Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất

Mục tiêu học tập


Sau khi nghiên cứu và học tập chương này, sinh viên có thể:
 Hiểu được bản chất của khái niệm, mục tiêu, vai trò và những yêu cầu của bố trí mặt bằng sản xuất;
 Hiểu được những hình thức bố trí mặt bằng cơ bản nào được sử dụng trong sản xuất kinh doanh và đặc điểm cơ
bản của mỗi hình thức?
 Giải thích được làm thế nào để đạt được một mặt bằng được bố trí theo quá trình tốt;
 Giải thích được làm thế nào để cân bằng dòng sản xuất trong nhà máy có mặt bằng được bố trí theo sản phẩm.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.1. Thực chất và vai trò của bố trí mặt bằng sản xuất
6.1.1. Khái niệm
Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp là quá trình tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian máy móc thiết
bị, các khu vực làm việc và các bộ phận phục vụ sản xuất và cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp.

 Kết quả của bố trí mặt bằng sản xuất là hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng, các bộ phận phục vụ sản xuất
hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất.
 Mục tiêu của bố trí sản xuất là tìm kiếm, xác định một phương án bố trí hợp lý, đảm bảo cho hệ thống sản xuất hoạt
động có hiệu quả cao, thích ứng nhanh với thị trường.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.1. Thực chất và vai trò của bố trí mặt bằng sản xuất
6.1.2. Vai trò của bố trí mặt bằng sản xuất

 Bố trí đúng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các
nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
 Bố trí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp.
 Bố trí hợp lý sẽ tạo ra quá trình sản xuất linh hoạt hơn có thể thích ứng với những thách thức của sự thay đổi nhu
cầu trên thị trường.
 Bố trí hợp lý sẽ giúp tối thiểu hóa chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm, loại bỏ được những lãng phí
trong quá trình sản xuất.
 Tạo sự dễ dàng, thuận tiện trong kiểm tra, kiểm soát các hoạt động và đảm bảo được một môi trường an toàn cho
nhân viên khi làm việc.
 Bố trí sản xuất đòi hỏi sự nỗ lực và đầu tư lớn về sức lực và tài chính.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.1. Thực chất và vai trò của bố trí mặt bằng sản xuất
6.1.3. Nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất

 Tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất;


 Đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất;
 Đảm bảo an toàn cho sản xuất và người lao động;
 Tận dụng hợp lý không gian và diện tích mặt bằng;
 Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống;
 Tránh hay giảm thiểu trường hợp dòng di chuyển nguyên vật liệu đi ngược chiều;
 Thông tin thông suốt

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.2. Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất
6.2.1. Bố trí mặt bằng theo quá trình (công nghệ)
Bố trí theo quá trình, hay còn gọi là bố trí theo chức năng hoặc bố trí theo công nghệ, thực chất là nhóm những công
việc tương tự nhau thành những bộ phận có cùng quá trình hoặc chức năng thực hiện. Sản phẩm trong quá trình chế tạo
di chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác theo trình tự các công đoạn phải thực hiện.

Hình 6.1: Bố trí mặt bằng theo quá trình trong một xưởng cơ khí

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.2. Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất
6.2.1. Bố trí mặt bằng theo quá trình (công nghệ)
Bố trí sản xuất theo quá trình có những ưu điểm sau:

 Hệ thống sản xuất có tính linh hoạt cao.


 Công nhân có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao.
 Hệ thống sản xuất ít khi bị ngừng vì những lý do trục trặc của thiết bị và con người
 Tính độc lập trong việc chế biến các chi tiết, bộ phận cao.
 Chi phí bảo dưỡng thấp, có thể sửa chữa theo thời gian. Lượng dự trữ phụ tùng thay thế không cần nhiều.
 Có thể áp dụng và phát huy được chế độ nâng cao năng suất lao động cá biệt.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.2. Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất
6.2.1. Bố trí mặt bằng theo quá trình (công nghệ)
Bên cạnh những ưu điểm trên, loại hình bố trí sản xuất này có một số nhược điểm sau:

 Chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm cao.
 Lịch trình sản xuất và các hoạt động không ổn định.
 Sử dụng nguyên vật liệu kém hiệu quả.
 Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị thấp.
 Khó kiểm soát và chi phí kiểm soát cao.
 Năng suất lao động thấp, vì các công việc khác nhau.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.2. Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất
6.2.2. Bố trí mặt bằng theo sản phẩm
Bố trí mặt bằng theo sản phẩm hay còn gọi là dây chuyền hoàn thiện thực chất là sắp xếp những hoạt động theo một
dòng liên tục những việc cần thực hiện để hoàn thành một công việc cụ thể

Hình 6.2: Ví dụ sơ đồ bố trí sản xuất theo đường thẳng Hình 6.3: Ví dụ sơ đồ bố trí sản xuất theo hình chữ U

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.2. Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất
6.2.2. Bố trí mặt bằng theo sản phẩm
Bố trí sản xuất theo sản phẩm có những ưu điểm sau:

 Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh;


 Chi phí đơn vị sản phẩm thấp;
 Chuyên môn hoá lao động cao, giảm chi phí, thời gian đào tạo và tăng năng suất lao động;
 Việc di chuyển của nguyên vật liệu và sản phẩm dễ dàng;
 Hiệu suất sử dụng thiết bị và lao động cao;
 Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định;
 Dễ dàng trong hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năng kiểm soát hoạt động sản xuất cao.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.2. Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất
6.2.2. Bố trí mặt bằng theo sản phẩm
Những hạn chế chủ yếu của bố trí sản xuất theo sản phẩm bao gồm:

 Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng, chủng loại sản phẩm, thiết kế sản phẩm và quá
trình;
 Hệ thống sản xuất có thể bị ngừng khi có một công đoạn bị trục trặc;
 Chi phí đầu tư và chi phí khai thác, bảo dưỡng máy móc thiết bị lớn;
 Công việc đơn điệu, dễ nhàm chán.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.2. Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất
6.2.3. Bố trí mặt bằng theo vị trí cố định
Theo kiểu bố trí này, sản phẩm đứng cố định ở một vị trí còn máy móc, thiết bị, vật tư và lao động được chuyển đến đó
để tiến hành sản xuất. Bố trí sản xuất theo vị trí cố định được áp dụng trong trường hợp sản phẩm mỏng manh dễ vỡ
hoặc quá cồng kềnh, quá nặng nề khiến cho việc di chuyển vô cùng khó khăn.

Hình 6.4: Bố trí mặt bằng cố định vị trí

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.2. Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất
6.2.3. Bố trí mặt bằng theo vị trí cố định

Bố trí sản xuất theo vị trí cố định có các ưu điểm sau:


 Hạn chế tối đa việc di chuyển đối tượng chế tạo, nhờ đó giảm thiểu hư hỏng đối với sản phẩm và chi phí dịch
chuyển;
 Vì sản phẩm không phải di chuyển từ phân xưởng này tới phân xưởng khác nên việc phân công lao động được liên
tục;

Các nhược điểm chủ yếu của loại hình bố trí sản xuất theo vị trí cố định bao gồm:
 Đòi hỏi lao động có trình độ tay nghề cao;
 Việc di chuyển lao động và thiết bị sẽ làm tăng chi phí;
 Hiệu suất sử dụng thiết bị thấp. Ví dụ, về bố trí cố định vị trí

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.2. Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất
6.2.4. Bố trí mặt bằng hỗn hợp
a. Bố trí mặt bằng dạng tế bào sản xuất
Tế bào sản xuất là một kiểu bố trí trong đó máy móc thiết bị được nhóm vào một tế bào mà ở đó có thể chế biến các sản
phẩm, chi tiết có cùng những đòi hỏi về mặt chế biến.

Hình 6.5: Ví dụ sơ đồ mặt bằng bố trí theo dạng tế bào sản xuất
TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn
Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.2. Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất
6.2.4. Bố trí mặt bằng hỗn hợp
a. Bố trí mặt bằng dạng tế bào sản xuất

Bố trí mặt bằng dạng tế bào sản xuất đòi hỏi phải tuân thủ những yêu cầu sau:

 Xác định được những sản phẩm, chi tiết có cùng những đòi hỏi về mặt chế biến (họ sản phẩm).
 Yêu cầu công nhân được đào tạo ở một trình độ cao, linh hoạt trong sản xuất và tự chủ trong công việc.
 Mỗi vị trí công việc có khả năng độc lập, tự chủ trong công việc với những dụng cụ, thiết bị và các điều kiện làm việc.
 Có thể tiến hành kiểm tra chống sai lỗi (poka-yoke) tại mỗi trạm (nơi) làm việc trong tế bào sản xuất.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.2. Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất
6.2.4. Bố trí mặt bằng hỗn hợp
a. Bố trí mặt bằng dạng tế bào sản xuất

Bố trí theo tế bào có những ưu điểm sau:


 Giảm lượng hàng tồn kho trong quá trình sản xuất;
 Giảm diện dích yêu cầu mặt bằng sản xuất;
 Giảm lượng tồn vật tư đầu vào và thành phẩm trong quá trình sản xuất;
 Giảm nhân công trực tiếp, và công nhân đa năng hơn do được phụ trách từng công đoạn khác nhau diễn ra trong một
tế bào;
 Tăng cường ý thức, trách nhiệm tham gia của nhân viên trong sản xuất;
 Gia tăng khả năng sử dụng khai thác thiết bị và máy móc, dễ tự động hóa, dể kiểm soát;
 Giảm sự đầu tư vào máy móc và thiết bị sản xuất.

Tuy nhiên, bố trí theo tế bào sản xuất cũng có một số nhược điểm cơ bản là chi phí đào tạo công nhân tăng lên do đòi hỏi
công nhân phải có trình độ cao linh hoạt trong sản xuất.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.2. Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất
6.2.4. Bố trí mặt bằng hỗn hợp

b. Bố trí theo nhóm


 Bố trí theo nhóm công nghệ bao gồm việc xác định các chi tiết bộ phận giống nhau cả về đặc điểm thiết kế và đặc điểm
sản xuất và nhóm chúng thành các bộ phận cùng họ.
 Có ba phương pháp để thực hiện đó là kiểm tra trực quan, nghiên cứu, xem xét thiết kế dữ liệu sản xuất và phân tích
dòng sản xuất.

c. Hệ thống sản xuất linh hoạt


 Hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS) là hình thức tổ chức cao nhất của tế bào sản xuất với sự trợ giúp của các hệ thống
điều khiển tự động.
 Quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên liệu và linh kiện bộ phận máy móc và quá trình sản xuất của nó đều được tự động
tiến hành dưới sự điều khiển của máy tính.
 Ưu điểm lớn nhất của FMS là tính linh hoạt rất cao.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.3. Các phương pháp phân tích bố trí mặt bằng
6.3.1. Phân tích bố trí mặt bằng theo sản phẩm

Phương pháp trực quan thử đúng sai sử dụng trong cân đối dây chuyền sản xuất bao gồm các bước cụ thể sau:
Bước 1. Xác định các bước công việc và thời gian thực hiện
 Ở bước này cần phải liệt kê đầy đủ tất cả các công việc cần thiết có thể làm ra sản phẩm. Đồng thời xác định thời gian

cần thiết để hoàn thành từng công việc.


 Đây là công việc đầu tiên của thiết kế bố trí sản xuất trong dây chuyền sản xuất theo sản phẩm, là cơ sở để xác định đầu

ra mong muốn hoặc chu kỳ thời gian

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.3. Các phương pháp phân tích bố trí mặt bằng
6.3.1. Phân tích bố trí mặt bằng theo sản phẩm

Bước 2. Xác định thời gian chu kỳ kế hoạch ( CTkh ), thời gian chu kỳ tối thiểu ( CTmin ), thời gian chu kỳ tối đa ( CTmax )
 Thời gian chu kỳ kế hoạch ( CTkh ) là tổng thời gian dự kiến mà mỗi nơi làm việc phải thực hiện tập hợp các công việc để

tạo ra được một đơn vị đầu ra.


 Thời gian chu kỳ tối thiểu ( CTmin ) là thời gian ngắn nhất một nơi làm việc phải có và không thể ít hơn được. Nó được

xác định bằng công việc có thời gian thực hiện dài nhất. CTmin = timax

 Thời gian chu kỳ tối đa ( CTmax ) là khoảng thời gian lớn nhất mà một nơi làm việc có thể có. Nó được xác định bằng tổng

thời gian thực hiện các công việc CTmax = ∑ti .

CTmin < CTkh < CTmax

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.3. Các phương pháp phân tích bố trí mặt bằng
6.3.1. Phân tích bố trí mặt bằng theo sản phẩm

Phương pháp trực quan thử đúng sai sử dụng trong cân đối dây chuyền sản xuất bao gồm các bước cụ thể sau:
Bước 2. Xác định thời gian chu kỳ kế hoạch ( CTkh ), thời gian chu kỳ tối thiểu ( CTmin ), thời gian chu kỳ tối đa ( CTmax )
Theo quy tắc chung, thời gian chu kỳ được xác định căn cứ vào lượng đầu ra dự kiến. Nếu chu kỳ thời gian không nằm giữa
giới hạn lớn nhất và nhỏ nhất thì phải xem xét lại đầu ra dự kiến. Thời gian chu kỳ được tính theo công thức sau:

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.3. Các phương pháp phân tích bố trí mặt bằng
6.3.1. Phân tích bố trí mặt bằng theo sản phẩm

Phương pháp trực quan thử đúng sai sử dụng trong cân đối dây chuyền sản xuất bao gồm các bước cụ thể sau:
Bước 3. Xác định và vẽ sơ đồ trình tự các bước công việc
Ví dụ, từ bảng thứ tự công việc, ta có thể lập được sơ đồ trình tự các bước công việc như sau:

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.3. Các phương pháp phân tích bố trí mặt bằng
6.3.1. Phân tích bố trí mặt bằng theo sản phẩm

Phương pháp trực quan thử đúng sai sử dụng trong cân đối dây chuyền sản xuất bao gồm các bước cụ thể sau:
Bước 4. Tính số nơi làm việc tối thiểu để đảm bảo sản xuất đạt đầu ra theo kế hoạch dự kiến
Về mặt lý thuyết, số nơi làm việc dự kiến cần thiết nhỏ nhất được xác định theo công thức sau:

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.3. Các phương pháp phân tích bố trí mặt bằng
6.3.1. Phân tích bố trí mặt bằng theo sản phẩm

Phương pháp trực quan thử đúng sai sử dụng trong cân đối dây chuyền sản xuất bao gồm các bước cụ thể sau:
Bước 5. Bố trí thử phương án ban đầu, trong trường hợp dây chuyền sản xuất mới
Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, dây chuyền thiết bị đã được bố trí thì tiến hành đánh giá hiệu quả về mặt thời
gian.
Do mục đích của cân đối là tối thiểu hoá thời gian chờ đợi của máy hoặc nơi làm việc nên tỉ lệ % thời gian chờ đợi trong
tổng thời gian hoạt động của mỗi phương án bố trí là rất quan trọng. Thời gian ngừng máy tại một nơi làm việc là:

Thời gian ngừng máy của cả dây chuyền bằng tổng thời gian ngừng máy tại các nơi làm việc.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.3. Các phương pháp phân tích bố trí mặt bằng
6.3.1. Phân tích bố trí mặt bằng theo sản phẩm

Phương pháp trực quan thử đúng sai sử dụng trong cân đối dây chuyền sản xuất bao gồm các bước cụ thể sau:
Bước 5. Bố trí thử phương án ban đầu, trong trường hợp dây chuyền sản xuất mới
Tỷ lệ thời gian ngừng máy của cả dây chuyền là tỷ số giữa tổng thời gian ngừng máy và thời gian sẵn có, được xác định theo
công thức sau:

Hiệu quả dây chuyền được xác định bằng 100 % trừ đi tỷ lệ thời gian ngừng máy hoặc bằng thời gian làm việc chia cho tổng
thời gian sẵn có. Khi tỷ lệ thời gian ngừng máy bằng 0 thì dây chuyền cân đối hoàn toàn. Trong thực tế điều này khó có thể
xảy ra.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.3. Các phương pháp phân tích bố trí mặt bằng
6.3.1. Phân tích bố trí mặt bằng theo sản phẩm

Phương pháp trực quan thử đúng sai sử dụng trong cân đối dây chuyền sản xuất bao gồm các bước cụ thể sau:
Bước 6. Cải tiến phương án đã bố trí để tìm phương án tốt hơn
Nguyên tắc 1: Để cải tiến có thể áp dụng nguyên tắc “Bố trí theo thời gian thao tác dài nhất” như sau:

 Ưu tiên bố trí công việc dài nhất trước nhưng phải đảm bảo yêu cầu công việc trước nó;
 Xác định số thời gian còn lại của nơi làm việc đó;
 Nếu có thể cần bố trí ghép thêm công việc dài nhất tiếp theo;
 Tiếp tục cho đến hết.

Nguyên tắc 2: Ngoài nguyên tắc trên cũng có thể áp dụng nguyên tắc “Bố trí theo công việc có nhiều công việc khác tiếp
theo sau nhất” hoặc “Ưu tiên công việc có thời gian ngắn nhất trước”.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.3. Các phương pháp phân tích bố trí mặt bằng
6.3.1. Phân tích bố trí mặt bằng theo sản phẩm

Phương pháp trực quan thử đúng sai sử dụng trong cân đối dây chuyền sản xuất bao gồm các bước cụ thể sau:
Bước 7. Đánh giá hiệu quả của cách bố trí mới so sánh với các cách trước
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của cách bố trí mới so với cách trước.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.3. Các phương pháp phân tích bố trí mặt bằng
6.3.1. Phân tích bố trí mặt bằng theo sản phẩm

Ví dụ 1: (Về thiết kế bố trí mặt bằng sản xuất mới) Một nhà máy sản xuất một loại sản phẩm Y có kế hoạch sản xuất mỗi
ngày 200 sản phẩm, và mỗi ngày làm việc 8 tiếng. Phân bổ thời gian cho 11 công việc để lắp một sản phẩm Y được cho
trong bảng sau.

Yêu cầu bố trí công việc cho các nơi làm việc để đạt được hiệu quả cao nhất?

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.3. Các phương pháp phân tích bố trí mặt bằng
6.3.1. Phân tích bố trí mặt bằng theo sản phẩm

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 6: Bố trí mặt bằng sản xuất
6.3. Các phương pháp phân tích bố trí mặt bằng
6.3.1. Phân tích bố trí mặt bằng theo sản phẩm

Ví dụ 2: Công ty Fruit Snack đã chế biến món ăn hỗn hợp gồm nước, phẩm màu thực vật, thuốc bảo quản và đường
glucose. Trình tự và thời gian thực hiện các công việc được cho trong bảng dưới đây:

Nhu cầu sản xuất là 6.000 sản phẩm/ngày, thời gian làm việc là 10 giờ/ngày. Hãy thiết kế và cân bằng dây chuyền sản xuất.
Tính hiệu quả của dây chuyền.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn

You might also like