Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

CHỦ ĐỀ 5

SEM2: CHẤN
THƯƠNG THẦN
KINH
CASE LÂM
SÀNG
Bệnh nhân nữ, 6 tuổi, tai nạn giao thông đi bộ - xe máy cách 10 ngày.
Phim cắt lớp vi tính bên trái tại thời điểm chụp sau tai nạn 2 tiếng,
Glasgow 15 điểm, đồng tử hai bên đều 2,5 mm, có phản xạ ánh sáng.
Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc 3 ngày tại bệnh viện, sau đó ra
viện. Sau ra viện 1 tuần, bệnh nhân quay lại khám vì còn đau đầu.
Thăm khám bệnh nhân Glasgow 15 điểm, không có dấu hiệu thần
kinh khu trú.
CÂU HỎI
Câu 1: Phân tích dấu hiệu lâm sàng, diễn
biến lâm sàng của bệnh nhân

Câu 2: Phân tích hình ảnh tổn thương trên


phim XQ và cắt lớp vi tính

Câu 3: Phân tích hướng xử trí bệnh


nhân này
Câu 1: Phân tích dấu hiệu lâm sàng và diễn biến lâm sàng của bệnh nhân
- Glasgow 15 điểm → tri giác bệnh nhân bình thường → tiên lượng
tốt.

- Đồng tử hai bên đều 2,5 mm, có phản xạ ánh sáng → bệnh nhân
bình thường, chưa xuất hiện tổn thương thần kinh

- Sau ra viện 1 tuần, bệnh nhân quay lại khám vì còn đau đầu,
Glasgow 15 điểm, không có dấu hiệu thần kinh khu trú
Câu 2: Phân tích hình ảnh tổn thương trên phim XQ và CLVT
Hình ảnh bên trái (cắt qua bao trong) cho thấy:
+ Một khối tăng tỉ trọng ở thùy chẩm trái, đều, hình thấu
kính lồi hai mặt, sát xương, bờ rõ, không vượt qua rãnh
gian thùy, ít gây đè đẩy tổ chức xung quanh => Khối máu
tụ ngoài màng cứng (mũi tên đỏ).
+ Các não thất bên bị hẹp, có thể do phù não (màu vàng).
Hình ảnh bên phải (cắt qua cống não) cho thấy:
+ Khối máu tụ ngoài màng cứng như lát cắt đầu tiên (mũi
tên đỏ)
+ Một khối giảm tỉ trọng nhỏ ở thùy trán gần đường giữa
trước, đẩy lệch nhẹ đường giữa sang bên đối diện (mũi
tên xanh)
Câu 3: Phân tích hướng xử trí bệnh nhân này
- Vào viện sau tai nạn
Glasgow 15 điểm, đồng tử hai bên đều 2,5 mm, có phản xạ ánh sáng→bệnh nhân không hôn
mê, không có dấu hiệu thần kinh khu chú, chi giác bình thường
=> điều trị bảo tồn: điều trị triệu chứng. theo dõi sát tri giác, dấu hiệu sinh tồn, dấu hiệu thần kinh
khu trú. theo dõi bằng cắt lớp vi tính cần được chụp lại trong vòng 6-8 giờ sau tai nạn tái khám
- Chụp CLVT, theo dõi tri giác, mức độ tăng lên của đau đầu
- Chỉ định mổ cấp cứu khi phát hiện:
+ Máu tụ ngoài màng cứng có kích thước lớn hơn 30gr không phụ thuộc vào điểm GCS
+ Máu tụ ngoài màng cứng có lát cắt độ dày nhất trên 15mm
+ Máu tụ ngoài màng cứng có di lệch đường giữa trên 5mm
+ Máu tụ ngoài màng cứng có giảm tri giác từ 2 điểm GCS trở lên trong quá trình theo dõi
THANKS FOR
LISTENING
• Lâm Quang Nhâm • Trần Văn Thắng
• Bành Hồng Quân • Lê Thị Diệu Thúy

• Vũ Như Quỳnh • Lê Đức Trung


• Bùi Đăng Tường • Nguyễn Xuân Trí Viễn
• Nguyễn Thanh Thảo

You might also like