Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

CHƯƠNG V.

LIÊN KẾT CÂU


I. Các phương thức liên kết hình thức
1.1. Phương thức lặp
a. Lặp từ ngữ: Câu đi sau lặp lại một số từ ngữ
của câu đi trước.
VD: Thơ và cách mạng không thể tách rời.
Đương nhiên, không phải thơ nào cũng cách
mạng cả, nhưng có cách mạng thì có thơ. (Sóng
Hồng)
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU
I. Các phương thức liên kết hình thức
1.1. Phương thức lặp
b. Lặp cấu trúc cú pháp: Câu sau lặp lại cấu trúc
(mô hình) của câu đi trước.
VD: Sự thật là từ mùa thu năm 1940 nước ta đã trở
thành thuộc địa của Nhật chứ không phải của Pháp.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay
Nhật chứ không phải từ tay Pháp. (Hồ Chí Minh)
Mô hình:
Sự thật là C – V – B chứ không phải B’
Sự thật là C – V – B Chứ không phải từ B’
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU
I. Các phương thức liên kết hình thức
1.2. Phương thức thế
a. Thế bằng đại từ: Câu đi sau dùng đại từ thay thế
cho một từ, một ngữ ở câu trước (đây, đấy, đó, ấy,
kia, thế, vậy, nay, này, nọ, bậy giờ, bấy giờ, tất cả,
nó, họ, chúng…).
VD: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là
một truyền thống quý báu của ta.
- Những bất bình đẳng về kinh tế thường dẫn đến sự
bùng nổ của đấu tranh cách mạng. Chúng ta cần giữ
quan điểm ấy khi nghiên cứu lịch sử đất nước. (Hồ
Chí Minh)
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU
I. Các phương thức liên kết hình thức
1.2. Phương thức thế
b. Thế bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa
VD: Nguyễn Trãi dành một đoạn khá dài để nói
lên ý chí diệt thù, cứu nước của Lê Lợi. Hình như
ông muốn nói lên thật đầy đủ và nêu lên tấm
gương sáng, đức kiên trì của lãnh tụ nghĩa quân.
(Hoài Thanh)
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU
I. Các phương thức liên kết hình thức
1.3. Phương thức liên tưởng: Dùng những từ ngữ
thuộc cùng trường nghĩa hoặc có quan hệ gần nghĩa
theo những mối liên tưởng kế cận, hoặc liên tưởng
theo các phạm trù: nguyên nhân – hệ quả, điều kiện
– kết quả, toàn thể - bộ phận , thời gian, địa điểm,
sự vật, đánh giá phẩm chất, quá trình…
VD: Các chú có biết biển cả là do cái gì tạo nên
không? Từng giọt nước thấm vào lòng đất, chảy về
một hướng mới thành suối, thành sông. Biết bao
nhiêu giọt nước hợp lại mới thành biển cả. (Hồ Chí
Minh)
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU
I. Các phương thức liên kết hình thức
1.3. Phương thức liên tưởng:
a. Liên tưởng đồng loại: là kiểu liên tưởng của
những đối tượng đồng chất ngang hàng nhau.
VD: Bộ đội xung phong. Du kích nhào theo.
(Nguyễn Thi)
b. Liên tưởng bộ phận với toàn thể hoặc ngược
lại. VD: Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp
lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp nước
ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng là trái
hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. (Hồ Chí Minh)
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU
I. Các phương thức liên kết hình thức
1.3. Phương thức liên tưởng:
c. Liên tưởng định vị: là liên tưởng giữa một
động vật, một tĩnh vật hoặc một hành động với
vị trí tồn tại điển hình của nó trong không gian.
VD: Tên phi công chết nốt. Chiếc máy bay
cắm đầu xuống một cửa biển
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU
I. Các phương thức liên kết hình thức
1.4. Phương thức nối
a. Nối bằng các quan hệ từ: Vì…nên; Nếu …
thì; Bởi vậy…cho nên; tuy nhiên, nhưng, mà….
VD: Bà Cam không bằng lòng. Nhưng bà không
nói.
Tôi đương nói với các đồng chí về văn: viết văn
thì phải cố gắng viết cho hay. Vì nếu không cố
gắng thì làm sao có văn hay,... (Phạm Văn Đồng)
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU
I. Các phương thức liên kết hình thức
1.4. Phương thức nối
b. Nối bằng các từ ngữ có tác dụng chuyển
tiếp: Tóm lại, nhìn chung, cuối cùng; một là, hai
là, mặt này, mặt khác, trái lại, thế mà, tuy vậy,
quả nhiên, ngoài ra,hơn nữa, vả lại…
VD: Từ đó nhân dân ta càng cực khổ, nghèo
nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm
nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng
bào ta bị chết đói. (Hồ Chí Minh)
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU
1.5. Phương thức đối: Là sự vận dụng hiện tượng
trái nghĩa, đối nghĩa vào chức năng liên kết văn bản
VD: Đối với người, ai làm lợi cho nhân dân, cho Tổ quốc
ta đều là bạn. Bất kì ai làm gì có hại cho nhân dân và Tổ
quốc ta tức là kẻ thù. Đối với mình, những tư tương và
hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho đồng bào là bạn.
Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và
đồng bào là kẻ thù.
Mô hình: 1. Đối với người, ai làm lợi…là bạn.
ai là hại là kẻ thù.
2. Đối với mình X. có lợi ích là bạn.
X. có hại là kẻ thù.
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU
I. Các phương thức liên kết hình thức
1.5. Phương thức đối
a. Đối trái nghĩa:
VD: Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong. (Hồ Chí Minh)
b. Đối phủ định:
VD: Biết người, biết mình, trăm trận, trăm
thắng. Ta không biết địch mà cũng không biết
ta thì đánh trận nào thua trận ấy. (Tôn Tử)
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU
I. Các phương thức liên kết hình thức
1.6. Phương thức tuyến tính (còn gọi là phép trật tự
tuyến tính)
Không sử dụng các tín hiệu ngôn ngữ để thể
hiện sự liên kết mà dựa vào sự sắp xếp có chủ định
các đơn vị lời nói theo trình tự trên – dưới, trước –
sau , theo một chiều, một hướng hợp lí…diễn đạt
các quan hệ thời gian, không gian, nhân – quả….
VD: Phát súng nổ. Em bé từ lưng trâu ngã lăn
xuống. (Anh Đức)
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU

II. Quan hệ ý nghĩa (liên kết logic – ngữ


nghĩa, liên kết nội dung)
Là sự liên kết giữa hai hoặc nhiều câu, thông
qua nghĩa của từ và thông qua suy luận. Có thể phân
thành 2 nhóm quan hệ chủ yếu là:
- Thuyết minh gồm các quan hệ: dẫn chứng, bằng
chứng, ví dụ, định nghĩa, khai triển, nguyên nhân.
- Phát triển gồm các quan hệ: kết quả, suy luận, khái
quát, tương phản, tương đồng, song hành.
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU
1. Quan hệ thuyết minh
1.1. Dẫn chứng
VD: Thanh Hóa đã có mức tăng trưởng khá và bước
đầu có sự dịch chuyển về cơ cấu kinh tế. Năm 1993,
tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP là 16,4%,
tăng 2,7% so với năm 1991.
1.2. Bằng chứng
VD: Nước sông này không thể uống được. Bảng
phân chất của phòng xét nghiệm cho biết nước đã bị
ô nghiễm bởi chất thải của nhà máy.
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU
2. Quan hệ thuyết minh
1.3. Ví dụ
VD: Ở Việt Nam, hình thức múa mặt nạ đã có từ lâu
đời. Chẳng hạn ở Thanh Hóa, người Mường có trò
múa Roại dùng trong việc cúng ma chay, người
Khơme Nam Bộ mang mặt nạ trong điệu hát rôbăm…
1.4. Định nghĩa
VD: Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế của công dân.
Thừa kế là sự dịch chuyển di sản của người đã chết
cho người sống.
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU
2. Quan hệ thuyết minh
1.5. Khai triển
VD: Văn học thời chiến tranh không tránh khỏi tinh
thần khắc khổ. Người cầm bút không thể nói nhiều về
yêu cầu hưởng thụ đến hạnh phúc cá nhân.
1.6. Nguyên nhân
VD: Tìm hiểu thơ Nguyễn Đình Chiểu chúng ta
không thể không nói đếncuộc đời riêng của ông. Bởi
lẽ, ở Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn và cuộc đời chỉ là
một.
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU
2. Quan hệ phát triển
2.1. Kết quả
VD: Người quân tử chỉ cốt suy nghĩ , định liệu
công việc của mình, lúc chưa làm được thì vui
rằng mình có ý định làm, lúc đã làm được thì vui
rằng có tài làm được việc. Thế cho nên người
quân tử có cái vui thú suốt đời, không có cái lo
sợ một ngày nào cả.
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU
2. Quan hệ phát triển
2.2. Suy luận
VD: Một dân tộc đánh giặc mấy nghìn năm mà tiếng
hát vẫn êm dịu và uyển chuyển như vậy. Dân tộc ấy
trầm tĩnh và mãnh liệt biết nhường nào.
2.3. Khái quát
VD: Vàng làm đồ trang sức. Bạc có khi được dùng
để mạ đồ vật. Đồng và nhôm làm chất dẫn điện rất
tốt. Kim loại thật có ích.
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU
2. Quan hệ phát triển
2.4. Tương phản
VD: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn người
đến chốn lao xao. (NBK)
2.5. Tương đồng
VD: Chỉ vì vài đồng bạc sưu mà anh Dậu bị đánh
chết đi sống lại nhiều lần. Cũng chỉ vì vài đồng
bạc sưu mà chị Dậu phải bán con, bán chó cho
nhà Nghị Quế với giá rẻ mạt.
CHƯƠNG V. LIÊN KẾT CÂU
2. Quan hệ phát triển
2.6. Song hành
VD: Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ
(A). Những con sít lông tím, mỏ hồng kêu vang
như tiếng kèn đồng (B). Những con bói cá, mỏ
dài lông sặc sỡ (C). Những con cuốc đen trủi len
lỏi giữa các bụi ven bờ (D).

You might also like