Cac VĐCS.C2

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 22

CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH

TRONG NỀN KTQT

CHƯƠNG 2: Chính sách thương mại quốc tế


PGS. TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Th.S. VŨ LÊ THÙY TRANG


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Mail:vulethuytrang@vnu.edu.vn
SĐT: 0936935166
MỞ ĐẦU

- Chính sách Thương mại quốc tế là bộ phận


quan trọng trong các vấn đề chính sách trong
nền kinh tế quốc tế. Hiểu biết và vận dụng
chính sách thương mại quốc tế có ý nghĩa cả
về lý luận và thực tiễn. Để hiểu rõ hơn về
chính sách thương mại quốc tế cần phân biệt
rõ sự khác nhau giữa lý thuyết thương mại
và chính sách thương mại quốc tế.
Kết cấu của chương
Tiết 1: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của chính sách
thương mại quốc tế
Tiết 2: Chính sách thương mại chính

Tiết 3: Các công cụ của chính sách thương mại quốc


tế

Tiết 4: Trường hợp điển hình


1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của chính sách thương
mại
1.1.1. Khái niệm chính sách thương mại

- Khái niệm: Chính sách TMQT là hệ thống các quan


điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp nhằm tác động,
điều chỉnh, kiểm soát các hoạt động TMQT, góp phần
thực hiện những mục tiêu kinh tế vĩ mô của quốc gia
1.1.2. Đặc điểm của chính sách thương mại

Chính sách thương mại quốc tế có các đặc điểm sau:


Thứ nhất: Chính sách thương mại quốc tế mang tính lịch sử
Thứ hai: Chính sách thương mại quốc tế không tồn tại độc lập mà luôn
gắn liền với hệ thống chính sách kinh tế của mỗi quốc gia.
Thứ ba: Chính sách thương mại quốc tế có mối liên hệ chặt chẽ với các
chính sách khác như chính sách đầu tư, chính sách tài chính, chính sách
tiền tệ, chính sách khoa học công nghệ.
Thứ tư: Chính sách thương mại quốc tế chịu sự tác động của các yếu tố
kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế
Thứ năm: Các công cụ của CSTMQT thường rất đa dạng bao gồm: thuế
quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, tín dụng, trợ cấp, phá giá… Các
công cụ này có thể được sử dụng riêng hoặc phối hợp tùy theo mục đích
điều chỉnh hoạt động thương mại.
1.1.2. Đặc điểm của chính sách thương mại
Chính sách thương mại quốc tế có các đặc điểm sau:
Thứ nhất: Chính sách thương mại quốc tế mang tính lịch sử
Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mỗi quốc gia thường có chính
sách thương mại quốc tế độc lập thể hiện ý chí, nguyên tắc và mục
tiêu phát triển của mình.
Ví dụ:
Thời kỳ 1976-1985: Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao
cấp: Thực hiện hai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là Kế
hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980) và Kế hoạch 5 năm lần thứ
ba (1981-1985), nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu
quan trọng: Khắc phục từng bước những hậu quả nặng nề của
chiến tranh; Khôi phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông ở miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông thôn
ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá.
1.1.2. Đặc điểm của chính sách thương mại
đến nay: Thờisách
Chính kỳ hộithương
nhập quốcmại
tế sâu rộngtế
quốc
có các đặc điểm sau:
Thứ nhất: Chính sách thương mại quốc tế mang tính lịch sử
Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mỗi quốc gia thường có chính
sách thương mại quốc tế độc lập thể hiện ý chí, nguyên tắc và mục
tiêu phát triển của mình.
Ví dụ:
Thời kỳ 1986-2000: Thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế:
Nhận ra những bất cập của cơ chế kinh tế hiện hành, Nhà nước bắt
đầu có một số thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế. Trong
thời kỳ này, nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự
quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Đặc điểm của chính sách thương mại
Chính sách thương mại quốc tế có các đặc điểm sau:
Thứ nhất: Chính sách thương mại quốc tế mang tính lịch sử
Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mỗi quốc gia thường có chính
sách thương mại quốc tế độc lập thể hiện ý chí, nguyên tắc và mục
tiêu phát triển của mình.
Ví dụ:
Thời kỳ 2001 đến nay: Thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng:
Do tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách
thức, nên kinh tế – xã hội nước ta đã có những biến đổi quan
trọng, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Kinh tế liên tục tăng trưởn
g đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm
nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp. Quy mô
nền kinh tế ngày càng mở rộng, GDP năm 2019 gấp 12,5 lần năm
2001.
1.1.2. Đặc điểm của chính sách thương mại

Chính sách thương mại quốc tế có các đặc điểm sau:


Thứ hai: Chính sách thương mại quốc tế không tồn tại
độc lập mà luôn gắn liền với hệ thống chính sách kinh
tế của mỗi quốc gia.
Thứ ba: Chính sách thương mại quốc tế có mối liên hệ
chặt chẽ với các chính sách khác như chính sách đầu
tư, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách
khoa học công nghệ
1.1.2. Đặc điểm của chính sách thương mại

Chính sách thương mại quốc tế có các đặc điểm sau:


Thứ tư: Chính sách thương mại quốc tế chịu sự tác động của các
yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế
Ví dụ:
Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung : Sự leo thang căng thẳng
giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới của
hai nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam
cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Việt Nam là nước nằm
trong top 5 quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất thế
giới với hơn 38 tỷ USD năm 2017. Những mặt hàng Mỹ đánh
thuế nhập khẩu từ Trung Quốc đều nằm trong thế mạnh xuất
khẩu của Việt Nam.
1.1.2. Đặc điểm của chính sách thương mại
Thứ năm: Các công cụ của CSTMQT thường rất đa dạng bao
gồm: thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, tín dụng, trợ
cấp, phá giá… Các công cụ này có thể được sử dụng riêng
hoặc phối hợp tùy theo mục đích điều chỉnh hoạt động thương
mại.
Ví dụ: Những hàng hoá được quản lý kèm theo hạn ngạch
thuế quan nhập khẩu
1.1.3. Vai trò của Chính sách thương mại quốc tế

- Thúc đẩy tăng trưởng Kinh tế


-Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực
-Tăng tích lũy, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn
-Giải quyết việc làm
-Đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH của các nước
-Thúc đẩy phân công lao động quốc tế và hội nhập
kinh tế quốc tế giữa các quốc gia
-Điều tiết sản xuất và bảo hộ sản xuất trong nước
phát triển
Chính sách thương mại chính

Chính sách tự do thương mại


Chính sách bảo hộ thương mại
2.2. Chính sách thương mại chính

2.2.1. Chính sách tự do thương mại


- Thương mại tự do hay tự do thương mại là một trong
những nguyên tắc cơ bản trong hệ thống thương mại đa
phương nhằm loại bỏ sự phân biệt đối xử với hàng hóa xuất
nhập khẩu.

- Định nghĩa: chính sách tự do thương mại là chính sách


thương mại trong đó Chính phủ nước chủ nhà không phân
biệt hàng hoá nước ngoài với hàng hoá nội địa trên thị trường
nước mình, do đó không thực hiện các biện pháp cản trở hàng
hoá nước ngoài xâm nhập thị trường nước mình.
2.2. Chính sách thương mại chính

2.2.1. Chính sách tự do thương mại


Đặc điểm
- Thúc đẩy việc mở rộng xuất khẩu qua việc bãi bỏ thuế xuất
khẩu hoặc thực hiện các biện pháp khuyến khích khác.
- Mở rộng thị trường nội địa cho hàng hoá nước ngoài tự do xâm
nhập thông qua việc xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
- Chính sách mậu dịch tự do thường được thực hiện sau khi các
hàng hoá của quốc gia đó có đủ sức cạnh tranh bình đẳng với
hàng ngoại nhập.
Trong thực tế, chính sách mậu dịch tự do chủ yếu được áp dụng
giữa các quốc gia trong một liên kết kinh tế khu vực, còn giữa
các quốc gia không thuộc một liên kết khu vực thì mức độ tự do
thường bị hạn chế.
2.2. Chính sách thương mại chính

2.2.1. Chính sách tự do thương mại


Vai trò
- Mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
- Tạo bước đà cho doanh nghiệp trong nước phát triển
- Đa dạng hàng hóa trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng
2.2. Chính sách thương mại chính

2.2.2. Chính sách bảo hộ thương mại?


Định nghĩa: Bảo hộ thương mại bao gồm các chính sách bảo hộ giao
thương hàng hóa của chính phủ nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất trong
nước trước những nhà sản xuất nước ngoài trong một ngành công
nghiệp riêng lẻ bằng cách làm tăng giá sản phẩm hàng hóa ngoại nhập,
đồng thời làm giảm giá của các sản phẩm trong nước và nhằm hạn chế
sự tiếp cận của hàng hóa ngoại nhập bằng cách tiếp thị sản phẩm quốc
nội
2.2. Chính sách thương mại chính

2.2.2. Chính sách bảo hộ thương mại?


Bản chất của bảo hộ thương mại là việc bảo vệ hàng hóa quốc nội
(không bao gồm dịch vụ, sản phẩm đầu tư hay sản phẩm sở hữu trí
tuệ) bằng cách hạn chế nhập khẩu khi nhập khẩu các mặt hàng này
gia tăng nhanh gây đe dọa thiệt hại nghiêm trọng cho các mặt hàng
quốc nội.
2.2. Chính sách thương mại chính
2.2.2. Chính sách bảo hộ thương mại?
Một số biện pháp bảo hộ thương mại phổ biến được áp dụng ở các
quốc gia, gồm:
- Thứ nhất, tiếp tục áp dụng thuế đối với các mặt hàng ngoại nhập.
- Thứ hai, áp dụng hạn ngạch trần trên số lượng hàng hóa ngoại nhập
được bán ở thị trường trong nước bằng các trở ngại về pháp lý trong
việc cấp phép cho sản phẩm ngoại nhập.
- Thứ ba, đề ra các trở ngại pháp lý cho các sản phẩm ngoại nhập bằng
cách đề ra những phân loại và tiêu chuẩn khắt khe cho các mặt hàng
ngoại nhập.
- Thứ tư, hỗ trợ cho các mặt hàng quốc nội bằng cách trợ giá và giảm
thuế.
- Thứ năm, kiểm soát tỷ lệ thay đổi ngoại tệ nhằm hạn chế việc truy
cập hoặc thao túng sự trao đổi hàng hóa nội - ngoại nhập nhằm hạ giá
sản phẩm trong nước.
2.2. Chính sách thương mại chính

2.2.3. Sự kết hợp của hai chính sách


-Bảo hộ thương mại khắc phục những tác động bất lợi của
tự do hóa thương mại đối với nền kinh tế trong từng giai
đoạn nhất định.
-Bảo hộ thương mại góp phần tạo dựng cơ sở thực hiện tự
do thương mại trong ngành kinh tế.
-Tự do hóa thương mại hỗ trợ và thúc đẩy hiệu quả của
những ngành được bảo hộ trong ngành kinh tế
2.2. Chính sách thương mại chính

2.2.3. Sự kết hợp của hai chính sách


-Tự do hóa thương mại góp phần nâng cao hiệu lực của
phương pháp bảo hộ.
-Sự kết hợp giữa 2 chính sách sẽ đem lại hiệu quả nếu
trong những điều kiện và nguyên tắc nhất định.
Trân trọng cảm ơn!

You might also like