Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 30

QUẢN TRỊ RỦI RO

1
CHÖÔNG 2. NHẬN DẠNG RỦI RO

2.1. Khái niệm nhận dạng rủi ro


Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ
thống các rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
tổ chức.
Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về
nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, và nguy cơ
rủi ro.Nguồn gốc của rủi ro
- Đối tượng rủi ro
- Tổn thất
Nhận dạng = theo dõi + N/cứu => t/kê rủi ro => dự báo
=>đề xuất biện pháp, giải pháp
2
+ Nguồn gốc của rủi ro là nguồn các yếu tố góp phần
vào các kết quả tiêu cực hay tích cực.
+ Yếu tố mạo hiểm? Mối nguy hiểm là các nguyên nhân
của tổn thất.
+ Yếu tố hiểm họa? Mối hiểm họa gồm các điều kiện tạo
ra hoặc làm tăng các khả năng tổn thất và mức độ của rủi ro
suy tính.
+ Nguy cơ rủi ro? Nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu
các kết quả, có thể là được hay mất.

3
2.2. Thành phần của rủi ro
2.2.1. Môi trường hoạt động
Bất kỳ một DN nào cần hoạt động sản xuất kinh doanh đều
cần có vốn và ý tưởng.
Vốn đầu tư vào nguyên liệu, nguồn nhân lực, máy móc,…
tạo ra sản phẩm và đưa sản phẩm ra thị trường. Từ đó, quá
trình SXKD của doanh nghiệp đã tạo ra dòng tiền của DN.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh có thể xảy ra các tổn
thất, rủi ro.
Vì vậy các rủi ro cần được quản trị một cách đồng nhất

4
2.2.2. Mối nguy hiểm
Mối nguy hiểm gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng
thêm các khả năng rủi ro.
Mối nguy hiểm được chia thành 2 nhóm:
1.Nguy hiểm tự có của tổ chức: bao gồm đất đai, nhà
xưởng, văn phòng, máy móc thiết bi,…
2. Nguy hiểm do con người tạo nên: Nhân sự của tổ
chức, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh

5
2.3. Nhận dạng rủi ro
Bao gồm:
- Rủi ro do môi trường
- Rủi ro do con người
- Rủi ro do nhà quản lý
- Rủi ro khách quan
- Rủi ro chủ quan
2.3.1. Rủi ro do môi trường
Môi trường xung quanh là môi trường vật chất, nó có ảnh
hưởng rất lớn đến các hoạt động của tổ chức và cuộc sống
của con người.
Các rủi ro có thể là: Thiên tai, động đất, sóng thần, Bão,…6
2.3.2. Rủi ro do con người
Khả năng nhận thức của mỗi người về nguồn rủi ro khác
nhau, tuy thuộc vào trình độ học vấn và kinh nghiệm làm
việc. Do đó Các phương pháp xử lý RR cũng khác nhau.
Loại RR này có thể là:
- Nhận thức của mỗi người về nguồn rủi ro;
-Sự bất cẩn của con người khi gây tai nạn;
-Tham nhũng
-Lười biếng
-Không tuân thủ những quy định về an toàn lao động

7
2.3.3. Rủi ro nhà quản lý
Rủi ro nhà quản lý đó là rủi ro do người lãnh đạo ra
quyết định không chính xác, không phù hợp với thực tế
khách quan.
Loại rủi ro này có thể là:
- Xây dựng nguồn nhân lực không phù hợp.
- Đánh giá sai về thực tế doanh nghiệp
- Đánh giá không đúng về đối thủ cạnh tranh

8
2.3.4. Rủi ro khách quan
Rủi ro khách quan xảy ra do sự thay đổi chính sách kinh tế vĩ
mô của nhà nước và chính phủ tác động đến hoạt động SXKD
của doanh nghiệp (Chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính
sách lưu thông tiền tệ, chính sách ngoại giao,…)

9
2.3.5. Rủi ro chủ quan
Rủi ro chủ quan đó là các loại rủi ro vi mô, hình thành
theo đặc thù SXKD hay hoạt động của mỗi tổ chức.
Các loại rủi ro này có thể là:
- Thiếu hiểu biết về kỹ thuật – công nghệ mới, sai sót hay
trục trặc kỹ thuật sản xuất,…
- Sự yếu kém của cán bộ quản lý
- Sự yếu kém về nghiệp vụ, trình độ, tay nghề của công
nhân.
- Sự yếu kém của cán bộ khi ký hợp đồng với nước ngoài
10
2.4. Các phương pháp nhận dạng rủi ro
2.4.1. Phương pháp báo cáo tài chính
Bằng việc phân tích cc khoản mục của bảng cn đối kế
tốn, các báo cáo hoạt động kinh doanh và các tài liệu hỗ
trợ, Criddle cho rằng nhà quản trị rủi ro có thể xác định
mọi nguy cơ rủi ro của tổ chức về tài sản, trách nhiệm
pháp lý và nguồn nhân lực. Bằng cách kết hợp các báo
cáo nầy với các dự báo về tài chính và dự toán ngân sách,
ta cũng có thể phát hiện các rủi ro trong tương lai. Lý do
là vì các hoạt động của tổ chức cuối cùng rồi cũng gắn
liền với tiền hay tài sản.

11
Đối với mỗi loại hình tổ chức khác nhau, các báo cáo
tài chính cũng có những khoản mục khác nhau (Công ty
cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà
nước, cơ quan hành chính sự nghiệp), vì vậy công việc
của nhà QTRR là xác định các loại rủi ro tiềm năng được
liệt kê trong các báo cáo tài chính cho từng tổ chức.

12
Theo phương pháp ny, nh QTRR sẽ phải nghin cứu
từng khoản mục để phát hiện các rủi ro tiềm năng có thể
phát sinh. Kết quả nghiên cứu được báo cáo cho từng
khoản mục. Criddle cho rằng phương pháp này đáng tin
cậy, khách quan, dựa trên các số liệu sẵn có, có thể trình
bày ngắn gọn, rõ ràng và có thể dùng được cho cả nhà
quản trị rủi ro và các nhà tư vấn chuyên nghiệp…. Cuối
cùng, ngoài việc giúp nhận dạng rủi ro, phương pháp
nầy cũng hữu ích cho việc đo lường và định ra cách
quản lý tốt nhất cho các nguy cơ rủi ro.

13
2.4.2. Phương pháp sơ đồ
Theo phương pháp này, trước hết người ta lập một sơ đồ hay
một loạt các sơ đồ mô tả các hoạt động của tổ chức bắt đầu bằng
các nguyên vật liệu, năng lượng các yếu tố đầu vào cần thiết cho
hoạt động của tổ chức và kết thúc là sản phẩm hay dịch vụ của tổ
chức.
Tiếp theo, người ta liết kê các rủi ro tiềm năng về Tài sản mà
tổ chức có nguy cơ phải đối mặt.
Các rủi ro tiềm năng phát sinh từ các loại rủi ro có thể là:
+ Tổn thất tài sản:
- Thay thế hoàn toàn hay sửa chữa thiết bị, máy móc xe cộ,…
- Đóng cử nhà máy hoặc giảm năng lực SX
14
+ Tổn thất trách nhiệm pháp lý:
- Bồi thường trách nhiệm pháp lý cho người bị tai nạn, hư
hỏng tài sản của khách hàng.
- Bồi thường theo luật: Tai nạn lao động , tai nạn giao thông
+ Tổn thất nhân sự:
- Cán bộ chủ chốt của DN chuyển đi, khó thay thế
- Tổn thất đối với gia đình người lao động bị tai nạn, sức
khỏe yếu phải nghỉ việc hoặc thất nghiệp.

15
2.4.3. Phương pháp thanh tra hiện trường
Thanh tra hiện trường là một việc phải làm đối với nhà
quản trị rủi ro. Bằng cách quan sát các bộ phận của tổ chức
và các hoạt động tiếp sau đó của nó, nhà quản trị có thể học
được rất nhiều về những rủi ro mà tổ chức có thể gặp.
Các nghiên cứu cần được thực hiện khi sử dụng phương pháp
này:
- Vị trí địa lý (thành phố, nông thôn, vùng sâu, xa,…)
- Sơ đồ tổ chức, sơ đồ bên trong của DN (khu vực sản xuất, lối
đi, lối thoát hiểm,…)
- Vấn đề an ninh và môi trường xung quanh

16
2.4.4. Phương pháp hợp tác với các phòng ban chức
năng
Cách ny để nhận dạng các rủi ro của tổ chức là
thông qua các giao tiếp thường xuyên và có hệ thống
với các bộ phận khác trong tổ chức. Các giao tiếp nầy
bao gồm:
- Thường xuyn thăm viếng các cán bộ quản lý và
nhân viên ở các bộ phận khác qua đó nhà quản trị rủi ro
cố gắng có được những hiểu biết đầy đủ về các hoạt
động cũng như các tổn thất có thể có từ các hoạt động
này.

17
- Các báo cáo miệng hoặc bằng văn bản của các bộ
phận do họ tự đề xướng hoặc thực hiện theo một hệ
thống báo cáo thường xuyên nhằm giúp nhà quản trị
rủi ro nắm được những thông tin cần thiết.
Không nên xem thường tính quan trọng của hệ
thống giao tiếp như thế. Các bộ phận này thường
xuyên tạo ra hoặc nhận thức được các nguy cơ rủi ro
mà nhà quản trị rủi ro có thể bỏ sót. Thật vậy, sự
thành công của nhà quản trị rủi ro phụ thuộc rất nhiều
vào tinh thần hợp tác của các bộ phận trong tổ chức.

18
- Để bổ sung cho việc giao tiếp với các bộ phận khác
trong tổ chức, nhà quản trị rủi ro nên trao đổi thêm với
những người có quan hệ với tổ chức như các chuyên
viên kế toán, luật sư, các nhà tư vấn về rủi ro, chuyên
viên thống kê, hay các chuyên gia kiểm soát tổn thất.
Mục đích của các trao đổi là nhằm tìm hiểu xem những
người này có nhận ra được các rủi ro nào mà mình đã
bỏ sót không, hoặc chính những người này có tạo ra các
rủi ro mới cho tổ chức không.

19
2.4.5. Phương pháp thông qua tư vấn
Thông qua tư vấn, nhà QTRR có thể nắm bắt thêm được những
thông tin cần thiết về mối hiểm họa và nguy cơ rủi ro đối với tổ
chức từ nguồn thôn tin bên ngoài.
Mục đích của tư vấn là nhằm tìm kiếm những RR mà nhà
QTRR không thấy hay bỏ sót.
Các nhà tư vấn có thể là:
- Chuyên viên kế toán – kiểm toán được công ty thuê làm bán
thời gian.
- Các luật sư của công ty, chuyên viên thống kê.
- Các nhà đầu tư của công ty (cổ đông hoặc chủ nợ).

20
2.4.5. Phương pháp phân tích hợp đồng
Bởi vì có nhiều rủi ro phát sinh từ các quan hệ hợp đồng với
những người khác, nhà quản trị rủi ro nên nghiên cứu kỹ các hợp
đồng để xem rủi ro có tăng hay giảm qua các hợp đồng này.
Các loại rủi ro phát sinh từ hợp đồng kinh tế:
+ Rủi ro trong ký kết hợp đồng:
- Rủi ro chủ thể;
- Rủi ro từ ngôn ngữ
- Rủi ro từ nội dung ký kết
- Rủi ro pháp lý.

21
+ Rủi ro trong thục hiện hợp đồng:
- Rủi ro về thời gian giao hàng
- Rủi ro trong vận chuyển, bốc dỡ lữ kho
- Rủi ro trong nghiệm thu hàng hóa
• Phân tích hợp đồng:
1.Tên hàng
2.Chất lượng
3.Số lượng
4.Giá cả
5.Giao hàng
6.Thanh toán
7.Bao bì, ký mã hiệu
8.Bảo hành
22
9. Phạt
10. Bảo hiểm
11. Bất khả kháng
12. Khiếu nại
13. Trọng tài
14. Các điều kiện và điều khoản khác

23
2.4.7. Phương pháp nghiên cứu các số liệu thống kê
Nhà QTRR có thể tham khảo các hồ sơ lưu trữ về những tổn
thất qua các biến cố rủi ro đã xảy ra tại công ty. Từ đó tìm hiểu
nguyên nhân, vị trí, mức độ và các biến cố khác có liên quan đến
các rủi ro tiềm năng.
Từ các số liệu thống kê về tổn thất trong quá khứ, Nhà QTRR
có thể lập kế hoạch dự toán chi phí tổn thất hay quỹ dự phòng
bằng nguồn vốn tự có của công ty

24
2.5. Một số rủi ro trong hoạt động kinh doanh
2.5.1. Rủi ro trong kinh doanh quốc tế
- Rủi ro do tỷ giá hối đoái: Rủi ro đối với các hoạt động xuất
nhập khẩu thay đổi bằng ngoại tệ khi tỷ giá thay đổi.
- Rủi ro trong vận chuyển hàng hóa: hàng hóa bị hư hỏng, hao
hụt lớn hơn mức cho phép.
- Rủi ro trong thực hiện hợp đồng: khả năng thanh toán yếu,
giao hàng không đúng hạn, hàng không đạt chất lượng yêu cầu
- Rủi ro chính trị: chiến tranh, đảo chính cấm va65ntrong
thanh toán, trì hoãn thanh toán.

25
2.5.2. Rủi ro trong các doanh nghiệp sản xuất
- Rủi ro khách quan: Sự thay đổi chính sách vĩ mô của nhà nước,
chính phủ, chính sách lưu thông tiền tệ, chính sách trên thị trường
chứng khoán.
- Rủi ro chủ quan: là các rủi ro vi mô, hình thành theo đặc thù KDSX
của doanh nghiệp
Rủi ro do thiếu đầu tư hoặc thiếu hiểu biết về khoa học và công
nghệ;
Sự yếu kém của cán bộ quản lý; Cán bộ không nắm vững nghiệp vụ
chuyên môn
Sự yếu kém trong quản lý nguồn nhân lực.

26
2.5.3. Rủi ro trong tín dụng thuê nhà mua tài sản
- Rủi ro tài chính: Người thuê không trả tiền thuê khi đến hạn, tiền
thuê nhận được không đủ bù đắp vốn gốc.
- Rủi ro về tài sản cho thuê: Tài sản cho thuê khi thu hồi không thể
cho thuê tiếp hoặc bán; Rủi ro do sự lừa đảo có chủ ý.
- Rủi ro khách quan: Rủi ro do môi trường kinh doanh hoặc sự biến
động của thị trường, khủng hoảng kinh tế; Rủi ro do sự thay đổi của
luật pháp
- Rủi ro bất khả kháng: Chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn,
sự cố kỹ thuật.

27
2.5.4. Rủi ro của ngân hàng
1) Rủi ro tài chính: Rủi ro lãi suất: là chênh lệch giữa huy động
và lãi suất thị trường gây tổn thất cho ngân hàng.
- Rủi ro tỷ số hối đoái: Do tỷ số hối đoái thay đổi làm thay đổi giá
trị thanh toán của hợp đồng.
- Rủi ro thanh khoản: Rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân
hàng mất khả năng chi trả các hợp đồng đến hạn thanh toán.
2) Rủi ro Nghiệp vụ: Rủi ro tín dụng, rủi ro nghiệp vụ thanh toán
quốc tế, rủi ro do trình độ của nhân viên kém.
3) Rủi ro hoạt động: rủi ro về quản lý, RR thông tin, Ngân hàng
bị hỏa hoạn, bị cướp; làm giả hồ sơ vay vốn.

28
4) Rủi ro Pháp lý: Các chứng từ thế chấp vay tiền của khách
hàng bị thất lạc; Khách hàng giả mạo giấy tờ thế chấp để vay
tiền ngân hàng; Nhân viên bất cẩn khii làm sổ sách, nhập số liệu.
5) Rủi ro từ phí khách hàng: Khách hàng/ ngân hàng bảo
lãnh bị phá sản; khách hàng không trả nợ khi đáo hạn; khách
hàng chỉ thanh toán được một phần vốn gốc.
6) Rủi ro vĩ mô: Sự thay đổi chính sách phát triển kinh tế - xã
hội; thay đổi chính sách tài chính,….

29
30

You might also like