Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 73

ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA Y
BỘ MÔN GIẢI PHẪU

TIM

Ths-Bs Nguyễn Thị Trung

1
MỤC TIÊU LÝ THUYẾT
1. Mô tả vị trí, chức năng và liên quan các mặt
của tim.
2. Mô tả hình thể ngoài, hình thể trong và cấu
tạo của tim.
3. Mô tả và vẽ sơ đồ mạch máu và hệ thống dẫn
truyền tự động của tim.
4. Vẽ hình đối chiếu và các lỗ van tim lên lồng
ngực.

2
MỤC TIÊU THỰC HÀNH

1. Đặt đúng vị trí của tim trong lồng ngực xương


2. Chỉ được các chi tiết giải phẫu về hình thể
ngoài, hình thể trong của tim trên mô hình, trên
tranh vẽ.
3. Chỉ được trên mô hình, trên tranh vẽ các mạch
máu và thần kinh của tim.
4. Xác định đúng vị trí các lỗ van tim trên người

3
NỘI DUNG:
1. Vị trí tim
2. Hình thể ngoài của tim
3. Hình thể trong của tim
4. Cấu tạo của thành tim
5. Mạch máu và thần kinh tim
6. Vòng tuần hoàn của cơ thể

4
1. Vị trí:
- Nằm trong
trung thất
giữa của
lồng ngực
- Trên cơ
hoành và
sau xương
ức.
- Giữa hai lá
phổi, hơi
lệch sang
trái. 5
6
1. Vị trí của tim
Xương sườn 1

Trung thất trên


Trung thất
trước

Trung thất giữa

Trung thất sau

7
1. Vị trí:
- Sơ sinh: nằm ngang
- 1 tuổi: tim nằm chéo,
nghiêng trái
- 4 tuổi trở lên: tim có
vị trí thẳng, mỏm
tim hơi chếch về bên
trái, ra trước

8
2. HÌNH THỂ NGOÀI Đáy tim

- Hình tháp có ba mặt (ức


sườn, hoành, phổi), một
đáy và một đỉnh.
- Đỉnh tim ở dưới quay ra
trước và hơi sang trái.
- Đáy tim ở trên, ra sau và
hơi sang phải.
- Cân nặng trung bình ở
người trưởng thành
khoảng 270g ở nam và
260g ở nữ Đỉnh tim
TIM NHÌN PHÍA TRƯỚC

10
2. HÌNH THỂ NGOÀI VÀ LIÊN QUAN
2.1. Đáy tim:
- Quay ra phía sau, ứng với mặt sau của 2 tâm nhĩ.
- Giữa hai tâm nhĩ có rãnh dọc là rãnh gian nhĩ.
- Bên phải rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ phải, liên quan với
màng phổi phải và dây thần kinh hoành phải.
- Bên trái rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ trái, có TM phổi đổ
vào, liên quan với thực quản.
- Phía trên tâm nhĩ phải có TM chủ trên, phía dưới có
TM chủ dưới đổ vào. Phần TN nơi có TMCT và
TMCD đổ vào hơi phình ra là Xoang tĩnh mạch chủ.
- Rãnh tận cùng: rãnh nông nối bờ phải của TM chủ
trên và chủ dưới ở mặt sau tâm nhĩ phải. 11
ĐÁY TIM NHÌN SAU

Rãnh tận cùng

Xoang Tĩnh mạch chủ


12
Rãnh gian nhĩ
2. HÌNH THỂ NGOÀI VÀ LIÊN QUAN
2.2. Mặt ức sườn: còn gọi là mặt trước
2.2.1 Hình thể ngoài:
- Rãnh vành chạy ngang ngăn cách tâm nhĩ ở trên và
tâm thất ở dưới, bên phải có ĐM vành phải, bên
trái có nhánh mũ của ĐM vành trái.
- Rãnh gian thất trước ở phần tâm thất, chạy dọc từ
sau ra bên phải đỉnh tim, từ trên xuống dưới, giữa
tâm thất (P) và (T). Trong rãnh có ĐM vành trái, ĐM
gian thất trước là nhánh của ĐM vành trái (liên thất
trước), và TM tim lớn.
- ĐMC ở bên P và thân ĐM phổi ở bên T che lấp tâm
nhĩ ở trên. Hai bên 2 ĐM này có tiểu nhĩ phải và trái
13
2.2 Mặt ức sườn ( mặt trước)
Động mạch chủ

Tiểu nhĩ phải Thân động mạch phổi

Rãnh vành Tiểu nhĩ trái

TÂM THẤT PHẢI

Rãnh gian thất trước TÂM THẤT TRÁI


14
2.2 Mặt ức sườn ( mặt trước)

15
2. HÌNH THỂ NGOÀI VÀ LIÊN QUAN
2.2. Mặt ức sườn:
2.2.2 Liên quan:
- Mặt ức sườn liên quan ở trước: mặt sau xương ức và
các sụn sườn từ III đến VI.
- Mặt ức sườn chiếu lên thành ngực theo hình tứ giác:
+ Góc trên trái là khoảng gian sườn II cạnh bờ trái
xương ức. (vị trí van ĐM phổi)
+ Góc trên phải là khoảng gian sườn II cạnh bờ phải
xương ức. (vị trí van ĐMC)
+ Góc dưới trái là khoảng gian sườn V, ngay dưới núm
vú trái khoảng 1cm
+ Góc dưới phải ở khoảng gian sườn V, cạnh bờ phải
16
Hình chiếu của mặt ức sườn lên thành ngực
và các vị trí nghe tim

17
2. HÌNH THỂ NGOÀI VÀ LIÊN QUAN
2.3. Mặt hoành: còn gọi là mặt dưới
2.3.1 Hình thể ngoài:
- Rãnh vành liên tiếp với rãnh vành ở mặt ức sườn,
chia tim thành hai phần: phần sau, ở trên là tâm nhĩ,
phần trước, ở dưới là tâm thất.
- Trong rãnh vành có ĐM vành phải, TM tim nhỏ và
xoang TM vành.
- Rãnh gian thất sau từ sau ra trước nối với rãnh gian
thất trước ở bên phải của đỉnh tim.
- Trong rãnh gian thất sau có ĐM gian thất sau (liên
thất sau) (nhánh của ĐM vành phải) và TM tim giữa.
2.3.2 Liên quan: cơ hoành, qua cơ hoành liên quan với
Mặt hoành (mặt dưới)

(T) (P)
TÂM NHĨ PHẢI
TÂM NHĨ TRÁI

Xoang TM vành

TÂM THẤT TRÁI Rãnh vành


(ĐM vành P)
Rãnh gian thất sau:
ĐM gian thất sau và TÂM THẤT PHẢI
TM tim giữa 19
Mặt hoành (mặt dưới)

20
2. HÌNH THỂ NGOÀI VÀ LIÊN QUAN

2.4.Mặt phổi: còn


gọi là mặt trái
Liên quan với phổi
và màng phổi trái

21
2. HÌNH THỂ NGOÀI VÀ LIÊN QUAN
2.5. Đỉnh tim: -
Còn gọi là mỏm tim
- Nằm chếch sang trái,

ngay sau lồng ngực.


- Ở khoảng gian sườn V
ngay dưới núm vú T
(đường trung đòn T).
- Bên phải đỉnh tim là
khuyết đỉnh tim, nơi
hai rãnh gian thất
trước và rãnh gian 22
3. HÌNH THỂ TRONG

Tim có 3 vách:
- Vách gian nhĩ
- Vách gian thất (gồm phần cơ và phần màng)
- Vách nhĩ thất
Các vách chia tim làm 4 buồng:
- Hai tâm nhĩ: tâm nhĩ phải và trái
- Hai tâm thất: tâm thất phải và trái

23
3. HÌNH THỂ TRONG
3.1 Vách tim: 3.1.1 Vách gian nhĩ:
• Trong thời kì phôi thai, vách cấu
tạo bởi hai vách độc lập, không
kín hoàn toàn, quá trình phát
triển, áp sát vào nhau, ngăn
cách hoàn toàn hai tâm nhĩ.
• Di tích ở mặt phải của vách có
lõm là hố bầu dục, tương ứng vị
trí bên mặt trái vách là van lỗ Hố bầu dục
bầu dục. Lỗ xoang TM vành
• Sau sinh, nếu 2 vách không gặp
nhau, để lại lỗ (lỗ bầu dục)→ tật: “ Thông liên nhĩ”
3. HÌNH THỂ TRONG
3.1. Các vách tim:
3.1.2 Vách gian thất:
- Ngăn cách hai tâm thất phải và trái
- Bám thành trong tâm thất, ứng với 2 rãnh gian
thất trước và sau bên ngoài.
- Vách có một phần nhỏ, rất mỏng, ở gần các lỗ nhĩ
thất gọi là phần màng, phần còn lại rất dày là
phần cơ.
- Vách gian thất cong lồi sang bên phải nên tâm
thất trái lớn hơn tâm thất phải
- Nếu phần màng của vách gian thất bị khiếm
khuyết thì tạo nên tật “ Thông liên thất” 25
Vách gian thất

Phần màng Phần cơ 26


3. HÌNH THỂ TRONG
3.1.3 Vách nhĩ thất:
- Màng mỏng ngăn cách tâm nhĩ phải và tâm thất trái.

1: Vách gian nhĩ 4Đ


2: Vách nhĩ thất M

3: Vách gian thất:


+ Phần màng
+ Phần cơ
4: Hố bầu dục

27
3. HÌNH THỂ TRONG
3.2. Tâm nhĩ:
- Hai tâm nhĩ nằm ở phần đáy của tim phía sau
- Tâm nhĩ phải có TMCT và TMCD đổ vào
- Tâm nhĩ trái có 4 TM phổi đổ vào
- Đặc điểm chung:
+ Thành mỏng hơn tâm thất
+ Làm nhiệm vụ hút máu về tim.
+ Có các TM đổ vào.
+ Mỗi tâm nhĩ thông với một túi nhỏ phía trên là tiểu
nhĩ, thông với tâm thất cùng bên bởi lỗ nhĩ thất có
van đậy kín.
28
3. HÌNH THỂ TRONG
3.2. Tâm nhĩ:
3.2.1 Tâm nhĩ phải:
- Hố bầu dục ở mặt phải của vách gian nhĩ,
- Lỗ nhĩ thất phải thông tâm nhĩ phải với tâm thất phải,
được đậy bởi van ba lá.
- Lỗ xoang TM vành ở gần lỗ nhĩ thất, được đậy lại một
phần bởi van xoang TM vành.
- Phía trên tâm nhĩ phải có tiểu nhĩ phải. Tâm nhĩ phải và
tiểu nhĩ phải thông nhau.
- Phía sau dưới có lỗ TM chủ dưới, có van TMCD.
- Phía trên có lỗ TM chủ trên không có van.
- Mào tận cùng là gờ nối TMCT và TMCD ứng với rãnh
tận cùng bên ngoài.
TÂM NHĨ PHẢI MỞ RA

30
3. HÌNH THỂ TRONG
3.2. Tâm nhĩ:
3.2.2 Tâm nhĩ trái:
- Thành trong có van lỗ bầu dục.
- Phía trước có lỗ nhĩ thất trái, thông với tâm thất trái
một lỗ được đậy bởi van hai lá.
- Phía trên tâm nhĩ trái thông với tiểu nhĩ trái
- Có 4 TM phổi đổ vào tâm nhĩ trái.
- Phía sau tâm nhĩ trái liên quan chủ yếu với thực
quản → suy tim tâm nhĩ trái to, đè vào thực quản
gây khó nuốt.
TÂM NHĨ VÀ TÂM THẤT TRÁI

32
3. HÌNH THỂ TRONG Van ĐM phổiĐM

3.3. Tâm thất:


Đặc điểm chung: Van ĐM chủĐM
- Thành dày, thành
tâm thất trái dày hơn
tâm thất phải.
Nhĩ trái
- Trong thành sần sùi
Nhĩ phải
có nhiều cơ nổi lên.
- Nhiệm vụ co bóp đẩy Thất trái
máu từ tim đi.
Thất phải
- Từ tâm thất có các
ĐM lớn đi ra, có van
đậy kín.
3. HÌNH THỂ TRONG
3.3. Tâm thất:
3.3.1 Tâm thất phải:
- Có hình tháp 3 mặt, một nền quay ra phía sau
và một đỉnh ở phía trước.
- Thành mỏng hơn, thể tích nhỏ hơn tâm thất T
- Nền có lỗ nhĩ thất phải thông tâm nhĩ phải với
tâm thất phải, lỗ được đậy bởi van nhĩ thất
phải còn gọi là van 3 lá: lá trước, lá sau và lá
vách (trong); mỗi lá ứng với một thành của
tâm thất.
3. HÌNH THỂ TRONG
3.3.1 Tâm thất phải:
- Trước trên lỗ nhĩ thất (P) là lỗ thân ĐM phổi, có van
ĐM phổi đậy kín.
- Van ĐM phổi gồm 3 van nhỏ hợp lại: van bán
nguyệt trước, bán nguyệt phải và bán nguyệt trái;
ở giữa bờ tự do của mỗi van nổi lên một cục nhỏ là
cục van bán nguyệt.
- Phần tâm thất (P) gần lỗ thân ĐM phổi bị hẹp lại
thành nón ĐM còn gọi là phễu.
- Giữa nón ĐM và phần còn lại của tâm thất nổi lên
một gờ gọi là mào trên tâm thất.
- Ứng trên ba thành có các cơ nhú trước, cơ nhú sau
và cơ nhú vách.
Tâm thất phải mở ra nhìn trước
Van thân động mạch
phổi (van bán nguyệt)
(van tổ chim)
Mào trên
Nón động
tâm thất
mạch
Cơ nhú vách

Van 3 lá

Cơ nhú trước Cơ nhú sau 36


Tâm thất phải mở ra nhìn trước

37
3. HÌNH THỂ TRONG
3.3. Tâm thất:
3.3.2 Tâm thất trái:
- Thành rất dày (vì phải bóp máu qua ĐMC để vào
vòng tuần hoàn lớn đi khắp cơ thể).
- Có hình nón dẹt với một nền, một đỉnh và hai
thành: trái ở ngoài, phải ở trong.
- Nền có lỗ nhĩ thất trái được đậy bởi van nhĩ thất
trái hay van hai lá (van mũ ni),
- Van hai lá có hai lá giống như “mủ ni” ứng với hai
thành của tâm thất: lá trước (lá ngoài), lá sau (lá
trong).
3. HÌNH THỂ TRONG
3.3. Tâm thất:
3.3.2 Tâm thất trái:
- Lỗ ĐMC nằm phía ngoài lỗ nhĩ thất được đậy
bởi van ĐMC.
- Van ĐMC gồm 3 van nhỏ hợp lại: van bán
nguyệt sau, bán nguyệt phải và bán nguyệt
trái; ở mỗi van cũng có cục van bán nguyệt.
- Thành của tâm thất trái có hai loại cơ nhú: cơ
nhú trước và cơ nhú sau.
Tâm thất trái mở ra ở thành sau bên

Cung ĐMC

ĐM phổi trái
Tiểu nhĩ trái
ĐM phổi phải

lá sau Các TM phổi trái


Van
2 lá lá trước Tâm nhĩ trái
cơ nhú trước
Các TM phổi phải

cơ nhú sau Xoang TM vành

TMC dưới

40
Tâm thất trái
Van đm chủ

Cơ nhú
trước

Cơ nhú sau
Thân ĐM phổi Van ĐMC

Tâm nhĩ trái

TMC trên

Tâm thất phải

Tâm nhĩ phải

Tâm thất tráii

Phần màng Vách gian thất Phần cơ


42
3. HÌNH THỂ TRONG
3.4. Các van tim:
3.4.1 Van hai lá:
- Đậy lỗ nhĩ thất trái
- Có 2 lá: lá trước và lá sau
3.4.2 Van ba lá:
- Đậy lỗ nhĩ thất phải
- Có 3 lá: lá trước, lá sau và lá vách (trong)
3.4.3 Van ĐM phổi:
- Đậy lỗ thân ĐM phổi
- Là van bán nguyệt, gồm 3 van nhỏ hợp lại: bán nguyệt
trước, bán nguyệt phải và bán nguyệt trái
3.4.4 Van ĐM chủ:
- Đậy lỗ ĐM chủ
- Là van bán nguyệt, gồm 3 van nhỏ hợp lại: bán nguyệt sau,
bán nguyệt phải và bán nguyệt trái
Các van tim (ở thì tâm thu)

Van ĐM
phổi

Van
ĐMC

Van
Van 3 lá
2 lá

44
Sơ đồ các van tim

45
Sơ đồ các van tim

46
Sự đóng mở van hai lá

47
3. HÌNH THỂ TRONG
- Tâm nhĩ phải:
+ TM chủ trên đổ vào → không có van
+ TM chủ dưới đổ vào → có van TM chủ dưới
+ Xoang TM vành đổ vào → có van xoang TM vành
- Tâm nhĩ trái:
4 TM phổi đổ vào
- Tâm thất phải:
Thân ĐMP đi ra, có Van ĐM phổi
- Tâm thất trái:
ĐM chủ đi ra, có van ĐM chủ
4. CẤU TẠO CỦA THÀNH TIM
Thành tim được cấu tạo bởi 3 lớp,
từ ngoài vào trong:
- Ngoại tâm mạc
- Cơ tim
- Nội tâm mạc
4. CẤU TẠO CỦA THÀNH TIM
4.1 Ngoại tâm mạc:
Còn gọi mà màng ngoài tim, là túi kín gồm hai bao:
4.1.1 Ngoại tâm mạc sợi:
- Bao sợi bọc phía ngoài tim.
- Có các thớ sợi dính vào các cơ quan lân cận như cơ
hoành, cột sống, xương ức, khí quản, phế quản và
thực quản.
4.1.2 Ngoại tâm mạc thanh mạc:
- Có hai lá:
+ Lá thành lót mặt trong ngoại tâm mạc sợi
+ Lá tạng phủ lên bề mặt tim.
- Giữa hai lá là khoang ảo, kín là ổ ngoại tâm mạc
- Lá thành đến các Sơ đồ cấu tạo các lớp
mạch máu lớn ở đáy màng ngoài tim
tim thì quặt lại liên tục
lá tạng, bao bọc ĐMC
lên và thân ĐMP thành
bao ĐM ở phía trước, Ổ ngoại tâm mạc
bao TMC trên và các
TM phổi thành bao TM
ở sau.
- Giữa 2 bao là xoang
ngang ngoại tâm mạc
- Giữa 2 TM phổi phải
và TM phổi trái ở mặt
sau tâm nhĩ T có một
hố lõm là xoang chếch
ngoại tâm mạc. 51
Túi màng ngoài tim khi lấy ra nhìn trước

Xoang ngang
ngoại tâm mạc:
giữa bao ĐM ở
trước và bao
TM ở sau.

Xoang chếch
ngoại tâm mạc:
giữa 2 TM phổi P
và 2 TM phổi T.

52
4. CẤU TẠO CỦA THÀNH TIM
4.2. Cơ tim:
- Mỏng ở tâm nhĩ, dày ở tâm thất,
- Cơ tim ở tâm thất trái dày hơn tâm thất phải.
- Cơ tim có hai loại:
4.2.1 Sợi cơ co bóp: chiếm đại đa số
- Các cơ tim bám vào một hệ thống vòng sợi.
- Có 4 vòng sợi vây quanh 4 lỗ lớn của tim:
2 lỗ nhĩ thất, lỗ ĐMC và lỗ thân ĐM phổi.
- Các thớ cơ bám vào các vòng sợi gồm hai loại:
+ Loại riêng cho từng tâm nhĩ hoặc tâm thất,
+ Loại chung cho hai tâm nhĩ hoặc hai tâm thất.
4. CẤU TẠO CỦA THÀNH TIM
4.2. Cơ tim:
4.2.2 Hệ thống dẫn truyền của tim:
- Là các sợi cơ kém biệt hóa nằm lẫn trong các sợi co
bóp mang tính chất thần kinh.
- Có nhiệm vụ duy trì sự co bóp tự động của tim.
- Hệ thông bao gồm một số nút và các bó sợi:
+ Nút xoang nhĩ: nằm ở thành phải tâm nhĩ phải,
phía ngoài lỗ TM chủ trên.
+ Nút nhĩ thất: nằm trong thành của tâm nhĩ phải
giữa lá trong của van ba lá và lỗ xoang TM vành. Từ
nút nhĩ thất tách ra bó nhĩ thất, chia ra 2 trụ: trụ phải
và trụ trái, tận cùng ở chân các cơ nhú.
+ Nút xoang nhĩ:
nằm ở thành phải
tâm nhĩ phải, phía
ngoài lỗ TM chủ
trên.
+ Nút nhĩ thất:
nằm trong thành
của tâm nhĩ phải
giữa lá trong của
van ba lá và lỗ
xoang TM vành. Từ
nút nhĩ thất tách ra
bó nhĩ thất chia ra
2 trụ: trụ phải và
trụ trái, tận cùng ở
chân các cơ nhú.
55
4. CẤU TẠO CỦA THÀNH TIM
4.3. Nôi tâm mạc:
- Còn gọi là màng trong tim
- Màng mỏng phủ, dính chặt lên tất cả mặt
trong các buồng tim,
- Liên tiếp với nội mạc của các mạch máu từ
tim ra hoặc vào tim.
- Viêm nội tâm mạc có thể gây hẹp, hở các
van tim hoặc gây các cục huyết khối làm tắc
động mạch.
5. MẠCH VÀ THẦN KINH CỦA TIM
Thân
5.1 Động mạch: ĐMC
ĐMP

Tim được nuôi dưỡng ĐMV ĐMV


bởi hai ĐM: ĐM vành phải trái

phải và ĐM vành trái


- ĐM vành trái tách từ
ĐMC phía trên van ĐMC,
giữa thân ĐMP và tiểu nhĩ
trái.
- ĐM vành phải tách từ
ĐMC phía trên van ĐMC,
giữa thân ĐMP và tiểu nhĩ
phải
5. MẠCH VÀ THẦN KINH CỦA TIM
5.1 Động mạch:
- ĐM vành phải:
+ Xuống mặt hoành của tim, cho các nhánh nuôi tim,
+ Nhánh lớn nhất là nhánh gian thất sau đi trong
rãnh gian thất sau
- ĐM vành trái:
+ Chia 2 nhánh: nhánh gian thất trước và nhánh mũ
+ Nhánh gian thất trước đi trong rãnh gian thất
trước, tới đỉnh tim thì vòng ra sau để nối với nhánh
gian thất sau của ĐM vành phải.
+ Nhánh mủ vòng ra trái, đi trong rãnh vành.
CÁC ĐỘNG MẠCH CỦA TIM

59
5. MẠCH VÀ THẦN KINH CỦA TIM
5.2 Tĩnh mạch:
- TM tim lớn chạy trong rãnh gian thất trước
đến nối với Xoang TM vành.
- TM tim giữa: chạy trong rãnh gian thất sau,
- TM tim nhỏ: chạy trong rãnh vành,
- TM sau của tâm thất trái: ở thành sau bên
của tâm thất trái.
- Các TM tim trước, TM chếch của tâm nhĩ trái,
- Các TM trên đều đổ vào Xoang TM vành,
- Xoang TM vành nằm trong rãnh vành và đổ
vào tâm nhĩ phải
CÁC TĨNH MẠCH CỦA TIM
TM CHẾCH
CỦA TÂM
NHĨ T

61
5. MẠCH VÀ THẦN KINH CỦA TIM
5.3 Thần kinh: gồm
5.3.1 Hệ thống dẫn truyền tự động của tim:
hệ thống TK nội tại có khả năng kích thích các
sợi tim co bóp.
5.3.2 Đám rối tim của hệ tk tự chủ gồm các sợi
giao cảm từ các hạch cổ và ngực trên và các sợi
đối giao cảm từ dây TK X, qua hạch tim nằm ở
dưới cung ĐMC để vào tim.
- Các sợi giao cảm làm tim đập nhanh.
- Các sợi đối giao cảm làm tim đập chậm.
6.VÒNG TUẦN HOÀN MÁU CỦA CƠ THỂ
- Tim có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ phải và trái, 2 tâm
thất phải và trái
- Nửa bên phải (nhĩ phải và thất phải) chứa
máu đỏ thẩm có nhiều CO2.
- Nửa bên trái (nhĩ trái và thất trái) chứa máu
đỏ tươi có nhiều O2.
- Các TM đổ về tâm nhĩ,
- Các ĐM xuất phát từ tâm thất.
- Hệ tuần hoàn có nhiệm vụ lưu chuyển máu
trong cơ thể qua 2 vòng tuần hoàn: vòng tuần
hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
6. VÒNG TUẦN HOÀN MÁU CỦA CƠ THỂ
• Vòng tuần hoàn phổi: Vòng tuần hoàn nhỏ
- Máu sau khi bị khử oxy, có nhiều CO2, được đưa
vào tâm nhĩ phải, qua TMCT và TMCD. Từ đây, máu
được chuyển sang tâm thất phải và được bơm lên
phổi qua động mạch phổi. Ở phổi, máu giải thoát khí
CO2 và hấp thụ oxy rồi quay trở lại tim qua
tĩnh mạch phổi, đổ vào tâm nhĩ trái.
• Vòng tuần hoàn hệ thống: Vòng tuần hoàn lớn
Máu từ tâm nhĩ trái đổ xuống tâm thất trái rồi được
bơm dưới áp lực cao từ tâm thất trái qua
động mạch chủ để phân phối đi khắp cơ thể. Sau
khi trao đổi chất với các tế bào trong mô, máu trở
lại tâm nhĩ phải qua TMCT và TMCD.
HỆ TUẦN HOÀN MÁU VÀ BẠCH HUYẾT

65
VÒNG TUẦN HOÀN LỚN VÀ NHỎ

66
6. VÒNG TUẦN HOÀN MÁU CỦA CƠ THỂ
6.1. Vòng tuần hoàn lớn: Vòng TH hệ thống
Máu từ Tâm thất trái ⟶ ĐM chủ ⟶ ĐM cảnh
⟶ ⟶ Các ĐM nhỏ hơn ⟶ mao mạch cơ quan
(trao đổi chất ở tế bào: cung cấp O2 và các dưỡng
chất cho tế bào) ⟶ TM cảnh ⟶ TM chủ trên và
dưới ⟶ Tâm nhĩ phải ⟶ Tâm thất phải
6.2. Vòng tuần hoàn nhỏ: Vòng tuần hoàn phổi
Máu từ tâm thất phải ⟶ ĐM phổi ⟶ mao mạch
phổi (trao đổi khí ở phổi: thải CO2 và khí độc ra môi
trường ngoài) nhận khí O2 ⟶ TM phổi ⟶ Tâm nhĩ
trái ⟶ ⟶ Tâm thất trái
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
Câu 1:
Rãnh gian nhĩ là rãnh ngang ngăn cách giữa hai
tâm nhĩ.
A. Đúng
B. Sai
Câu 2: Rãnh tận cùng
C. Ở đáy tim, là ranh giới của tâm nhĩ (P) và
tâm nhĩ (T).
D. Nối bờ phải TM chủ trên và dưới.
E. Ở bên trái vách gian nhĩ.
F. Tất cả đều sai
Câu 3:
Rãnh vành chạy ngang, ngăn cách tâm nhĩ ở
trên và tâm thất ở dưới.
A. Đúng
B. Sai
Câu 4: Trong rãnh gian thất trước có
C. ĐM vành trái
D. ĐM gian thất trước và TM tim lớn.
E. ĐM vành phải
F. A và B đúng
G. B và C đúng
Câu 5: Vách nhĩ thất ngăn cách
A. Tâm nhĩ trái và tâm thất phải
B. Tâm nhĩ phải và tâm thất phải
C. Tâm nhĩ trái và tâm thất trái
D. Tâm nhĩ phải và tâm thất trái
Câu 6: Tâm nhĩ trái liên quan phía sau chủ yếu với:
E. Thực quản
F. Phế quản chính
G. Phổi và màng phổi
H. ĐM chủ xuống
Câu 7. Tim nằm ở
A. Trung thất trên
B. Trung thất dưới
C. Trung thất giữa
D. Trung thất sau
Câu 8. Mạch máu nào sau đây xuất phát từ tâm thất
trái?
A. Động mạch phổi
B. Tĩnh mạch chủ
C. Tĩnh mạch phổi
D. Động mạch chủ
Câu 9. Mặt phổi của tim liên quan với
A. Phổi và màng phổi phải
B. Phổi và màng phổi trái
C. Phổi và cơ hoành
D. Phổi trái và thực quản
Câu 10. Mạch máu nào sau đây xuất phát từ tâm
thất phải
E. Động mạch phổi
F. Tĩnh mạch phổi
G. Động mạch chủ
H. Tĩnh mạch chủ trên
73

You might also like