Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

Đọc văn: ĐÂY THÔN VĨ

DẠ
(Hàn Mặc Tử)

GIÁO VIÊN: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO


Nội dung
tiết học

Tiết 1 Tiết 2

Tìm hiểu Khổ 1 Khổ 2+3 Tổng kết


chung
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: Hàn Mặc Tử (1912 -1940)
a. Cuộc đời:
- Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí
- Quê: Đồng Hới (Quảng Bình)
- Xuất thân trong một gia đình Công giáo.
- Làm thơ từ năm 14, 15 tuổi.
- Chủ yếu sống ở Quy Nhơn - Bình Định
- Năm 1936, mắc bệnh phong. Sau đó, mất tại trại phong Quy Hòa.

=> Cuộc đời nhiều bất hạnh, thương đau.


I. TÌM HIỂU CHUNG:
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: Hàn Mặc Tử 91912 -1940)
b. Sự nghiệp sáng tác
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Thơ: Gái quê (1936), Thơ điên (1938)
- Kịch thơ: Duyên kì ngộ, Quần tiên hội
- Thơ văn xuôi: Chơi giữa mùa trăng (1940)

=> Nhiều sáng tác nổi bật trên nhiều lĩnh vực.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả
c. Vị trí:
- Hàn Mặc Tử là một trong những nhà
thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất
trong phong trào thơ Mới: “Ngôi sao
chổi trên bầu trời Việt Nam” (Chế Lan
Viên)
- Các sáng tác thể hiện rõ một tình yêu
chân thành, trong sáng đến đau đớn,
hướng về cuộc đời trần thế.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
2. Tác phẩm
a. Nhan đề
- Tiếng reo vui – ngay trước mắt (trong tấm bưu thiếp kia)
- Vĩ Dạ gần thế - mà xa thế (vì bệnh tật không thể trở về)
b. Xuất xứ: Rút từ tập “Thơ điên” (1938), sau đổi tên thành “Đau thương”.
c. Hoàn cảnh sáng tác:
- Thi sĩ từ Sài Gòn về Quy Nhơn – biết rõ căn bệnh hiểm nghèo.
- Thi sĩ nhận được lá thư thăm hỏi cùng tấm ảnh phong cảnh sông nước xứ
Huế - lá thư của Hoàng Cúc – người thiếu nữ ông thầm thương trộm nhớ.
Đọc thơ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. d. Bố cục
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc - Phần 1: Khổ 1 (Vẻ đẹp
Lá trúc che ngang mặt chữ điền. thiên nhiên khu vườn
thôn Vĩ trong trẻo, tươi
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay... mới)
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, - Phần 2: Khổ 2 (Vẻ đẹp
Có chở trăng về kịp tối nay? xứ Huế và nỗi niềm thi
nhân)
Mơ khách đường xa, khách đường xa - Phần 3: Khổ 3 (Thế giới
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh mộng ảo đầy tâm trạng)
Ai biết tình ai có đậm đà?
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Khổ 1:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Khổ 1:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
- Câu hỏi tu từ, mang nhiều sắc thái:
Câu hỏi, lời chào mời, lời trách
- Ai hỏi? Ai trách? AI mời?
+ Có thể là cô gái thôn Vĩ.
+ Có thể là sự phân thân của thi sĩ.
- Chơi: Tình cảm gần gũi, thân thiết

=> Lời ao ước, khao khát thầm kín được trở về thăm chốn cũ, người xưa.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Khổ 1:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
- Cau:
+ Là cây cao nhất trong khu vườn
+ Đón ánh nắng đầu tiên của ngày mới.
- Nắng hàng cau: nắng ban mai tinh
khôi.
- Điệp từ nắng: Nhấn mạnh ánh nắng
thuần khiết.

=> Không gian tràn ngập ánh sáng.


II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Khổ 1:
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
+ Ai: Đại từ phiếm chỉ (mơ hồ)
+ Mướt: mỡ màng, non tơ, đầy sức sống
+ Xanh ngọc: trong sáng, quý phái
+ “Vườn ai...quá”: như một tiếng reo vui
-> Khu vườn xinh xắn, nên thơ, tràn ngập sắc
xanh của sự sống – màu xanh của tuổi trẻ, kí
ức.
=> Chàng thi sĩ trẻ trung, thiết tha gắn bó với đời, chưa vướng bận
mặc cảm bệnh tật nên thôn Vĩ hiện lên thật rực sáng, long lanh.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Khổ 1:
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
- Lá trúc: Mềm mại, thanh cao
- Mặt chữ điền: vuông vức, phúc hậu,
hiền hòa, ngay thẳng -> Người con gái
xứ Huế bẽn lẽn, e ấp sau hàng trúc
xanh.

=> Thiên nhiên với con người hài hòa. Con người hiện lên với nét
duyên dáng, kín đáo, thủy chung rất riêng của xứ Huế.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Khổ 1:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Hàng cau: Điểm nhìn
xa, hướng lên cao
Khu vườn: Điểm nhìn gần,
ngang tầm mắt

=> Trình tự của hành trình về thôn Vĩ Dạ.


I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Khổ 1:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Lời mời tha thiết
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Khu vườn tươi xanh
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Con người đôn hậu
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

=> Khổ thơ hiện lên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tâm trạng
yêu đời, yêu sống, còn là nỗi đau mà thi nhân nén lại để cố gắng
bám lấy sự sống tươi đẹp. Điều này khiến ta càng thêm trân
trọng, yêu quý, xót thương ông.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
2. Khổ 2:
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
2. Khổ 2:
Nhóm 1: Cảnh thôn Vĩ hiện lên như thế nào ở khổ thứ 2, có sự khác biệt gì
sao với khổ 1?
Nhóm 2: Nhận xét nghệ thuật miêu tả qua hình ảnh “gió”, “mây”, “sông”, chỉ
ra nét độc đáo của nó.
Nhóm 3: Nhận xét về các sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ này.
Tâm trạng của chủ thể trữ tình thay đổi thế nào?
Nhóm 4: Hình ảnh bến sông trăng gợi cho em cảm giác gì về vẻ đẹp của
thiên nhiên? Đằng sau phong cảnh ấy là tâm sự gì của nhà thơ?
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
2. Khổ 2: - Thủ pháp:
Gió theo lối gió/ mây đường mây + Điệp: gió – gió, mây – mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay + Tương phản: Tĩnh – lay
- Cảnh thực: dòng sông Hương + Nhân hóa: Buồn thiu
+ Nhịp chảy khoan thai, nhẹ nhàng + Ngắt nhịp 4/3
+ Mây trời sông nước mênh mang -> KG khoáng -> Những hình ảnh như vỡ
đạt tách thành 4 thế giới không
+ Gió nhẹ khẽ lay hoa bắp ở Cồn Hến có sự giao hòa, gắn kết.
-> Hình ảnh quen thuộc, gần gũi, là thần thái của
sông Hương xứ Huế - đẹp nhưng buồn.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
2. Khổ 2:
- Bức tranh tâm cảnh:
+ Gió đóng khung trong thế giới của gió
+ Mây đóng khung trong thế giới của mây.
+ Dòng nước tĩnh lặng – buồn thảm
+ Hoa bắp - khẽ lay theo gió thổi
-> Cái buồn của cảnh vật hòa vào cái buồn xa
vắng của lòng người.

=> Dự cảm chia li, khi thi sĩ đã nhận ra rõ bệnh tật – hoàn
cảnh đau thương của mình.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
2. Khổ 2:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
- Cảnh thực: dòng sông Hương
+ Dưới ánh trăng – mặt nước phẳng lặng – ánh
trăng như dát vàng mặt nước.
+ Dòng sông của sông nước – dòng sông của ánh
sáng tuôn chảy khắp vũ trụ.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
2. Khổ 2:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
- Trăng: Trong thơ HMT, "Trăng" – người bạn
tri âm – biết khóc, cười, biết tình tứ lả lơi:
"Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi"

=> Trong nỗi tuyệt vọng, thi sĩ tìm đến bạn trăng tri kỉ -
người bạn muôn thuở để chia sẻ biết bao nỗi niềm.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
2. Khổ 2:
Có chở trăng về kịp tối nay?
- Mang nhiều sắc thái:
+ Hi vọng – khắc khoải, thiết tha.
+ Tuyệt vọng – gấp gáp, vội vã, phải là “tối
nay”
+ Vô vọng Ai đó có thể chở trăng về với mình?
- Kịp + tối nay: Mong ngóng, băn khoăn, bất
an, chạy đua với thời gian.
=> Câu hỏi dù rơi vào hư vô – không có âm vọng hồi đáp nhưng cho ta thấy khát
khao giao cảm – cho thấy một tiếng kêu chất chứa đầy hi vọng của một thi sĩ hoạn
nạn nơi trần thế.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
3. Khổ 3:

Mơ khách đường xa, khách đường xa


Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
3. Khổ 3:

Mơ khách đường xa, khách đường xa


- Mơ: Mơ mộng, mong ngóng
- Điệp từ “khách đường xa” – khắc khoải xót xa:
+ Với người thôn Vĩ: Thi sĩ là “một vị khách đường xa”-> Một vị khách trong mơ,
không có thực.
+ Với Hàn Mặc Tử: Mong ngóng có một vị “khách đường xa” tới thăm -> Khát
khao, hi vọng được giao cảm, chia sẻ.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
3. Khổ 3:

Mơ khách đường xa, khách đường xa -> Khoảng cách xa xôi


Áo em trắng quá nhìn không ra... -> Màu áo trắng quá Hình ảnh con
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh -> Mờ ảo người mờ, hư
Ai biết tình ai có đậm đà?
ảo đi

=> Niềm trăn trở, nghi hoặc về tình đời, sự quan tâm ấy là chân thành hay
chỉ là xót thương.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
Ai: đại từ phiếm chỉ (thi sĩ, người thôn Vĩ)
3. Khổ 3:
Hoài nghi
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

Liệu tình người thôn Vĩ có đậm đà tình người Liệu người thôn Vĩ có thấu chăng lòng thi sĩ
có chân thành, mặn mà, hay chóng tan như rất thiết tha với cảnh, với người, dù sương
màn sương khói đang làm mờ nhân ảnh (thi khói kia đang làm mờ nhân ảnh (thi nhân)
nhân) kia? vẫn tha thiết với cuộc đời không?
=> Nỗi cô đơn trống vắng trong một hồn thơ đau thương nhưng khát khao được sống,
được yêu thương.
III. TỔNG KẾT
Nội dung Nghệ thuật
• Bài thơ là một bức tranh • Hình ảnh thơ sáng tạo, hòa
Bài thơ là
toàn bích về cảnh vật và quyện giữa thực và ảo
điển hình
con người thôn Vĩ, xứ Huế. • Nghệ thuật liên tưởng, so
• Qua đó bộc lộ tình yêu đời, của thi
sánh, nhân hóa, câu hỏi tu
pháp
yêu người, niềm ham sống từ
mãnh liệt mà đầy uẩn khúc • Thi pháp Hàn Mặc Tử: Kết Hàn Mặc
của nhà thơ. Tử: Chủ
hợp giữa tả thực – tượng
trưng, lãng mạn, thực – nghĩa cổ
siêu thực điển ->
chủ
nghĩa
siêu thực
IV. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1:
Trong bài thơ có ba câu hỏi tu từ xuất hiện lần lượt:
Khổ 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Khổ 2: Có chở trăng về kịp tối nay?
Khổ 3: Ai biết tình ai có đậm đà?
Hay phân tích dụng ý nghệ thuật của hệ thống câu hỏi này
IV. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1:
- Những câu hỏi này không hướng tới đối tượng cụ thể, mà chỉ là hình
thức bày tỏ nỗi niềm, tâm trạng:
+ Câu hỏi thứ nhất: như lời trách móc, lời mời gọi của cô gái thôn Vĩ
(hay là sự phân thân của thi nhân, tự hỏi mình) -> Ao ước thầm kín
được trở về chốn cũ thăm người xưa.
+ Câu hỏi thứ hai: Phấp phỏng, buồn lo, khắc khỏi, hi vọng, tuyệt vọng
của thi nhân.
+ Câu hỏi thứ ba: hoài nghi -> Tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng của
một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.
V. VẬN DỤNG
Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ
về một bài học tâm đắc được rút ra từ đoạn thơ
cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

You might also like