Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

HÓA PHÂN TÍCH CNHH

(TN125)

LƯƠNG HUỲNH VỦ THANH


Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
1. Lý thuyết về axit-bazơ
1.1 Thuyết proton
Có nhiều quan điểm khác nhau về axit-bazơ, trong đó quan
điểm của nhà bác học người Đan Mạch J.N. Brönsted là quan
trọng nhất vì tính phổ quát của nó. Thuyết axit-bazơ này còn
được gọi là thuyết proton.
- Axit là chất có khả năng cho H+
- Bazơ là chất có khả năng nhận H+
Từ đây xuất hiện khái niệm cặp axit-bazơ liên hợp: axit cho H+
sẽ trở thành bazơ liên hợp và ngược lại.
Axit ↔ H+ + Bazơ
Bazơ + H2O ↔ Axit + OH-
VD:
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
1. Lý thuyết về axit-bazơ
1.1 Thuyết proton
Do H+ không thể tồn tại độc lập ở trạng thái tự do nên một chất
chỉ có thể cho H+ khi có một chất thu H+. Do đó, một quá trình
axir-bazơ bao giờ cũng gồm hai nũa phản ứng: cho H+ và thu H+.

Axit1 ↔ Bazơ1 + H+ có K1
Bazơ2 + H+ ↔ Axit2 có K2-1
Axit1 + Bazơ2 ↔ Axit2 + Bazơ1 có K=K1.K2-1
Với K1 và K2 lần lượt là hằng số phân ly của axit1 và axit2.
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
1. Lý thuyết về axit-bazơ
1.1 Thuyết proton
Trong thực tế với một dd đã cho thì một trong hai cấu tử axit1
hoặc bazơ2 tùy chất có nồng độ lớn sẽ đóng vai trò dung môi,
chất có nồng độ nhỏ sẽ đóng vai trò chất tan. Do đó, độ mạnh
của axit không chỉ phụ thuộc vào khả năng cho H+, mà còn phụ
thuộc vào khả năng thu H+ của bazơ (tức dung môi và ngược lại).
VD:
Trong nước thì HCl là axit mạnh
HCl + H2O ↔ H3O+ + Cl-
Trong C2H5OH thì HCl là axit yếu
HCl + C2H5OH ↔ C2H5OH2+ + Cl-
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
1. Lý thuyết về axit-bazơ
1.2 Cân bằng axit-bazơ trong nước
Nước là một dung môi lưỡng tính, vừa có khả năng cho, vừa có
khả năng thu H+:
H2O + H2O ↔ H3O+ + OH-
H3O+ là dạng tồn tại của H+ trong nước (bị hydrat hóa). Tuy nhiên,
để đơn giản vẫn quy ước viết H+:
H2O ↔ H+ + OH-
Nếu cho một axit vào nước thì nó sẽ nhường H+ cho nước:
• Nếu nhường hoàn toàn thì là axit mạnh:
HA + H2O ↔ H3O+ + A-
• Nếu nhường một phần thì là axit yếu:
HAx + H2O ↔ H3O+ + Ax-
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
1. Lý thuyết về axit-bazơ
1.2 Cân bằng axit-bazơ trong nước
Khi cho một bazơ vào nước sẽ xảy ra quá trình thu H+ của nước:
• Nếu thu hoàn toàn thì là bazơ mạnh, đó là các hydroxit kim loại
tan trong nước:
H2O + H2O ↔ H3O+ + OH-
NaOH + H3O+ → 2H2O + Na+
NaOH → Na+ + OH-
• Nếu thu một phần thì là bazơ yếu:
H2O + H2O ↔ H3O+ + OH-
NH3 + H3O+ → NH4+ + H2O
NH3 + H2O → NH4+ + OH-
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
1. Lý thuyết về axit-bazơ
1.2 Cân bằng axit-bazơ trong nước
Tính axit-bazơ của dd muối cũng được biểu diễn tương tự. Muối
được xem là chất điện ly mạnh, phân ly hoàn toàn. Các thành
phần do muối phân ly được xem là các dạng liên hợp của axit-
bazơ của dd.
NH4Cl → NH4+ + Cl-
NH4+ là axit mạnh, Cl- là bazơ yếu nên dd có tính axit.
NH4+ + H2O ↔ NH3 + H3O+
Đơn giản có thể viết:
NH4+ ↔ NH3 + H+
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
1. Lý thuyết về axit-bazơ
1.2 Cân bằng axit-bazơ trong nước
Trong dd các ion kim loại tham gia quá trình tạo phức hydroxo
giải phóng H+. Do đó ion kim loại được xem là các axit, trừ các
ion kim loại kiềm, kiềm thổ.
Cu2+ + H2O ↔ CuOH+ + H+ y1
Cu2+ + 2H2O ↔ Cu(OH)2 + 2H+ y2
Cu2+ + 3H2O ↔ Cu(OH)3- + 3H+ y3
Các quá trình trên giải thích tại sao dd Cu(NO3)2 có tính axit.
Trong các dd muối có chứa gốc axit yếu sẽ có tính bazơ do quá
trình kết hợp proton của gốc axit yếu:
Na2CO3 → 2Na+ + CO32-
CO32- + H2O ↔ HCO3- + OH-
HCO3- + H2O ↔ H2CO3 + OH-
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
1. Lý thuyết về axit-bazơ
1.2 Cân bằng axit-bazơ trong nước
Kết luận: Thuyết proton giúp giải thích một cách dễ dàng tính
axit-bazơ của các dd khác nhau. Nếu sử dụng thuyết Arrhénius
để giải thích tính axit-bazơ của các dd muối, phải sử dụng khái
niệm phản ứng thủy phân.
1.3 Điều kiện proton
Là một trường hợp đặt biệt của định luật bảo toàn nồng độ áp
dụng cho cân bằng axit-bazơ.
“Nồng độ cân bằng của H+ trong dd bằng tổng nồng độ H+ của
các chất ở trạng thái so sánh đã phóng thích ra trừ tổng nồng độ
H+ của các chất ở trạng thái so sánh đã nhận vào.”
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
1. Lý thuyết về axit-bazơ
Bài tập
1. Cho biết những khiếm khuyết trong định nghĩa về axit-bazơ của
Arrhénius. Có định nghĩa nào tổng quát hơn có khả năng khắc phục
những khuyết điểm nói trên hay không?
2. Theo Brönsted, những chất nào sau đây là axit, bazơ, trung tính,
lưỡng tính: H3O+, OH-, NH3, NH4+, H2SO4, HSO4-, HCO3-, CN-, S2-,
H2PO4-, C6H5NH2, H2N-CH3.
Viết các cân bằng cho-nhận proton để minh họa.
3. Nước và rượu là dung môi lưỡng tính. Hãy viết phương trình tự
proton phân của chúng, biểu thức hằng số cân bằng và tính giá trị hằng
số cân bằng của các quá trình đó, biết ở nhiệt độ đã cho tích số ion của
chúng lần lượt là 10-14 và 10-19.
4. Thiết lập mối quan hệ giữa Ka và Kb của một cặp axit-bazơ liên hợp.
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 1: tính pH của dd axit mạnh
VD1: Tính pH của dd HNO3 0,1 M
Vì HNO3 là axit mạnh nên phân ly hoàn toàn thành ion.
HNO3 → H+ + NO3-
Ngoài ra, trong dd còn có quá trình phân ly của nước.
H2O ↔ H+ + OH- Kw = 1,0.10-14
Do [H+] của nước phân lý rất bé so với [H+] của HNO3 phân ly nên
quá trình chính xảy ra trong dd được chọn là quá trình phân ly
của HNO3, có thể bỏ qua quá trình phân ly của nước.
Do đó, [H+] = 0,1 M → pH = -log[H+] = -log10-1 = 1,0
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 1: tính pH của dd axit mạnh
VD2: tính pH của dd HCl 1,0.10-10 M
Mặc dù HCl là axit mạnh, phân ly hoàn toàn thành ion nhưng
lượng H+ do HCl phân ly bé so với lượng H+ do nước phân ly
(1000 lần) nên quá trình chính xảy ra trong dd là quá trình phân ly
của nước.
H2O ↔ H+ + OH- Kw = 1,0.10-14
Do đó [H+] = 10-7 → pH = 7
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 2: tính pH của dd axit yếu
VD1: tính pH của dd HF 1,0 M, Ka = 7,2.10-4
Trong dd có hai quá trình phân ly cho H+ là: HF ↔ H+ + F- Ka =
7,2.10-4 và H2O ↔ H+ + OH- Kw = 1,0.10-14
So sánh giá trị Ka và Kw, ta thấy mặc dù HF là axit yếu nhưng
lượng H+ phân ly nhiều hơn do nước tạo ra, do vậy quá trình
chính xảy ra trong dd là:
HF ↔ H+ + F-
Ban đầu: 1,0
Cân bằng: 1,0 – x x x
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 2: tính pH của dd axit yếu
VD1: tính pH của dd HF 1,0 M, Ka = 7,2.10-4
HF ↔ H+ + F-
Ban đầu: 1,0
Cân bằng: 1,0 – x x x
Với x là nồng độ của HF đã bị phân ly. K = 7,2.10-4 = x2/(1,0 – x)
Do HF là axit yếu, phân ly không đáng kể nên một cách gần đúng
có thể chấp nhận x << 1,0 nên 1,0 – x ≈ 1,0. Do đó, x2 = 7,2.10-4
→ x = 2,7.10-2 → pH = -log[H+] = 1,57
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 2: tính pH của dd axit yếu
Cơ sở của phép tính gần đúng trên dựa theo yêu cầu mức độ
chính xác cần có. Thường thì giá trị Ka có sai số trong phạm vi
±5%.
Nếu sai số trong phạm vi ±5% thì hoàn toàn có thể chấp nhận
[HA]0 – x ≈ [HA]0.
Đầu tiên sẽ tính gần đúng:
Sau đó lập tỷ số:
Do đó, giá trị x = 2,7.10-2 là chấp nhận được.
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 2: tính pH của dd axit yếu
Cơ sở của phép tính gần đúng trên dựa theo yêu cầu mức độ
chính xác cần có. Thường thì giá trị Ka có sai số trong phạm vi
±5%.
Nếu sai số trong phạm vi ±5% thì hoàn toàn có thể chấp nhận
[HA]0 – x ≈ [HA]0.
Đầu tiên sẽ tính gần đúng:
Sau đó lập tỷ số:
Do đó, giá trị x = 2,7.10-2 là chấp nhận được.
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 2: tính pH của dd axit yếu
VD2: tính pH của dd axit HClO 0,10 M, Ka = 3,5.10-6
Trong dd có 2 cân bằng phân ly phóng thích proton. Do HClO
phân ly mạnh hơn nước đáng kể và nồng độ HClO cũng không
quá nhỏ nên quá trình phân ly chính được chọn là của HClO.
HClO ↔ H+ + ClO-
Ban đầu: 0,10
Cân bằng: 0,10 – x x x
Với x là nồng độ của HClO bị phân ly. K = 3,5.10-6 = x2/(0,10 – x)
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 2: tính pH của dd axit yếu
VD2: tính pH của dd axit HClO 0,10 M, Ka = 3,5.10-6
Nếu x << 0,10 thì 0,10 – x << 0,10
→ x2 = 0,10.3,5.10-6 → x = 5,9.10-4.
Kiểm tra trở lại giả thuyết gần đúng:

Do kết quả chấp nhận đượ nên pH = - log[H+] = - logx =4,23


Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 3: tính thành phần phần trăm của axit bị phân ly
Để xác định % axit bị phân ly ta dùng công thức:

VD1: tính % axit acetic bị phân ly trong 2 trường hợp sau:


a. Dd CH3COOH 1,0 M
b. Dd CH3COOH 0,1 M
Cho hằng số phân ly Ka = 1,75.10-5.
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 3: tính thành phần phần trăm của axit bị phân ly
Trường hợp a:
Do một phân tử CH3COOH phân ly tạo thành chỉ một ion H+ nên
nồng độ axit bị phân ly chính bằng nồng độ H+, do đó:

Trường hợp b:
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 3: tính thành phần phần trăm của axit bị phân ly
Ví dụ này cho thấy, đối với dd axit yếu, nếu nồng độ axit càng
loãng thì % axit bị phân ly càng lớn, hay ngược lại nếu đồng độ
axit càng đậm đặc thì % axit bị phân ly càng bé. Giá trị % axit bị
phân ly thường được sử dụng để xác định hằng số phân lý Ka
của các axit yếu.
VD2: Tính Ka của axit lactic khi biết trong dd 0,1 M có 3,7% axit bị
phân ly.
Ta có cân bằng phân ly của axit lactic:
HC3H5O3 ↔ H+ + C3H5O3-
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 3: tính thành phần phần trăm của axit bị phân ly
Nồng độ axit bị phân ly = 0,1.(3,7/100) = 3,7.10-3 mol/L.
Với
Trong đó:
[H+] = [C3H5O3-] = 3,7.10-3 mol/L;
[HC3H5O3] = 0,1 – x ≈ 0,1
Do đó, hằng số phân ly của axit lactic:
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 4: tính pH của dd axit yếu đa chức
VD: Tính pH của dd H3PO4 5,0 M và nồng độ cân bằng của các
tiểu phân khác trong dung dịch.
H3PO4 là một axit yếu đa chức, xảy ra các quá trình phân ly từng
bậc như sau:

So sánh các giá trị Kai, rõ ràng ta thấy độ mạnh của các axit như
sau: H3PO4 >> H2PO4- >> HPO42-
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 4: tính pH của dd axit yếu đa chức
Điều này có nghĩa là quá trình chủ yếu phân ly cho H+ trong dd là
quá trình phân ly bậc thứ nhất:

Ban đầu: 5,0 M


Cân bằng: 5,0 – x x x

Một cách gần đúng, ta chấp nhận 5,0 – x ≈ 5,0 → x = 1,9.10-1 M


Kiểm tra lại mức độ gần đúng:
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 4: tính pH của dd axit yếu đa chức
Nên kết quả trên là chấp nhận được: pH = - logx = 0,72
Từ đây ta xác định được: [H+] = [H2PO4-] = 1,9.10-1 M và [H3PO4]
= 5,0 – 0,2 = 4,8 M
Nồng độ của các cấu tử còn lại được tính dựa vào các giá trị Ka
tương ứng:

Các kết quả trên cho thấy lượng H+ được tạo ra ở bậc 2 và bậc 3
của quá trình phân ly là không đáng kể.
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 5: tính pH của dd bazơ mạnh
VD: tính pH của dd NaOH 5,0.10-2 M
Do NaOH là bazơ mạnh nên nó phân ly hoàn toàn thành ion khi
tan vào nước tạo ra OH-. Bên cạnh đó, cũng có quá trình phân ly
tạo thành OH- của nước. Tuy nhiên, lượng OH- do nước tạo ra là
không đáng kể so với lượng OH- do NaOH tạo ra, nên chọn quá
trình phân ly của NaOH để tính.
NaOH → Na+ + OH-
5,0.10-2 5,0.10-2 5,0.10-2
[H+] = 10-14/[OH-] = 10-14/5,0.10-2 = 2,0.10-13 → pH=-log[H+] = 12,7
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 6: tính pH của dd bazơ yếu
Tính pH của dd bazơ yếu hoàn toàn tương tự như tính pH của dd
axit yếu.
VD: tính pH của dd NH3 15 M, Kb = 1,8.10-5
Trong dd xảy ra 2 cân bằng phân ly cho OH-.
NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH- Kb = 1,8.10-5
H2O ↔ H+ + OH- Kw = 1,0.10-14
Do sự đóng góp OH- của nước là không đáng kể vì Kb >> Kw nên
có thể bỏ qua cân bằng phân ly của nước.
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 6: tính pH của dd bazơ yếu
NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH- Kb = 1,8.10-5
Ban đầu: 15,0
Cân bằng: 15,0 – x x x
Một cách gần đúng, ta có: 15,0 – x ≈ 15,0.
→ x2 = 15,0.1,8.10-5 → x = 1,6.10-2
Kiểm tra tính gần đúng:
(x/[NH3]).100 = (1,6.10-2/15,0).100 = 0,1% < 5% → chấp nhận
Ta có:
[OH-] = x = 1,6.10-2 →[H+] = 6,3.10-13 → pH=-log[H+] = 12,20
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 7: tính pH của dd muối có tính axit hoặc bazơ
Muối là một tên gọi đơn giản của hợp chất ion. Khi hòa tan muối
vào nước, muối sẽ phân ly thành ion. Trong một số trường hợp
các ion này có thể đóng vai trò như một axit hoặc bazơ.
VD1: Tính pH của dd NaCl 1 M.
Trong dd, NaCl phân ly hoàn toàn thành ion: NaCl → Na+ + Cl-
Các ion Na+ và Cl- không ảnh hưởng gì đến nồng độ H+ và OH-
của dd, do đó lượng H+ và OH- trong dd do cân bằng phân ly của
nước tạo ra không có gì thay đổi và có giá trị là 10-7 mol/L, nên
pH = 7,0.
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 7: tính pH của dd muối có tính axit hoặc bazơ
VD2: Tính pH của dd NaF 0,3 M cho Ka của HF = 7,2.10-4.
Khi hòa tan vào nước, NaF phân ly hoàn toàn thành ion:
NaF → Na+ + F-
Do F- là bazơ liên hợp của axit yếu HF nên F- sẽ tham gia cân
bằng kết hợp proton của nước: F- + H2O ↔ HF + OH-.

Từ giá trị Kb đã biết, ta tính được pH của dung dịch như sau:
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 7: tính pH của dd muối có tính axit hoặc bazơ
F- + H2O ↔ HF + OH-
Ban đầu: 0,3
Cân bằng: 0,3 – x x x
Một cách gần đúng, ta có: 0,3 – x ≈ 0,3 → x = 2,0.10-6
Kiểm tra tính gần đúng:
(2.10-6/0,3).100 = 0,06% < 5% → Chấp nhận
Nên [OH-] = x = 2,0.10-6 → pOH = 5,69
Do đó, pH = 14,0 – pOH = 8,31
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 7: tính pH của dd muối có tính axit hoặc bazơ
VD3: Tính pH của dd NH4Cl 0,10 M cho Kb của NH3 = 1,8.10-5.
Trong dd, NH4Cl phân ly hoàn toàn thành ion:
NH4Cl → NH4+ + Cl-
Do NH4+ là axit liên hợp của bazơ NH3 và là một axit yếu nên
NH4+ sẽ bị proton phân theo cân bằng: NH4+ ↔ NH3 + H+.

Từ Ka đã tính, có thể thấy NH4+ là một axit yếu nhưng vẫn mạnh
hơn nước nên sự phân ly proton của NH4+ vẫn sẽ chiếm ưu thế.
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 7: tính pH của dd muối có tính axit hoặc bazơ
NH4+ ↔ NH3 + H+
Ban đầu: 0,1
Cân bằng: 0,1 – x x x

Kiểm tra gần đúng, ta có:


(x/[NH4+]).100 = (7,5.10-6/0,1).100 = 0,075% < 5% → Chấp nhận
Do đó: [H+] = 7,5.10-6 → pH = 5,13
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
2.1 Dạng 7: tính pH của dd muối có tính axit hoặc bazơ
Từ các ví dụ trên và nhiều khảo sát thực nghiệm khác, người ta
đã đi đến một số kết luận sau:
• Dd muối có chứa cation của bazơ mạnh và anion của axit
mạnh (tức muối của axit mạnh và bazơ mạnh) có pH = 7.
• Dd muối có chứa anion là bazơ liên hợp của axit yếu (tức muối
của axit yếu và bazơ mạnh) có tính bazơ.
• Dd muối có chứa cation là axit liên hợp của bazơ (tức muối
của axit mạnh và bazơ yếu) có tính axit.
Chương 1: Khảo sát cân bằng axit –
bazơ
2. Cân bằng axit-bazơ của hệ đơn cấu tử
Bài tập
1. Hằng số axit Ka và nồng độ Ca của đơn axit yếu HA phải có giá trị
như thế nào để khi tính pH có thể bỏ qua sự phân ly của nước?
2. Thiết lập công thức tính pH của dd đơn axit yếu HA, nồng độ C a,
hằng số phân ly Ka. Biết sự phân ly của nước là không đáng kể.
3. Tính pH và nồng độ cân bằng của các ion trong dung dịch KCN
0,1 M. Biết HCN có pKa = 9,32.
4. Tính pH và nồng độ của các ion trong dd NH 4Cl 0,1 M. Biết NH3 có
pKb = 4,75.
5. Phenol (C6H5OH) có pKa = 10. Tính pH dd phenol có nồng độ
0,001M.
6. Tính pH dd anilin (C6H5NH2) 0,001 M. Biết anilin có pKb = 9,4.
7. Tính pH dd metylamin (CH3NH2) 0,001 M. Biết pKb = 3,36.

You might also like