C1-Lý Thuyết Truyền Tin 2022 Last

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN

Giảng viên: TS.Cao Hồng Sơn - Email: Kaosonvt1@gmail.com


Bộ môn: Tín hiệu & Hệ thống - Khoa VT1
Học kỳ/Năm biên soạn: II/2023
BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Giới Thiệu Môn Học
 Thời lượng môn học:
 3TC (36LT + 8BT + 0TH+1TH)
 Mục tiêu:
 Kiến thức: SV được học các kiến thức về những khái niệm và các
nguyên tắc cơ bản trong truyền, nhận, biến đổi và xử lý thông tin, mô
hình hóa và phân tích quá trình truyền tin.
 Kỹ năng: Sinh viên có khả năng nắm bắt hoạt động của một hệ thống
truyền tin, có kỹ năng phân tích, đánh giá về quá trình truyền tin.
 Thái độ, chuyên cần: Tập cho sinh viên khả năng nghiên cứu độc lập,
trách nhiệm và tính xây dựng trong hoạt động nhóm.
 Nội dung:
 Chương 1: Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết truyền tin
 Chương 3: Mã hóa
 Chương 4: Ghép kênh
 Chương 5: Điều chế tín hiệu
 Chương 6: Nhiễu và bộ thu tối ưu

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 2


BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Giới Thiệu Môn Học
 Tài liệu tham khảo:
 A. Học liệu bắt buộc:
1- Bài giảng “Lý thuyết truyền tin”. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông,
2021.
 B- Học liệu tham khảo:
[1] Bài giảng môn Truyền dẫn số, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông,
2014.
[2] Trần thị Ngân, Giáo trình “Cơ sở lý thuyết truyền tin”, Nhà xuất bản Hà Nội,
2007.
[3] PGS.TS. Nguyễn Bình, Bài giảng “Lý thuyết thông tin”. Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông, 2006..
[4] Đặng Văn Chuyết, Nguyễn Tuấn Anh, “Cơ sở lý thuyết truyền tin”, Nhà xuất
bản giáo dục, 2003.
[5] Stefan Host, “Information and Communication Theory”, IEEE Press, John
Wiley & Sons, 2019.
[6] Wim C. van Etten, “Introduction to Random Signals and Noise”, John Wiley
& Sons, 2005.
[7] John. G. Proaskis, “Digital Communication”, McGraw- Hill International
Editions, 1995.

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 3


BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Giới Thiệu Môn Học
 Đánh giá:

Hình thức kiểm tra Trọng số đánh giá Đối tượng đánh giá

Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy


đủ, chú ý nghe giảng; tích cực tham 10% Cá nhân
gia thảo luận)
Bài tập /Thảo luận trên lớp 10% Cá nhân/Nhóm

Kiểm tra giữa kì 20% Cá nhân

Kiểm tra cuối kì 60% Cá nhân

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 4


BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Nội dung
 Chương 1: Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết truyền tin
 Chương 3: Mã hóa
 Chương 4: Ghép kênh
 Chương 5: Điều chế tín hiệu
 Chương 6: Nhiễu và bộ thu tối ưu

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 5


BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN

Mục tiêu bài học của Ch­ương 1


 Giới thiệu sơ lược vai trò, lịch sử và hướng phát triển của lý
thuyết truyền tin
 Cung cấp một số khái niệm cơ bản của lý thuyết truyền tin
 Giới thiệu mô hình tổng quát hệ thống truyền tin
 Những tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng một hệ thống truyền
tin

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 6


BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN

Các vấn đề đặt ra của Ch­ương 1


 Ngành khoa học Lý thuyết thông tin đóng vai trò gì với các môn
khoa học khác?
 Những mốc thời gian quan trọng và những thành tựu của ngành
lý thuyết thông tin?
 Các định nghĩa nền tảng của lý thuyết truyền tin là gì?
 Mô hình tổng quát hệ thống truyền tin cơ bản? Vai trò, chức
năng cơ bản của các khối chính trong hệ thống?
 Để đánh giá một hệ thống truyền tin, cần đánh giá theo những
tiêu chí cơ bản nào?

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 7


BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN

Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin.


 Sơ lược lịch sử phát triển của lý thuyết truyền tin
 Một số khái niệm cơ bản
 Mô hình tổng quát hệ thống truyền tin
 Các tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng một hệ thống truyền
tin

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 8


BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.1 Sơ lược lịch sử phát triển của lý thuyết truyền tin:
• Cơ sở lý thuyết truyền tin: một bộ phận của lý thuyết thông tin chung –Phần áp dụng của
“Lý thuyết thông tin” vào kỹ thuật thông tin liên lạc.
• Ngày nay, lý thuyết thông tin phát triển theo hai hướng chủ yếu:
- Lý thuyết thông tin toán học:
Xây dựng những luận điểm thuần tuý toán học và những cơ sở toán học chặt chẽ của lý
thuyết thông tin.
Cống hiến chủ yếu trong lĩnh vực này thuộc về các nhà bác học: N.Wiener, A. Feinstain,
C.E Shanon, A.N. Kanmôgorov, A.JA Khintrin.
- Lý thuyết thông tin ứng dụng (còn được gọi là lý thuyết truyền tin):
Chuyên nghiên cứu các bài toán thực tế quan trọng do kỹ thuật liên lạc đặt ra có liên quan
đến vấn đề chống nhiễu và nâng cao độ tin cậy của việc truyền tin.
Các bác học C.E Shanon, S.O RiCe, D. Midleton, W. Peterson, A.A Khakevich, V.
Kachenhicov đã có những công trình quý báu trong lĩnh vực này.

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 9


BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.1 Sơ lược lịch sử phát triển của lý thuyết truyền tin:

• Năm 1928: Hartley R.V.L đặt viên gạch đầu tiên để xây dựng LTTT. Ông đã đưa ra khái
niệm số đo lượng tin, để có thể so sánh định lượng các hệ thống truyền tin.
• Năm 1933: V.A Kachenhicov chứng minh một loạt những luận điểm quan trọng của lý
thuyết thông tin trong bài báo “Về khả năng thông qua của không trung và dây dẫn trong hệ
thống liên lạc điện”.
• Năm 1935: D.V Ageev đưa ra công trình “Lý thuyết tách tuyến tính”, trong đó phát biểu
những nguyên tắc cơ bản về lý thuyết tách các tín hiệu.
• Năm 1946: V.A Kachenhicov công bố công trình “Lý thuyết thế chống nhiễu đánh dấu một
bước phát triển rất quan trọng của LTTT.
• Năm 1948-1949: Shanon C.E công bố một loạt các công trình vĩ đại, đưa sự phát triển của
LTTT lên một bước tiến mới. Trong đó, đưa ra khái niệm lượng thông tin và tính đến cấu
trúc thống kê của tin, ông đã chứng minh một loạt định lý về khả năng thông qua của kênh
www.ptit.edu.vn Trang 10
truyền tin khi có nhiễu và các BỘ
địnhMÔN:
lý mãTH & HT - KHOA VT1
hoá.
BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.2 Một số khái niệm cơ bản:
• Thông tin (information):

- Thông tin là sự phản ánh mang tính định hướng của sự vật khách quan đối với sự nhận
biết của con người. Hay nói cách khác, thông tin là sự cảm hiểu của con người về thế
giới xung quanh thông qua sự tiếp xúc với nó.
- Khi tiếp nhận được thông tin, con người có thể truyền, lưu trữ, nhân bản hoặc phải xử
lý nó để tạo ra những thông tin mới có ích hơn.
www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 11
BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.2 Một số khái niệm cơ bản:
• Tin/bản tin (news):
- Vật liệu ban đầu được gia công trong một hệ thống truyền tin.
- Tin tức là sự phản ảnh của sự vật khách quan đối với sự nhận biết của con người. Tin
tức có tính chất là sự “mới mẻ”.

• Tín hiệu (signal):


- Tín hiệu là các đại lượng vật lý biến thiên, phản ánh tin cần truyền. (Sự biến đổi các
tham số riêng của quá trình vật lý mới là tín hiệu).
- Tin tức là sự phản ảnh của sự vật khách quan đối với sự nhận biết của con người. Tin
tức có tính chất là sự “mới mẻ”.

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 12


BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.3 Mô hình tổng quát hệ thống truyền tin:
• Phân loại hệ thống truyền tin:
- Trong cuộc sống, con người luôn có nhu cầu trao đổi thông tin (truyền tin) với nhau.
Một hệ thống mà thông tin được truyền tải từ nơi phát đến nơi thu được gọi là hệ thống
truyền tin (hệ thống viễn thông).
- Dựa trên cơ sở năng lượng mang tin, phân hệ thống truyền tin thành:
. Hệ thống điện tín: dùng năng lượng điện một chiều.
. Hệ thống thông tin vô tuyến điện: dùng năng lượng sóng điện từ.
. Hệ thống thông tin quang: dùng năng lượng quang học.
. Hệ thống thông tin dùng sóng âm, siêu âm...: dùng năng lượng cơ học.
- Dựa trên cơ sở biểu hiện bên ngoài của thông tin, phân loại hệ thống truyền tin:
. Hệ thống phát thanh, truyền hình.
. Hệ thống truyền số liệu.
. Hệ thống thông tin thoại...
- Dựa trên đặc điểm của thông tin đưa vào kênh là rời rạc hay liên tục: hệ thống truyền
www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH rạc.
& HT - KHOA VT1 Trang 13
tin liên tục và hệ thống truyền tin rời
BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.3 Mô hình tổng quát hệ thống truyền tin:
• Sơ đồ khối hệ thống truyền tin cơ bản:

Nguồn Máy phát Kênh Máy thu Đích


(Source) (Transmitter) (Channel) (Receiver) (Recipient)

- Mô tả quá trình trao đổi thông tin giữa hai hoặc nhiều bên. Bao gồm: truyền tin cơ học
(bưu chính) và truyền tin điện (viễn thông).
- Mục đích chính của truyền tin là truyền tải thông tin từ nguồn tới nơi nhận (đích) thông
qua một kênh truyền (channel)/ môi trường truyền.
Source: sinh ra tin (analog or digital)
Transmitter: biến đổi tập tin thành tập tín hiệu tượng ứng để truyền (transducer,
amplifier, modulator, oscillator, power amp., antenna).
Channel: kênh truyền vật lý (e.g. cable, optical fibre, free space, underwater acoustic,
Storage…)
Receiver: thu nhận tín hiệu và thiết lập lại thông tin (antenna, amplifier, demodulator,
oscillator, power amplifier, transducer)
Recipient: thu nhận thông tin nhằm sao lưu, biểu thị và xử lý tin (e.g. person, (loud)
www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 14
speaker, computer).
BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.3 Mô hình tổng quát hệ thống truyền tin:
• Sơ đồ khối hệ thống truyền tin cơ bản:

Nguồn Máy phát Kênh Máy thu Đích


(Source) (Transmitter) (Channel) (Receiver) (Recipient)

- Chế độ truyền: HTTT thực hiện truyền thông tin theo một chiều hoặc theo hai chiều.
. Các HTTT truyền theo một chiều duy nhất: được gọi là thông tin đơn công
(Simplex mode).
- Các HTTT truyền theo hai chiều: được gọi là hệ thống thông tin song công
(duplex mode).
Hệ thống thông tin song công: bán song công (Half-duplex mode) và song
công hoàn toàn (Full-duplex mode).

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 15


BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.3 Mô hình tổng quát hệ thống truyền tin:
• Sơ đồ khối hệ thống truyền tin cơ bản:

Nguồn Máy phát Kênh Máy thu Đích


(Source) (Transmitter) (Channel) (Receiver) (Recipient)

- Chế độ truyền:
. Simplex mode:
- Tín hiệu được truyền chỉ theo một hướng.
- Không dùng rộng rãi vì không thể gửi ngược Nguồn tin Đích
lại lỗi hoặc tín hiệu điều khiển cho bên phát.
- Television, teletext, radio
. Half-duplex mode:
- Tín hiệu được truyền theo hai hướng, nhưng
mỗi hướng chỉ được thực hiện tại một thời Nguồn Đích
điểm.
- Bộ đàm: nút chuyển chế độ nghe thì bên kia
mới được nói mode:
. Full-duplex
- Tín hiệu được truyền theo hai hướng trong
cùng một thời gian. Nguồn Đích
- Hầu hết các hệ thống
www.ptit.edu.vn viễn TH
BỘ MÔN: thông hiện
& HT đại sửVT1
- KHOA Trang 16
dụng nguyên lý song công hoàn toàn.
BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.3 Mô hình tổng quát hệ thống truyền tin:
• Sơ đồ khối hệ thống truyền tin số: Từ các nguồn tin khác

Mã hóa Mã hóa Ghép


Nguồn tin Điều chế
nguồn kênh kênh

Kênh
Đồng bộ truyền
tin

Nơi nhận tin Giải mã Giải mã Tách Giải điều


(Đích) nguồn kênh kênh chế

Tới các đích khác

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 17


BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.3 Mô hình tổng quát hệ thống truyền tin:
• Các khối cơ bản:
- Nguồn tin (Source):
. Nguồn là nơi sinh ra thông tin.
. Các nguồn tin trong tự nhiên là các nguồn tin nguyên thủy: chưa qua bất kỳ một
phép biến đổi nào.
. Trong quá trình truyền, nguồn tin truyền đi một chuỗi các tin (bản tin).
. Nguồn sinh ra tập tin là hữu hạn: nguồn rời rạc. Nguồn sinh ra tập tin là vô hạn:
nguồn liên tục.
. Tính chất nguồn: Tính thống kê và tính hàm ý.
. Nguồn nguyên thủy rời rạc: Một dãy ký tự/các tin (trong điện tín của hệ thống
gửi điện tín); Bảng chữ cái của một ngôn ngữ; Các lệnh điều khiển trong hệ thống điều
khiển.
. Nguồn nguyên thuỷ liên tục: Một hàm theo một biến thời gian f(t) (trong phát
thanh và điện thoại); Một vài hàm của một vài biến như trong truyền hình màu - thông tin
gồm ba hàm f(x,y,t),g(x,y,t),h(x,y,t) biểu diễn cường độ sáng của ba thành phần cơ bản
www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 18
(xanh lá cây, đỏ, xanh dương).
BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.3 Mô hình tổng quát hệ thống truyền tin:
• Các khối cơ bản:
- Mã hóa/ Giải mã:
. Làm ứng mỗi tin với một tổ hợp các ký hiệu đã chọn nhằm tăng mật độ,
tăng khả năng chống nhiễu, tăng tốc độ truyền tin.
. Nhiệm vụ chính của mã hóa: tăng hiệu suất truyền tin, tăng độ tin cậy.
. Mã hóa nguồn: Loại bỏ thông tin dư thừa biểu diễn thông tin truyền đi
càng ít bit dữ liệu càng tốt (quá trình nén dữ liệu).
. Mã hóa kênh: Đưa thêm vào các bit dư mà nhờ đó máy thu có thể thực
hiện việc phát hiện lỗi và sửa lỗi.
. Giải mã: Biến đổi các tin đã mã hoá thành các tin tương ứng ban đầu.

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 19


BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.3 Mô hình tổng quát hệ thống truyền tin:
• Các khối cơ bản:
- Ghép kênh/ Tách kênh:
. Ghép kênh: chỉ quá trình kết hợp/tổ hợp nhiều tín hiệu đầu vào (có tốc
độ bit thấp) tạo nên một tín hiệu đầu ra (có tốc độ bit cao hơn).
. Điều kiện đơn kênh: Tại một thời điểm, môi trường truyền chỉ cho phép
duy nhất một kênh truyền/tín hiệu truyền qua..
. Trường hợp nhiều kênh truyền cùng chia sẻ một môi trường truyền: tài
nguyên của môi trường truyền sẽ phải chia nhỏ và phân bổ cho mỗi kênh
truyền. Tài nguyên: thời gian, tần số (bước sóng), mã, không gian.
. Khối tách kênh: Tách tín hiệu thu được thành nhiều tín hiệu đầu ra.

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 20


BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.3 Mô hình tổng quát hệ thống truyền tin:
• Các khối cơ bản:
- Điều chế/ Giải điều chế:
. Điều chế: chuyển tin tức trong một dạng năng lượng thích hợp với môi
trường truyền lan. Dạng năng lượng được dùng, phải ít bị suy hao và bị
biến dạng do tác động của nhiễu.
Thực chất của quá trình điều chế là biến đổi một hoặc nhiều thông số của
dạng năng lượng đã chọn theo quy luật đại diện cho tin tức.
. Với tin tức liên tục: AM, FM và PM. Để tăng tính chống nhiễu dùng điều
chế xung: PAM, PFM, PPM, PWM, PCM, DM…
. Với tin tức rời rạc: ASK, FSK, PSK, QAM
. Giải điều chế: phép biến đổi ngược lại của quá trình điều chế (phép lọc
tin, từ hỗn hợp tín hiệu và nhiễu với các chỉ tiêu tối ưu về sai số đặt ra).

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 21


BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.3 Mô hình tổng quát hệ thống truyền tin:
• Các khối cơ bản:
- Nơi nhận tin: Hiện thị thông tin chuyển đến và có ba chức năng:
. Ghi lưu giữ tin (ví dụ bộ nhớ của máy tính, băng ghi âm, ghi hình,…)
. Biểu thị tin: Làm cho các giác quan của con người hoặc các bộ cảm biến
của máy thụ cảm được để xử lý tin (ví dụ băng âm thanh, chữ số, hình
ảnh,…)
. Xử lý tin: Biến đổi tin để đưa nó về dạng dễ sử dụng (thực hiện bằng
con người hoặc bằng máy).

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 22


BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.3 Mô hình tổng quát hệ thống truyền tin:
• Các khối cơ bản:
- Kênh truyền tin:
. Là môi trường vật lý: tín hiệu truyền đi từ nguồn tin đến nơi nhận tin.
. Môi trường truyền tin gồm: định hướng (cáp kim loại, cáp quang,..) hoặc
không định hướng (không khí, tầng điện ly, sóng âm...).
. Trên đường truyền có những tác động làm mất năng lượng, làm mất
thông tin của tín hiệu, đó chính là nhiễu.
. Nhiễu cộng: do các nguồn nhiễu công nghiệp và vũ trụ tạo ra, luôn luôn
tồn tại trong các môi trường truyền lan của tín hiệu.
. Nhiễu nhân: là do phương thức truyền lan của tín hiệu/sự thay đổi thông
số vật lý của bộ phận môi trường truyền lan khi tín hiệu đi qua.
. Nhiệm vụ của kênh truyền tin: chuyển tín hiệu mang tin từ nguồn tin đến
nơi nhận tin và đảm bảo tính toàn vẹn của tin tức với thời gian quy định.
. Trong lý thuyết truyền tin: kênh truyền tin đặc trưng bởi hỗn hợp tín hiệu
và nhiễu.
www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 23
BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.3 Mô hình tổng quát hệ thống truyền tin:
• Các khối cơ bản:
- Kênh truyền tin: Đặc tính môi trường truyền tin
. Kênh dây dẫn kim loại: (Dải tần của kênh).

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 24


BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.3 Mô hình tổng quát hệ thống truyền tin:
• Các khối cơ bản:
- Kênh truyền tin: Đặc tính môi trường truyền tin
. Kênh sợi quang: (Dải tần của kênh).

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 25


BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.3 Mô hình tổng quát hệ thống truyền tin:
• Các khối cơ bản:
- Kênh truyền tin: Đặc tính m/t truyền tin
. Kênh vô tuyến: (Dải tần của kênh).

Ground-wave propagation
(MF band)

Sky-wave propagation
(HF band)

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 26


BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
1.4 Các tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng một hệ thống truyền tin:
• Tính hiệu quả:
- Tốc độ truyền tin cao
- Truyền được đồng thời nhiều tin khác nhau
- Chi phí cho một bit thông tin thấp
• Độ tin cậy:
- Đảm bảo độ chính xác của việc thu nhận tin cao, xác suất thu sai (hoặc tỉ số lỗi
bít (BER)) thấp.
• An toàn:
- Bí mật: Không thể khai thác thông tin trái phép; Chỉ có người thu hợp lệ mới
hiểu được thông tin.
- Xác thực: Gắn trách nhiệm của bên gửi – bên thu với bản tin (chữ ký số).
- Toàn vẹn: Thông tin không bị bóp méo (cắt xén, xuyên tạc, sửa đổi); Thông tin
được thu phải nguyên vẹn cả về nội dung và hình thức.
• Khả dụng:
- Mọi tài nguyên và dịch vụ của hệ thống phải được cung cấp đầy đủ cho người
www.ptit.edu.vn
dùng hợp pháp. BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 27
BÀI GIẢNG MÔN

LÝ THUYẾT TRUYỀN TIN


Ch­ương 1- Giới thiệu về lý thuyết truyền tin
Câu hỏi & bài tập chương 1:

1. Nêu khái niệm hệ thống truyền tin và phân loại chúng?

2. Trình bày quá trình phát triển của hệ thống truyền tin?

3. Vẽ mô hình tổng quát của một hệ thống truyền tin và giải thích chức
năng của từng thành phần chính trong mô hình đó.

4. Vẽ sơ đồ khối hệ thống truyền tin số và trình bày chức năng của các
khối trong sơ đồ hệ thống?

5. Trình bày các chỉ tiêu chất lượng cơ bản của một hệ thống truyền tin?

www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: TH & HT - KHOA VT1 Trang 28

You might also like