Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 61

II.

ĐẨNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH


CHÍNH QUYỀN (1930-1945)
Đề dẫn : Theo Lê nin : Vấn đề cơ bản của mọi
cuôc cách mạng là vấn đề chính quyền, vấn đề nhà
nước . Một cuộc cách mạng chỉ được coi là thành
công khi giai cấp tiến hành cách mạng giành được
chính quyền.
Đối với Đảng CSVN, để giành được chính quyền
trước hết phải có đường lối chính trị đúng, phải
vững mạnh về tổ chức, có đội ngũ đảng viên đủ
phẩm chất, năng lực để tập hợp và tổ chức quần
chúng thực hiện thắng lơi đường lối; có bản lĩnh
vững vàng, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh. Hơn nữa
Đảng còn phải xây dựng được lực lượng chính trị và
lực lượng vũ trang đủ mạnh để giành chính quyền.
2.1. Xây dựng, phát triển đường lối cách mạng.
2.1.1. Luận cương chính trị tháng 10-1930
- Sau khi thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước
và cử Ban chấp hành Trung ương lâm thời, tháng 10-
1930 Trung ương Đảng đã họp hội nghị đầu tiên tại
Hồng Kông (TQ) dưới sự chủ trì của đồng chí Trần
Phú. Hội nghị đã quyết định:
+ Thông qua bản Luận cương chính trị do Trần Phú
soạn thảo với những nội dung chủ yếu sau:
* Tình hình thế giới và cách mạng Đông dương
* Những đặc điểm về tình hình Đông dương
* Tính chất và nhiệm vụ cách mạng Đông dương
- Xác định mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương
ngày càng sâu sắc giữa "một bên là thợ
thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một
bên thì địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc
chủ nghĩa".
- Phương hướng chiến lược của cách mạng:
Xác định lúc đầu là cuộc "Cách mạng tư sản
dân quyền" "có tính chất thổ địa và phản đế".
"Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị
để làm xã hội cách mạng"
Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi
sẽ bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa tiến thẳng
lên CNXH
- Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền
là "đánh đổ các di tích phong kiến"; "cách bóc lột
tiền tư bổn"; "thực hành thổ địa cách mạng cho triệt
để" và "đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho
Đông Dương hoàn toàn độc lập". Hai nhiệm vụ đó
quan hệ khăng khít với nhau, song Luận cương nhấn
mạnh "Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư
sản dân quyền".
- Về lực lượng cách mạng: Xác định giai cấp vô sản
và nông dân là hai động lực chính của cách mạng
trong đó giai cấp vô sản là giai cấp lãnh đạo cách
mạng. Đối với các giai cấp khác, Luận cương cho
rằng: Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế
quốc; Tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia
cải lương và khi cách mạng lên cao sẽ theo đế quốc;
còn tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái
độ do dự; bộ phận thương gia thì không tán thành
cách mạng, tiểu tư sản trí thức có xu hướng quốc gia
chủ nghĩa, chỉ hăng hái cách mạng ở thời kỳ đầu.
Theo Luận cương, chỉ có những phần tử lao khổ
mới đi theo cách mạng.
- Về lãnh đạo cách mạng: Điều cốt yếu cho sự thắng
lợi của cách mạng là phải có một Đảng Cộng sản
vững mạnh về mọi mặt lãnh đạo.
- Về phương pháp cách mạng: Để giành chính
quyền cần thiết phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng
về con đường "võ trang lao động". Đó là một nghệ
thuật nên "phải theo khuôn phép nhà binh".
- Xác định cách mạng Đông Dương là một bộ phận
của cách mạng thế giới và phải đoàn kết gắn bó với
cách mạng thế giới, trước hết là giai cấp vô sản
Pháp, liên hệ mật thiết với phong trào cách mạng ở
các nước thuộc địa và nửa thuộc địa
- Hạn chế của Luận cương là chưa nêu rõ mâu
thuẫn chủ yếu ở nước ta, quá nhấn mạnh đấu tranh
giai cấp, chưa thấy hết tầm quan trọng của vấn đề
dân tộc; chưa đánh giá đúng vai trò của các giai cấp
khác như tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc, địa chủ
vừa và nhỏ trong cách mạng dân tộc dân chủ ở nước
ta. Do đó không đề ra được chiến lược liên minh
dân tộc và giai cấp rộng rãi để tập trung mũi nhọn
đấu tranh vào kẻ thù chính lúc này là đế quốc và tay
sai.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đó là do
nhận thức chưa đầy đủ về thực tiễn cách mạng thuộc
địa và chịu ảnh hưởng của tư tưởng ‘‘tả khuynh’’
2.1.2. Các chủ trương giai đoạn 1930- 1935.
- Sau khi ra đời Đảng đã chủ trương mở cuộc đấu
tranh mới nhằm đòi quyền lợi cho cho nhân dân và
xây dựng phát triển tổ chức Đảng và lực lượng cách
mạng. Về tổng thể Đảng chưa chủ trương giành chính
quyền lúc này vì chưa có tình thế và thời cơ cách
mạng. Tuy nhiên khi Xô viết Nghệ Tĩnh nổ ra và bị
thực dân Pháp khủng bố dã man, tháng 9-1930 Ban
Thường vụ Trung ương Đảng gửi thông tri cho Xứ ủy
Trung kỳ vạch rõ chủ trương bạo động riêng lẻ trong
vài địa phương lúc đó là quá sớm vì chưa đủ điều
kiện. Trách nhiệm của Đảng là phải tổ chức quần
chúng chống khủng bố, giữ vững lực lượng cách
- Sau cao trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là
Xô viết Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp tiếp tục tiến hành
khủng bố hòng tiêu diệt bằng được Đảng Cộng sản
và phong trào cách mạng của nhân dân ta. Mặc dù
gặp nhiều khó khăn và tổn thất nhưng những người
Cộng sản Việt Nam vẫn không hề nao núng. Với sự
giúp đỡ của quốc tế Cộng sản và Đảng anh em, năm
1932 Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng do Lê
Hồng Phong đứng đầu đã được thành lập và đề ra
"Chương trình hành động" nhằm khôi phục lại tổ
chức Đảng và phong trào cách mạng Việt Nam.
- Đầu năm 1932, Chương trình hành động của Đảng
Cộng sản Đông Dương (15-6-1932) do Lê Hồng
Phong và một số đồng chí soạn thảo đã vạch ra nhiệm
vụ đấu tranh trước mắt để khôi phục hệ thống tổ chức
của Đảng và phong trào cách mạng, đặc biệt cần phải
“gây dựng một đoàn thể bí mật, có kỷ luật nghiêm
ngặt, cứng như sắt, vững như đồng, tức Đảng Cộng
sản để hướng đạo quần chúng trên con đường giai cấp
chiến đấu” .
- Tháng 3- 1933, Hà Huy Tập xuất bản sách ‘‘Sơ thảo
lịch sử phong trào cộng sản Đông dương’’, bước đầu
tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng, trong đó
khẳng định công lao, sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc.
- Năm 1934, Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng
sản Đông Dương được thành lập và Lê Hồng Phong
được cử là thư ký (Bí thư). Ban chỉ huy ở ngoài đã
hoạt động hết sức tích cực để tập hợp, xây dựng các
cơ sở Đảng mới trong nước thành một hệ thống, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cuối năm 1934 đầu 1935 hệ
thống tổ chức Đảng đã được khôi phục và từng bước
phát triển. Đây là cơ sở để Đảng triệu tập Đại hội
lần thứ nhất
- Tháng 3-1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp
ở Ma Cao (T Q) đã khẳng định thành công của cuộc
đấu tranh khôi phục lại tổ chức Đảng và phong trào
cách mạng, đồng thời chỉ ra những hạn chế: lực lượng
của Đảng còn ít và chưa phát triển ở công nghiệp tập
trung, hệ thống tổ chức Đảng chưa thật thống nhất,
công nhân gia nhập Đảng còn ít...
Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện :
1- Củng cố và phát triển Đảng.
2- Đẩy mạnh cuộc vận động tập hợp quần chúng,
3- Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến
tranh, ủng hộ Liên Xô và ủng hộ cách mạng Trung
Quốc…
- Đại hội thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng
và các nghị quyết về vận động quần chúng và bầu Ban
Chấp hành Trung ương mới do Lê Hồng Phong làm
Tổng Bí thư.
- Tuy nhiên, Đại hội vẫn chưa đề ra được chủ trương
chiến lược phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam
chưa đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và
tập hợp lực lượng toàn dân tộc. Đảng vẫn cho rằng,
“người ta không làm cách mạng phản đế, sau đó mới
làm cách mạng điền địa. Cách mạng sẽ chỉ thắng lợi
với điều kiện hai cuộc cách mạng ấy gắn bó chặt chẽ
với nhau và cùng đi với nhau” .
2.1.3. Giai đoạn 1936 - 1939 .
Tình hình thế giới và Việt nam có những biến chuyển:
- Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức - Ý - Nhật. Nguy cơ chiến
tranh thế giới thứ 2 xuất hiện.
- Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế Cộng sản (7-1935) đã đề ra chủ
trương mới nhằm tập trung lực lượng chống kẻ thù nguy hiểm lúc này
là chủ nghĩa phát xít, bảo vệ tự do, dân chủ, hoà bình.
- Ở Pháp, Chính phủ mới đã ban hành một số chính sách cải cách ở
thuộc địa tạo thuận lợi cho hoạt động cho các Đảng phái chính trị ở
thuộc địa.
- Tại Đông Dương đa số nhân dân có nguyện vọng cấp thiết về dân
sinh, dân chủ.
- Lê nin chỉ rõ: ‘‘Bản chất, linh hồn sống của C N
Mác là phân tích cụ thể một hoàn cảnh cụ thể ’’.
Người từng dạy những người cách mạng: Các nhiệm
vụ cụ thể phải đặt trong điều kiện cụ thể.
Những giáo huấn của Lê nin có ý nghĩa to lớn trong
thực tiễn hoạt động của các Đảng cộng sản và
những người cách mạng thế giới .
- Thấm nhuần lời dạy của Lê nin và căn cứ vào thực
tiễn trong và ngoài nước lúc này, Đảng ta đã có
những đột phá trong nhận thức và hành động thực
tiễn, kịp thời đề ra nhiều chủ trương mới đúng đắn,
sáng tạo đưa cách mạng tiếp tục tiến lên
- Điều này thể hiện qua các văn kiện chủ yếu sau:
+ Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 7 năm 1936
+ Văn kiện "chung quanh vấn đề chiến sách mới"
(tháng 10-1936)
+ Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 3-
1937; tháng 9-1937; tháng 3-1938
Nhận thức mới của Đảng được thể hiện rõ ở những
vấn đề chủ yếu sau:
Thứ nhất, đổi mới nhận thức nhằm “sửa chữa
những sai lầm” trước đó và “định lại chính sách
mới” dựa theo những nghị quyết của Đại hội lần thứ
VII Quốc tế Cộng sản. (NQTƯ tháng 7- 1936)
Thứ hai, xác định mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống
đế quốc và chống phong kiến . Đảng ta cho rằng ‘‘
‘‘không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải
phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề
điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có
chỗ không xác đáng” và “Cuộc dân tộc giải phóng
không nhất thiết phải kết chặt với cuộc cách mạng
điền địa’’; ‘‘nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà
ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn
đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước’’. ‘‘ Nghĩa
là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung
lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn
thắng”.(Chung quanh vấn đề chiến sách mới tháng 10
+ Với văn kiện này, Trung ương Đảng đã nêu cao
tinh thần đấu tranh, thẳng thắn phê phán quan điểm
chưa đúng và bước đầu khắc phục hạn chế trong
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông
Dương. Đó cũng là nhận thức mới, phù hợp với tinh
thần trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của
Nguyễn Ái Quốc.
Thứ ba, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc để
khắc phục tư tưởng "tả khuynh", cô độc. Thành lập
mặt trận nhân dân phản đế (đến tháng 3-1938 đổi
thành Mặt trận dân chủ Đông Dương) nhằm tập hợp
tất cả các Đảng phái, các tầng lớp nhân dân đấu
tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình, chống
bọn phản động thuộc địa và tay sai.
Thứ tư: giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa
mục tiêu và nhiệm vụ trước mắt với mục tiêu và
nhiệm vụ lâu dài. Đảng cho rằng chống đế quốc và
phong kiến để giành độc lập dân tộc, dân chủ,
ruộng đất là mục tiêu không bao giờ thay đổi song
điều kiện cụ thể lúc này đây chưa phải là mục tiêu
trực tiếp trước mắt. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể lúc
này là chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi
các quyền dân chủ cơ bản, đòi tự do, cơm áo, chống
chiến tranh đế quốc, bảo vệ hoà bình
Thứ năm, kết hợp và thực hiện nhiều hình thức
đấu tranh và tập hợp quần chúng. Ngoài hình thức bí
mật bất hợp pháp, Đảng chủ trương đẩy mạnh hình
thức đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp,
để xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng.
Nhờ vậy Đảng đã tập hợp, rèn luyện tổ chức được một
lực lượng cách mạng khá đông đảo. Đây là một thành
công lớn của Đảng trong quá trình lãnh đạo công cuộc
đấu tranh giành chính quyền .
+ Thắng lợi của cao trào dân chủ 1936-1939 đã chứng
minh cho sự đúng đắn của việc đổi mới tư duy của
Đảng, trong việc xây dựng thực hiện đường lối cách
mạng ở một giai đoạn lịch sử đầy biến động.
2.1.4. Giai đoạn 1939 - 1945
- Lý luận về mối quan hệ giữa chiến tranh và cách
mạng của CN Mác- Lê nin chỉ rõ : Chiến tranh đế
quốc với nhau sẽ làm suy yếu kẻ thù của cách mạng
và thúc đẩy nhân dân đứng lên đấu tranh đánh đổ
bọn thống trị và áp bức ; tình thế và thời cơ cách
mạng sẽ xuất hiện.
- Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra ( 1- 9-
1939), với tầm nhìn chiến lược đúng đắn, Đảng đã
nhận đinh: Nếu như chiến tranh thế giới lần thứ nhất
đẻ ra một Liên xô thì chiến tranh lần này đẻ ra nhiều
Liên xô, ta cần tích cực chuẩn bị về mọi mặt, đón
đợi thời cơ khởi nghĩa giành chính quyên.
- Trên cơ sở nhận thức sáng suốt đó, Đảng đã
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đưa nhiệm vụ
chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Chủ trương này của Đảng được thể hiện trong
những văn kiện chủ yếu sau:
+ Thông cáo của Đảng ngày 29-9-1939
+ Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 6 (11-1939)
+ Nghị quyết Hội nghị cán bộ Đảng (11-1940)
+ Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 (5-1941)
Các văn kiện này đã giải quyết đúng đắn những vấn
đề cơ bản sau:
Thứ nhất, xác định đúng mâu thuẫn chủ yếu và
gay gắt của xã hội Việt nam lúc này là giữa nhân
dân ta với bọn đế quốc Nhật – Pháp phải tập trung
lực lượng đánh đổ chúng, giành chính quyền.
Thứ hai, về mối quan hệ dân tộc - giai cấp
- Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng liên quan đến
sự thành bại của cách mạng. Vấn đề này nếu được
giải quyết đúng đắn, khoa học thì sẽ tạo ra động lực
mạnh mẽ thúc đẩy cách mạng tiến lên không
ngừng, còn giải quyết không đúng sẽ gây tác hại to
lớn cho phong trào cách mạng nước nhà.
- Với kinh nghiệm thu được qua thực tiễn lãnh đạo
cách mạng, Đảng đã tự mình vượt lên và có nhận
thức mới rất đúng đắn : "Trong lúc này... nếu
không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng
thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu
mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận, giai
cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được"
Thứ ba, mối quan hệ dân tộc - dân chủ ( giữa
nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến).
- Vấn đề này Đảng ta chỉ rõ: Đây là 2 nhiệm vụ chủ
yếu có quan hệ mật thiết với nhau trong cách mạng
dân tộc, dân chủ. Tuy nhiên trong điều kiện chiến
tranh cần phải tập trung vào nhiệm vụ chống đế
quốc giải phóng dân tộc. Đảng chỉ rõ: "Cuộc cách
mạng Đông Dương hiện tại, không phải là cuộc
cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải
giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là
cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp
dân tộc giải phóng, vậy thì cách mạng Đông Dương
trong giai đoạn hiện tại là cuộc cách mạng dân tộc
giải phóng"
‘‘ Chưa chủ trương làm cách mạng tư sản dân quyền
mà chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc’’.
“Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền
lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc
cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào
cái mục đích ấy mà giải quyết” . Khẩu hiệu “cách
mạng ruộng đất” phải tạm gác và thay bằng các khẩu
hiệu chống địa tô cao, chống cho vay lãi nặng, tịch
thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền
lợi dân tộc chia cho dân cày, chia lại ruộng đất công...
Như vậy trong khi giải quyết mối quan hệ dân
tộc – dân chủ lúc này Đảng đã đặt nhiệm vụ dân tộc
( chống đế quốc) lên hàng đầu.
Thứ tư , quan hệ dân tộc - quốc tế
- Đảng chỉ rõ: chiến tranh lần này sẽ tạo điều kiện để
cách mạng nhiều nước thành công, Đảng và nhân dân
ta cần phải tranh thủ mọi sự giúp đỡ quốc tế (với Mỹ)
và tích cực, chuẩn bị mọi mặt để khi tình hình quốc tế
thuận lợi kịp thời khởi nghĩa giành chính quyền với
tinh thần: muốn người giúp cho trước hết mình phải tự
giúp mình. Phân tích tình hình lúc này lãnh tụ Hồ Chí
Minh dự báo năm ‘‘bốn lăm cách mạng thành công’’
- Đảng chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong
từng nước Đông Dương, thi hành chính sách ‘‘dân tộc
tự quyết ’’ của Lê nin và thành lập ở mỗi nước Đông
dương một Mặt trận riêng trực tiếp lãnh đạo cách
mạng mỗi nước.
Thứ năm, chủ trương ra sức xây dựng lực lượng
để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền, coi khởi
nghĩa giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm.
- Chủ trương xây dựng, củng cố, phát triển mặt trận dân
tộc thống nhất để tập hợp lực lượng chống đế quốc và
tay sai (thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế ,
Mặt trận Việt minh...)
- Nêu lên phương pháp giành chính quyền: khởi nghĩa
từng phần, giành chính quyền từng địa phương, tiến lên
tổng khởi nghĩa giành chính chính quyền trên toàn
quốc, bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ
yếu trên tinh thần: đem sức ta mà giải phóng cho ta; dù
phải hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường
sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập.
.
Thứ sáu, chủ trương sau khi cách mạng thành công
sẽ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo
tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước “của
chung cả toàn thể dân tộc” ; ‘‘chính phủ dân chủ cộng
hòa” .
Như vậy, từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên (3- 2- 1930)
đến Luận cương chính trị tháng 10 -1930 và các Hội
nghị Trung ương trong các giai đoạn 1930 – 1935;
1936 – 1939; 1939 – 1945 nhất là Hội nghị Trung
ương 8 ( tháng 5 - 1941) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
chủ trì, đường lối đấu tranh của Đảng được xây dựng,
bổ sung, hoàn chỉnh, góp phần quyết định vào thắng
lợi của công cuộc giành chính quyền, làm nên thành
2.2. Tổ chức thực hiện đường lối cách mạng.
2.2.1. Xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng.
2.2.1.1. Giai đoạn 1930 – 1935.
- Hội nghị Hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
( 3- 2-1930) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thành
công, Đảng Cộng sản Việt nam ra đời và chính thức nắm
giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tạo ra bước
ngoặt của cách mạng nước ta.
Đây là tổ chức chính trị quan trọng nhất của giai cấp công
nhân và dân tộc Việt nam trong lịch sử hiện đại.
- Ban chấp hành lâm thời được cử ra gồm Trịnh Đình Cửu,
Nguyễn Đức Cảnh, Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu...
- Đến ngày 24-2-1930, việc thống nhất các tổ chức cộng
sản thành một chính đảng duy nhất được hoàn thành với
việc Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng
Cộng sản Việt Nam.
-Từ ngày 14 đến 31-10-1930, Ban chấp hành Trung
ương họp hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung
Quốc), quyết định “bỏ tên Việt Nam cộng sản Đảng mà
lấy tên Đông Dương cộng sản Đảng”.
- Bầu Ban chấp hành Trung ương chính thức do Trần
Phú làm Tổng bí thư
-Sau khi cao trào cách mạng 1930- 1931 nổ ra và chính
quyền theo kiểu Xô viết được thành lập ở một số nơi
trong tỉnh Nghệ an và Hà tĩnh , TD Pháp đã
tiến hành đàn áp, khủng bố dã man Đảng và quần
chúng, cách mạng Việt Nam bị tổn thất nặng nề
hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn người yêu
nước bị bắt, bị giết hoặc bị tù đày. Toàn bộ Ban chấp
hành Trung ương Đảng bị bắt, không còn lại một uỷ
viên nào . “Các tổ chức của Đảng và của quần chúng
tan rã hầu hết” .
- Ngày 6- 9 1931, đồng chí Tổng bí thư Trần Phú hy
sinh để lại lời dặn:‘ Hãy giữ vững chí khí chiến đấu’’
- Cuộc đấu tranh chống khủng bố, bảo vệ Đảng và
phong trào cách mạng, bảo vệ lý tưởng, giữ vững khí
tiết, nâng cao nhận thức lý luận được tiến hành mạnh
mẽ và có thu được nhiều kết quả tích cực.
- Ngày 18- 11- 1930, Thường vụ Trung ương Đảng
ban hanh Chỉ thị về vấn đề thành lập Hội phản đế
Đồng minh, để tập hợp, đoàn kết các giai cấp, tầng
lớp, dân tộc nhằm xây dựng và phát triển lực lương
cách mạng
- Tháng 1-1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra
Thông cáo về việc đế quốc Pháp buộc dân cày ra đầu
thú, vạch rõ thủ đoạn của kẻ thù và đề ra các biện
pháp hướng dẫn quần chúng đấu tranh.
- Tháng 5-1931, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ
thị nghiêm khắc phê phán chủ trương sai lầm về
thanh Đảng của xứ ủy Trung kỳ và vạch ra phương
hướng xây dựng Đảng vững mạnh, tránh tư tưởng tả
- Các cuộc đấu tranh của các đảng viên và quần chúng
chống chế độ tù đày hà khắc, tàn ác diễn ra quyết liệt.
Nhiều Chi bộ Đảng trong nhà tù tổ chức huấn luyện, bồi
dưỡng lý luận Mác – Lê nin, đường lối chính trị, kinh
nghiệm vận động cách mạng; tổ chức học văn hóa, ngoại
ngữ, xuất bản các báo bí mật...
- Đầu năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê
Hồng Phong cùng một số đảng viên tổ chức ra Ban lãnh
đạo Trung ương, công bố Chương trình hành động của
Đảng Cộng sản Đông Dương, và các chương trình hành
động của Công hội, Nông hội, Thanh niên cộng sản
đoàn… Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bước đầu
được khôi phục.
- Đầu năm 1934, theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng
sản, Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng cộng sản Đông
Dương được thành lập, hoạt động như một ban chấp
hành trung ương lâm thời.
- Đầu năm 1935, hệ thống tổ chức của Đảng được
phục hồi. Đó là

cơ sở để tiến tới Đại hội lần thứ nhất
của Đảng.
- Tháng 3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của
Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc. Đại hội lần thứ
nhất đánh dấu sự phục hồi hệ thống tổ chức của Đảng
và phong trào cách mạng quần chúng, tạo điều kiện để
bước vào một cao trào cách mạng mới.
- Đại hội bầu Lê Hồng Phong làm Tổng bí thư.
2.2.1.2. Giai đoạn 1936 – 1939
- Tháng 7-1936, Ban chấp hành Trung ương Đảng
họp Hội nghị tại Thượng Hải (Trung Quốc), “sửa
chữa những sai lầm” trước đó và “định lại chính sách
mới” dựa theo những nghị quyết của Đại hội lần thứ
VII Quốc tế Cộng sản . Hội nghị cử Hà Huy Tập làm
Tổng bí thư ( từ tháng 8 - 1936 đến tháng 3 - 1938 )
- Tiếp theo BCH Trung ương họp các Hội nghị tháng
3 - 1937; tháng 9 - 1937; tháng 3- 1938 để chuyển
mạnh hơn nữa về phương pháp tổ chức và hoạt động
nhằm tập hợp quần chúng, xây dựng, phát triẻn Đảng
và lực lượng cách mạng. Tại Hội nghị TƯ tháng 3-
1938 quyết định lập mặt trận Dân chủ Đông dương.
- Tháng 3 – 1938 Nguyễn Văn Cừ được cử làm Tổng
bí thư ( 1938 – 1940 ) và đầu năm 1939 xuất bản
cuốn sách Tự chỉ trích ( Tự phê bình) để chỉ ra những
sai lầm, khuyết điểm của Đảng và nêu lên những bài
học trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.
- Qua cuộc vận động Dân chủ, đội quân chính trị
quần chúng gồm hàng triệu người được tập hợp, giác
ngộ và rèn luyện. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được
mở rộng. Tổ chức Đảng được củng cố và phát triển.
Đến tháng 4-1938, Đảng có 1.597 đảng viên hoạt
động bí mật và hơn 200 đảng viên hoạt động công
khai. Số hội viên trong các tổ chức quần chúng công
nhân, nông dân, phụ nữ, học sinh, cứu tế là 35.009
2.2.1.3. Giai đoạn 1939 – 1945.
- Ngày 1- 9 – 1939, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ
ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới và Việt Nam. Ngay khi
Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ, Đảng kịp thời
rút vào hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm công tác về
nông thôn, đồng thời vẫn chú trọng các đô thị.
- Ngày 29 -9-1939, Trung ương Đảng thông báo chỉ
rõ: “Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề
dân tộc giải phóng”, định hướng cho toàn Đảng, toàn
toàn dân bước vào giai đoạn đấu tranh mới rất quyết liệt
để giành chính quyền bởi Đảng ta hiểu sâu sắc rằng: ‘‘
bằng cải cách không thể nào thay đổi một cách căn bản
trật tự xã hội cũ’’.
- Tháng 11-1939 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
họp Hội nghị lần thứ 6 tại Bà Điểm đã xác định:
“Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương
không có con đường nào khác hơn là con đường đánh
đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận
da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập”.
- Ngày 17- 1- 1940 Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ bị
bắt. Tháng 11 - 1939 Hội nghị cán bộ Trung ương
họp và cử Trường Chinh làm quyền Tổng bí thư. Tại
Hội nghị này Trung ương Đảng vẫn còn trăn trở, chưa
thật dứt khoát với chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng
dân tộc lên hàng đầu được đề ra tại Hội nghị tháng 11-
1939.
- Tháng 5-1941, sau khi về nước Nguyễn Ái Quốc
chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương
và chỉ rõ: “Vấn đề chính là nhận định cuộc cách mạng
trước mắt của Việt Nam là một cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc, lập Mặt trận Việt Minh, khẩu hiệu
chính là: Đoàn kết toàn dân, chống Nhật, chống Pháp,
tranh lại độc lập; hoãn cách mạng ruộng đất” .
- Bầu Trường Chinh chính thức làm Tổng bí thư
- Hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương chiến lược được
đề ra từ Hội nghị tháng 11-1939, trở thành ngọn cờ
dẫn đường cho toàn dân Việt Nam đẩy mạnh công
cuộc chuẩn bị lực lượng, tiến lên trong sự nghiệp đánh
Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập, tự do.
- Ngày 26-8-1941, thực dân Pháp xử bắn Nguyễn Văn
Cừ, Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần,
Nguyễn Thị Minh Khai tại Hóc Môn, Gia định. Lê
Hồng Phong hy sinh trong nhà tù Côn Đảo. Tháng 8-
1942, Nguyễn Ái Quốc trên đường đi công tác ở
Trung Quốc cũng bị quân Trung Hoa dân quốc bắt giữ
hơn một năm (từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943).
- Tháng 2-1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng
họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên), đề ra những
biện pháp cụ thể nhằm phát triển phong trào quần
chúng rộng rãi và đều khắp nhằm chuẩn bị điều kiện
cho cuộc khởi nghĩa trong tương lai có thể nổ ra ở
những trung tâm đầu não của quân thù
- Đảng tích cực chăm lo xây dựng Đảng và củng cố tổ
chức, mở nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày, đào tạo cán
bộ . Nhiều cán bộ, đảng viên trong các nhà tù vượt
ngục về địa phương tham gia lãnh đạo phong trào.
- Tháng 12-1941, Trung ương ra thông cáo Cuộc
chiến tranh Thái Bình Dương và trách nhiệm cần kíp
của Đảng, chỉ rõ những việc các đảng bộ địa phương
phải làm chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền.
- Ngày 12 - 3- 1945 Ban Thường vụ Trung ương
Đảng ra chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động
của chúng ta, xác định phát xít Nhật là kẻ thù chủ yếu
của nhân dân ta và phát động cao trào kháng Nhật cứu
nước
- Ngày 15-5-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng
triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ tại Hiệp
Hoà (Bắc Giang). Hội nghị chủ trương thống nhất các
lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân,
phát triển lực lượng bán vũ trang và xây dựng bảy
chiến khu trong cả nước.
- Tháng 5-1945, Hồ Chí Minh về Tân Trào (Tuyên
Quang), chỉ thị gấp rút chuẩn bị đại hội quốc dân,
thành lập “khu giải phóng”. Ngày 4-6-1945, khu giải
phóng chính thức được thành lập gồm hầu hết các tỉnh
Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái
Nguyên, Hà Giang và một số vùng lân cận.
- Bước vào tháng 8 – 1945 tình thế cách mạng đã xuất
hiện, ta đã làm chủ ở nhiều vùng rộng lớn, các tầng
lớp nhân dân đã sục sôi ý chí giành độc lập, Đảng đã
chuẩn bị sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền.
Ngày 15-8-1945 Nhật đầu hàng Đồng minh.
- Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng thành lập Ủy
ban Khởi nghĩa toàn quốc và 23 giờ cùng ngày, Ủy
ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”,
phát đi lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
- Ngày 14 và 15-8-1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng
họp ở Tân Trào, quyết định phát động toàn dân nổi
dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít
Nhật trước khi quân Đồng minh vào nước ta.
- Ngày 16-8-1945, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào
(Tuyên Quang). Về dự đại hội có khoảng 60 đại biểu.
Đại hội tán thành quyết định tổng khởi nghĩa của
Đảng, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, lập
Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh
làm Chủ tịch.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta nhất tề
vùng dậy với ý chí dù hy sinh đến đâu, dù phải đốt
cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho
được độc lập. Ngày 19- 8 – 1945 ta giành thắng lợi ở
Hà nội; 23- 8 ở Huế và 25- 8 ở Sài gòn, kết thúc thắng
lợi cuộc đấu tranh đầy gian khổ và hy sinh, đưa Đảng
ta trở thành Đảng cầm quyền sớm nhất ở Đông Á,
2.2. 2. Tổ chức các phong trào quần chúng.
2.2.2.1. Phong trào cách mạng 1930 – 1935.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với hệ thống tổ
chức thống nhất và Cương lĩnh chính trị đúng đắn,
nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt
Nam đã “lãnh đạo ngay một cuộc đấu tranh kịch liệt
chống thực dân Pháp”
- Từ tháng 1 đến tháng 4-1930, bãi công của công
nhân nổ ra liên tiếp ở nhà máy xi măng Hải Phòng,
hãng dầu Nhà Bè (Sài Gòn), các đồn điền Phú Riềng,
Dầu Tiếng, nhà máy dệt Nam Định, nhà máy diêm và
nhà máy cưa Bến Thủy
- Từ tháng 5-1930, phong trào phát triển thành cao
trào. Riêng trong tháng 5-1930 đã nổ ra 16 cuộc bãi
công của công nhân, 34 cuộc biểu tình của nông dân
và 4 cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân thành
thị. Từ tháng 6 đến tháng 8-1930 đã nổ ra 121 cuộc
đấu tranh, nổi bật nhất là cuộc tổng bãi công của công
nhân khu Bến Thủy-Vinh (8-1930), đánh dấu “một
thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến” .
- Phong trào đấu tranh của nông dân cũng diễn ra ở
nhiều địa phương như Hà Nam, Thái Bình, Nghệ An,
Hà Tĩnh… Truyền đơn, cờ đỏ búa liềm xuất hiện trên
các đường phố Hà Nội và nhiều địa phương.
- Ở vùng nông thôn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nổ
ra nhiều cuộc biểu tình lớn của nông dân với những
hình thức ngày càng quyết liệt. Cuộc biểu tình của
nông dân Hưng Nguyên, ngày 12-9-1930, bị máy bay
Pháp ném bom giết chết 171 người. Như lửa đổ thêm
dầu, phong trào cách mạng bùng lên dữ dội.
- Trước sức mạnh của quần chúng, bộ máy chính
quyền của đế quốc và tay sai ở nhiều nơi tan rã. Các tổ
chức đảng lãnh đạo ban chấp hành nông hội ở thôn, xã
đứng ra quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở nông thôn,
làm chức năng, nhiệm vụ một chính quyền cách mạng
dưới hình thức các uỷ ban tự quản theo kiểu Xô viết.
- Từ cuối năm 1930, Thực dân Pháp tập trung lực
lượng đàn áp. Hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn
người yêu nước bị bắt, bị giết hoặc bị tù đày. “Các tổ
chức của Đảng và của quần chúng tan rã hầu hết” .
- Tuy bị đế quốc và tay sai dìm trong biển máu,
nhưng cao trào cách mạng năm 1930 là bước thắng lợi
đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến tiến trình phát triển
về sau của cách mạng Việt Nam. Nó đã “khẳng định
trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo
cách mạng của giai cấp vô sản mà đại biểu là Đảng ta;
Đó là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định
đối với toàn bộ tiến trình phát triển về sau của cách
mạng ’’ .
- Cao trào cũng để lại cho Đảng những kinh nghiệm
quý báu “về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược phản đế
và phản phong kiến, kết hợp phong trào đấu tranh của
công nhân với phong trào đấu tranh của nông dân,
thực hiện liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của
giai cấp công nhân; kết hợp phong trào cách mạng ở
nông thôn với phong trào cách mạng ở thành thị, kết
hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang v.v…” .
- Phong trào đã rèn luyện, sàng lọc, đào tạo được một
lực lượng quần chúng kiên trung, một đội ngũ cán bộ,
Đảng viên kiên cường, hết sức trung thành với Đảng,
gắn bó máu thịt với nhân dân. Đây là nhân tố cơ bản
để Đảng thực hiện thành công việc khôi phục tổ chức
2.2.2.2. Phong trào Dân chủ 1936- 1939
- Nắm vững tình hình trong và ngoài nước lúc này,
Đảng đã phát động phong trào đấu tranh mạnh mẽ đòi
tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình nhằm gây ảnh hưởng
của Đảng trong quần chúng, tập hợp và xây dựng lực
lượng cách mạng. Đó là phong trào Dân chủ.
- Mở đầu bằng cuộc vận động lập “Ủy ban trù bị Đông
Dương đại hội” nhằm thu thập nguyện vọng quần
chúng, tiến tới triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân Đông
Dương. Hưởng ứng chủ trương của Đảng, quần chúng
sôi nổi tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp để tập hợp
“dân nguyện”, lập Ủy ban hành động. . Riêng ở Nam
Kỳ có 600 ủy ban hành động.
- Đầu năm 1937, nhân dịp phái viên của chính phủ
Pháp là Gôđa (Godard) đi kinh lý Đông Dương và
Brêviê (Brévié) sang nhận chức toàn quyền Đông
Dương, Đảng vận động hai cuộc biểu dương lực lượng
quần chúng dưới danh nghĩa “đón rước”, mít tinh,
biểu tình, đưa đơn “dân nguyện”.
- Các báo của Đảng, Mặt trận Dân chủ Đông Dương
ra đời. Nhiều sách chính trị được xuất bản để giới
thiệu chủ nghĩa Mác-Lênin và chính sách mới của
Đảng. Cuốn Vấn đề dân cày của Qua Ninh (Trường
Chinh) và Vân Đình (Võ Nguyên Giáp) tố cáo tội ác
của đế quốc và phong kiến đối với nông dân và làm rõ
vai trò quan trọng của nông dân trong cách mạng.
- Tháng 7- 1936 Đảng quyết định thành lập Mặt trận
nhân dân phản đế ( đến tháng 3 – 1938 đổi tên thành
Mặt trận Dân chủ) để tập hợp rộng rãi mọi lực lượng
yêu nước và dân chủ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
- Theo sáng kiến của Đảng, Hội truyền bá quốc ngữ
ra đời. Từ cuối năm 1937 phong trào truyền bá quốc
ngữ phát triển mạnh.
- Các hình thức tổ chức quần chúng phát triển rộng
rãi, bao gồm các hội tương tế, hội ái hữu. Trong
những năm 1937-1938, Mặt trận Dân chủ còn tổ chức
các cuộc vận động tranh cử vào các Viện dân biểu Bắc
Kỳ, Trung Kỳ, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ, Hội đồng
kinh tế lý tài Đông Dương.
- Qua cuộc vận động Dân chủ, đội quân chính trị
quần chúng gồm hàng triệu người được tập hợp, giác
ngộ và rèn luyện. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được
mở rộng. Tổ chức Đảng được củng cố và phát triển.
Đến tháng 4-1938, Đảng có 1.597 đảng viên hoạt
động bí mật và hơn 200 đảng viên hoạt động công
khai. Số hội viên trong các tổ chức quần chúng
35.009 người .
- Đảng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm mới. Đó là
kinh nghiệm về chỉ đạo chiến lược: giải quyết mối
quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu trước
mắt; về xây dựng một mặt trận thống nhất rộng rãi
phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị;
về kết hợp các hình thức tổ chức và đấu tranh; về
phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù nguy hiểm nhất Đặc
biệt thực tiễn phong trào chỉ ra rằng: “Việc gì đúng
với nguyện vọng nhân dân thì được quần chúng nhân
dân ủng hộ và hăng hái đấu tranh, và như vậy mới thật
là một phong trào quần chúng” .
- Phong trào Dân chủ 1936-1939 đã làm cho trận địa
và lực lượng cách mạng được mở rộng ở cả nông thôn
và thành thị, thực sự là một bước chuẩn bị hết sức
quan trọng cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám
sau này.
2.2.2.3. Phong trào chống Pháp - Nhật, cứu quốc.
- Ngày 27-9-1940, khi quân Pháp ở Lạng Sơn bị Nhật
tiến đánh phải rút chạy đảng bộ Bắc Sơn đã lãnh đạo
nhân dân khởi nghĩa, làm chủ châu lỵ Bắc Sơn. Đội du
kích Bắc Sơn được thành lập.
- Ở Nam kỳ, phong trào cách mạng của quần chúng
lan rộng ở nhiều nơi. Xứ ủy Nam kỳ đã đề ra kế hoạch
gấp rút khởi nghĩa vũ trang và 23- 11-1940 khởi
nghĩa đã nổ ra quyết liệt, chính quyền cách mạng được
thành lập ở một số địa phương.
- Ngày 13-1-1941, cuộc binh biến ở đồn Chợ Rạng
(huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) do Đội Cung chỉ
huy cũng đã nổ ra và đã làm chủ đồn .
- Ngày 25-10-1941, Việt Minh công bố Tuyên ngôn,
nêu rõ: “Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) ra
đời”. Chương trình Việt Minh đáp ứng nguyện vọng
cứu nước của mọi giới đồng bào, nên phong trào Việt
Minh phát triển rất mạnh.
- Nhiều tờ báo được xuất bản : Giải phóng, Cờ giải
phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc, Việt Nam độc lập, Bãi
Sậy, Đuổi giặc nước, Tiền phong, Kèn gọi lính, Quân
giải phóng, Kháng địch, Độc lập...
- Năm 1943, Đảng công bố bản Đề cương văn hóa
Việt Nam, xác định văn hóa cũng là một trận địa cách
mạng, chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới theo
ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại chúng.
- Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đầu năm 1945 đã xảy
ra nạn đói nghiêm trọng. Đảng đã phát động phong
trào “phá kho thóc của Nhật, giải quyết nạn đói”. Tại
nhiều địa phương, quần chúng tự vũ trang, xung đột
với binh lính và chính quyền Nhật, biến thành những
cuộc khởi nghĩa từng phần, giành quyền làm chủ. Bộ
máy chính quyền Nhật nhiều nơi bị tê liệt.
- Cùng với việc đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính
trị, Đảng chú trọng chuẩn bị lực lượng vũ trang và
căn cứ địa cách mạng.
- Đội du kích Bắc Sơn được duy trì và phát triển
thành Cứu quốc quân.
- Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân do Võ Nguyên Giáp tổ chức ra đời ở Cao
Bằng. Ngày 15-5-1945, hai tổ chức này hợp nhất
thành Việt Nam giải phóng quân. Các lực lượng bán
vũ trang cũng được phát triển và bảy chiến khu được
xây dựng trong cả nước.
- Theo chỉ đạo của Hồ Chí Minh, ngày 4-6-1945, khu
giải phóng gồm hầu hết các tỉnh Cao - Bắc - Lạng –
Hà – Tuyên - Thái và một số vùng lân cận chính thức
được thành lập và trở thành căn cứ địa của cả nước .
Ủy ban lâm thời khu giải phóng được thành lập và thi
hành các chính sách của Việt Minh.
- Chiến tranh du kích cục bộ và khởi nghĩa từng
phần nổ ra ở vùng thượng du và trung du Bắc kỳ.
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc
quân phối hợp với lực lượng chính trị giải phóng
hàng loạt xã, châu, huyện thuộc các tỉnh Cao - Bắc -
Lạng – Hà - Tuyên - Thái… Khởi nghĩa Ba Tơ
(Quảng Ngãi) thắng lợi, đội du kích Ba Tơ được
thành lập và xây dựng căn cứ Ba Tơ.
- Trong các đô thị, nhất là những thành phố lớn, các
đội danh dự Việt Minh đẩy mạnh hoạt động vũ trang
tuyên truyền, diệt ác trừ gian, tạo điều kiện phát triển
các tổ chức cứu quốc trong các tầng lớp nhân dân
thành thị và xây dựng lực lượng tự vệ cứu quốc
- Những chuyển biến của tình hình trong và ngoài
nước lúc này đã dẫn đến xuất hiện thời cách mạng cho
cách mạng Việt Nam và nó chỉ tồn tại trog thời gian
ngắn từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh ( từ 15/8 đến
cuối tháng 8 trước khi quân Đồng minh vào nước ta) .
- Ba đặc trưng chủ yếu của thời cơ
+ Kẻ thù cách mạng đã suy yếu cực độ về lực lượng,
hoang mang về tinh thần, rệu rã về tổ chức
+ Đa số quần chúng đã đi theo cách mạng
+ Đội tiên phong lãnh đạo cách mạng đã chuẩn bị đủ
lực lượng và sẵn sàng lãnh đạo khởi nghĩa giành chính
quyền.
- Hội nghị toàn quốc của Đảng ( từ 14 – 15/ 8/ 1945)
đã chỉ rõ phải kịp thời khởi nghĩa giành chính quyền
vì ‘‘ Quân Đồng minh sắp vào nước ta và đế quốc
Pháp lăm le khôi phục lại địa vị cũ ở Đông dương’’.
- Với gần 5000 Đảng viên, Đảng ta đã kịp thời lãnh
đạo toàn dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền
trong cả nước bằng lực lượng chính trị là chủ yếu. Chỉ
trong vòng 15 ngày cách mạng tháng 8 – 1945 đã toàn
thắng; ách thống trị của bọn đế quốc, thực dân, phong
kiến bị đánh đổ; độc lập, chủ quyền quốc gia được
khôi phục; Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền; nhân
dân ta trở thành người chủ đất nước; lịch sử dân tộc đã
bước sang thời kỳ mới đầy tự hào.

You might also like