Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 39

CHƯƠNG 6: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ


I. Vai trò của thanh toán quốc tế
1.Khái niệm:
 Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện
các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua
hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm
phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc
tế phát sinh giữa các nước với nhau.
 Thanh toán quốc tế xuất hiện từ lâu nhưng
chỉ phát triển mạnh mẽ kể từ khi chủ nghĩa
tư bản ra đời cho đến nay. Do khối lượng
mua bán giao dịch, đầu tư quốc tế ngày
càng tăng nên thanh toán quốc tế đã trở
thành một mắc xích quan trọng không thể
thiếu trong hoạt động kinh tế thế giới.
2. Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế
 Hoạt động thanh toán quốc tế bao gồm 2 bộ
phận: thanh toán phục vụ cho các khoản
giao dịch mang tính mậu dịch và phi mậu
dịch.
 Đa số sử dụng ngoại tệ nên phải lựa chọn
đồng tiền tương đối ổn định và thận trọng
lựa chọn những biện pháp phòng chống rủi
ro.
 Được thực hiện trên nền tảng pháp luật và
tập quán thương mại quốc tế, đồng thời phải
vận dụng khéo léo trên cơ sở kết hợp với
pháp luật trong nước.
 Phải đạt tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế
 Chịu ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế,
chính sách ngoại thương và ngoại hối quốc
gia.
3.Vai trò của thanh toán quốc tế trong nền kinh tế
 Do ngân hàng đóng vai trò trung gian trong
thanh toán quốc tế nên khi thực hiện tốt
thanh toán quốc tế, sẽ tạo điều kiện phát triển
các nghiệp vụ, mở rộng quy mô và nâng cao
uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế.
 Là khâu cuối của quá trình lưu thông hàng
hóa, nếu quá trình thanh toán được tiến hành
nhanh chóng, thuận lợi sẽ đẩy nhanh tốc độ
thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của các đơn vị xuất nhập khẩu.
 Khuyến khích các nhà XNK mở rộng quy mô
hoạt động kinh doanh, tăng khối lượng hàng
hóa mua bán, mở rộng quan hệ giao dịch với
các nước.
 Tập trung và quản lý ngoại tệ trong nước, sử
dụng ngoại tệ có mục đích, hiệu quả, tạo điều
kiện thực hiện tốt chế độ quản lý ngoại hối.
 Tạo điều kiện thực hiện và quản lý có hiệu
quả hoạt động XNK trong nước theo đúng
chính sách ngoại thương đã đề ra.
II. Đặc điểm và phân loại tiền tệ trong TTQT
1. Đặc điểm của tiền tệ trong thanh toán quốc tế.
 Hiện nay, các nước trên thế giới không áp dụng
một chế độ tiền tệ thống nhất.
 Không có đồng tiền tiêu chuẩn quốc tế.
 Trên thế giới hình thành 2 khối quản lý ngoại hối:
Khối TBCN thì tự do phát triển, tự do mậu dịch,
tự do chuyển đổi ngoại hối, tự do XNK vàng.
Khối các nước đang phát triển và các nước
XHCN thì thực hiện chế độ quản lý ngoại hối,
kiểm soát mua bán ngoại hối và XNK vàng.
2. Phân loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế
2.1. Căn cứ vào phạm vi sử dụng tiền tệ
 Tiền tệ thế giới: Là vàng được dùng làm
phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế
trong thời kỳ chế độ bản vị vàng. Hiện nay,
trong thanh toán quốc tế, sử dụng ngoại tệ,
còn vàng chỉ được dùng làm phương tiện dự
trữ và thanh toán cuối cùng giữa các nước
với nhau vào thời điểm cuối năm.
 Tiền tệ quốc tế: là tiền tệ của 1 nước được
các nước lựa chọn khi ký kết hợp đồng theo
các hội nghị tiền tệ thế giới, các hiệp định
tiền tệ. Vd: Hiệp định thanh toán Châu Âu,
các nước trong khối sử dụng EUR
 Tiền tệ quốc gia: là tiền tệ của các nước tư
bản được các nước lựa chọn làm tiền tệ
trong thanh toán quốc tế.
2.2. Căn cứ vào tính chất chuyển đổi của tiền tệ
 Ngoại tệ tự do chuyển đổi: là đồng tiền quốc
gia mà pháp luật nước đó cho phép chuyển
đổi ra đồng tiền các nước khác và ngược lại,
thông thường là những ngoại tệ mạnh.
 Ngoại tệ chuyển khoản: là tiền tệ được sử
dụng để chuyển tiền từ tài khoản này sang
tài khoản khác thông qua hệ thống ngân
hàng.
 Tiền tệ clearing: là tiền tệ ghi sổ giữa 2 hay
nhiều nước có quan hệ mua bán ký kết hiệp
định với nhau, không được quyền chuyển
nhượng, chuyển đổi, cuối năm tiến hành bù
trừ và được giải quyết bằng những cách sau:
Trả bằng hàng hóa dịch vụ
Trả bằng vàng hay ngoại tệ
Chuyển dư nợ sang năm sau.
2.3. Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ
 Tiền mặt: là tiền giấy của mỗi quốc gia,
thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong cán cân
thanh toán quốc tế, chủ yếu trong lĩnh vực
phi mậu dịch.
 Tiền tín dụng: là tiền tệ tồn tại trên tài khoản
ngân hàng và các phương tiện thanh toán
như séc, hối phiếu, thư tín dụng…chiếm tỷ
trọng lớn, khoảng 90% trong cán cân thanh
toán quốc tế.
2.4. Căn cứ vào vị trí và vai trò của tiền tệ
 Ngoại tệ mạnh: là tiền tệ có năng lực trao đổi
cao, có thể đổi lấy bất cứ hàng hóa, dịch vụ
nào, ở bất cứ thị trường nào trên thế giới.
Thông thường để đánh giá là ngoại tệ mạnh,
người ta căn cứ vào các chỉ tiêu sau:
Tỷ trọng dự trữ vàng và tốc độ tăng dự trữ
vàng.
Được các nước chọn làm phương tiện dự
trữ và thanh toán quốc tế.
 Ngoại tệ yếu: là đồng tiền quốc gia khi mà
mang ra khỏi nước thì không có giá trị,
không ai chấp nhận trong thanh toán quốc
tế.
2.5. Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền tệ
 Tiền tệ tính toán: là đồng tiền dùng để tính
đơn giá và tổng giá trị hợp đồng mua bán
ngoại thương.
 Tiền tệ thanh toán: là đồng tiền dùng để
thanh toán chi trả nợ nần của người mua trả
cho người bán về hàng hóa xuất nhập khẩu
và các dịch vụ có liên quan.
III. Điều kiện trong thanh toán quốc tế
Đối với nhà xuất khẩu:
 Đảm bảo chắc chắn thu đủ kịp thời tiền
hàng
 Đảm bảo giá trị thu nhập ngoại tệ, tránh
được rủi ro do biến động tỷ giá
 Tạo điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh xuất
khẩu, củng cố và mở rộng thị trường
Đối với nhà nhập khẩu
 Đảm bảo chắc chắn nhận hàng theo đúng
thời gian, số lượng, chất lượng như mô tả
trong HĐ.
 Các điều kiện khác không đổi, trả tiền
càng chậm càng có lợi cho nhà nhập khẩu.
1. Điều kiện về tiền tệ
1.1. Lựa chọn đồng tiền tính toán và thanh toán
 Các căn cứ để xác định đồng tiền trong HĐ
So sánh năng lực kinh doanh giữa 2 bên và
mối quan hệ cung cầu về hàng hóa trên thị
trường.
Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường thế
giới.
Tập quán sử dụng đồng tiền trong thanh
toán QT.
 Trong quan hệ thanh toán quốc tế, người mua
và người bán đều muốn dùng đồng tiền của
nước mình để tính toán và thanh toán vì:
Không phải xuất ngoại tệ để trả nợ
Tránh được biến động tỷ giá
Nâng cao uy tín của đồng tiền nước mình
trên trường quốc tế
1.2. Lựa chọn kỹ thuật đảm bảo khi tỷ giá biến động
1.2.1. Đảm bảo bằng vàng
 Đảm bảo theo khối lượng vàng
 Khi ký kết hợp đồng, đơn giá và tổng giá trị
HĐ được quy đổi trực tiếp bằng một khối
lượng vàng nhất định. Khi thanh toán dựa
vào khối lượng vàng đã tính toán để thanh
toán.
VD: 1 tấn đường = 65 g vàng nguyên
chất. Tổng trị giá hợp đồng của 1000 tấn
đường = 65 kg vàng nguyên chất. Khi thanh
toán căn cứ vào khối lượng và giá vàng trên
thị trường để thanh toán.
 Lưu ý: Trong hợp đồng phải quy định tuổi
vàng, giá vàng ở thị trường nào để tránh
tranh chấp.
 Đảm bảo theo hàm lượng vàng
 Khi ký kết HĐ, đơn giá và tổng giá trị hợp
đồng được xác định theo một đồng tiền có
xác định hàm lượng vàng. Khi thanh toán
nếu hàm lượng vàng thay đổi thì đơn giá và
tổng giá trị HĐ được điều chỉnh tương ứng.
VD: Mặt hàng A có đơn giá là 25 GBP/m.
Tổng giá trị HĐ 1000m = 2.500 GBP. Khi ký
kết HĐ, hàm lượng vàng của một GBP là
2.4882 g vàng. Khi thanh toán thì hàm lượng
vàng của GBP là 2.1328 g vàng. Hàm lượng
vàng giảm, chứng tỏ giá trị và sức mua của
GBP giảm (2.1328 / 2.4882 = 85.7%). Do đó
HĐ phải điều chỉnh tăng lên: 2500 * 1.143 =
2857.5 GBP
 Đảm bảo theo giá vàng
 Khi ký HĐ, đơn giá và tổng giá trị HĐ được
tính toán theo một đồng tiền nào đó, đồng
thời quy định giá vàng của đồng tiền đó. Đến
khi thanh toán, giá vàng biến động thì đơn
giá và tổng giá trị HĐ sẽ tiến hành điều chỉnh
cho phù hợp với giá vàng thực tế hiện nay.
VD: Mặt hàng A đơn giá là 25 GBP/m.
Tổng giá trị HĐ 1000m = 25.000 GBP. Dùng
GBP để tính toán và thanh toán. Khi ký kết
HĐ giá 1 ounce vàng = 150 GBP tại thị
trường London. Nếu khi thanh toán, giá 1
ounce vàng = 180 GBP. Như vậy, giá vàng
tăng 180/150 = 1,2. Do đó giá trị HĐ sẽ là
25.000 * 1,2 = 30.000 GBP.
1.2.2. Đảm bảo ngoại tệ
Đảm bảo ngoại tệ là việc đảm bảo dựa vào 1
ngoại tệ tương đối ổn định do 2 bên lựa
chọn. Có 2 trường hợp:
Nếu đồng tiền tính toán và thanh toán
giống nhau: thì 2 bên thống nhất lựa chọn
một đồng tiền khác tương đối ổn định làm
đảm bảo. Xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền
trên khi ký HĐ và lúc thực hiện HĐ nếu
có biến động thì đơn giá và tổng giá trị
HĐ được điều chỉnh tương ứng.
VD: mặt hàng A giá 1000 FRF/m. Tổng
giá trị HĐ 1000m = 1.000.000 FRF. Chọn
USD làm đồng tiền đảm bảo. Khi ký kết HĐ
thì tỷ giá USD/FRF = 5.3120; Khi thanh
toán tỷ giá USD/FRF = 5.6838. Như vậy, tỷ
giá USD/FRF tăng 7%, do đó giá trị HĐ là:
1.000.000 *1.07 = 1.070.000 FRF.
 Nếu đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh
toán khác nhau: thông thường lựa chọn
đồng tiền thanh toán là đồng tiền tương đối
ổn định khi ký HĐ. Khi thanh toán dựa vào
tỷ giá giữa đồng tiền tính toán và đồng tiền
thanh toán để tính ra số tiền phải trả.
VD: Giá mặt hàng A là 1000USD/m.
Tổng giá trị HĐ 1000 m = 1.000.000 USD.
Như vậy USD là đồng tiền tính toán, chọn
FRF là đồng tiền thanh toán. Tại thời điểm
thanh toán tỷ giá USD = 5.6070 FRF thì số
tiền phải thanh toán là: 1.000.000 * 5.6070 =
5.607.000 FRF
 Đảm bảo theo rổ ngoại tệ: sẽ phản ánh chính
xác giá trị thực tế của các khoản thu chi bằng
ngoại tệ. Số ngoại tệ được lựa chọn càng
nhiều thì tính chính xác càng cao nhưng
phức tạp trong tính toán.
 Theo điều kiện này, lấy giá từng ngoại tệ tại
thời điểm ký HĐ và thanh toán nếu biến
động thì tiến hành điều chỉnh lại tổng giá trị
HĐ.
Ví dụ: Một rổ ngoại tệ gồm có USD, FRF,
DEM, JPY, CAD. Tổng giá trị HĐ là 100.000
USD. Quan sát bảng biến động một số ngoại
tệ sau đây:
Tên ngoại tệ Tỷ giá USD Mức biến động
(%)
Khi kí HĐ Khi Thanh
toán

FRF 4.2720 3.985 -6.7%


DEM 1.7520 1.65 -5.8%
JPY 98.2 93.5 -4.7%
CAD 1.205 1.1038 -8.4%
Tổng cộng 105.429 100.2388 -25.6%
1.2.3. Đảm bảo theo biến động giá cả hàng hóa
 Căn cứ vào biến động chỉ số giá cả hàng hóa
lúc thanh toán so với lúc kí kết hợp đồng điều
chỉnh. Ví dụ:

Mặt hàng HĐ TT
A 40 45
B 30 35
C 30 40
Tổng cộng 100 120

 Chỉ số biến động giá cả 120%, tăng 20% nên


người bán điều chỉnh tăng thêm 20% giá trị
HĐ, tức là 100.000 * 1.2 = 120.000 USD
2. Điều kiện về địa điểm thanh toán
 Quy định việc trả tiền được thực hiện ở
đâu? Có thể ở nước nhập khẩu, nước xuất
khẩu hay một nước thứ 3 nào đó do 2 bên
quyết định.
 Trong thanh toán quốc tế, các nước đều
muốn lấy nước mình làm địa điểm thanh
toán vì những lý do như thu tiền nhanh và
ngân hàng thu được các lệ phí nghiệp vụ.
3. Điều kiện về thời gian thanh toán
 Trả tiền trước (advanced payment):
 Việc trả tiền trước một phần giá trị HĐ được
thực hiện sau khi kí HĐ hoặc nhận đơn đặt
hàng, nhưng phải trước khi giao hàng.
 Nếu số tiền trả trước tương đối lớn và thời gian
trả trước tương đối dài thì thực chất là nhà nhập
khẩu cấp tín dụng ngắn hạn cho nhà xuất khẩu
trong trường hợp nhà xuất khẩu thiếu vốn.
 Nếu với mục đích nhằm đảm bảo thực hiện hợp
đồng thì số tiền ít hơn và thời gian trả trước
ngắn hơn, số tiền trả trước mang tính chất như
một khoản tiền đặt cọc
Trả tiền ngay (at sight payment):
Việc trả tiền được thực hiện ngay sau khi
người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
theo như quy định trong HĐ, tức là trong
khoảng thời gian từ lúc chuẩn bị xong hàng,
giao hàng cho người chuyên chở cho đến khi
hàng được giao cho người mua theo đúng nơi
quy định.
 Trả tiền sau (deferred payment):
 Việc trả tiền của người mua được thực hiện
trong các trường hợp sau:
Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày sau khi
nhận được thông báo của người bán đã hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng tại nơi quy định.
Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ
ngày nhận được bộ chứng từ.
Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ
ngày chấp nhận hối phiếu.
Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ
ngày nhận xong hàng.
 Thực chất của việc trả sau là nhà xuất khẩu cấp
tín dụng ngắn hạn cho nhà nhập khẩu.
4. Điều kiện về phương thức thanh toán
Trong TTQT, có nhiều phương thức
thanh toán, nên DN XNK cần phải lựa chọn
một phương thức hợp lý. Việc lựa chọn
phương thức thanh toán phụ thuộc vào:
Tính chất và ưu nhược điểm của từng
phương thức bởi vì có phương thức có
lợi cho bên mua hay có lợi cho bên bán,
tốc độ thanh toán nhanh hay chậm, thủ
tục đơn giản hay phức tạp…
Quan hệ giữa người mua và người bán có
thường xuyên và tin tưởng lẫn nhau hay
không.
Phụ thuộc vào khả năng thanh toán của
người mua, khả năng tài trợ của NH, đối
với người bán thì phụ thuộc vào khả năng
lập chứng từ, khả năng thực hiện nghĩa vụ
giao hàng.

You might also like