Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

VIỆT BẮC- TỐ HỮU

PHẦN 1. TÁC GIẢ


I. Tiểu sử
- Tố Hữu (1920- 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, người Thừa Thiên- Huế
- Ông sớm giác ngộ cách mạng: năm 1937, ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương
- Ông từng giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước và Hội Văn nghệ Việt Nam
II. Chặng đường thơ- Chặng đường cách mạng
- Con đường thơ của Tố Hữu gắn liền với con đường hoạt động cách mạng của dân tộc
- Con đường thơ chia làm 5 chặng
+ 1937- 1946: tập thơ “Từ ấy”- chia làm 3 phần: “Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng”
+ 1946- 1954: tập thơ “Việt Bắc”
+ 1955- 1961: tập thơ “Gió lộng”
+ 1962- 1977: tập thơ “Ra trận, Máu và hoa”
+ Thời kỳ đổi mới: tập thơ “Một tiếng đờn” (1992); “Ta với ta” (1999)
VIỆT BẮC- TỐ HỮU
PHẦN 1. TÁC GIẢ
III. Phong cách thơ
- Về nội dung: thơ Tố Hữu mang tính trữ tình- chính trị
+ “Cái Tôi” nhân danh Đảng, cộng đồng, dân tộc
+ Đề cập đến niềm vui lớn, tình cảm lớn, mang tính sử thi
+ Thể hiện bằng giọng điệu tâm tình, đằm thắm, tự nhiên
- Về nghệ thuật: thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà
+ Thể loại: thơ lục bát
+ Ngôn ngữ: giản dị, mộc mạc, gần gũi
+ Đặc biệt, Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc trong thơ Tiếng Việt
VIỆT BẮC- TỐ HỮU
PHẦN 2. TÁC PHẨM
I. Tìm hiểu chung
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Tháng 7/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, miền Bắc được giải phóng và tiến lên
con đường xây dựng XHCN
+ Tháng 10/ 1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về tiếp quản Thủ
đô. Nhân sự kiện lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác nên tác phẩm “Việt Bắc”
- Tác phẩm chia làm 2 phần; sáng tác theo thể thơ lục bát
II. Tìm hiểu văn bản
1. Lời hỏi- đáp về những kỉ niệm ân tình của người đi kẻ ở trong suốt 15 năm gắn bó
“- Mình về mình có nhớ ta - Tiếng ai tha thiết bên cồn
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Mình về mình có nhớ không Áo chàm đưa buổi phân li
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
VIỆT BẮC- TỐ HỮU
II. Tìm hiểu văn bản
1. Lời hỏi- đáp về những kỉ niệm ân tình của người đi kẻ ở trong suốt 15 năm gắn bó
a. Bốn câu đầu
“- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
VIỆT BẮC- TỐ HỮU
II. Tìm hiểu văn bản
1. Lời hỏi- đáp về những kỉ niệm ân tình của người đi kẻ ở trong suốt 15 năm
gắn bó
a. Bốn câu đầu: Lời của Việt Bắc hỏi người ra đi, nhằm khơi gợi kỷ niệm về
một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội nghĩa tình
- 2 câu đầu: gợi nhắc về kỷ niệm mười lăm năm gắn bó- khoảng thời gian
“- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
+ Câu hỏi mang âm hưởng ca dao- dân ca, hướng đến thời gian.
+ Trong câu hỏi này, “mình” là chỉ người ra đi, “ta” là người ở lại. “Mình” ở
đầu câu, “ta” ở cuối câu, tưởng như xa cách mà hóa ra gần gũi. Vì ở giữa hai
đầu nỗi niềm ấy lại xuất hiện động từ “nhớ” kết dính “ta- mình” lại với nhau
VIỆT BẮC- TỐ HỮU
II. Tìm hiểu văn bản
1. Lời hỏi- đáp về những kỉ niệm ân tình của người đi kẻ ở trong suốt 15 năm gắn

a. Bốn câu đầu: Lời của Việt Bắc hỏi người ra đi, nhằm khơi gợi kỷ niệm về một giai
đoạn đã qua, về không gian nguồn cội nghĩa tình
+ Cách xưng hô “mình- ta” mộc mạc, quen thuộc thường thấy ở lối hát của ca dao- dân ca:
“Mình về mình có nhớ chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”
Là tình cảm “mình- ta” không thể quên:
“Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ
Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình là ba
Chữ trung thì để phần cha
VIỆT BẮC- TỐ HỮU
II. Tìm hiểu văn bản
1. Lời hỏi- đáp về những kỉ niệm ân tình của người đi kẻ ở trong suốt 15 năm
gắn bó
a. Bốn câu đầu: Lời của Việt Bắc hỏi người ra đi, nhằm khơi gợi kỷ niệm về một
giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội nghĩa tình
+ Cơ sở tạo nên nỗi nhớ là “mười lăm năm”. Người ở lại hỏi người ra đi có nhớ
“ta” trong “mười lăm năm” ấy hay không? “Mười lăm năm ấy” là trạng ngữ chỉ thời
gian, đó là thời gian được tính từ năm 1940 sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn cho đến
tháng 10/1954, đó là mười lăm năm cùng gắn bó, cùng trải qua khó khăn gian khổ,
mười lăm năm Việt Bắc cưu mang, nuôi dưỡng Đảng từ buổi đầu phôi thai non yếu
cho đến khi cứng cáp trưởng thành. Đó là mười lăm năm nghĩa tình
+ Bốn chữ “thiết tha mặn nồng” đã cho thấy tình cảm giữa Việt Bắc và người
cán bộ thật thủy chung sâu nặng, keo sơn bền chặt.
→ Hỏi nhưng thực chất là để bộc lộ tình cảm và hỏi để thể hiện mong muốn
VIỆT BẮC- TỐ HỮU
II. Tìm hiểu văn bản
1. Lời hỏi- đáp về những kỉ niệm ân tình của người đi kẻ ở trong suốt 15 năm gắn bó
a. Bốn câu đầu: Lời của Việt Bắc hỏi người ra đi, nhằm khơi gợi kỷ niệm về một giai
đoạn đã qua, về không gian nguồn cội nghĩa tình
- 2 câu sau: lời nhắc nhở ân tình ân nghĩa và cũng là lời dặn dò kín đáo, thiết tha của
người ở lại
“Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
+ Câu hỏi thứ hai hướng đến không gian. Đối tượng hỏi không còn giới hạn, bó hẹp
trong mối quan hệ “mình- ta” và nỗi nhớ dường như không còn chỉ hướng tới “ta” (người
đi), mà nỗi nhớ đó đã hướng vào đối tượng rộng lớn hơn, đó chính là hai không gian
“cây, sông” (miền xuôi) và “núi, nguồn” (miền ngược). “Núi, nguồn” là ở Việt Bắc-
đây chính là không gian quen thuộc gắn với người ở lại và cũng gắn bó với người ra đi.
Không gian đó đối với người ra đi và người ở lại chứa đầy kỉ niệm của mười lăm
năm nghĩa tình.
VIỆT BẮC- TỐ HỮU
II. Tìm hiểu văn bản
1. Lời hỏi- đáp về những kỉ niệm ân tình của người đi kẻ ở trong suốt 15 năm
gắn bó
a. Bốn câu đầu: Lời của Việt Bắc hỏi người ra đi, nhằm khơi gợi kỷ niệm về
một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội nghĩa tình
+ Động từ “nhìn” và “nhớ” điệp lại hai lần. Một hành động tác động vào thị
giác , một hành động tác động vào tâm tưởng. Một hành động hướng tới tương lai,
một hành động hướng về quá khứ. Nghĩa là, ở tương lai, người kháng chiến khi về
xuôi, dù đi bất cứ nơi đâu, nhìn thấy “cây, sông” thì hãy nhớ về “núi, nguồn” nơi
miền ngược, bởi “cây có cội, nước có nguồn”.
VIỆT BẮC- TỐ HỮU
II. Tìm hiểu văn bản
1. Lời hỏi- đáp về những kỉ niệm ân tình của người đi kẻ ở trong suốt 15 năm
gắn bó
a. Bốn câu đầu: Lời của Việt Bắc hỏi người ra đi, nhằm khơi gợi kỷ niệm về
một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội nghĩa tình
+ Sự đan xen giữa các hành động “nhìn, nhớ” đó là để nhắc nhở người ra đi
sống ở hiện tại và tương lai đừng quên quá khứ, sống ở miền xuôi đừng quên
miền ngược, đừng quên những kỷ niệm của một thời đã qua. Lời thơ như
nhắc về đạo lý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”
+ Các hình ảnh “cây, núi, sông, nguồn” đều gợi về không gian Việt Bắc, cách
gợi nhắc này cho thấy được lời dặn dò kín đáo rất đỗi chân thành : Việt Bắc là cội
nguồn Cách mạng, là trung tâm đầu não, là cái nôi của cuộc kháng chiến. Xin
người về xuôi đừng quên cội nguồn.
VIỆT BẮC- TỐ HỮU
II. Tìm hiểu văn bản
1. Lời hỏi- đáp về những kỉ niệm ân tình của người đi kẻ ở trong suốt 15 năm
gắn bó
b. Bốn câu tiếp theo: tiếng lòng của người về xuôi mang theo bao nỗi nhớ
thương, bịn rịn, da diết
“-Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
VIỆT BẮC- TỐ HỮU
II. Tìm hiểu văn bản
1. Lời hỏi- đáp về những kỉ niệm ân tình của người đi kẻ ở trong suốt 15 năm
gắn bó
b. Bốn câu tiếp theo: tiếng lòng của người về xuôi mang theo bao nỗi nhớ
thương, bịn rịn, da diết
- Người ra đi không thấy mặt người đưa tiễn, chỉ nghe lời hỏi, nghe “tiếng
ai” đang vọng lại sau núi đèo, “bên cồn” nhưng lại cảm nhận tình cảm sâu
đậm “tha thiết” của người đưa tiễn dành cho mình bằng tất cả tấm lòng,
bằng sự rung động của con tim
- Những lời dặn dò của người ở lại khiến người ra đi nghe sao mà “tha
thiết”, thân thương trìu mến. Chính những lời nói ruột gan ấy đã làm cho
người ra đi “bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi”
VIỆT BẮC- TỐ HỮU
II. Tìm hiểu văn bản
1. Lời hỏi- đáp về những kỉ niệm ân tình của người đi kẻ ở trong suốt 15 năm
gắn bó
b. Bốn câu tiếp theo: tiếng lòng của người về xuôi mang theo bao nỗi nhớ
thương, bịn rịn, da diết
- Câu thơ “bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi” ngắt theo nhịp 4/4 với hai
vế tiểu đối trong tương quan, đối lập giữa bên trong và bên ngoài, diễn tả cung bậc
cảm xúc đầy mâu thuẫn trong lòng người đi “dù bàn chân anh bước mà hồn sao
chẳng rời”
+ “Trong dạ” thì “bâng khuâng” diễn tả cảm xúc nhớ nhung, lưu luyến, buồn vui
lẫn lộn (buồn vì phải xa Việt Bắc, vui vì được trở lại quê hương của mình), mà buồn
nhiều hơn vui.
+ “Bồn chồn” là từ láy diễn tả tâm trạng cảm xúc day dứt, hồi hộp, nôn nao trong
lòng khiến cho bước chân đi cũng ngập ngừng, bịn rịn không muốn chia xa
VIỆT BẮC- TỐ HỮU
II. Tìm hiểu văn bản
1. Lời hỏi- đáp về những kỉ niệm ân tình của người đi kẻ ở trong suốt 15 năm
gắn bó
b. Bốn câu tiếp theo: tiếng lòng của người về xuôi mang theo bao nỗi nhớ
thương, bịn rịn, da diết
- Buổi chia tay ấy có hình ảnh “áo chàm” đầy cảm động.
+ “Áo chàm” là màu áo của người dân Việt Bắc. Đó là hình ảnh hoán dụ để chỉ
con người Việt Bắc mà cũng là hình ảnh ẩn dụ để chỉ cuộc sống gian khổ, thiếu
thốn vật chất của con người nơi đây.
+ Những con người nghèo khổ “hắt hiu lau xám” nhưng luôn “đậm đà lòng
son” thủy chung, mặn nồng. Chính màu áo ấy, con người ấy đã góp phần làm
nên chiến thắng vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hỏi làm sao người đi
có thể quên được màu áo ân tình, ân nghĩa ấy!
VIỆT BẮC- TỐ HỮU
II. Tìm hiểu văn bản
1. Lời hỏi- đáp về những kỉ niệm ân tình của người đi kẻ ở trong suốt 15 năm gắn bó
b. Bốn câu tiếp theo: tiếng lòng của người về xuôi mang theo bao nỗi nhớ thương, bịn rịn,
da diết
- Câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” đầy tính chất biểu cảm.
+ “Biết nói gì” không phải là không có gì để nói, mà là không nói được vì xúc động nghẹn
ngào, không thể cất lời được. Những lời không nói ra được ấy có lẽ đã nằm hết trong hành
động “cầm tay nhau” .
+ “Cầm tay” là biểu tượng của tình yêu thương đoàn kết, “cầm tay” là đã đủ nói lên bao
cảm xúc trong lòng rồi
+ Mặt khác, dấu ba chấm đặt ở cuối câu như càng tăng thêm tình cảm mặn nồng. Nó giống
như nốt nhạc trầm trong khuôn nhạc trữ tình mà ở đó tình cảm cứ ngân dài sâu lắng.
→ Thể thơ lục bát đậm đà tính dân tộc kết hợp linh hoạt lối hát đối đáp giao duyên đã tạo ra
giai điệu phong phú cho bài thơ. Nhiều biện pháp tu từ được tác giả vận dụng một cách khéo
léo (hoán dụ, ẩn dụ, câu hỏi tu từ…). Ngôn ngữ trong sáng, nhuần nhị và có nhiều nét cách
tân, đặc biệt là hai đại từ “ta- mình”, “mình- ta”.

You might also like