có 1 số quyền, trẻ em không có 1 số quyền, nghĩa
vụ nên không được tham gia vào 1 số QHPL cụ thể….)
+ Có loại năng lực pháp luật chung, năng
lực pháp luật cụ thể (theo chức vụ, thẩm
quyền, nghành nghề (luật sư)...)
Năng lực hành vi: - Là khả năng bằng hành
vi của mình có thể thực hiện (xác lập,
chấm dứt) các quyền, nghĩa vụ pháp lí
NLHV đầy đủ;
NLHV của người chưa đủ 6 tuổi;
NLHV chưa đầy đủ (6 tới 15; từ 15 tới 18);
Bị hạn chế NLHV;
Gặp khó khăn trong nhận thức và làm chủ
hành vi;
Mất NLHV
Các loại chủ thể QHPL

Cá nhân và tổ chức
- Cá nhân: Công dân, người nước ngoài,
người không có quốc tịch
- Tổ chức: + Pháp nhân
- + Nhà nước một chủ thể đặc biệt
- + Các tổ chức khác không có tư
cách pháp nhân (tổ hợp tác, doanh nghiệp tư
nhân...)
b) NỘI DUNG CỦA QHPL

Nội dung của QHPL bao gồm


+ Quyền chủ thể
+ Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể
QUYỀN CHỦ THỂ:
Khái niệm: Là khả năng xử sự (mức độ
được phép của hành vi) được quy định trong
luật (quy phạm pháp luật) và được đảm bảo
thực hiện. (có thể làm gì hoặc được phép
làm gì)
Cơ cấu quyền chủ thể:
QCT bao hàm trong mình ít nhất 3 khả năng (3 quyền) sau:
+ Quyền được hành động (tự minh hành động). Làm tất
cả những gì pháp luật không cấm. Quyền mở công ty làm
ăn, quyền giao kết hợp đồng...
+ Quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ
đối với mình (quyền đòi người khác hành động) (ví dụ: Đòi
nợ khi đáo hạn)
+ Quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền cưỡng chế bên có nghĩa vụ khi không thực hiện
nghĩa vụ của mình (yêu cầu Tòa án xử lý, cơ quan thi hành
án ...) (quyền yêu cầu nhà nước bảo đảm quyền của mình)
NGHĨA VỤ PHÁP LÝ
Khái niệm: Là mức độ bắt buộc của hành vi (là khi
chủ thể của QHPL phải làm gì để đảm bảo quyền
của chủ thể khác)
Cấu trúc:
+ Nghĩa vụ phải hành động hoặc không được
hành động (phải trả nợ, không được giao dịch khi
đã có yêu cầu của Tòa án cấm giao dịch để đảm
bảo quyền của chủ nợ..)
Nghĩa vụ pháp lý:
+ Nghĩa vụ phải phúc đáp yêu cầu của người có
quyền

+ Nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm pháp lý khi


không thực hiện nghĩa vụ của mình
C. KHÁCH THỂ QHPL
- Khách thể QHPL (đối tượng) là cái mà chủ thể QHPL
hướng tới, nhắm tới, tác động tới để đạt được mục đích,
nhu cầu của mình
- Các loại khách thể QHPL:
+ Là tài sản giá trị vật chất: đất đai, vàng, xe cộ,..
+ Là tài sản giá trị phi vật chất: tính mạng, sức khỏe,
danh dự, sự bất khả xâm phạm của đời tư...
+ Sản phẩm sáng tạo tinh thần: tác phẩm văn học, nghệ
thuật, hội họa, âm nhạc, phát kiến khoa học, sản phẩm
SHTT..
+ Hành vi của chủ thể QHPL, dịch vụ...(hành vi của quan
chức NN, dịch vụ công...)
- + Giấy tờ có giá (chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu..., tiền
giấy, bằng cấp, chứng chỉ...)
4. SỰ KIỆN PHÁP LÝ
- Khái niệm:
Sự kiện pháp lý là = là hoàn cảnh, điều kiện hoặc tình
huống thực tiễn của cuộc sống được quy định cụ thể
trong quy phạm pháp luật là cơ sở để làm phát sinh,
chấm dứt hoặc thay đổi QHPL
Sự kiện pháp lý:
Phân loại SKPL
- Theo dấu hiện ý chí, SKPL phân ra làm: Sự biến và
hành vi:
Sự biến: Là các sự kiện khách quan xảy ra không phụ
thuộc vào ý chí và nhận thức của con người, nhưng nhà
làm luật gắn sự xuất hiện của nó với sự phát sinh, thay
đổi chấm dứt các QHPL (động đất, lũ lụt, hỏa hoạn,..
phát sinh quan hệ thừa kế, bảo hiểm, công nhận người
mất tích, hay chết, ...)
+ sự biến tuyệt đối
+ sự biến tương đối
Sự kiện pháp lý
Hành vi:
Là sự kiện xuất hiện do ý chí và nhân thức của con
người/tổ chức
Có 2 loại hành vi: Hành vi hợp pháp và hành vi
vi phạm pháp luật.

+ Hành vi hợp pháp:


Ở đây cũng bao gồm cả hành vi-văn bản
(bản án, quyết định), hành vi-cử chỉ kéo dài (bao
gồm hàng loạt các hành vi kéo dài về thời gian –
tạo ra sản phẩm văn học, SHTT).

+ Hành vi phạm pháp luật:


Sự kiện pháp lý
- Căn cứ theo số lượng SKPL để phát sinh ra
QHPL thì có thể phân ra làm: Sự kiện đơn
nhất, sự kiện phức tạp

- Căn cứ theo hậu quả pháp lý: SKPL phát


sinh QHPL, SKPL chấm dứt QHPL, SKPL
thay đổi QHPL
Sự kiện pháp lý

Lưu ý: Ngoài sự biến và hành vi ra, cũng có


thể phân sự kiện pháp lý ra loại trạng thái
pháp lý (trạng thái hôn nhân, tình trạng
huyết thống, tại vị, truy nã)

You might also like