VC2 4

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

SEMINAR

CÁC CHẤT ĐỘC VÔ CƠ


NHÓM 2.4: Thành Viên
MAI THỊ THANH HƯỜNG – 215201A041
NGUYỄN ĐĂNG KHOA – 215201A042
HOÀNG THỊ DIỆU LINH – 215201A043
CA LÂM SÀNG 7
Bệnh nhân có các biểu hiện:
 Đau ngực, rất khó thở, có biểu hiện ngừng hô hấp
 Môi ửng đỏ
 Huyết áp tụt, loạn nhịp tim (HA tối đa 100)
 Đau đầu, buồn nôn, mất định hướng không gian, lú lẫn
 La hét, kích động mạnh
 Chảy máu võng mạc

Chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc khí CO cấp


CARBON MONOXYD (CO)
NỘI DUNG

01 02 03 04 05
Nguồn gốc, Độc tính và Triệu chứng Biện pháp Phương
nguyên nhân cơ chế gây và cách xử phòng tránh pháp phân
ngộ độc độc trí ngộ độc ngộ độc tích
1. Nguồn gốc, nguyên nhân ngộ độc
 Carbon monoxyd (CO) là chất khí cực độc là một trong những tác nhân chủ yếu gây
tổn thương và tử vong do ngộ độc các chất khí.

NGUỒN GỐC

Tạo thành do sự Có thể tồn tại Chuyển hoá


đốt cháy không trong nhà máy, lò diclomethan tại
hoàn toàn của C luyện gang thép, gan hay chuyển
hay các nhiên hoá dầu, giấy, khói hoá hem thành
liệu chứa C ở toả ra từ giao biliverdin trong
nhiệt độ cao. thông, lò than.... cơ thể.
1. Nguồn gốc, nguyên nhân ngộ độc
TÍNH CHẤT

01 02
Là chất khí không màu, Hơi nhẹ hơn không khí, rất ít
không mùi, không vị, không tan trong nước, tan trong
gây kích ứng. ethanol, benzen.

03 04
Có thể cháy với ngọn lửa Không hấp thu bởi than hoạt
màu xanh lam tạo CO2. và có thể chui qua các mặt
nạ phòng độc thông thường.
NGUYÊN NHÂN NGỘ ĐỘC
- Do cố ý trong các trường hợp tự tử.
- Do sự cố: các thiết bị dùng trong gia đình (bếp gas, than củi, lò sưởi, máy phát điện...)
bảo trì không đúng cách, sử dụng vận hành nơi kín, thông khí kém.
NGUYÊN NHÂN NGỘ ĐỘC
- Do các tai nạn: cháy nổ hầm lò, hoả hoạn....
- Do ô nhiễm môi trường từ khói xe, khói nhà máy…
- Do nghề nghiệp: thợ rèn đúc kim loại, thợ thông ống
khói, thợ mỏ…
2. Độc tính và cơ chế gây độc
2.1. Tác động trên protein Hem
CO + Hemoglobin  carboxy hemoglobin  mất khả năng vận
chuyển oxy trong máu, giảm sự phân bố oxy đến mô.

CO + Myoglobin  giảm sử dụng oxy  suy giảm sự co cơ tim,


hạ huyết áp và gây thiếu máu cục bộ ở não.

CO + Ez Cytochromoxydase  ức chế hô hấp tế bào.

Ái lực hemoglobin và myoglobin của CO mạnh gấp 250 và 60 lần


so với oxy
2. Độc tính và cơ chế gây độc
2.2. Tác động trên hệ thần kinh trung ương

CO gây peroxyd hoá các acid béo Độc tính chủ yếu của CO gây
chưa bão hoà dẫn đến

+ Phù + Thiếu máu oxy ở mô


+ Hoại tử + Thiếu máu cục bộ
+ Thoái hoá tế bào não

Não và tim là cơ quan tiêu thụ oxy cao và nhạy cảm với sự thiếu
máu cục bộ nên bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
2. Độc tính và cơ chế gây độc
2.3. Tác động trên bào thai

CO gây thiếu oxy mô ở bào thai do giảm sự cung cấp oxy từ mẹ đến bào thai.

CO qua được nhau thai, kết hợp với HbF gây thiếu oxy trực tiếp.

CO có độc tính rất cao với thai nhi (ái lực CO với HbF cao hơn 10-15% so
với HbA và sự đào thải CO ở bào thai chậm hơn so với người lớn).
3. Triệu chứng và cách xử trí
3.1. Triệu chứng

Trường hợp nhẹ

Ngộ độc cấp tính

Trường hợp nặng

Ngộ độc mạn tính


a. Ngộ độc cấp tính
Trường hợp nhẹ:

(Có thể nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh cúm, ngộ độc thức ăn....)
a. Ngộ độc cấp tính
Trường hợp nặng:

 Gây triệu chứng rối loạn tim mạch:

+ Tim đập nhanh

+ Hạ huyết áp

+ Loạn nhịp tim


a. Ngộ độc cấp tính
Trường hợp nặng:
 Triệu chứng ở hệ thần kinh trung ương:
+ Mê sảng, ảo giác
+ Kích động, lú lẫn
+ Chóng mặt, mất phương hướng
+ Ngất, hôn mê, suy nhược thần kinh
+ Có thể ngừng hô hấp và chết rất nhanh
a. Ngộ độc cấp tính
Trường hợp nặng:

 Triệu chứng nguy hiểm ít gặp:

+ Thiếu máu cơ tim

+ Viêm phổi, phù phổi

+ Nhiễm acid lactic

+ Suy thận cấp

+ Rối loạn thị giác


a. Ngộ độc cấp tính
Trường hợp nặng:
 Có thể để lại các di chứng:

Hội chứng Parkinson Suy giảm trí nhớ

Rối loạn tâm thần Tê liệt thần kinh

Đau tứ chi, yếu cơ…

Nếu chết, tử thi có sắc thái đặc biệt như môi đỏ, có những vết đỏ thắm ở
đùi và bụng vì máu nhiễm CO có màu đỏ tươi.
b. Ngộ độc mạn tính
Gồm các triệu chứng sau:

Nhức đầu liên tục,


buồn nôn
Suy nhược, trầm
cảm, lú lẫn, mát trí
nhớ
3. Triệu chứng và cách xử trí
3.2. Cách xử trí, điều trị
 Tại chỗ
Nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng
khí, đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm
độc càng nhanh càng tốt

Đồng thời nhanh chóng gọi người hỗ


trợ, gọi cấp cứu 115
3. Triệu chứng và cách xử trí
3.2. Cách xử trí, điều trị
 Tại chỗ

Nếu bệnh nhân thở yếu, ngừng thở:


thổi ngạt ngay bằng hô hấp nhân tạo

Nếu bệnh nhân không tỉnh đặt bệnh


nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn
3. Triệu chứng và cách xử trí
3.2. Cách xử trí, điều trị
 Tại bệnh viện
Khai thông đường thở, tăng cường hô hấp: liệu pháp oxy

+ Thở oxy 100% hay carbogen (oxy có 5% CO2)


+ Dùng oxy cao áp: trường hợp nặng, phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh
3. Triệu chứng và cách xử trí
3.2. Cách xử trí, điều trị
 Tại bệnh viện

Thay máu hoặc truyền máu, dùng


thuốc trợ tim

Theo dõi điệm tâm đồ liên tục trong


vài giờ sau khi ngộ độc
3. Triệu chứng và cách xử trí
3.2. Cách xử trí, điều trị
 Tại bệnh viện

Tụt huyết áp: truyền dịch, đặt catheter, cho thuốc vận mạch..

Điều trị toan chuyển hoá, tiêu cơ vân, suy thận.

Điều trị hôn mê hay co giật nếu có.

Đắp ấm và để người bệnh yên tĩnh.


4. Biện pháp phòng tránh ngộ độc
01 Không để xe nổ máy trong garage đóng kín.

Đảm bảo ống khói, ống thoát khí của lò sưởi và các động cơ
02
đốt trong hoạt động tốt.
4. Biện pháp phòng tránh ngộ độc
Không nên sử dụng các thiết bị, đồ gia dụng sử dụng xăng dầu
03
hay đun nấu bằng lò than, củi trong nhà kín, trong lều trại.

04 Lắp đặt thiết bị phát hiện CO.


5. Phương pháp phân tích

Định tính Định lượng


5.1. Phương pháp định tính

Thực hiện trên mẫu thử và mẫu chứng (máu bình thường)
1 là máu toàn phần, đã được xử lí chống đông bằng heparin,
EDTA hay fluorid/oxalat.

2 0.1 ml + 2ml dung dịch NH4OH (0.01m/L).

3
Lắc mạnh sẽ thấy mẫu chứa CO có màu hồng, mẫu
chứng có màu xám.
5.2. Phương pháp định lượng
a) Định lượng nhanh CO trong không khí:
- Dựa trên phản ứng:

- Bột silicagel được tẩm I2O5 trong H2SO4 đặc rồi cho vào ống thủy tinh.
Hút không khí có CO vào Iod sẽ giải phóng làm ống silicagel có màu, so màu
với chuẩn.

b) Định lượng CO trong máu:


- CO được giải phóng từ hemoglobin, sau đó được định lượng bằng sắc kí khí
với detector dẫn nhiệt hay định lượng gián tiếp qua carboxyhemoglobin bằng
cách đo quang phổ.
b) Định lượng CO trong máu:
 Phương pháp đo quang phổ:
- Nguyên tắc: trong môi trường kiềm cả oxyHb và carboxyHb đều có hấp thụ cực
đại quanh 541 nm, tuy nhiên oxyHb bị Na2S2O4 biến đổi thành oxyHb (có cực đại
ở 555 nm), còn carboxyHb không bị biến đổi bởi tác nhân này.
- Đo mật độ quang tại 541 nm và 555 nm. Xây dựng đường chuẩn dựa vào phần
trăm tỷ số A541/A555 với nồng độ carboxyHb để tính kết quả.
b) Định lượng CO trong máu:
 Phương pháp sắc ký khí:
- Nguyên tắc: Máu được xử lí với kaliferricyanid, carboxyHb chuyển thành
methemoglobin, CO được phóng thích vào trong pha khí. Xác định CO phóng
thích bằng phương pháp sắc ký khí với cột rây phân tử và detector dẫn nhiệt.
 Phương pháp này có độ đúng và độ chính xác cao ngay cả ở nồng độ CO thấp,
nhưng đòi hỏi có trang thiết bị chuyên biệt.
CÂU HỎI ÔN
TẬP
CARBON MONOXIDE
Home
CÂU HỎI

CÂU 1 CO kết hợp với phân tử nào làm giảm sử dụng oxy?

A Hemoglobin B Amylase

C Myoglobin D Cytocromoxydase
CÂU HỎI
Ái lực với hemoglobin của CO mạnh gấp bao nhiêu lần
CÂU 2 so với oxy?

A 50 B 250

C 260 D 60
CÂU HỎI
Khi bị ngộ độc CO, cơ quan nào bị ảnh hưởng nghiêm
CÂU 3 trọng nhất?

A Não và tim B Não và gan

C Tim và phổi D Gan và phổi


CÂU HỎI

CÂU 4 Chọn ý SAI về triệu chứng khi ngộ độc CO mạn:

A Suy nhược B Nhức đầu, buồn nôn

C Lú lẫn, mất trí nhớ D Hạ huyết áp


CÂU HỎI
Phương pháp có độ nhạy và độ chính xác cao để định
CÂU 5 lượng CO trong máu là?

A Phương pháp Nicloux B Phương pháp sắc kí khí

Phương pháp đo quang


C phổ D Phương pháp khác
OUR TEAM

THANH HƯỜNG ĐĂNG KHOA DIỆU LINH


Nội dung, powerpoint, Nội dung, powerpoint, Nội dung, powerpoint,
thuyết trình thuyết trình thuyết trình
THANKS
FOR
LISTENING ! Home

You might also like