Chương 4.Kiểm toán hoạt động.Nhóm2

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

CHƯƠNG 4:

KIỂM TOÁN
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Nội dung

4.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất

Phạm vi và các mục tiêu kiểm


4.2
toán hoạt động sản xuất

Các tiêu chí đánh giá hoạt động


4.3
sản xuất

Căn cứ và thủ tục kiểm toán hoạt


4.4
động sản xuất
4.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất

4.1.1. Hoạt động sản xuất với vấn đề kiểm toán

Sản xuất là hoạt động tạo ra vật phẩm cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào
đối tượng lao động.

Mục tiêu chung của DN đối với hoạt động sản xuất là:

-Tối thiểu hóa chi phí sản xuất tính trên một đơn vị sản phẩm
-Rút ngắn thời gian sản xuất, cung cấp dịch vụ
-Xây dựng hệ thống sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ có độ linh hoạt cao
-Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu của xã hội

=> Để đạt được các mục tiêu trên nhà quản lý phải đưa ra các biện pháp quản lý tốt quá trình sản
xuất
4.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất

4.1.1. Hoạt động sản xuất với vấn đề kiểm toán

Đặc điểm chung trong hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế, các DN là kết hợp các yếu tố đầu
vào cho quá trình sản xuất, chuyển hóa đầu ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho xã hội.

-Nguyên vật liệu Chức năng (sản -Hàng hóa


-Máy móc, thiết bị xuất, cung cấp, vận -Dịch vụ
-Lao động chuyển, dịch vụ)

Sơ đồ quá trình hoạt động sản xuất


4.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất

4.1.1. Hoạt động sản xuất với vấn đề kiểm toán


Các bước công việc chính trong hoạt động sản xuất:

Xác định sản phẩm cho quá trình sản xuất

Lập kế hoạch sản xuất

Thực hiện các công đoạn sản xuất

Kiểm tra chất lượng công đoạn hoàn thành

Chuyển giao sản phẩm hoàn thành


4.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất

*Xác định sản phẩm cho quá trình sản xuất

Bộ phận sản xuất trong DN cần đưa ra các phương án tư vấn cho quản lý DN về những vấn đề sau:

-Tư vấn về khả năng sản xuất những sản phẩm mong muốn, tư vấn về thời gian, chi phí, yêu cầu của
sản phẩm
-Tư vấn cho DN các thông tin ban đầu về kỹ thuật, công nghệ làm tăng năng suất hay giảm chi phí sản
xuất sản phẩm
-Đảm bảo tính khả thi của sản phẩm được lựa chọn về khả năng chế tạo sản xuất, năng lực cạnh tranh
và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
4.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất

*Lập kế hoạch sản xuất

Lập kế hoạch sản xuất nhằm đảm bảo nguồn lực và năng lực sản xuất để đạt mục tiêu sản xuất
theo yêu cầu. Kế hoạch sản xuất chỉ ra các công việc:

-Hoạch định nhu cầu NVL cần thiết để thực hiện sản xuất một cách hiệu quả
-Xác định sự cần thiết của công cụ, máy móc và các thiết bị khác đáp ứng nhu cầu sản xuất
-Xác định nhu cầu nhân sự và kế hoạch cho việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên
-Xác định công suất hiện tại của máy móc thiết bị để đáp ứng khối lượng sản phẩm sản xuất
-Sắp xếp hợp lý việc sử dụng thiết bị và các dịch vụ hỗ trợ trong quan hệ với các nguồn lưucj được
sử dụng để đảm bảo hoạt động sản xuất hiệu quả
-Đảm bảo các yếu tố đầu vào được kiểm tra sẵn sàng thực hiện cho quá trình sản xuất. Việc này có
thể phát hiện những sai sót liên quan tới hoạt động sản xuất.
4.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất

*Thực hiện các công đoạn sản xuất

Thực hiện sản xuất liên quan tới nhiều hoạt động của nhiều bộ phận khác nhau, đòi hỏi sự phối
hợp của nhiều bộ phận, chức năng trong DN.

Các công đoạn liên quan đến sản xuất như:

-Quản lý và sử dụng có hiệu quả nvl


-Lao động
-Máy móc thiết bị
-Các dịch vụ hỗ trợ
-Bảo dưỡng máy móc thiết bị
-Kiểm soát các hoạt động sản xuất
-Kiểm soát chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất
4.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất

*Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành

Sau khi sản xuất sản phẩm hoàn thành, trước khi đưa ra thị trường, sản phẩm cần phải được
kiểm tra chất lượng
Qua kiểm tra chất lượng sản phẩm (số lượng, tính chất, đặc điểm, quy cách, mẫu mã) DN có
thể đưa ra những kế hoạch xử lý cụ thể như thay đổi công nghệ, quy trình sản xuất, định mực nguồn
lực đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm cho giai đoạn kế tiếp.
4.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất

*Chuyển giao sản phẩm hoàn thành

Sau khi sản phẩm đạt yêu cầu kiểm tra chất lượng, sản phẩm hoàn thành có thể được chuyển tới
kho phục vụ cho quá trình bán hàng hoặc có thể chuyển trực tiếp cho khách hàng.
Trong giai đoạn này cần quan tâm đến vấn đề bảo quản và quản lý sản phẩm
4.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất

4.1.2. Đặc điểm của hoạt động sản xuất

-Chức năng của sản xuất là áp dụng công nghệ, kỹ thuật để tạo ra sản phẩm hay thực hiện các lao
vụ, dịch cụ.
-Mỗi ngành kinh tế, DN thuộc lĩnh vực khác nhau có đặc điểm khác nhau, do đó các hoạt động
cung cấp dịch vụ sẽ khác nhau, không theo khuôn mẫu cụ thể.
-Điều kiện sản xuất, mục tiêu sản xuất của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực là khác nhau nên cách thức kết
hợp các yếu tố đầu vào cũng như quy trình sản xuất khác nhau tạo ra các sản phẩm khác nhau.
-Hoạt động sản xuất trong các đơn vị thường diễn ra thường xuyên, liên quan đến nhiều hoạt động
khác nhau trong đơn vị
-Kiểm toán nội bộ trong hoạt động sản xuất bao gồm hàng loạt các quy chế, thủ tục cho các bước
công việc ở các bộ phận khác nhau có liên quan chặt chẽ với nhau
4.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất

4.1.3. Một số rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động sản xuất

Rủi ro bên ngoài DN là những rủi ro nằm ngoài sự kiểm soát của DN, thường là các yếu tố thuộc môi
trường của các hoạt động kinh tế-xã hội. Các rủi ro này thường là về thị trường, lãi suất, rủi ro tỷ giá hối
đoái, rủi ro sức mua trên thị trường...

Rủi ro bên trong DN liên quan đến hoạt động sản xuất là những rủi ro từ nội tại của DN thường là các
rủi ro về kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro quản lý của DN.
4.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất

4.1.3. Một số rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động sản xuất

Các rủi ro chủ yếu trong hoạt động sản xuất thường là:

-Xây dựng kế hoạch sản xuất không phù hợp hoặc chưa bám sát thực tế do xác định mục tiêu chưa hợp
lý, nguồn lực thực hiện sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu

-Công tác chuẩn bị các nguồn lực không phù hợp:


+ Nguồn cung ứng vật tư không đủ, thiếu hụt nvl, làm cho dây chuyền sản xuất bị gián đoạn
+ Việc thu mua tràn lan, lưu trữ hàng hóa vật tư quá nhiều, không có kế hoạch
+ Tổ chức quản lý sử dụng các nguồn lực chưa tốt
4.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất

4.1.3. Một số rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động sản xuất

-Tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất và quản lý các công đoạn, các kỹ thuật sản xuất không đảm bảo
trình tự các bước khi áp dụng quy trình công nghệ

-Tổ chức giám sát và kiểm soát kết quả sản xuất không đảm bảo

-Giám sát và xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân và bộ phận thiếu kịp thời và chặt chẽ

-Tổ chức công tác hạch toán chưa khoa học, thiếu kịp thời hoặc có sai sót
Nội dung

4.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất

Phạm vi và các mục tiêu kiểm


4.2
toán hoạt động sản xuất

Các tiêu chí đánh giá hoạt động


4.3
sản xuất

Căn cứ và thủ tục kiểm toán hoạt


4.4
động sản xuất
Phạm vi và mục tiêu kiểm toán hoạt động sản
4.2
xuất

4.2.1. Phạm vi kiểm toán hoạt động sản xuất

Kiểm toán hoạt động sản xuất có thể được thực hiện như là một cuộc kiểm toán riêng
biệt đối với hoạt động sản xuất, cũng có thể nằm trong tổng thể một cuộc kiểm toán toàn thể
hoạt động của một DN, chương trình, dự án cụ thể.
Phạm vi và mục tiêu kiểm toán hoạt động sản
4.2
xuất

4.2.2. Mục tiêu của kiểm toán hoạt động sản xuất

-Đánh giá tính hiệu lực hoạt động sản xuất: Với kết quả sản phẩm được sản xuất, đánh giá
hoạt động sản xuất của DN có đạt được mục tiêu đề ra hay không

-Đánh giá tính kinh tế hoạt động sản xuất: Đánh giá việc sử dụng các nguồn lực đầu vào có
đảm bảo tính kinh tế, tiết kiệm, tối thiểu hóa các chi phí nhưng phải đảm bảo phù hợp với
yêu cầu sản xuất

-Đánh giá tính hiệu quả hoạt động sản xuất: Trên cơ sở tối thiểu hóa chi phí các nguồn lực
đầu vào, đánh giá việc sản xuất sản phẩm đảm bảo, thậm chí tăng chất lượng đầu ra. Đây
chính là việc đánh giá sức sản xuất của các nguồn lực qua việc mua sắm, huy động, sử dụng
các nguồn lực trong việc sản xuất liên quan đến đầu ra của sản phẩm, dịch vụ
Nội dung

4.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất

Phạm vi và các mục tiêu kiểm


4.2
toán hoạt động sản xuất

Các tiêu chí đánh giá hoạt động


4.3
sản xuất

Căn cứ và thủ tục kiểm toán hoạt


4.4
động sản xuất
4 . 3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động sản xuất

4.3.1. Tiêu chí đánh giá tính hiệu lực hoạt động sản xuất

Đánh giá tính hiệu lực hoạt động sản xuất là đánh giá quá trình sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch
vụ đầu ra đảm bảo mục tiêu đã xác định

Tiêu chí chung thứ nhất: Mức phù hợp giữa kết quả và mục tiêu:
-Tổng khối lượng sản phẩm sản xuất so với dự kiến
-Tỷ lệ sản phẩm sản xuất đảm bảo so với mục tiêu

Tiêu chí chung thứ hai: Mức đảm bảo nguồn lực
-Mức đảm bảo nguồn lực đầu tư cho sản xuất
-Mức đảm bảo lao động cho sản xuất
4 . 3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động sản xuất

4.3.2. Tiêu chí đánh giá tính kinh tế hoạt động sản xuất

Đánh giá tính kinh tế hoạt động sản xuất là đánh giá các yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất đảm
bảo tối thiểu hóa các chi phí mà vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu đầu ra

Tiêu chí chung thứ nhất: Đánh giá việc sử dụng nlv phục vụ cho sản xuất
-Định mức tiêu hao nvl
-Vật liệu tính cho sản phẩm hỏng, phế liệu hoặc vật liệu dư thừa trong sản xuất, so sánh với định mức
tiêu hao
-Báo cáo tình hình sử dụng nvl

Tiêu chí chung thứ hai: Đánh giá việc sử dụng lao động cho hoạt động sản xuất
-Định mức chi phí nhân công
-Thời gian nhàn rỗi, làm thêm so với quy định
-Lựa chọn và đào tạo lao động thích hợp với công việc
4 . 3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động sản xuất

4.3.2. Tiêu chí đánh giá tính kinh tế hoạt động sản xuất

Tiêu chí chung thứ ba: Đánh giá việc sử dụng máy móc thiết bị và các chi phí liên quan cho sản
xuất
-Định mức sử dụng máy móc, thiết bị
-Định mức chi phí khấu hao TSCĐ
-Định mức các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất...

Tiêu chí chung thứ tư: Mức tiết kiệm do giảm chi phí nvl
-Mức tiết kiệm do cải tiến kỹ thuật, giảm hao phí trong sản xuất
-Mức tiết kiệm do tận dụng phế phẩm
-Mức tiết kiệm do kiểm soát và bảo quản nvl cho sản xuất...

Tiêu chí chung thứ năm: Mức tiết kiệm do giảm chi phí nhân công trực tiếp
-Mức tiết kiệm do tăng năng suất lao động
-Mức tiết kiệm do sử dụng lao động phù hợp với yêu cầu công việc...
4 . 3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động sản xuất

4.3.3. Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả hoạt động sản xuất

Tiêu chí chung thứ nhất: Khả năng sản xuất


-Khả năng sản xuất của chi phí nvl:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Hiệu suất của chi phí nvl=
Tổng chi phí nvl trong kỳ

-Khả năng sản xuất của lao động:


Tổng giá trị sản xuất tạo ra trong kỳ
Năng suất lao động=
Tổng số lao động bình quân trong kỳ

Hiệu suất của chi phí Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
tiền lương=
Tổng chi phí tiền lương trong kỳ
4 . 3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động sản xuất

4.3.3. Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả hoạt động sản xuất

-Khả năng sản xuất của máy móc thiết bị:

Hiệu suất sử dụng của Thời gian làm việc thực tế


máy móc thiết bị=
Thời gian làm việc theo thiết kế

Tiêu chí chung thứ hai: Khả năng sinh lời


-Khả năng sinh lời của nguyên liệu, vật tư
-Khả năng sinh lời của lao động
-Khả năng sinh lời của TSCĐ...
Nội dung

4.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất

Phạm vi và các mục tiêu kiểm


4.2
toán hoạt động sản xuất

Các tiêu chí đánh giá hoạt động


4.3
sản xuất

Căn cứ và thủ tục kiểm toán hoạt


4.4
động sản xuất
4.4 Căn cứ và thủ tục kiểm toán hoạt động sản xuất

4.4.1. Căn cứ kiểm toán


Các nguồn tài liệu, thông tin chủ yếu mà KTV cần thu thập bằng chứng khi kiểm toán hoạt động
sản xuất thường bao gồm:
-Các chính sách và pháp luật của nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất
-Các tài liệu của đơn vị kiểm toán:
+ Chiến lược và kế hoạch SXKD của đơn vị
+ Kế hoạch sản xuất, báo cáo sản xuất, hồ sơ tài liệu làm việc, các chính sách quản lý, điều hành có
liên quan
+ Biên bản các cuộc họp ban quản lý, các giải trình của nhà quản lý
+ Các báo cáo soát xét của các nhà quản lý
+ Các tài liệu được lưu giữ tại bộ phận mua hàng, bộ phận bán hàng, bộ phận sản xuất
+ Các văn bản, chính sách và thủ tục KSNB của đơn vị xây dựng và ban hành liên quan đến hoạt
động sản xuất
-Các nguồn tài liệu của chính tổ chức kiểm toán
-Các thông tin tài liệu từ nguồn bên ngoài khác
4.4 Căn cứ và thủ tục kiểm toán hoạt động sản xuất

4.4.2. Các thủ tục kiểm toán


• Thủ tục phỏng vấn trực tiếp
KTV phỏng vấn trực tiếp những cán bộ nhân viên trong đơn vị được kiểm toán liên quan đến hoạt
động sản xuất
• Điều tra gián tiếp
KTV có thể lập và gửi bảng câu hỏi đến các bộ phận, cán bộ, nhân viên có liên quan trong đơn vị
được kiểm toán để thu thập thông tin chi tiết, cụ thể và toàn diện
• Quan sát trực tiếp
KTV có thể quan sát trực tiếp các hoạt động liên quan đến sản xuất tại các cơ sở sản xuất của đơn vị
• Kiểm tra tài liệu
Qua việc tìm hiểu các văn bản, chính sách liên quan, KTV tiến hành kiểm tra, soát xét các tài liệu để
thu thập bằng chứng đánh giá tính hiệu lực của hoạt động sản xuất
• Tính toán, phân tích dữ liệu
Trên cơ sở các thông tin, tài liệu đã có, KTV tiến hành tính toán, xác định các thông tin, các tỷ suất tài
chính liên quan đến hoạt động sản xuất của đơn vị
THANKS FOR
LISTENING
Thành viên của nhóm 2:

1. Nguyễn Thị Huyền Trang-NT


2. Nguyễn Văn Đức
3. Phạm Nguyễn Vân Giang
4. Nguyễn Huy Tuấn Hải
5. Nguyễn Thúy Hiền
6. Nguyễn Thị Ngọc Mai
7. Hoàng Thanh Sơn
8. Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
9. Trần Thị Quỳnh
10. Hoàng Đại Thành
11. Dương Thanh Trà

You might also like