Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 55

Hội chứng tắc ruột

(Intestinal obstruction Symdrone)

Giảng viên: BS Nguyễn Mỹ Toàn


Email: nguyenmytoan.191@gmail.com
Mục tiêu bài học
• Phân loại được tắc ruột theo cơ chế gây tắc.
• Trình bày được triệu chứng tắc ruột cơ học.
• Trình bày được nguyên tắc xử trí tắc ruột cơ học
• Trình bày được nguyên tắc chăm sóc trước và sau mổ
Đại cương
• Định nghĩa: tắc ruột là tình trạng ngừng lưu thông hơi và các
chất chứa trong lòng ruột và được tính từ gốc Trietz đến lỗ hậu
môn.
• Tắc ruột là cấp cứu ngoại khoa thường gặp chỉ đứng sau viêm
ruột thừa.
Vị trí
tắc ruột
Phân loại tắc ruột
• Dựa theo cơ chế tắc, người ta chia tắc ruột là hai loại:
+ Tắc ruột cơ học: là những trường hợp có sự cản trở thực sự của một
yếu tố cơ giới làm hẹp lòng ruột.
+ Tắc ruột cơ năng: là những trường hợp rối loạn nhu động ruột làm
ngưng trệ lưu thông, mặc dù lòng ruột không bị hẹp.
Nguyên nhân gây tắc ruột
Trong lòng ruột

Do bít
(Nghẽn) Ở thành ruột

Tắc ruột cơ học Ngoài thành ruột

Do thắt nghẹt
Tắc ruột cơ học
- Tắc ruột bít: lòng ruột bị bít tắc, mạch máu mạc treo ruột bình thường
+ Nguyên nhân trong lòng ruột:
• Thường gặp ở ruột non, có thể do giun đũa, khối bã thức ăn, sỏi mật.
• Hiếm hơn tắc đại tràng do u phân
+ Nguyên nhân ở thành ruột:
+ Thường là các khôi u thư chèn ép (ung thư đại tràng là hay gặp nhất)
hoặc có thể do các khối u lành có kích thước lớn.
+ Viêm nhiễm hoặc sẹo xơ: lao ruột,, bệnh Crohn, viêm túi thừa đại
tràng…
Tắc ruột cơ học
- Tắc ruột bít: lòng ruột bị bít tắc, mạch máu mạc treo ruột bình thường
+ Nguyên nhân ngoài thành ruột
• Dính ruột: là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất
• Các khối u bên ngoài đè vào ruột.
Tắc ruột cơ học
• Tắc ruột do thắt nghẹt
+ Xoắn ruột
+ Thoát vị nghẹt Thoát vị nghẹt Dính ruột
+ Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú

Lồng ruột Xoắn ruột


Tắc ruột cơ năng
• Tắc ruột do liệt ruột
+ Liệt ruột phản xạ (cơ đau quặn thận, cơ đau quặn gan, xoắn u nang
buồng trứng, xoắn tinh hoàn)
+ Thiếu máu cấp và huyết khối tĩnh mạch mạc treo.
• Tắc ruột do co thắt: là tình trạng tăng trương lực quá mức mà không
giãn ra được
Sinh lý bệnh

Rồi loạn thăng Nhiễm trùng


Rối loạn tại chỗ Rối loạn toàn thân
bằng kiềm toan nhiễm độc

Tăng nhu Mất nước


động ruột

Quai ruột giãn Rối loạn điện


ra giải
Sự khác nhau giữa quai ruột non bình thường
và quai ruột non giãn

Nguồn: https://www.hindawi.com/journals/cris/2012/962683/fig2/
Tắc ruột cao: chủ yếu do nôn

Tắc ruột thấp: tăng tính thấm,


giảm hấp thu

Chủ yếu là mất ion Clo và Kali


Lâm sàng
Triệu chứng cơ năng
Nôn

Đau bụng Bí trung đại tiện


Triệu chứng thực thể
• Bụng chướng:
+ Trong tắc ruột cao: bụng chướng ít hoặc không chướng.
+ Trong tắc ruột thấp, tắc ruột đến muộn: bụng chướng nhiều.
+ Chướng đều: tắc ruột bít tắc.
+ Chướng lệch: xoắn ruột.
Triệu chứng thực thể
Dấu quai ruột nổi

Dấu hiệu rắn bò

Bụng chướng, gõ vang vùng


bụng giữa

Thăm trực tràng Bóng trực tràng rỗng


Bụng chướng
Triệu chứng thực thể
• Dấu hiệu quai ruột nổi
• Dấu hiệu rắn bò: dấu hiệu đặc trưng của tắc ruột cơ học
• Gõ vang vùng giữa bụng
• Nghe: tiếng réo di chuyển của hơi dịch
• Thăm trực tràng: bóng trực tràng rỗng
Triệu chứng toàn thân
• Phụ thuộc vào cơ chế tắc ruột, vị trí tắc, thời gian tắc:
+ Nếu đến sớm: dấu mất nước và các chất điện giải không rõ;
+ Nếu đến muộn + tắc ruột cao => dấu hiệu mất nước rõ rệt
+ Tắc ruột do xoắn ruột => sốc có thể xảy ra trong giờ đầu <= do nhiễm
độc.
Xoắn đại tràng xích ma Xoắn đại tràng ngang
Cận lâm sàng
Chụp Xquang bụng không chuẩn bị
• Mức hơi dịch và hình ảnh chuỗi hạt
• Mức hơi dịch
+ Tắc ruột cao: vòm thấp, đáy rộng
+ Tắc ruột thấp: vòm cao, đáy hẹp
• Dấu hiệu chuỗi hạt: những bóng hơi
nhỏ nằm cạnh nhau.

Hình ảnh chuỗi hạt


Nguồn: https://www.radiologymasterclass.co.uk/gallery/abdo/abdominal_xray/small_bowel_obstruction
Nguồn: https://www.radiologymasterclass.co.uk/gallery/abdo/abdominal_xray/large_bowel_obstruction
Siêu âm bụng
• Đơn giản, dễ thực hiện, chi phí
thấp
• Phụ thuộc vào kinh nghiệm của
bác sĩ siêu âm, nếu hơi nhiều sẽ
làm hạn chế đánh giá
• Hình ảnh tắc ruột trên siêu âm
bụng: các quai ruột giãn, chứa
dịch, hình ảnh tăng nhu động
ruột
Chụp khung đại tràng có cản quang
• Chỉ định trong TH nghi ngờ tắc đại tràng
• Chống chỉ định khi có thủng ruột hoặc nghi có thủng ruột.

Chụp lưu thông ruột non


• Thường chỉ định trong TH bán tắc ruột sau mổ tái diễn nhiều lần.
• Chống chỉ định trong tắc ruột cấp tính.
Chụp cắt lớp vi tính
• Rất có giá trị trong chẩn đoán tắc ruột
Xét nghiệm huyết học và sinh hóa
• Không có giá trị trong chẩn đoán, chủ yếu dùng để đánh giá ảnh
hưởng của tắc ruột (rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan).
+ Xét nghiệm huyết học: sl hồng cầu, hematocrit tăng do mất nước,
máu bị cô đặc.
+ Xét nghiệm sinh hóa: Na+, K+, Cl-, Ure, creatinine, chức năng thận.
Chẩn đoán tắc ruột
• Chẩn đoán xác định
+ 4 triệu chứng lâm sàng điểu hình của tắc ruột bao gồm:
Đau bụng từng cơn; buồn nôn, nôn; bí trung đại tiện; bụng Chướng.
+ Ngoài ra 1 số triệu chứng khác giúp chẩn đoán: dấu rắn bò, quai ruột
nổi, bụng trướng, gõ vang….
+ Xquang: mức hơi – dịch hoặc hình ảnh chuỗi hạt
Chẩn đoán phân biệt
• Bệnh nội khoa: cơn đau quặn thận, nhồi máu cơ tim, cơn đau quặn
gan…
• Bệnh ngoại khoa: viêm ruột thừa, viêm phúc mạc toàn thể, viêm phúc
mạc khu trí, viêm tụy cấp…
Nguyên tắc điều trị
• Chủ yếu là phẫu thuật
• Phối hợp hồi sức trước, trong và sau mổ
• Trừ TH xoắn, ngẹt ruột cần mổ ngay còn lại cần có sự chuẩn bị trước
mổ nhưng không kéo dài.
• Mục tiêu phẫu thuật: tái lập lưu thông tiêu hóa và nếu có thể thì giải
quyết cả nguyên nhân gây tắc
Biến chứng sau mổ
• Tắc ruột
• Viêm phúc mạc sau mổ
• Choáng nhiễm khuẩn
Chăm sóc trước phẫu thuật
Một số vấn đề điều dưỡng cần lưu ý trước mổ:
- Người bệnh đau bụng liên quan đến tăng nhu động ruột.
- Người bệnh nôn do ứ đọng các chất trong lòng ruột.
- Người bệnh chướng bụng do ứ động hơi trong các quai ruột.
- Nguy cơ rối loạn nước điện giải do nôn quá nhiều.
Chăm sóc trước mổ
Chăm sóc giảm đau cho
người bệnh

Can thiệp điều dưỡng Chăm sóc giảm nôn, chướng


bụng cho người bệnh

Chăm sóc phòng rối loạn


nước và điện giải
Chăm sóc giảm đau cho người bệnh Nghỉ ngơi, hạn chế vận động

Giúp bn tìm tư thế giảm đau thích hợp

Đặt sonde hút dịch liên tục trên chỗ tắc

Thuốc giảm đau theo y lệnh

Theo dõi cơn đau


Chăm sóc giảm nôn cho người bệnh Đặt đầu người bệnh nằm nghiêng bên

Đặt sonde dạ dày, hút liên tục

Đặt đường truyền bồi phụ nước và


điện giải
Chăm sóc giảm chướng
bụng cho người bệnh Đặt sonde dạ dày hút liên tục

Theo dõi tình trạng chướng


bụng
Chăm sóc phòng rối loạn nước
và điện giải Bù dịch và điện giải theo y lệnh

Truyền dịch nhanh trong những giờ đầu


Ít nhất bù được ½ lượng dịch đã mất

Theo dõi lượng nước xuất nhập mỗi giờ


Phân độ mất nước theo WHO
Dấu hiệu A Mất nước B Mất nước C
Toàn trạng* Bình thường Kích thích, vật vã Li bì, mệt lả, hôn mê
Mắt Bình thường Trũng Rất trũng và khô
Nước mắt Có Không Không
Miệng, lưỡi Ướt Khô Rất khô
Khát* Không, uống bình thường Khát, uống háo nước Uống kém, không uống
được
Nếp véo da* Mất nhanh Mất chậm <2s Rất chậm >2s
Chẩn đoán Không mất nước Có 2 dấu hiệu trở lên hoặc Có 2 dấu hiệu trở lên hoặc
ít nhất 1 dấu hiệu *: mất ít nhất 1 dấu hiệu *: Mất
nước nhẹ, trung bình nước nặng
Rối loạn nước điện giải
- Hạ Kali máu: biểu hiện yếu cơ, đau cơ, co rút cơ, mạch yếu, tiếng tim
nhỏ, loạn nhịp tim, liệt ruột, buồn nôn và nôn….
Chăm sóc phòng rối loạn nước và
điện giải

Theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm


Chăm sóc sau phẫu thuật
• Chăm sóc phòng suy hô hấp trong phẫu thuật
• Chăm sóc dự phòng chảy máu trong ổ bụng
• Chăm sóc dự phòng chảy máu vết mổ
• Chăm sóc dự phòng nhiễm khuẩn
• Chăm sóc dự phòng tắc ruột
• Chăm sóc giảm đau sau phẫu thuật
• Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân
Chăm sóc dự phòng suy hô hấp sau phẫu thuật

• Nguyên nhân suy hấp ở bệnh nhân chủ yếu là do chất nôn lọt vào
đường thở, do đau người bệnh không dám thở mạnh, do tác dụng
phụ của thuốc vô cảm.
Chăm sóc dự phòng suy hô hấp sau phẫu thuật

• Chăm sóc tư thế sau phẫu thuật:


+ Cho bệnh nhân nằm nghiêng đầu cho đến khi hết tác dụng của thuốc
vô cảm
+ TH có biển hiện của suy hô hấp: ho sặc sụa, người tím tái, co kéo cơ hô
hấp, khó thở => hút sạch chất nôn cho bệnh nhân, cho thở oxy
+ Những ngày sau nên nằm tư thế Fowler để thở tốt hơn
Chăm sóc giảm đau sau phẫu thuật

• Dùng thuốc giảm đau theo y lệnh


• Theo dõi tình trạng đau và đáp ứng cua bệnh nhân
Chăm sóc dự phòng chảy máu sau phẫu thuật

• Triệu chứng: cảm giác khát nước, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt nhạt,
chỉ số huyết áp giảm, choáng váng, lơ mơ….
• HC giảm, sonde dẫn lưu ổ bụng thấy có máu đỏ tươi
Chăm sóc dự phòng chảy máu sau phẫu thuật

• Hướng dẫn bệnh nhân hạn chế vận động trong những giờ đâu sau
phẫu thuật.
• Thực hiện y lệnh cho thuốc giảm đau
• Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn trong những giờ đầu
• Theo dõi sonde dẫn lưu
• Thực hiện y lệnh truyền màu
• Thực hiện y lệnh cho thở oxy
Chăm sóc dự phòng chảy máu sau phẫu thuật

• Biển hiện: máu thấm bang liên tục và thấy máu chảy ra từ vết mổ.
• Khi thấy máu thăm bang thì cần tháo bỏ bang cũ và thay bang mới.
Đồng thời đè em bang vài phút đề giúp cầm máu chảy
• Tiến hành bang ép cầm máu cho người bệnh
• TH thấy máu chảy ra lượng nhiều hoặc sau khi đè ép vẫn thấy máu
chảy ra thì cần phải báo cho bác sĩ.
Chăm sóc dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu
thuật

• Thay băng đúng quy trình


• Không để người nhà tự ý thay bang
• Thực hiện y lệnh cho uống kháng sinh đúng giờ
• Nếu vết mổ nhiễm khuẩn => cắt chỉ sớm => mủ thoát ra
• TH vết mổ không nhiễm khuẩn thì cắt chỉ vào ngày thứ 7; người già
và trẻ em thì cần phải cắt chỉ muộn hơn thường từ ngày 9- 10
Chăm sóc dự phòng tắc ruột sau phẫu thuật

- Hướng dẫn bệnh nhân vận động sớm khi đủ điều kiện.
(Bệnh nhân tỉnh, dấu hiệu sinh tồn bình thường, không khó thở)
- Khi vận động nếu có biểu hiện của hoa mắt chóng mặt thì cần nghỉ
ngay và kiểm tra dấu hiệu sinh tồn lại cho bệnh nhân
- Hướng dẫn và động viên bệnh nhân vận động tại giường (bệnh nhân
còn yếu)
- Theo dõi các dấu hiệu tắc ruột
Dinh dưỡng sau mổ của bệnh nhân tắc ruột

• Nếu như người bệnh chưa có nhu động ruột nên thực hiện truyền
đường, đạm, điện giải.
• Nếu đã có nhu động ruột khuyến khích cho bệnh nhân ăn bằng
đường miệng, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh các thức ăn tạo
hơi, trái cây và sữa quá sớm.
Câu hỏi lượng giá
Câu 1: Phân biệt tắc ruột non và tắc ruột già trên hình ảnh Xquang
không chuẩn bị?

You might also like