Buổi 3. Vấn đề từ

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 43

CHƯƠNG 2:

RÈN LUYỆN
KỸ NĂNG DÙNG TỪ
CHƯƠNG 2: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DÙNG TỪ

2.1. Những yêu cầu chung về việc dùng từ trong


văn bản

Kỹ năng về
dùng từ 2.2. Một số thao tác dùng từ và rèn luyện về từ

2.3. Phát hiện và sửa các lỗi về từ trong văn bản


CHƯƠNG 2: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DÙNG TỪ
2.1.1. Phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo

2.1.2. Phải đúng về nghĩa

2.1.3. Phải đúng về quan hệ kết hợp


2.1. Những yêu cầu
chung về việc dùng 2.1.4. Phải thích hợp với phong cách ngôn ngữ
từ trong văn bản của VB

2.1.5. Phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản

2.1.6. Cần tránh hiện tượng lặp, thừa từ và


bệnh sáo rỗng, công thức
Những yêu cầu chung về việc dùng từ trong văn bản

2.1.1. PHẢI ĐÚNG ÂM THANH VÀ HÌNH THỨC CẤU


TẠO

Ví dụ : BÀNG QUAN/QUANG
SÁNG LẠNG/ XÁN LẠN
Những yêu cầu chung về việc dùng từ trong văn bản

2.1.2. Phải đúng về nghĩa

+ Từ được dùng phải thể hiện chính xác nội dung cần thể hiện.
+ Từ được dung phải đúng về sắc thái biểu cảm.
Ví dụ:
- Do lượng mưa năm nay kéo dài nên đã gây nhiều thiệt
hại cho mùa màng.
- Cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta
đã để lại những trang sử oanh liệt.
Những yêu cầu chung về việc dùng từ trong văn bản

2.1.3. Dùng từ phải đúng với khả năng kết hợp

+ Nghĩa của từ quy định khả năng kết hợp của chính nó.
Ví dụ:
+ cỏ chết, trâu bò chết, xe chết máy, tên cướp đã chết…
+ cỏ hi sinh, trâu bò hi sinh, tên cướp đã hi sinh…
Hoặc:
+ rất cao, đen quá, hơi trắng, đỏ quá…
+ rất cao kều, đen sì quá, đỏ lòm quá…
Những yêu cầu chung về việc dùng từ trong văn bản

2.1.4. Dùng từ phải đúng với hệ thống của nó trong văn bản

+ Khi xuất hiện trong câu, từ được sắp xếp trong một
chỉnh thể, mỗi một từ là một bộ phận trong chỉnh thể thống
nhất của câu, của đoạn.
+ Mỗi một từ đều có sự tương hỗ, làm rõ nghĩa cho câu,
đoạn.
Ví dụ:
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay
(Nguyễn Du)
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang…
(Nguyễn Du)
Những yêu cầu chung về việc dùng từ trong văn bản

2.1.5. Dùng từ tránh lặp từ, thừa từ, dùng từ sáo rỗng, công
thức
+ Văn bản trong giao tiếp cần cô đọng, vừa đủ về dung
lượng. Do đó cần tránh lặp từ, thừa từ.
+ Tránh dùng từ, ngữ mòn, sáo, công thức.
Ví dụ:
- Xấp xỉ gần một nghìn dân thì có một di tích.
- Các nhà khoa học đã tái tạo lại sự biến đổi gien trong phòng thí
nghiệm.
- Trong công cuộc xây dựng kiến thiết nước nhà, ngành xây dựng
giữ một vai trò hết sức quan trọng.
“ Anh là nhà thơ vĩ đại đã viết nên những
tác phẩm tuyệt diệu với một nội dung trữ
tình sâu sắc, một hình thức nghệ thuật
điêu luyện, xứng đáng ở đỉnh cao chói lọi
trên văn đàn thơ ca rực rỡ của dân tộc”.
(Đinh Trọng Lạc)
Những yêu cầu chung về việc dùng từ trong văn bản

2.1.6. Dùng từ phải đúng phong cách chức năng ngôn


ngữ của văn bản.
+ Văn bản khoa học
+ Văn bản hành chính
+ Văn bản báo chí
+ Văn bản chính luận
+ Văn bản văn chương nghệ thuật
Thơ tình cuối mùa thu
Tác giả: Xuân Quỳnh
Phổ nhạc: Phan Huỳnh Điểu

Thường được hát:


Mùa thu vàng hoa cúc
…đồng hành bên cạnh.
2.2. Các bước cơ bản của việc dùng từ và rèn luyện về từ

- Lựa chọn và thay thế từ.


Lựa chọn từ phù hợp nhất trong số những từ đồng
nghĩa, gần nghĩa; lựa chọn từ phù hợp nhất trong quan hệ
kết hợp với những từ xung quanh, vừa diễn đạt chính xác
nội dung cần biểu đạt, vừa mang sắc thái phù hợp.
Ví dụ:
Tháng tư. Mưa rào ào ạt. Tiểu đoàn chúng tôi đang hành
quân qua cánh rừng ken dày nứa, lồ ô, luồng. Vắt búng
mình tanh tách trên tán lá rừng. Vắt nhua nhúa dưới
chân […].
(Dt Nguyễn Thị Ly Kha)
+ Chọn “búng” mà không chọn nhảy, tuôn, trào, bò, chạy…
+ Chọn “nhua nhúa” mà không chọn tua tủa, nhớp nhúa,
nhầy nhụa, nhem nhuốc…
- Lựa chọn từ ngữ cũng nhằm phục vụ nhu cầu phân biệt
các mức độ ý nghĩa khác nhau

Ví dụ: “Thân, thân thuộc, thân mật” (Thép Mới)


+ Thân: chỉ quan hệ gắn bó nói chung.
+ Thân thuộc: chỉ quan hệ thân thiết, gắn bó, gần gũi.
+ Thân mật: biểu đạt nội dung “tình cảm chân thành gắn
bó với nhau”.
- Lựa chọn từ ngữ nhằm mục đích mang lại tính nhạc cho
đoạn văn

Ví dụ:
- Cối xay tre, nặng nề quay, từ ngàn đời nay, xay nắm thóc… (Dt
NTLK)
- Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.[…]
Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng lên Thành
đồng Tổ quốc và sông Hồng bất khuất có cái chông tre… (Thép
Mới)
- Nhận xét, phân tích, đánh giá từ ngữ

Căn cứ vào yêu cầu của việc dùng từ để nhận xét, đánh giá:
từ, ngữ được dùng phù hợp với nội dung, phong cách văn bản hay
không…
Ví dụ:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
Trái đất ba phần tư nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung.
(Xuân Diệu)
PHÂN BIỆT NGHĨA VÀ CHỌN TỪ ĐÚNG
3. Các lỗi thông thường về dùng từ

3.1. Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm


Thường gặp ở những từ có hình thức ngữ âm tương tự
nhau hoặc ở những trường hợp một âm nhưng có nhiều cách
viết.
Hầu hết các hiện tượng nhầm lẫn tập trung ở các từ đa
tiết có một âm tiết đồng âm và một âm tiết gần âm, như: sinh
động/ linh động, bàng quan/ bàng quang, tinh tế/ tinh túy, trinh
tiết/ tinh khiết, trí thức/ tri thức…
3.2. Dùng từ không đúng với khả năng kết hợp của từ

Nghĩa của từ quy định khả năng kết hợp của từ;
các từ kết hợp với nhau không đúng với bản chất ngữ
pháp sẽ làm câu văn sai lạc về nghĩa.
Ví dụ:
a. Để lấy dịch vị nguyên chất, I.P. Páplop đã cắt ngang
thực quản cho chó rồi khâu liền với da cổ.
b. Những khuyết nhược điểm cần sửa chữa là […].
3.3. Dùng từ không đúng nghĩa

Loại lỗi này thường gặp ở những nhóm từ chỉ


khác nhau ở một nét nghĩa nào đó, người viết không
nắm được sự khác biệt ấy nên dẫn đến sai sót.
Ví dụ:
a. Họ hiến máu để chuyền máu cứu người là một việc
làm nhân đạo.
b. Họ đã đi xâm nhập thực tế từ tháng trước.
c. Anh ấy vừa được đề đạt làm trưởng phòng.
d. Anh ấy vừa mua món quà này để giành tặng em.
e. Che dấu khuyết điểm cho bạn là không nên.
3.4. Dùng từ không đúng hệ thống

Từ, ngữ trong câu, trong văn bản đều có mối quan
hệ trong một hệ thống nhất định, chệch khỏi hệ thống,
nhiều khi dẫn đến cách dùng sai, hiểu sai.
VD:
a. Lui tới siêu thị Cống Quỳnh có đủ các tầng lớp: cán bộ,
giáo viên, học sinh, sinh viên, tiểu thương, quân nhân,
công an, thanh thiếu niên, phụ nữ và những người lớn
tuổi.
b. Họ thường xuyên đến thư viện để đọc các sách báo,
tạp chí và tranh ảnh.
3.5. Dùng từ không phù hợp với phong cách

Mỗi hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục
đích giao tiếp đòi hỏi sử dụng từ ngữ khác nhau. Do đó,
phải sử dụng từ ngữ đúng phong cách để đạt hiệu quả
giao tiếp tốt. Không dùng khẩu ngữ trong văn bản viết.
VD:
a. Họ đã tìm chất thay thế máu trong khi mổ xẻ […].
b. Chúng tôi xin phiền các anh ở Sở giải quyết cho
ngay vấn đề nói trên.
3.6. Dùng thừa từ, lặp từ

Trong thực tế nói, viết, việc lặp lại từ ngữ nhằm


mục đích nhấn mạnh, tạo liên kết là không hiếm. Tuy
nhiên, cần tránh những trường hợp dừng thừa từ, lặp từ.
VD:
- Xấp xỉ gần một nghìn dân thì có một di tích.
- Các nhà khoa học đã tái tạo lại sự biến đổi gien trong
phòng thí nghiệm.
- Trong công cuộc xây dựng kiến thiết nước nhà, ngành
xây dựng giữ một vai trò hết sức quan trọng.
BÀI TẬP

Phát hiện và sửa các lỗi dùng từ trong những câu sau:
1. Bác bị áp tải từ nhà giam này sang nhà giam khác.
2. Dân tộc ta có nền văn minh bốn nghìn năm.
3. Bản án tương đối khá dài, cho nên mời mọi người ngồi xuống.
4. Đó là một phương án khả dĩ có thể chấp nhận được.
5. Nhà em hoàn cảnh lắm.
6. Lúc đó, tôi còn là một đứa trẻ chưa vị thành niên.
7. Trường vừa tổ chức mấy đợt xâm nhập thực tế cho cả thầy và trò.
8. Mặc mưa bom bão đạn, mẹ Suốt vẫn ngang nhiên trên dòng Nhật Lệ.
9. Khí hậu thời tiết năm nay rất thất thường, mưa bão xảy ra liên tục.
11. Đấy là những con vật duy nhất còn sống sót sau nạn săn bắn
trộm của con người.
12. Vẫn còn chút sáng suốt, bác tài chệch choạng bước ra khỏi xe
nhờ giúp đỡ.
13. Chị nói với tôi: “Ước gì sau này em cũng có một người yêu như
anh ấy”, bởi anh ấy không chỉ có ngoại hình mà còn có địa vị xã
hội.
14. Mời các cụ an vị chỗ ngồi cho!
15. Nghe tiếng gõ cửa, lão Vương thân chinh ra mở cửa.
16. Ngoại trừ bài thơ chữ Hán và bài phú thuộc loại tán tụng
công đức, còn lại những bài thơ Nôm của ông đều thiên về
miêu tả thiên nhiên.
17. Trong chiến đấu, nhiều chiến sĩ đã đoàn kết thành một nhóm
to lớn và hùng vĩ để đánh giặc.
18. Cá heo xám, từ một cửa bí mật dưới nước, tung người, ý
quên, tung cá, vọt lên quẫy đuôi mạnh.
19. Huấn Cao nằm thức hau háu đợi tên cai ngục đến.
20. Ở nhân vật Huấn Cao toát ra một tâm hồn bất khuất và dũng
cảm của người chiến sĩ – nghệ sĩ đang phải sống giữa xã hội
loạn luân, đầy bất công áp bức.
 ĐÁP ÁN BÀI TẬP VIẾT HOA
 (Nghị định 30/2020/TTCP – Google trên web của cơ quan)
 N loại hình + N (lĩnh vực; chức năng)  chữ cái đầu của từ/cụm từ..
 Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương
 251, đường Lê Đại Hành, Phường 13/xã An Phú, huyện Cam Ranh, tỉnh
Khánh Hòa
 Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La; Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh; Ủy ban
nhân dân quận Ba Đình; Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản;...
 Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Kế hoạch
và Đầu tư; Sở Giáo dục và Đào tạo;…
 Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội; Trường
Đại học Dân lập Văn Lang; Trường Trung học phổ thông Chu Văn An;
Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn; Trường Tiểu học Thành Công;…
 2. Viết hoa các tên người và tên địa lý sau cho đúng:
 - Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Lê Minh Khuê, Trần Văn Gàu, Hoàng Thị
Xinh, Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Bác Hồ, Cụ Hồ, Ông Lớn, Vla-đi-mia
I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen.
 - thành phố Thái Nguyên, Cửa Lò, Vũng Tàu, Vàm Cỏ, Cầu Giấy, Quận 1,
Phường Điện Biên Phủ, tỉnh Nam Định, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, xã
Châu Đức, tỉnh Cà Mau, Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Vũng Liêm,
 Cầu Móng/Mống, Thôn 2, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường Độc Lập,
đường số 3/Đường Số 3. ĐƯỜNG SỐ 3  bảng tên đường

You might also like