Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 43

THANH TOÁN QUỐC TẾ

VÀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU


Giảng viên: Ths. Phạm Thu Trang
GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC
• Đối tượng nghiên cứu: Các phương tiện thanh toán quốc
tế, các điều kiện trong thanh toán quốc tế, các phương
thức TTQT và kiến thức cơ bản về tín dụng tài trợ XNK.
• Thời lượng: 36 tiết lý thuyết, 18 tiết thảo luận
• Tài liệu: Giáo trình “Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất
nhập khẩu” - Trường đại học Thương mại năm 2014
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• GS. Đinh Xuân Trình “Thanh toán quốc tế”- 2006
• PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo “Nghiệp vụ thanh toán
quốc tế” - 2009
• GS.TS Nguyễn Văn Tiến “Giáo trình Thanh toán quốc tế”
-2007
• Các công ước quốc tế, luật quốc gia, các thông lệ về tập
quán quốc tế liên quan.
MỤC TIÊU HỌC PHẦN
Sau khi kết thúc học phần, người học nắm vững
kiến thức cơ bản và thực tiễn hoạt động thanh toán
quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu; Rèn luyện kỹ
năng nhận dạng, phân tích, xử lý tình huống trong
hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập
khẩu; Người học có năng lực tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, thái độ tích cực trong triển khai các nghiệp
vụ thanh toán và tài trợ xuất nhập khẩu tại các
NHTM và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN
• CLO1: Nhớ, hiểu và trình bày kiến thức cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế và
tài trợ xuất nhập khẩu.
• CLO 2: Hiểu biết cơ sở pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất
nhập khẩu; vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong lựa chọn điều kiện thanh
toán quốc tế và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.
• CLO3: Nhận dạng, phân tích, xử lý các tình huống đơn giản và phức tạp trong hoạt
động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu
• CLO4: Có kỹ năng làm việc độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân, có năng lực làm
việc theo nhóm, tổ chức, dẫn dắt nhóm và chịu trách nhiệm với nhóm trong triển
khai, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề thực tiễn
• CLO5: Tuân thủ các quy định pháp luật, có thái độ nghiêm túc, trung thực, tôn
trọng khách quan. Tác phong làm việc chuyên nghiệp và ý thức trách nhiệm xã hội
trong vận dụng, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề thực tiễn
ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
ĐIỂM TRỌNG SỐ CÁCH THỨC
Chuyên cần 10% Đi học đầy đủ
Giơ tay phát biểu
Bài kiểm tra 7.5% Thi viết
Buổi thứ 7
Sản phẩm tự học 7.5% Bài thu hoạch cá nhân
Buổi thứ 15
Thảo luận 15% Thảo luận theo nhóm
Tuần 13-14-15
Bài thi kết thúc HP 60% Thi viết
Theo lịch của Trường
Nội dung môn học
Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu

Chương 2: Các phương tiện thanh toán quốc tế

Chương 3: Các điều kiện thanh toán quốc tế

Chương 4: Các phương thức thanh toán quốc tế

Chương 5: Tài trợ xuất nhập khẩu

Chương 6: Bảo lãnh Xuất Nhập Khẩu


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC
TẾ VÀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò
của thanh toán quốc tế
1.1.1 Khái niệm
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các
nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền
tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh
tế và phi kinh tế giữa các tổ chức cá nhận
nước này với các tổ chức cá nhân nước
khác hay giữa một quốc gia với các tổ
chức quốc tế thông qua quan hệ ngân
hàng của các nước liên quan.
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò
của thanh toán quốc tế
1.1.2 Đặc điểm
 Thanh toán quốc tế không chỉ chịu sự điều
chỉnh của luật pháp quốc gia mà còn chịu sự
điều chỉnh của luật pháp, công ước và tập quán
quốc tế như UCP, URC, URR, Incoterms
 Thanh toán quốc tế chịu ảnh hưởng của tỷ giá
và dự trữ ngoại tệ của các quốc gia.
 Các giao dịch thanh toán quốc tế chủ yếu được
thực hiện thông qua các hệ thống ngân hàng
thương mại.
 Hoạt động thanh toán là một loại hình dịch vụ.
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò
của thanh toán quốc tế
1.1.3 Vai trò
 Đối với ngân hàng thương mại
• Phí dịch vụ thanh toán quốc tế cấu thành nên
doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng thương
mại.
• Phát triển các hoạt động kinh doanh khác của
ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ
xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong
hoạt động ngoại thương, tăng cường nguốn
vốn huy động, đặc biệt là vốn bằng ngoại tệ.
• Nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị
trường tài chính quốc tế.
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò
của thanh toán quốc tế
1.1.3 Vai trò
 Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu
• Không những có tác dụng duy trì các mối
quan hệ ngoại thương mà còn có tác dụng
thúc đẩy ngoại thương phát triển mạnh mẽ
hơn
• Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu gia tăng quy mô hoạt động,
tăng khối lượng hàng hóa giao dịch và mở
rộng quan hệ giao dịch với các nước, tăng
cường vị thế, uy tín của doanh nghiệp.
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò
của thanh toán quốc tế
1.1.3 Vai trò
 Đối với nền kinh tế
• Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK
• Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước
ngoài
• Thúc đẩy các hoạt động dịch vụ
• Tăng cường thu hút kiều hối và nguồn lực tài
chính khác
• Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội
nhập quốc tế
1.2 Các nguồn luật điều chỉnh hoạt
động thanh toán quốc tế
1.2.1. Các công ước quốc tế
• Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán quốc
tế (United Nations Convention on Contracts for the
International Sale of Goods – Wien Convention
1980)
• Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất hối phiếu
(Uniform Law for Bill of Exchange – ULB1930)
• Công ước Geneve 1931 về Séc quốc tế ( Geneve
Convention for Check 1931)
• Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu
quốc tế (International Bill of Exchange and
International Promissory Note-UN convention 1980)
• Các văn bản luật và Công ước quốc tế về vận tải và
bảo hiểm
1.2 Các nguồn luật điều chỉnh hoạt
động thanh toán quốc tế
1.2.2. Các nguồn luật quốc gia
• Bộ luật dân sự
• Luật thương mại
• Luật ngoại hối
• Luật các công cụ chuyển nhượng
• Luật thanh toán quốc tế
1.2 Các nguồn luật điều chỉnh hoạt
động thanh toán quốc tế
1.2.3. Thông lệ và tập quán quốc tế
1.2.3.1. Quy tắc và thực hành thống nhất
về tín dụng chứng từ
1.2.3.2. Quy tắc thống nhất về nhờ thu
1.2.3.3. Quy tắc thống nhất về hoàn trả
liên ngân hàng (URR)
1.2.3.4. Điều kiện thương mại quốc tế
1.2 Các nguồn luật điều chỉnh hoạt
động thanh toán quốc tế
1.2.3. Thông lệ và tập quán quốc tế
1.2.3.1. Quy tắc và thực hành thống nhất
về tín dụng chứng từ
Các tập quán và thực hành thống nhất về tín
dụng chứng từ (The Uniform Customs and
Practice for the Documentary Credits – viết tắt
là UCP) do Phòng thương mại quốc tế (ICC) tại
Paris ban hành năm 1933.
UCP đã qua 6 lần sửa đổi: 1951, 1962, 1974,
1983 và 1993 và 2007. Bản sửa đổi năm 2007
mang số hiệu 600 và có hiệu lực áp dụng từ
ngày 1-7-2007 gọi tắt là UCP600
1.2 Các nguồn luật điều chỉnh hoạt
động thanh toán quốc tế
1.2.3. Thông lệ và tập quán quốc tế
1.2.3.2. Quy tắc thống nhất về nhờ thu

URC (Uniform Rules for Collection – Nguyên


tắc thống nhất về nhờ thu) - Văn bản quốc tế
điều chỉnh phương thức thanh toán nhờ thu
+ Ban hành đầu tiên năm 1956: Nguyên tắc
thống nhất nhờ thu chứng từ thương mại
+ Đã qua 3 lần sửa đổi: 1967, 1978 và 1995
1.2 Các nguồn luật điều chỉnh hoạt
động thanh toán quốc tế
1.2.3. Thông lệ và tập quán quốc tế
1.2.3.3. Quy tắc thống nhất về hoàn trả
liên ngân hàng (URR)
- Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân
hàng (Uniform Rules for Bank to Bank
Reimbursements Ấn bản ICC số 525) được ICC
xuất bản vào tháng 11/1995 và có hiệu lực vào
1/7/1996.
- URR725 hiệu lực từ ngày 1/10/2008 thay cho
URR525. Những điều chỉnh của URR725 chủ
yếu thay đổi về văn phong để phù hợp với
UCP600
1.2 Các nguồn luật điều chỉnh hoạt
động thanh toán quốc tế
1.2.3. Thông lệ và tập quán quốc tế
1.2.3.4. Điều kiện thương mại quốc tế
- Incoterms (International Commercial Terms)
là những điều khoản thiết yếu trong hoạt động
thương mại quốc tế, quy định chi tiết trách
nhiệm của người bán, người mua và thời điểm
chuyển giao rủi ro giữa người mua và người
bán
- Incoterms đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ
sung vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980,
1990, 2000, 2010, 2020
1.2 Các nguồn luật điều chỉnh hoạt
động thanh toán quốc tế
1.2.3. Thông lệ và tập quán quốc tế
1.2.3.4. Điều kiện thương mại quốc tế
1.3 Các chứng từ thanh toán quốc
tế
1.3.1 Chứng từ thương mại

Chứng từ hàng hóa

Chứng từ vận tải

Chứng từ khác
1.3 Các chứng từ thanh toán quốc
tế
1.3.1 Chứng từ thương mại
Chứng từ hàng hóa
Chứng từ hàng hóa gồm có: hóa đơn
thương mại (Commercial Invoice), phiếu
đóng gói hàng hóa (Packing list), …
1.3 Các chứng từ thanh toán quốc
tế
1.3.1 Chứng từ thương mại
Chứng từ vận tải
Vận tải đơn đa phương thức (Multimodal
Bill of Lading)
Vận tải đơn đường biển (Ocean Bill of
Lading-B/L)
Vận tải đơn đường hàng không (Airway
Bill)
Vận tải đơn đường sắt (Railway Bill)...
1.3 Các chứng từ thanh toán quốc
tế
1.3.1 Chứng từ thương mại
Chứng từ khác
Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
Chứng nhận chất lượng và số lượng hàng
(Certificate of Quality and Quantity)
Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary
Certificate)
Chứng nhận khử trùng (Fumigation Certificate)

1.3 Các chứng từ thanh toán quốc
tế
1.3.1 Chứng từ thương mại
Chứng từ khác
Chứng nhận bảo hiểm (Insurance
Certificate)
Chứng nhận chất lượng và số lượng hàng
(Certificate of Quality and Quantity),
Chứng nhận kiểm dịch thực vật
(Phytosanitary Certificate)
Chứng nhận khử trùng (Fumigation
Certificate)…
1.3 Các chứng từ thanh toán quốc
tế
1.3.2 Chứng từ tài chính
Gồm có: hối phiếu, lệnh phiếu, hoá đơn
tài chính hoặc các chứng từ tương tự
- Hối phiếu (Bill of Exchange-Draft)
- Lệnh phiếu (Promisory Note)
- Séc
 Nội dung chương 2
1.4 Bản chất và vai trò của tài trợ
xuất nhập khẩu
1.4.1 Bản chất của hoạt động tài trợ
xuất nhập khẩu
Tài trợ XNK là các hoạt động dịch vụ hỗ
trợ cho các doanh nghiệp XNK trong giao
dịch thương mại quốc tế. Đó là các hoạt
động cung ứng vốn bằng tiền, hoặc tài
sản, hoặc bảo lãnh uy tín cho các doanh
nghiệp giúp doanh nghiệp thực hiện
thương vụ thành công và gia tăng hiệu
quả kinh doanh XNK.
1.4 Bản chất và vai trò của tài trợ
xuất nhập khẩu
1.4.1 Bản chất của hoạt động tài trợ
xuất nhập khẩu
Tài trợ XNK là các hoạt động dịch vụ hỗ
trợ cho các doanh nghiệp XNK trong giao
dịch thương mại quốc tế. Đó là các hoạt
động cung ứng vốn bằng tiền, hoặc tài
sản, hoặc bảo lãnh uy tín cho các doanh
nghiệp giúp doanh nghiệp thực hiện
thương vụ thành công và gia tăng hiệu
quả kinh doanh XNK.
1.4 Bản chất và vai trò của tài trợ
xuất nhập khẩu
1.4.2 Các chủ thể tham gia tài trợ XNK

Chủ thể tài


trợ XNK

Tổ chức tài Tổ chức phi


chính tài chính

Công ty cho
Ngân hàng Công ty tài Nhà nhập Nhà xuất Nhà sản
thuê tài
thương mại chính khẩu khẩu xuất
chính
1.4 Bản chất và vai trò của tài trợ
xuất nhập khẩu
1.4.3 Vai trò của tài trợ xuất nhập khẩu
Đối với tổ chức tài trợ:
• Tạo nguồn thu từ lãi và phí dịch vụ
• Quản lý vốn trong thanh toán XNK
• Mở rộng được các mối quan hệ với doanh nghiệp và
NHTM nước ngoài
Đối với tổ chức nhận tài trợ - Doanh nghiệp XNK
• Tận dụng được cơ hội kinh doanh, thực hiện được
các thương vụ lớn.
• Tăng tính hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình
thực hiện hợp đồng
• Nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế
1.4 Bản chất và vai trò của tài trợ
xuất nhập khẩu
1.4.3 Vai trò của tài trợ xuất nhập khẩu
Đối với nền kinh tế
• Tạo điều kiện cho hàng hóa được thực hiện thường xuyên,
liên tục, góp phần tăng tính năng động thường xuyên của
nền kinh tế, ổn định thị trường.
• Giúp DN XNK có điều kiện thay đổi dây chuyền công nghệ,
máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành
sản phẩm
• Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cả về mặt lượng và
chất.
• Giúp nhà nước kiểm soát tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế, hạn chế tình trạng trốn thuế của các doanh nghiệp
XNK, tăng tính minh bạch của nền kinh tế và hiệu lực của
các văn bản pháp luật.
1.5 Phân loại tài trợ xuất nhập khẩu

Căn cứ đối tượng tài trợ

Căn cứ vào thời gian tài trợ

Căn cứ vào giai đoạn thực hiện


thương vụ XNK

Căn cứ vào chủ thể tài trợ

Căn cứ vào chủ thể nhận tài trợ


1.5 Phân loại tài trợ xuất nhập khẩu
Căn cứ vào đối tượng tài trợ
-Tín dụng hàng hóa: đối tượng cấp tín dụng
được thể hiện dưới hình thái hiện vật
-Tín dụng tiền tệ: đối tượng cấp tín dụng là
tiền (nội tệ hoặc ngoại tệ)
- Bảo lãnh XNK: là hình thức cam kết của
người bảo lãnh (thông thường là các TCTD) với
bên thụ hưởng bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa
vụ tài chính thay cho người XNK khi họ không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
cam kết với bên thụ hưởng bảo lãnh
1.5 Phân loại tài trợ xuất nhập khẩu
Căn cứ vào thời gian tài trợ
- Tài trợ ngắn hạn (Short term Financing):
cho vay và bảo lãnh có thời hạn < = 12 tháng.
- Tài trợ trung hạn (Medium -term
Financing): cho vay và bảo lãnh có thời hạn
tài trợ từ 1 đến 5 năm
- Tài trợ dài hạn (Long- term Financing): cho
vay và bảo lãnh có thời hạn tài trợ > 5 năm.
1.5 Phân loại tài trợ xuất nhập khẩu
Căn cứ vào giai đoạn thực hiện thương vụ
XNK
-Tài trợ trước khi ký hợp đồng: bảo lãnh đấu
thầu, bảo lãnh uy tín thanh toán
-Tài trợ trong quá trình thực hiện hợp đồng: tài
trợ giao hàng, tài trợ nhận hàng
-Tài trợ sau khi hoàn tất hợp đồng: tài trợ tiêu
thụ hàng hóa nhập khẩu, bảo lãnh, bảo trì…
1.5 Phân loại tài trợ xuất nhập khẩu
Căn cứ vào chủ thể tài trợ
-Tín dụng thương mại: Ứng trước tiền mua hàng,chấp
nhận hối phiếu có kỳ hạn, tín dụng mở tài khoản do các
công ty XNK ở các nước tài trợ cho nhau
- Tín dụng ngân hàng: tín dụng ngân hàng cấp cho
người xuất khẩu, tín dụng ngân hàng cấp cho người
nhập khẩu do các Ngân hàng thương mại hoặc các tổ
chức tài chính khác cấp cho người kinh doanh xuất
nhập khẩu.
1.5 Phân loại tài trợ xuất nhập khẩu
Căn cứ vào chủ thể nhận tài trợ
-Tài trợ xuất khẩu: cung cấp vốn trực tiếp cho
các doanh nghiệp xuất khẩu, hoặc gián tiếp cho
nhà nhập khẩu ở nước ngoài hoặc bảo lãnh cho
nhà xuất khẩu trong quá trình thực hiện hợp
đồng xuất khẩu
- Tài trợ nhập khẩu: các dịch vụ tín dụng hỗ
trợ vốn và bảo lãnh uy tín cho người mua trong
quá trình thực hiện thương vụ hoặc các giao
dịch thương mại khác
Câu hỏi thảo luận chương
1. Trình bày cơ sở pháp lý trong hoạt động
thanh toán quốc tế? Hiểu biết của Anh (Chị)
về tập quán thanh toán quốc tế?
2. Trình bày bộ chứng từ trong hoạt động
thanh toán quốc tế? Hiểu biết của Anh (Chị)
về những tiêu chuẩn xác định bộ chứng từ
hợp lệ theo UCP 600?
3. Các chủ thể tham gia hoạt động tài trợ xuất
nhập khẩu? Liên hệ vai trò của các chủ thể
với thực tiễn hoạt động tài trợ XNK
4. Phân tích vai trò của hoạt động tài trợ XNK.
Câu hỏi thảo luận chương
5. Tại ngân hàng thu hộ có tình huống như sau:

Ngân hàng C nhận chỉ thị nhờ thu theo điều kiện D/P từ ngân hàng chuyển
chứng từ R. Ngày 18/5/2006, ngân hàng C đòi tiền người mua nhưng người
mua từ chối thanh toán. Ngày 19/05/2006, ngân hàng C giữ bộ chứng từ và
thông báo việc người mua từ chối thanh toán cho ngân hàng R, đồng thời yêu
cầu người bán xử lý bộ chứng từ. Ngày 20/05/2006 ngân hàng C nhận được
yêu cầu chuyển tiền thanh toán và giao bộ chứng từ của người mua. Do đó
ngân hàng C đã nhận tiền và giao bộ chứng từ cho người mua vì người mua là
khách hàng của ngân hàng.

Ngày 21/05/2006 khi ngân hàng C tiến hành lập lệnh chuyển tiền cho ngân
hàng R thì lại nhận được lệnh yêu cầu chuyển trả bộ chứng từ của ngân hàng
R. Ngân hàng C đã giải trình toàn bộ sự việc phát sinh với ngân hàng R. Tuy
nhiên ngân hàng R không chấp nhận giải trình này và đe dọa kiện ngân hàng
C.
Yêu cầu: Bạn hãy nhận xét về cách xử lý nghiệp vụ của ngân hàng C và ngân
hàng A dựa trên URC522.
Đề tài thảo luận
1. Thực trạng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế của một
NHTM Việt Nam.
2. Thực trạng tài trợ xuất khẩu của một NHTM Việt Nam.
3. Thực trạng tài trợ nhập khẩu của một NHTM Việt Nam.
4. Thực trạng sử dụng hối phiếu trong thanh toán quốc tế của
các doanh nghiệp Việt Nam.
5. Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu
của các doanh nghiệp Việt Nam. Những tồn tại, vướng mắc
và hướng giải quyết.
6. Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ của các doanh nghiệp Việt Nam. Những tồn tại,
vướng mắc và hướng giải quyết.

You might also like