Chương 8

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 48

Đại học Đà Nẵng – Trường Đại học Kinh tế

Khoa Kinh tế

KINH TẾ VĨ MÔ

Chương 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở

GV: Ths. Đặng Thị Hồng Dân


dhongdan@gmail.com
Nội dung

1. Các dòng hàng hóa và dòng vốn quốc tế


2. Giá cả cho giao dịch quốc tế
3. Thị trường vốn vay
4. Thị trường ngoại hối
5. Trạng thái cân bằng trong nền kinh tế mở
6. Tác động của các chính sách tới trạng thái cân bằng của nền
kinh tế mở
1. Các dòng hàng hóa và dòng vốn quốc tế
1.1. Dòng hàng hóa

• Xuất khẩu (EX): HH&DV sản xuất trong nước và được bán ra nước ngoài
• Nhập khẩu (IM): HH&DV sản xuất ở nước ngoài và được bán trong nước
• Xuất khẩu ròng (NX)
• = giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu
• NX còn được gọi là cán cân thương mại

4
Vai trò của xuất khẩu ròng
• Thị trường hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế mở:
Y = C + I + G + NX Hoặc, NX = EX – IM = Y – ( C + I + G )
Xuất khẩu ròng = sản lượng – chi
tiêu nội địa

• Thặng dư thương mai:


• NX > 0
Þ Sản lượng > chi tiêu
Þ xuất khẩu > nhập khẩu => Xuất khẩu phần chênh lệch
• Thâm hụt thương mai:
• NX < 0
Þ Sản lượng < chi tiêu
Þ Xuất khẩu < nhập khẩu => Nhập khẩu phần chênh lệch
5
Các nhân tố ảnh hưởng đến NX
Sở thích của người tiêu dùng cho hàng hóa trong nước và nước ngoài
Giá cả của hàng hóa trong nước và nước ngoài
Thu nhập của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài
Tỷ giá hối đoái
Chi phí vận chuyển
Chính sách thương mại của chính phủ
-Hạn ngạch nhập khẩu - Trợ cấp
xuất khẩu
-Thuế quan -
Hàng rào kỹ thuật
-Hạn chế xuất khẩu tự nguyện - Phá gía tiền tệ
6

….
Vận dụng 8.1
• Những sự kiện sau ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu ròng của VN:
1. Một số thị trường nhập khẩu của VN ở các quốc gia rơi vào khủng hoảng kinh tế (thu
nhập giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng)
2. Người tiêu dùng ở VN ủng hộ hàng hóa “Made in Vietnam” để giữ việc làm cho người
lao động VN
3. Trên thị trường Singapore, giá hàng hóa của Singapore tăng nhanh hơn giá hàng hóa
VN.
4. Một giáo sư nghệ thuật Việt Nam đi thăm các bảo tàng Châu Âu trong kỳ nghỉ hè.
5. Chú bạn mua chiếc xe ô tô mới của Nhật ở showroom Đà Nẵng.
6. Cửa hàng quần áo ở Hà lan xuất hiện bán một bộ áo dài Thái Tuấn.
7. Một công dân Trung Quốc đi mua hàng ở cửa hàng Lạng Sơn để tránh thuế giá trị 7gia
tăng của Trung Quốc
Vận dụng 8.1

8. Mỹ áp đặt hạn ngạch nhập khẩu lên các mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam
9. Chính phủ Việt Nam thực hiện trợ cấp xuất khẩu cho các mặt hàng nông sản
10. Chính phủ Vn quyết định tăng thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu
như rượu, bia, thuốc lá,..
11. Trung Quốc đưa ra những qui định khắt khe hơn về hàng rào kỹ thuật đối
với sản phẩm lương thực của Việt Nam
12. Một số mặt hàng của VN bị áp đặt chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện
khi bán ra thị trường thế giới
1.2. Dòng vốn ra ròng

Dòng vốn ra nước ngoài: là việc người dân trong nước mua/nắm giữ các tài
sản của nước ngoài.
Dòng vốn ra nước ngoài được thực hiện dưới 2 hình thức:
• Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nhà đầu tư trong nước quản lý một cách chủ
động việc đầu tư nước ngoài
• Đầu tư gián tiếp nước ngoài: Nhà đầu tư trong nước mua cổ phiếu hoặc
trái phiếu nước ngoài, cung cấp “ vốn vay” cho doanh nghiệp nước ngoài

Dòng vốn vào trong nước : là việc người nước ngoài mua/nắm giữ các tài sản
của trong nước
Dòng vốn ra ròng

• Dòng vốn ra ròng (NCO):

= Mua sắm tài sản nước ngoài của cư dân trong nước - Mua sắm tài sản trong nước bởi
người nước ngoài

• NCO còn gọi là đầu tư nước ngoài ròng


10
Dòng vốn ra nước ngoài ròng

 NCO đo lường sự không cân bằng trong thương mại của quốc gia trong
mua bán tài sản
 Khi NCO > 0, “dòng vốn ra”
Mua sắm tài sản nước ngoài của cư dân trong nước nhiều hơn mua sắm tài sản
trong nước của cư dân nước ngoài
 Khi NCO < 0, “dòng vốn vào”
Mua sắm tài sản nước ngoài của cư dân trong nước ít hơn mua sắm tài sản trong
nước của cư dân nước ngoài

11
Nhân tố ảnh hưởng NCO

• Lãi suất thực được trả cho tài sản nước ngoài

• Lãi suất thực được trả cho tài sản trong nước

• Các rủi ro nhận biết được về việc nắm giữ tài sản nước ngoài

• Các chính sách ảnh hưởng đến quyền sở hữu của người nước
ngoài đối với tài sản trong nước
12
Vận dụng 8.2
Hoạt động sau ảnh hưởng ra sao đến dòng vốn ra/ vào của Việt Nam
1. Motorola (Mỹ) thành lập văn phòng ở VN
2. Harrod (London) bán cổ phiếu cho quỹ đầu tư VN
3. VN mở rộng nhà máy của mình ở Ohio (Mỹ)
4. Quỹ hỗ tương VN bán cổ phiếu cho một nhà đầu tư Pháp
5. Người dân Việt Nam chuyển tiền gửi VNĐ sang tiền gửi USD để đề phòng mất giá
6. Quỹ bảo hiểm ở Nhật quyết định tăng lãi suất thực
7. Chính phủ thực hiện các ưu đãi về thuế cho các dự án đầu tư nước ngoài vào VN
8. Lo ngại suy thoái kinh tế xảy ra, các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách rút vốn khỏi
VN
Mối quan hệ giữa xuất khẩu ròng và dòng vốn ra
nước ngoài ròng
 Đồng nhất thức hạch toán: NCO = NX
• luôn duy trì bởi vì mỗi giao dịch ảnh hưởng đến NX cũng ảnh hưởng đến NCO
một lượng tương ứng (và ngược lại)
 Khi người nước ngoài mua sắm hàng hóa từ Việt Nam,
• Xuất khẩu Việt Nam và NX tăng
• Người nước ngoài chi trả bằng tiền hoặc tài sản, vì vậy Việt Nam sở hữu một số tài
sản nước ngoài, dẫn đến NCO tăng
 Khi cư dân Việt Nam mua hàng hóa nước ngoài,
• Nhập khẩu Việt Nam và NX giảm
• Cư dân Việt Nam chi trả bằng tiền Việt Nam đồng hoặc tài sản, vì vậy quốc gia kia
sở hữu một số tài sản Việt Nam, dẫn đến NCO của VN giảm 14
Tiết kiệm, đầu tư, và mối quan hệ với
các dòng vốn quốc tế

Y = C + I + G + NX đồng nhất thức hạch toán


Y – C – G = I + NX
S = I + NX vì S = Y – C – G
S = I + NCO vì NX = NCO
 Khi S > I, dòng vốn dư ra chảy ra nước ngoài dưới dạng dòng vốn ra ròng
dương
 Khi S < I, người nước ngoài tài trợ một số đầu tư trong nước, và NCO < 0
15
2. Giá cả cho giao dịch quốc tế
Tỷ giá hối đoái

• Tỷ giá hối đoái:

• Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (nominal exchange rate)

• Tỷ giá hối đoái thực tế (real exchange rate)


Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, e

• Là mức mà một người có thể mua bán một loại tiền tệ của một quốc gia
với tiền tệ của quốc gia khác

e (ngoại tệ/nội tệ): 1VNĐ = 1/21.600 USD

E( nội tệ/ ngoại tệ): 1 USD= 21.600 VNĐ

18
Sự lên giá và mất giá của đồng nội địa

• Sự lên giá: Sự tăng giá trị của một đồng tiền đo bằng số ngoại tệ
mà nó có thể mua được

• Sự mất giá: Sự giảm giá trị của một đồng tiền đo bằng số ngoại tệ
mà nó có thể mua được

19
Tỷ giá hối đoái thực, ɛ

• Là mức mà tại đó một người có thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ của nước
này lấy hàng hóa và dịch vụ của nước khác

exP (USD/VNĐ ) x VNĐ/ đơn vị hàng hóa VN


ɛ = =
P* (USD/ đơn vị hàng hóa Mỹ)
USD/ đơn vị hàng hóa VN
ɛ : tỷ giá hối đoái thực tế =
e : tỷ giá hối đoái danh nghĩa USD/ đơn vị hàng hóa Mỹ)
P : Mức giá nội địa Số lượng đơn vị hàng hóa Mỹ
=
P* : Mức giá nước ngoài 1 đơn vị hàng hóa VN

20
Ví dụ

• Hàng hóa: Tô phở exP


• Giá tại VN: ɛ = P*
• P = 42 000 VNĐ =
42 000 VNĐ
21 000 VNĐ/USD x $10
• Giá tại Mỹ: 42 000 VNĐ
• P* = $ 10 = 21 000 VNĐ/USD x $10
• Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: = 0,2 (tô phở ở Mỹ/ tô phở VN)
• 1/e = 21 000 VNĐ/USD
=> lượng tiền mua 1 tô phở ở VN sẽ mua được
0,2 tô phở ở Mỹ
21
Tỷ giá hối đoái thực tế và xuất khẩu ròng

• Tỷ giá hối đoái thực tế là nhân tố quan trọng quyết định một nước sẽ xuất
khẩu và nhập khẩu mặt hàng nào và với số lượng bao nhiêu.
• Khi ɛ tăng  hàng nội trở nên đắt hơn một cách tương đối so với hàng
ngoại
 dân cư mua nhiều hàng ngoại nhập khẩu (IM tăng) và
người nước ngoài mua ít hàng xuất khẩu (EX giảm)
 xuất khẩu ròng NX thấp (NX giảm)
• NX và ɛ biểu thị mối quan hệ tỷ lệ nghịch:NX =NX (ɛ) 22
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và xuất khẩu ròng

Khi e tăng tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu như thế nào?
Khi e tăng  đồng nội tệ lên giá  Người nước ngoài mua hàng nội phải
chi nhiều ngoại tệ hơn, đồng nghĩa họ mua hàng nội với giá mắc hơn 
……..
Khi e tăng tác động tới lợi ích của nhà đầu tư như thế nào?

Mối quan hệ giữa e và ɛ?


3. Thị trường vốn vay
 Nhắc lại: S = I + NCO
Tiết kiệm Dòng vốn
Đầu tư nội
ra ròng
địa

 Cung vốn vay = tiết kiệm


 Một đơn vị tiền có thể được sử dụng để tài trợ
• mua sắm vốn nội địa
• mua sắm tài sản nước ngoài
 Vì vậy, cầu vốn vay = I + NCO

24
Thị trường vốn vay

 Nhắc lại:
• S phụ thuộc và có quan hệ thuận với lãi suất thực, r
• I phụ thuộc và có quan hệ nghịch với r
• Vậy NCO phụ thuộc vào biến số nào?

25
NCO và lãi suất thực
Dòng vốn ra ròng
Lãi suất thực tế, r, là mức sinh lợi r
thực tế từ tài sản nội địa.
Giảm trong r làm tài sản trong nước
tương đối ít hấp dẫn hơn so với tài r1
sản nước ngoài. r2
• Người dân ở VN mua nhiều tài sản
nước ngoài hơn
NCO
• Người dân nước ngoài mua ít tài
sản VN hơn NCO
NCO1 NCO2 26

• NCO tăng
Mô hình thị trường vốn vay
Thị trường vốn vạy
r rr điều
điều chỉnh
chỉnh để
để cân
cân bằng
bằng cung
cung và
và cầu
cầu
trong
trong thị
thị trường
trường vốn
vốn vay.
vay.
S = tiết kiệm

r1 II và
và NCO
NCO đềuđều phụ
phụ thuộc
thuộc vàvà có

quan
quan hệ
hệ nghịch
nghịch với
với r,
r, vì
vì vậy
vậy
D = I + NCO đường
đường DD là
là đường
đường dốc
dốc xuống
xuống

Vốn vay
27
4. Thị trường ngoại hối
 Nhắc lại: NCO = NX
Dòng vốn
ra ròng Xuất khẩu
ròng
 Trong thị trường ngoại hối,
• NX là cầu của nội tệ, bởi vì người nước ngoài cần nội tệ để
mua xuất khẩu ròng của quốc gia đó
• NCO là cung của nội tệ, bởi vì cư dân trong nước bán nội tệ
để mua lượng tiền tệ nước ngoài mà họ cần để mua tài sản nước
ngoài
28
Thị trường ngoại hối
Tăng trong ℰ làm hàng hóa trong
nước đắt hơn đối với hàng hóa nước
ngoài, làm giảm nhu cầu của người ℰ S = NCO

nước ngoài về hàng trong nước và


giảm cầu về nội tệ
Tăng trong ℰ không ảnh hưởng đến ℰ1
tiết kiệm hay đầu tư, vì vậy nó không
ảnh hưởng đến NCO hay cung nội tệ. D = NX
ℰ điều chỉnh để cung và cầu nội tệ
Nội tệ
trong thị trường ngoại hối bằng nhau
29
Liên kết giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái
r
r2
Lưu ý: r1
Thị trường vốn vay xác định
NCO
lãi suất r
NCO
Giá trị của r xác định NCO NCO2 NCO1
(mô hình trên) ɛ
S2 S1 = NCO1
Giá trị của NCO xác định cung
nội tệ trong thị trường ngoại ɛ2
hối (mô hình dưới) ɛ1
D = NX
Nội tệ
dollars 30
NCO2 NCO1
5. Cân bằng trong nền kinh tế mở

 Dòng vốn ra ròng: kết nối giữa hai thị trường


• Trong thị trường vốn vay, NCO là nguồn cầu
• Trong thị trường ngoại hối, NCO là nguồn cung nội tệ
• Nghĩa là, NCO là biến số kết nối hai thị trường này
• NCO được xác định bởi lãi suất thực

31
Cân bằng đồng thời cả hai thị trường
• Lãi suất thực tế được xác định trong
thị trường vốn vay
• Lãi suất thực xác định mức dòng vôn
ra ròng
• Bởi vì NCO được trả bởi ngoại tệ
nên lượng NCO xác định cung nội tệ
• Tỷ giá hối đoái thực cân bằng giúp ℰ
lượng cung nội tệ và cầu nội tệ cân
bằng ℰ*

• Do đó, r và ℰ điều chỉnh đồng thời để cân bằng cung


và cầu trong hai thị trường. Vì vậy, chúng xác định
mức tiết kiệm quốc gia, đầu tư nội địa, NCO và NX Q nội
32
tệ
6. Tác động của các chính sách và sự kiện
đến nền kinh tế mở

• Chính sách khuyến khích đầu tư nội địa

• Chính sách thương mại

• Bất ổn chính trị và tháo chạy vốn


33
6.1. Chính sách khuyến khích đầu tư nội địa

• Giả sử chính phủ thông qua chính sách khuyến khích đầu tư nội địa
• Sử dụng (các) mô hình thích hợp để xác định ảnh hưởng của chính sách
này đến:
+ Lãi suất thực
+ Dòng vốn ra ròng
+ Tỷ giá hối đoái thực tế
+ Xuất khẩu ròng

34
Chính sách khuyến khích đầu tư nội địa

Thị trường vốn vay Dòng vốn vay ròng


Đầu tư và cầu vốn vay tăng r r
S1

r2 r2
Þ r tăng, r1 r1
dẫn đến NCO giảm
D2
D1 NCO
NCO
Vốn vay
NCO2 NCO1
35
Chính sách khuyến khích đầu tư nội địa

Thị trường ngoại hối


S2 = NCO2
Giảm trong NCO làm giảm
cung nội tệ trong thị trường ɛ S1 = NCO1
ngoại hối.
ɛ2
Tỷ giá hối đoái thực tế lên ɛ1
giá, làm giảm xuất khẩu ròng

D = NX

36

Q nội tệ
6.2. Chính sách thương mại

• Chính sách thương mại: chính sách của chính phủ mà ảnh hưởng trực tiếp đến
số lượng HH&DV mà một quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu.

• Ví dụ:
• + Thuế quan
• + Hạn ngạch nhập khẩu
• + Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
• +…. 37
6.2. Chính sách thương mại

Để giúp bảo vệ ngành công nghiệp lắp ráp ô tô trong nước,


chính phủ đã áp dụng hạn ngạch nhập khẩu lên xe ô tô nhập
khẩu từ Nhật Bản.
Sử dụng mô hình thích hợp để phân tích ảnh hưởng của chính
sách này.

38
Chính sách thương mại

Thị trường vốn vay Dòng vốn ra ròng


r r

Hạn ngạch nhập S


khẩu không ảnh
hưởng đến tiết
kiệm hay đầu tư, r1 r1
do đó, không ảnh
hưởng đến NCO D
NCO
(vì, NCO = S – I)
Vốn vay NCO
39
Chính sách thương mại

• Vì NCO không thay đổi nên đường Thị trường ngoại hối
cung không dịch chuyển
ɛ S = NCO
• Đường cầu dịch chuyển vì: tại mỗi
giá trị của ɛ, nhập khẩu xe giảm, vì
vậy xuất khẩu ròng tăng, D dịch ɛ2
chuyển sang phải
ɛ1
• Tại ɛ , tồn tại dư cầu trong nền thị
1 D2
trường ngoại hối
D1
• ɛ tăng để đạt mức cân bằng
Nội tệ40
Chính sách thương mại

Vậy, NX có thay đổi không?


• Nếu ɛ được duy trì tại mức ɛ thì NX tăng và lượng cầu nội tệ sẽ tăng
1,

• Nhưng hạn ngạch nhập khẩu không ảnh hưởng đến NCO, do đó lượng cung
nội tệ được cố định
• Vì NX phải cân bằng với NCO, ɛ phải tăng đủ để giữ NX ở mức ban đầu
• Do đó, chính sách hạn chế nhập khẩu ô tô từ Nhật Bản không làm giảm
thâm hụt thương mại
41
6.3. Bất ổn chính trị và sự tháo chạy vốn

• Năm 1994, bất ổn chính trị ở Mexico đã làm thị trường tài chính thế giới căng
thẳng.
 Người dân lo ngại về sự an toàn của tài sản ở Mexico mà họ sở hữu
 Họ bắt đầu bán những tài sản này và rút vốn ra khỏi Mexico
• Tháo chạy vốn: sự sụt giảm lớn và bất ngờ của cầu tài sản ở một quốc gia
• Chúng ta sẽ phân tích bằng mô hình dưới góc độ của Mexico

42
Bất ổn chính trị và sự tháo chạy vốn

• Vì nhà đầu tư nước ngoài


bán tài sản của họ và rút Thị trường vốn Dòng vốn ra ròng
r vay r
vốn, NCO tăng ứng với
mỗi giá trị của r S1

• Cầu vốn vay = I + NCO r2 r2


• Tăng trong NCO làm tăng r1 r1
cầu vốn vay D2 NCO2
D1
• Giá trị r cân bằng và NCO NCO1
cân bằng đều tăng
Vốn vay NCO
43
Sự bất ổn chính trị và sự tháo chạy vốn

Thị trường ngoại hối


• Tăng trong NCO dẫn
đến tăng trong cung ɛ S1 = NCO1
đồng peso (nội tệ) trong S2 = NCO2
thị trường ngoại hối.
• Giátrị tỷ giá hối đoái ɛ1
thực tế của đồng peso
ɛ2
giảm
D1
44
Nội tệ
Vận dụng 8.3

• Những sự kiện sau ảnh hưởng thế nào tới tiết kiệm, đầu tư, cán cân thương mại,
dòng vốn ra ròng, tỷ giá hối đoái thực trong nền kinh tế mở (Minh họa bằng mô
hình, nếu có; các yếu tố khác không đổi).
1. Chính phủ tăng chi tiêu quốc phòng
2. Chính phủ xóa bỏ hạn ngạch cho một số mặt hàng từ các quốc gia khác
3. Người dân bi quan về tương lai làm họ chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn
4. Thái lan tung ra thị trường một loại mỳ ăn liền hợp khẩu vị người VN khiến cho
người VN ưa chuộng loại mỳ đó hơn mỳ trong nước.
5. Quỹ tương hỗ của Mỹ quyết định tăng lãi suất thực.
6. Cán cân ngân sách chuyển từ trạng thái thâm hụt sang thặng dư.
Vận dụng 8.4
Xét một nền kinh tế được mô tả bằng các phương trình sau:
Y= C + I + G + NX, C= 250 + 0,75 (Y-T)
Y= 5000 I= 1000- 50r
G= 1000 NX= 500- 500E
T= 1000 r= r*= 5
Đơn vị: tỷ VND

1. Tiết kiệm quốc dân?


2. Đầu tư, xuất khẩu ròng (thâm hụt, thặng dư hay cân bằng), dòng vốn ra ròng, tỷ
giá cân bằng?
3. Nếu G tăng lên 1250 tỷ VND, tỷ giá cân bằng mới?
Vận dụng 8.5

Nhận định sau đúng hay sai. Giải thích


1. Trung Quốc quyết định trợ giá cho các sản phẩm nông nghiệp xuất
khẩu, điều này sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực của Trung Quốc tăng
lên.
2. Một quốc gia khi xảy ra tình trạng thâm hụt ngân sách sẽ tác động
không tốt đến xuất khẩu ròng của quốc gia đó
3. Trong dài hạn, khi chính phủ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu ô tô sẽ làm
giảm cán cân thương mại, tăng tỷ giá hối đoái
4. Trong nền kinh tế mở, khi người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn
sẽ dẫn tới đồng nội tệ mất giá và cán cân thương mại cải thiện.
Vận dụng 8.5

5. Chính phủ quyết định phá giá đồng nội tệ để theo đuổi mục tiêu thặng dư
thương mại
6. Khi đồng Việt Nam giảm giá so với ngoại tệ, các nhà đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam sẽ được lợi.
7. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm giảm cán cân
thương mại và tỷ giá hối đoái thực

You might also like