Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


Khoa Kinh doanh Quốc tế

KINH DOANH QUỐC TẾ


GIỚI THIỆU MÔN HỌC

Môn học Kinh doanh quốc tế tiếp cận trên góc độ doanh nghiệp các
vấn đề của kinh doanh quốc tế hiện nay:
 Toàn cầu hóa
 Sự khác biệt về hệ thống chính trị, pháp luật, kinh tế và Mức độ
phát triển kinh tế của các quốc gia
 Sự khác biệt văn hóa và tác động trong kinh doanh quốc tế
 Thương mại và vai trò của chính phủ
 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GIÁO TRÌNH

Kinh doanh quốc tế hiện đại,


Charles W. L. Hill, Nhà xuất bản
Kinh tế Tp HCM (2014)
ĐÁNH GIÁ
TT Tên chỉ tiêu Cách thức đánh giá Trọng số

1 Điểm thành phần 1 Kiểm tra sự tham gia trên lớp học 20%

Bài tập nhóm (thuyết trình và


2 Điểm thành phần 2 20 %
viết báo cáo)

3 Điểm thi cuối kỳ Thi viết (trắc nghiệm và tự luận) 60 %

Điểm cộng Phát biểu trên lớp

Tổng 100%
Chương 1

Toàn cầu hóa


Toàn cầu hóa
 Toàn cầu hóa (Globalization) – là sự thay đổi theo
hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn của
nền kinh tế thế giới
 Xu hướng làm mất đi tính biệt lập của nền kinh tế
quốc gia để hướng tới một thị trường khổng lồ trên
phạm vi toàn cầu.
Toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng. Nó mang lại nhiều lợi ích cho

các quốc gia, vì thế tất cả các quốc gia ngày nay đều ủng hộ toàn cầu hóa.

Bạn có đồng ý với ý kiến trên hay không? KO

Nhóm ủng hộ toàn cầu hóa: Các quốc gia có quan điểm tích cực đối với toàn cầu hóa

và các chủ trương mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại quốc tế, hợp tác quốc tế,...

Nhóm không ủng hộ toàn cầu hóa: Các quốc gia có quan điểm thận trọng hoặc ko

ủng hộ mạnh mẽ ; hạn chế hoặc ko tham gia vào các hoạt động toàn cầu hóa (Triều

Tiên)

làm đất nước ngày càng bị phụ thuộc, cạnh trạnh lao động gay gắt, việc làm
Toàn cầu hóa thị trường
 Là việc sáp nhập của các thị trường quốc gia riêng
biệt và tách rời nhau thành các thị trường khu vực,
châu lục và hướng tới một thị trường toàn cầu
 Việc nói về “thị trường Đức”, “thị trường Mỹ”,… đã
không còn nhiều ý nghĩa.
 Việc dỡ bỏ các rào cản thương mại làm cho hoạt động
mua bán quốc tế trở nên dễ dàng hơn
 Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng bắt đầu hội tụ
theo một số tiêu chuẩn toàn cầu
 Các doanh nghiệp góp phần tạo nên xu hướng này bằng
việc cung cấp các sản phẩm cơ bản tương tự nhau
Toàn cầu hóa thị trường đồng nghĩa với việc sản phẩm ngày càng đồng

nhất, và những khác biệt địa phương/quốc gia ngày càng ít ý nghĩa.

Bạn có đồng ý với ý kiến trên không? Giải thích

Không, vẫn có những khác biệt lớn tồn tại giữa các thị trường, quốc gia bao

gồm cả thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng, các kênh phân phối, hệ thống

giá trị văn hoá kèm theo, các quy định pháp lý.

Khác biệt trong 1 chừng mực (đúng là có những doanh nghiệp địa phương

phải nhường chỗ cho dn nước ngoài) nhưng không hẳn làm cho những khác

biệt địa phương ngày càng ít ý nghĩa). các dn vẫn có sự điều chỉnh sp để phù

hợp từng khu vực (KFC : hồi giáo không ăn thịt heo,
Toàn cầu hóa thị trường
 Doanh nghiệp với tất cả quy mô khác nhau đều được
hưởng lợi và đóng góp vào xu hướng toàn cầu hóa thị
trường
 97% trong tổng số nhà xuất khẩu Mỹ có ít hơn 500
nhân viên
 98% trong tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ của
Đức đều tham gia vào thị trường quốc tế
Toàn cầu hóa sản xuất
 Là xu hướng của những công ty riêng lẻ tiến hành
phân tán các bộ phận trong quy trình sản xuất tới
nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thế giới để khai
thác lợi thế do sự khác biệt chi phí và chất lượng của
các yếu tố sản xuất.
 Động lực tiến hành toàn cầu hóa sản xuất
 Hạ thấp toàn diện cơ cấu chi phí
 Cải tiến chất lượng hoặc tính năng sản phẩm
Toàn cầu hóa sản xuất đồng nghĩa với việc giờ đây

các doanh nghiệp có thể dịch chuyển tất cả các bộ

phận sản xuất của họ đến những nơi sản xuất thuận

lợi nhất cho họ (tốt nhất hoặc rẻ nhất).

Không hoàn toàn đồng ý, ko dễ dàng dịch chuyển. các

quốc gia có sự khác biệt về địa chính trị, văn hoá, thị

hiếu
Các định chế toàn cầu

 Các định chế toàn cầu (Global institutions)


 Giúp quản lý, điều tiết, kiểm soát thị trường toàn
cầu
 Thúc đẩy việc thiết lập các hiệp định đa phương để
chi phối hệ thống kinh doanh toàn cầu
Các định chế toàn cầu
 Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch
(General Agreement on Tariffs and Trade - GATT)
 Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization - WTO)
 Quỹ tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund -
IMF)
 Ngân hàng thế giới (World Bank)
 Liên hợp quốc (United Nations - UN)
 G20
Động lực của toàn cầu hóa

1. Việc cắt giảm các rào cản đối với dòng chảy tự do của

hàng hóa, dịch vụ, và vốn

 Bắt đầu diễn ra mạnh mẽ từ sau Thế chiến thứ Hai

 Sự sụp đổ của Liên Xô và phe XHCN thúc đẩy hợp tác

diễn ra trên phạm vi toàn cầu


Động lực của toàn cầu hóa

2. Sự thay đổi công nghệ

 Bộ vi xử lý, mạng viễn thông và Internet

 Vận tải container và máy bay dân dụng cỡ lớn


Mối quan hệ với toàn cầu hóa
 Mối quan hệ đối với toàn cầu hóa sản xuất
 Phối hợp hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn
cầu
 Cắt giảm chi phí
 Mối quan hệ đối với toàn cầu hóa thị trường
 Đưa hàng hóa tiếp cận các thị trường xa
 Cắt giảm chi phí
Sự thay đổi về nhân khẩu học của
nền kinh tế toàn cầu
Bốn xu hướng quan trọng:
1. Sự thay đổi sản lượng (GDP) và bức tranh
thương mại thế giới
2. Sự thay đổi bức tranh đầu tư trực tiếp nước
ngoài
3. Sự thay đổi bản chất công ty đa quốc gia
4. Sự thay đổi trật tự thế giới
Sự thay đổi về nhân khẩu học của
nền kinh tế toàn cầu
Sự thay đổi về sản lượng sản xuất (GDP) và thương mại toàn cầu
Sự thay đổi về nhân khẩu học của
nền kinh tế toàn cầu
Sự thay đổi về sản lượng sản xuất và thương mại toàn
cầu
 Vai trò của kinh tế Mỹ đạt đến đỉnh cao vào những năm
1960 và suy giảm dần cho đến ngày nay
 Các cường quốc công nghiệp phương Tây khác cũng
chứng kiến sự suy giảm vai trò kinh tế của mình
 Sự nổi lên của các nền kinh tế Đông Á và các nước đang
phát triển khác
Sự thay đổi về nhân khẩu học của
nền kinh tế toàn cầu
Tỷ trọng trong tổng vốn FDI tích lũy 1980-2010 (%)
Sự thay đổi về nhân khẩu học của
nền kinh tế toàn cầu
Sự thay đổi về FDI
 Vai trò kinh tế của các nước công nghiệp cũ suy giảm,
kéo theo sự suy giảm trong tỷ trọng vốn FDI của họ
(với Pháp là ngoại lệ).
 Sự nổi lên của các nước đang phát triển trong vai trò
là nước đi đầu tư
 “Sự thần kỳ Nhật Bản” biến mất
Sự thay đổi về nhân khẩu học của
nền kinh tế toàn cầu
Dòng vốn FDI 1988-2010
Sự thay đổi về nhân khẩu học của
nền kinh tế toàn cầu
Sự thay đổi về FDI
 Kinh tế thế giới phát triển theo chu kỳ, hai cuộc khủng
hoảng năm 1997 và năm 2007 kéo theo sự sụt giảm
mạnh của FDI.
 Các nước đang phát triển ngày nay đã thu hút FDI
ngang ngửa các nước phát triển, vì nhiều lý do.
Sự thay đổi về nhân khẩu học của
nền kinh tế toàn cầu
Sự thay đổi về bản chất của các công ty đa quốc gia

 Tỉ lệ công ty đa quốc gia của Mỹ ngày càng giảm

 Ngày càng nhiều doanh nghiệp đa quốc gia quy mô vừa

và nhỏ
Sự thay đổi về nhân khẩu học của
nền kinh tế toàn cầu
Sự thay đổi trật tự thế giới
 Nhiều quốc gia chuyển từ chế độ độc tài sang dân

chủ, từ chỗ tự cô lập mình với thế giới đi đến hội


nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
 Tuy nhiên, vẫn có một số quốc gia hiện nay đi ngược
lại xu thế, độc đoán về chính trị, tự cô lập mình với
thế giới.
Cuộc tranh luận về toàn cầu hóa
 Toàn cầu hóa, việc làm và thu nhập
 Toàn cầu hóa, chính sách lao động và môi trường
 Toàn cầu hóa và chủ quyền quốc gia
 Toàn cầu hóa và đói nghèo trên thế giới
Toàn cầu hóa và việc làm, thu nhập

Phản đối Ủng hộ


 Người lao động ở các nước phát  Đúng, nhưng vì vậy chúng ta
triển mất việc làm vào tay người mua được hàng hóa rẻ hơn, và
lao động từ các nước đang phát lợi ích cho toàn xã hội lớn hơn
triển. tổn thất.
 Mức sống của lao động phổ  Không, mức sống của họ có tăng,
thông ở các nước phát triển đã tuy tăng chậm hơn mức sống của
giảm đi. những người lao động có trình
độ, khiến khoảng cách thu nhập
tăng
 Lao động phổ thông ở các nước
phát triển mất việc là do tác động
của công nghệ hơn là toàn cầu
hóa.
Toàn cầu hóa, chính sách lao động và
môi trường
Phản đối Ủng hộ
 Các công ty dịch chuyển nhà  Việc các công ty dời nhà máy
máy từ các nước phát triển đến đến các nước nghèo khiến kinh
các nước nghèo để lợi dụng pháp tế các quốc gia này phát triển, và
luật lỏng lẻo, gây ô nhiễm môi có số liệu chứng tỏ khi kinh tế
trường và vi phạm luật lao động. càng phát triển, mức độ ô nhiễm
càng giảm xuống, các quốc gia
chú ý hơn đến quyền lợi người
lao động.
 Đó không phải hệ quả của toàn
 Lượng khí thải CO2 vẫn tăng lên
cầu hóa, đó là do các nước theo
khi các nước giàu lên
đuổi lợi ích của riêng mình và
không thỏa thuận được với nhau
về việc cắt giảm khí thải.
Toàn cầu hóa và chủ quyền quốc gia

Phản đối Ủng hộ


 Các tổ chức toàn cầu (WTO,  Việc tham gia các tổ chức
UN) áp đặt các phán quyết toàn cầu mang lại rất nhiều
lên các quốc gia, làm suy lợi ích, và hoàn toàn mang
giảm chủ quyền của các tính tự nguyện. Các quốc gia
quốc gia. đã hiểu rõ luật chơi trước khi
tham gia, và có quyền rời bỏ
tổ chức nếu muốn.
Toàn cầu hóa và đói nghèo

Phản đối Ủng hộ


 Toàn cầu hóa làm gia tăng  Toàn cầu hóa đã giúp rất nhiều
quốc gia thoát nghèo (trường hợp
khoảng cách giàu nghèo (từ
của các nước Đông Á).
1870 đến 1990, khoảng cách
 Các nước nghèo (đặc biệt ở châu
thu nhập của 17 nước giàu
Phi) vẫn tiếp tục nghèo là do
nhất và phần còn lại của thế
những vấn đề của đất nước họ
giới đã tăng từ 2.4 lần lên 4.5 (tham nhũng, nợ nước ngoài cao,
lần) thảm họa tự nhiên,…) chứ không
phải do toàn cầu hóa.
Tiểu luận nhóm

Theo các bạn, Việt Nam- một nước đang phát triển- đã được
gì và mất gì dưới tác động của toàn cầu hóa trên khía cạnh 4
khía cạnh được đề cập (tham khảo giáo trình, phần Cuộc
tranh luận về toàn cầu hóa)? Cho ví dụ.
Bạn ủng hộ hay phản đối Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu
rộng hơn vào nền kinh tế thế giới? Giải thích.
Tình huống
Đọc tình huống Thuê ngoài về dịch vụ pháp lý, tóm tắt nội dung
và trả lời các câu hỏi:
 Một công ty khi sử dụng dịch vụ thuê ngoài pháp lý sẽ được lợi
ích gì? Có những rủi ro và chi phí nào khi sử dụng dịch vụ thuê
ngoài pháp lý?
 Những nhóm nào có lợi từ sự phát triển của dịch vụ thuê ngoài
pháp lý? Nhóm nào bị thiệt hại?
 Tại sao các công ty Mỹ không chọn các luật sư Trung Quốc cho
dịch vụ này? Những lý do nào khiến họ chọn các luật sư Ấn Độ?
Tổng kết chương

Toàn cầu hóa và doanh nghiệp


 Luôn có sự khác biệt giữa các quốc gia
 Kinh doanh trong môi trường quốc tế phức tạp hơn
nội địa rất nhiều.
 Phải tìm cách thích ứng trong giới hạn những khuôn
khổ về thương mại và đầu tư mà các quốc gia đặt ra.

You might also like