Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 7
ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CHUỖI CUNG ỨNG

Giảng viên: Nguyễn Thị Hạnh


Khoa: Khoa Thương mại

1
MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Hiểu được Mô hình tương quan thị trường – chuỗi cung ứng.
• Xác định phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng của công ty.

2
CẤU TRÚC NỘI DUNG

7.1 Mô hình tương quan thị trường - chuỗi cung ứng

7.2 Thang đo lường hiệu suất hoạt động

7.3 Các hoạt động thực hiện hiệu quả chuỗi cung ứng

7.4 Thu thập và trình bày dữ liệu trong hoạt động cung ứng

3
7.1. MÔ HÌNH TƯƠNG QUAN THỊ TRƯỜNG - CHUỖI CUNG ỨNG
Một chuỗi cung ứng tồn tại nhằm đáp ứng thị trường mà nó phục vụ. Để xác định kết quả của chuỗi cung ứng,
công ty cần đánh giá thị trường mà chuỗi đang phục vụ bằng một mô hình đơn giản. Mô hình này cho phép
phân loại thị trường, xác định những yêu cầu và cơ hội mà từng loại thị trường đem lại cho chuỗi cung ứng.
Mô hình này đưa ra những hướng dẫn mở cuộc điều tra về thị trường mà công ty đang phục vụ. Chúng ta bắt
đầu xác định thị trường thông qua 2 yếu tố cơ bản là cung và cầu.
 Mô hình xác định 4 thị trường cơ bản:

Thị trường Thị trường Thị trường


Thị trường
đang phát tăng trưởng
ổn định
triển trưởng thành

4
7.1. MÔ HÌNH TƯƠNG QUAN THỊ TRƯỜNG - CHUỖI CUNG ỨNG
BÃO HÒA ỔN ĐỊNH
Cung vượt cầu Thị trường đã được hình thành,
Cần phối hợp với các đối tác trong cung và cầu đạt cân bằng
chuỗi cung cấp nhiều loại sản Phụ thuộc vào sự điều chỉnh và tối ưu
phẩm trong thị trường, ứng phó với hóa các hoạt động nội bộ của mỗi công
những biến động lớn trong lượng cầu ty để đạt được mức hiệu quả lớn nhất
sản phẩm mà vẫn duy trì mức dịch vụ cũng như mức lợi nhuận cao nhất cho
khách hàng cao toàn bộ chuỗi cung ứng.

ĐANG PHÁT TRIỂN TĂNG TRƯỞNG


Thị trường với những sản phẩm Cầu vượt cung
mới, cung cầu đều thấp
Cần hợp tác với các công ty khác Cần làm việc với các đối tác trong
trong chuỗi cung ứng nhằm thu thập chuỗi cung ứng nhằm cung cấp dịch vụ
các thông tin quan trọng về nhu cầu khách hàng chất lượng cao được đánh
thị trường, sản phẩm sản xuất và giá dựa trên tỉ lệ hoàn tất đơn hàng và
Cung

phân phối có khả năng thu hút được giao hàng đúng hạn.
khách hàng

Cầu 5
7.2. THANG ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG

7.2.1 Hệ thống đo lường dịch vụ khách hàng

Hệ thống đo lường hiệu suất hoạt động


7.2.2
nội bộ

Hệ thống đo lường khả năng phản ứng


7.2.3
linh hoạt trước biến động của cầu

Hệ thống đo lường khả năng phát triển


7.2.4
sản phẩm

6
7.2. THANG ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG

• Mỗi loại thị trường đem lại nhiều cơ hội riêng biệt cho chuỗi cung ứng. Để phát triển ổn định, các công ty
cần nắm bắt cơ hội sẵn có khác nhau trong thị trường. Công ty sẽ đạt lợi nhuận cao nhất khi nắm bắt thành
công cơ hội thị trường. 4 nhóm chỉ số đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng:

Dịch vụ khách Hiệu quả hoạt động Khả năng phản Phát triển sản
hàng nội bộ ứng linh hoạt trước phẩm
biến động cầu

7
7.2. THANG ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG

Khả năng phản ứng


Hiệu quả hoạt động
Dịch vụ khách hàng: linh hoạt trước biến Phát triển sản phẩm
nội bộ
động cầu

Khả năng 1
Khả năng đáp Ứng phó với
công ty/1 chuỗi Khả năng tạo
ứng những tình trạng bất
cung ứng tạo và phát triển sp
mong đợi của ổn tùy theo
ra 1 mức lợi mới theo kịp xu
KH của chuỗi mức độ nhu
nhuận thích thế thị trường
cung ứng cầu sp
hợp

8
7.2. THANG ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG

BÃO HÒA ỔN ĐỊNH

- Dịch vụ khách hàng - Dịch vụ khách hàng


- Hiệu quả hoạt động nội bộ - Hiệu quả hoạt động nội bộ
- Khả năng phản ứng linh
hoạt trước biến động cầu

ĐANG PHÁT TRIỂN TĂNG TRƯỞNG

- Dịch vụ khách hàng - Dịch vụ khách hàng


- Phát triển sản phẩm
Cung

Cầu Hình 7.2: Các loại thị trường và kết quả tích hợp

9
7.2. THANG ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG
DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NỘI PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Sản xuất theo lượng hàng tồn kho – BTS BỘ
 Phần trăm tổng sản
 Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng và tỉ lệ hoàn tất đơn  Giá trị hàng tồn kho phẩm bán ra được giới
hàng cho dòng sản phẩm
 Vòng quay hàng tồn thiệu trong 12 tháng vừa
 Tỉ lệ giao hàng đúng hạn
 Lợi nhuận trên doanh thu qua
 Giá trị của tổng các đơn hàng thực hiện sau và số
lượng của chúng  Vòng quay tiền mặt  Phần trăm tổng doanh số
 Tần suất và thời gian hoàn thành các đơn hàng sản phẩm đã được giới
thực hiện sau thiệu trong 12 tháng vừa
KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG LINH
 Tỉ lệ sản phẩm bị trả lại qua
HOẠT TRƯỚC BIẾN ĐỘNG
Sản xuất theo đơn hàng – BTO  Thời gian của chu kỳ
CẦU
 Thời gian đáp ứng yêu cầu khách hàng và tỷ lệ phát triển và phân phối
hoàn tất đúng hạn  Khoảng thời gian của chu
sản phẩm mới.
 Tỷ lệ giao hàng đúng giờ kỳ hoạt động
 Giá trị và số lượng của những đơn hàng bị trễ  Khả năng gia tăng độ linh
 Tần suất và thời gian đơn hàng bị trễ hoạt
 Số lượng hàng bị trả lại để bảo hành và sửa chữa  Tính linh hoạt bên ngoài

10
7.2.1. HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Dịch vụ khách hàng liên quan đến khả năng tham gia dự báo, nắm bắt và đáp ứng nhu cầu các sản
phẩm theo cá nhân và giao hàng đúng hạn. Bất kỳ công ty nào muốn tồn tại đều phải phục vụ khách
hàng tốt nhất. Bất kỳ chuỗi cung ứng nào muốn tồn tại đều phải phục vụ thị trường mà nó tham gia. Việc
đo lường này cho biết công ty biết được mức độ phục vụ khách hàng và chuỗi cung ứng đáp ứng thị
trường tốt như thế nào.
Có hai bộ hệ thống đo lường dịch vụ khách hàng của công ty hay chuỗi cung ứng là thiết lập để tồn kho -
BST (Build to Stock) và BTO (Build to Order).
Thiết
Thiết lập
lập để theo
tồn kho đơn
– BTS hàng -
(Build BTO
to (Build
Stock) to
order)

11
7.2.1. HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

BTS - Build to Stock BTO - Build to Order


Sản xuất theo lượng tồn kho Sản xuất theo đơn đặt hàng

• Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng • Thời gian đáp ứng yêu cầu
• Tỉ lệ giao hàng đúng hạn khách hàng
• Giá trị tổng các đơn hàng bị • Tỉ lệ hoàn thành đúng hạn
trả lại và số đơn hàng trả lại • Giá trị và số lượng đơn hàng
• Tần suất và thời gian các bị trễ
đơn hàng bị trả lại • Tần suất và thời gian đơn
• Tỉ lệ hàng bị trả lại hàng bị trễ
• Số lượng hàng bị trả lại và
sửa chữa

12
7.2.2. HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG NỘI BỘ

Giá trị hàng tồn kho Tính theo thời điểm hoặc
cả giai đoạn

= Giá vốn hàng bán trung


Vòng quay hàng bình hàng năm/Giá trị tồn
HIỆU SUẤT HOẠT tồn kho
kho trung bình hàng năm
ĐỘNG NỘI BỘ

Tỉ suất lợi nhuận ROS (return on sales) =


trên doanh thu Lợi nhuận trước thuế &
(ROS) lãi suất(EBIT)/Doanh thu

= Số ngày tồn kho + thời


gian khách hàng nợ khi
Vòng quay tiền mặt mua hàng - thời gian
thanh toán trung bình
của đơn hàng

13
7.2.3. HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG LINH HOẠT TRƯỚC
BIẾN ĐỘNG CỦA CẦU

• Tiêu chí này đo lường • Khả năng của công ty hay • Khả năng cung cấp nhanh
khoảng thời gian thực hiện chuỗi cung ứng đáp ứng chóng cho khách hàng
hoạt động chuỗi cung ứng nhanh chóng khối lượng những sản phẩm thêm vào
như thời gian hoàn thành đơn hàng tăng thêm. Mức mà sản phẩm này không
đơn hàng, thiết kế sản linh hoạt gia tăng có thể thuộc nhóm sản phẩm
phẩm, dây chuyền sản được đo lường như là thường được cung cấp.
xuất hay bất cứ hoạt động mức phần trăm gia tăng
nào hỗ trợ cho chuỗi cung vượt hơn nhu cầu mong
ứng. đợi đối với một sản phẩm
được xem xét

Thời gian của chu Khả năng gia tăng Tính linh hoạt bên
kỳ hoạt động: độ linh hoạt: ngoài

14
7.2.4. HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

• Hệ thống này đo lường khả năng của 1 công ty hay chuỗi cung ứng trong việc thiết kế, phát triển và tạo ra
những sản phẩm mới phục vụ cho thị trường của mình trong bối cảnh các thị trường này biến đổi không
ngừng theo thời gian.
• Chỉ số đo lường:

Phần trăm tổng sản phẩm Phần trăm tổng doanh số Thời gian chu kỳ phát
bán ra đã được giới thiệu sản phẩm đã được giới triển và phân phối sản
trong năm vừa qua. thiệu trong năm vừa qua. phẩm mới.

15
7.3. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG

7.3.1 Hoạch định

7.3.2 Tìm kiếm nguồn hàng

7.3.3 Sản xuất

7.3.4 Phân phối

16
7.3. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG

Để một tổ chức đáp ứng yêu cầu của thị trường đang phục vụ thì cần lưu ý đến đo lường và cải thiện khả
năng của mình trong 4 lĩnh vực hoạt động của chuỗi cung ứng:

Tìm kiếm
Hoạch định Sản xuất Phân phối
nguồn hàng
(Plan) (Make) (Delivery)
(Source)

Công ty cần thu thập dữ liệu về các hoạt động của mình trong 4 lĩnh vực này đồng thời gíam sát hiệu
quả đạt được. Mô hình SCOR đề xuất nên thu thập những dữ liệu hoạt động. Dữ liệu này được xem
như là “hệ thống đo lường hiệu quả cấp độ hai”.

17
7.3.1. HOẠCH ĐỊNH

Trong quy trình hoạch định, thì thước đo chuẩn xác nhất chính là chi phí cho công tác hoạch định, chi
phí tài chính tồn kho, thời gian lưu kho trung bình cùng với độ chính xác của dự báo.
Các dữ liệu này cần được tập hợp lại một cách thường xuyên, song song với việc theo dõi và dự đoán
các xu hướng trên thị trường, khi các chỉ tiêu đã được xem xét cẩn thận thì bước tiếp theo là kiểm tra
các quy trình kinh doanh có thể mang lại hiệu suất hoạt động.
Thước đo hiệu quả là theo dõi những chỉ tiêu như dung lượng sản phẩm theo
kênh, số kênh phân phối và số địa điểm trong chuỗi cung ứng. Để đánh giá
thực tiễn quản lý trong quy trình hoạch định, ta phải sử dụng các dữ liệu liên
quan đến thời gian của chu kỳ hoạch định, độ chính xác của dự báo và số
lượng hàng lưu kho lỗi thời hiện có.

18
7.3.2. TÌM KIẾM NGUỒN HÀNG

Đối với hoạt động tìm kiếm nguồn hàng, ở cấp độ 2, một số dữ liệu công ty nên thu thập bao gồm chi phí
thu mua vật liệu, thời gian của chu kỳ thu mua hàng hóa, thời gian cung cấp nguyên vật liệu thô. Các công
đoạn trong quy trình này bao gồm những hoạt động cần thiết để tập trung nguyên liệu đầu vào phục vụ cho
việc sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ.
Do đó, ở mức độ chuyên sâu hơn, cấp độ 3, những dữ liệu mô hình SCOR đòi hỏi thu thập bao gồm
những dữ liệu liên quan đến quy trình tạo nguồn hàng như số lượng nhà cung cấp, tỉ lệ đơn đặt hàng ở xa,
nguyên liệu được mua phân theo khu vực địa lý. Một vài thước đo xác định hiệu quả hoạt động thực tế là
năng lực giao hàng của nhà cung cấp, thời gian thanh toán, tỉ lệ hàng hóa được mua trong khoảng thời
gian liên quan.

19
7.3.3. SẢN XUẤT

Cấp độ 2: đòi hỏi doanh nghiệp phải chú ý đến số lượng phàn nàn/số
lượng sản phẩm lỗi, thời gian của chu kỳ sản xuất, tỉ lệ hoàn thành đơn
hàng cùng với chất lượng sản phẩm.
Cấp độ 3: quy trình sản xuất có công cụ đo lường độ phức tạp và loại hình
riêng, chẳng hạn như số SKU, khả năng gia tăng sản lượng một cách linh
hoạt, các bước trong quy trình sản xuất theo địa điểm địa lý, và việc tối đa
hóa công suất.
Thước đo hiệu quả quản lý thực tiễn là phần trăm gia tăng giá trị, tỉ lệ thực
hiện đơn hàng, tỉ lệ thay đổi đơn hàng chế tạo do các vấn đề nội bộ và
công tác lưu kho.

20
7.3.4. PHÂN PHỐI

Hoạt động phân phối của chuỗi cung ứng đóng vai trò là cầu nối trung gian giữa nhà sản xuất và khách
hàng. Những hoạt động phân phối gắn liền với công đoạn nhận đơn hàng và giao sản phẩm đến cho
khách hàng.
Mức độ 2, chỉ tiêu được đề xuất sử dụng đánh giá hoạt động phân phối là tỉ lệ hoàn tất đơn hàng, chi phí
quản lý đơn hàng, khoảng thời gian quay vòng hoàn thành đơn hàng và tỉ lệ trả hàng.
Đối với đánh giá chuyên sâu cấp độ 3 về quy trình phân phối, công cụ đo lường sự phức tạp của quy trình
này bao gồm số đơn hàng theo kênh, số dòng sản phẩm và những chuyến hàng theo kênh cùng phần
trăm những dòng sản phẩm bị trả về. Thước đo hiệu quả của loại hình gồm các địa điểm giao hàng theo
khu vực địa lý và số kênh phân phối.

21
7.3.4. PHÂN PHỐI

Hoạt động phân phối của chuỗi cung ứng đóng vai trò là cầu nối trung gian giữa nhà sản xuất và khách
hàng. Những hoạt động phân phối gắn liền với công đoạn nhận đơn hàng và giao sản phẩm đến cho
khách hàng.
Mức độ 2, chỉ tiêu được đề xuất sử dụng đánh giá hoạt động phân phối là tỉ lệ hoàn tất đơn hàng, chi phí
quản lý đơn hàng, khoảng thời gian quay vòng hoàn thành đơn hàng và tỉ lệ trả hàng.
Đối với đánh giá chuyên sâu cấp độ 3 về quy trình phân phối, công cụ đo lường sự phức tạp của quy trình
này bao gồm số đơn hàng theo kênh, số dòng sản phẩm và những chuyến hàng theo kênh cùng phần
trăm những dòng sản phẩm bị trả về. Thước đo hiệu quả của loại hình gồm các địa điểm giao hàng theo
khu vực địa lý và số kênh phân phối.

22
7.4. THU THẬP VÀ TRÌNH BÀY DỮ LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG

7.4.1 Ba cấp độ chi tiết của hệ thống dữ liệu

7.4.2 Kho dữ liệu

Xác định rõ vấn đề và tìm cơ hội thị


7.4.3
trường

Thị trường di chuyển từ loại này sang loại


7.4.4
khác

23
7.4. THU THẬP VÀ TRÌNH BÀY DỮ LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG

Về phương diện lịch sử, các công ty đã dựa vào các quyết định quản lý của mình theo định kỳ. Các báo
cáo thông thường cho thấy những gì xảy ra trong suốt các giai đoạn trong quá khứ. Trong môi trường kinh
doanh thay đổi chậm và ổn định, vấn đề này cho kết quả đủ tốt. Tuy nhiên, không có nhiều công ty làm
việc trong môi trường thay đổi chậm và ổn định như vậy nữa.
Để giữ vững mức phát triển ổn định thì công ty cần xây dựng hệ thống dữ liệu ở 3 cấp độ chi tiết sau:
i) Cấp chiến lược: giúp quản lý cấp cao quyết định làm gì?
ii) Cấp chiến thuật: giúp quản lý cấp trung quyết định làm như thế nào?
iii) Cấp thực hiện: giúp nhân viên làm việc thực tế hơn

24
7.4.1. BA CẤP ĐỘ CHI TIẾT CỦA HỆ THỐNG DỮ LIỆU

Trong quản lý chuỗi cung ứng, dữ liệu chiến lược bao gồm các dữ liệu thực tế như kế hoạch và số liệu
quá khứ cho biết vị trí của công ty trong 4 loại thực hiện: dịch vụ khách hàng, hiệu quả nội bộ, nhu cầu linh
hoạt và phát triển sản phẩm.  dữ liệu cấp 1, được các phòng ban trong công ty tổng kết và báo cáo.
Dữ liệu chiến lược : các dữ liệu từ các công ty bên ngoài như kích cỡ thị trường, tỉ lệ tăng trưởng, nhân
khẩu học, và các chỉ số kinh tế như GNP, tỉ lệ lạm phát, lãi suất; dữ liệu chuẩn từ các hiệp hội thương mại
công nghiệp và các viện nghiên cứu về tiêu chuẩn hoạt động về mức độ thực hiện tài chính.
Dữ liệu chiến thuật: dữ liệu thực tế, kế hoạch và số liệu quá khứ trong 4 loại thực hiện ở mức độ chi tiết.
 hệ thống đo lường hiệu quả cấp độ 2. Hệ thống đo lường này điều chỉnh các hoạt động lập kế hoạch,
nguồn lực, thực hiện và phân phối mà mỗi công ty trong chuỗi cung ứng phải thực hiện.

25
7.4.1. BA CẤP ĐỘ CHI TIẾT CỦA HỆ THỐNG DỮ LIỆU

Quan điểm chiến lược thị trường


(Xu hướng thị trường & mục tiêu thực hiện
của công ty)

Hình 7.3: Quan điểm dữ liệu khác nhau cho


Quan điểm chiến thuật của công ty
(Phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu
thực hiện)
những đối tượng khác nhau

Quan điểm thực hiện


(Tình trạng hoạt động trong 1 lĩnh vực của
công ty)

Kho dữ liệu của công ty


(Trung tâm lưu trữ dữ liệu)

Các báo cáo cho nhà


Các báo cáo cho KH
cung cấp
26
7.4.2. KHO DỮ LIỆU
• Để thu thập dữ liệu đòi hỏi phải tạo ra kho dữ liệu.
• Kho dữ liệu là kho trung tâm được lấy từ hệ thống hoạt động và
hệ thống kế toán trong công ty.  Cần thiết lập hệ thống thích hợp
trong công ty và lấy được dữ liệu cần thiết một cách tự động xem
như là các hoạt động hàng ngày.  Cần tránh thực hiện việc nhập
thủ công để lấy dữ liệu trong kho trung tâm.
• Kho dữ liệu được tạo ra từ những gói phần mềm cơ sở dữ liệu và
kết nối tự động với các hệ thống cần có khác để thu thập dữ liệu
thích hợp theo lịch trình đều đặn và đúng lúc.

27
7.4.3. XÁC ĐỊNH RÕ VẤN ĐỀ VÀ TÌM CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG
• Dựa vào loại thị trường công ty phục vụ, nhà quản lý cấp cao cần xác định mục tiêu thực hiện chủ
chốt trong lĩnh vực phục vụ khách hàng, hiệu quả nội bộ, nhu cầu linh hoạt và phát triển sản phẩm.
Sau đó nhiệm vụ này chuyển thành hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Quản lý cấp cao thiết lập Các nhà quản lý cấp trung Nhân viên trong các phòng
mục tiêu thực hiện cho công chịu trách nhiệm quản lý khác nhau cần theo dõi và
ty và họ cần truy xuất báo hoạt động để đạt được một giải thích các hoạt động
cáo đối chiếu quá trình thực hay nhiều mục tiêu thực kinh doanh cụ thể mà họ
thi hiện tại với mục tiêu đề hiện của công ty. chịu trách nhiệm như việc
ra. mua hàng, tín dụng, quản lý
tồn kho… nên dữ liệu thật
sự quan trọng.

28
7.4.4. THỊ TRƯỜNG DI CHUYỂN TỪ LOẠI NÀY SANG LOẠI KHÁC
• Thị trường thay đổi từ loại này sang loại khác trong suốt chu kỳ sống của nó. Theo thời gian, sức mạnh
thị trường luôn đẩy thị trường đến trạng thái cân bằng tức nguồn cung đáp ứng nhu cầu. Đồng thời sức
mạnh khác cũng tác động đến thị trường. Do đó nó tác động trở lại và dao động xung quanh điểm cân
bằng. Đôi lúc thì nhu cầu bỏ xa nguồn cung và lúc khác thì nguồn cung lớn hơn nhu cầu.
• Để duy trì tính cạnh tranh, các công ty trong chuỗi cung ứng phải điều chỉnh hoạt động theo thời gian vì
thị trường di chuyển từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ như trong thị trường tăng trưởng, chuỗi cung
ứng thực hiện tốt nhất là chuỗi có mức độ phục vụ khách hàng cao nhất như tỉ lệ hoàn thành đơn hàng
và giao hàng đúng hạn. Để thành công, tất cả các công ty trong chuỗi cung ứng phải tập trung vào quá
trình thực hiện này.

29
7.4.4. THỊ TRƯỜNG DI CHUYỂN TỪ LOẠI NÀY SANG LOẠI KHÁC

Một thị trường (gọi là thị trường “X”) đi theo


Hình 7.4: Thị trường di chuyển từ dạng

một chu kỳ. Nó phát triển và sau đó trở thành


thị trường tăng trưởng (Growth), rồi đến Ổn
định (Steady) và sau đó là Mature (Trưởng
thành/Bão hòa) và cứ thế tiếp tục.
 Sức mạnh cung và cầu đẩy thị trường đến
này sang dạng khác

trạng thái ổn định, nơi mà cung - cầu bằng


nhau. Khi đó có một sức mạnh khác phá vỡ sự
cân bằng này.

30
7.4.5. CHIA SẺ DỮ LIỆU DỌC THEO CHUỖI CUNG ỨNG
Thị trường hay thay đổi từ dạng này sang dang khác nên cần yêu cầu cao đối với các chuỗi cung ứng
phục vụ các thị trường đó.
 Để giải quyết tác động “Roi da” thì cách tốt nhất là chia sẻ dữ liệu giữa các công ty trong chuỗi cung
ứng. Các công ty cần quan tâm nhau về việc chia sẻ dữ liệu.
 Các công ty mà có thể làm việc với nhau để tạo ra các chuỗi cung ứng hiệu quả thì đó sẽ là những
công ty làm việc tốt nhất trong dài hạn.

31
TỔNG KẾT BÀI HỌC

Việc xây dựng một hệ thống đánh giá chuỗi cung ứng hiệu quả là vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong
việc đánh giá và cải thiện hiệu quả của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Điều này sẽ được đánh giá
dựa trên nhiều yếu tố. Một chuỗi cung ứng tồn tại nhằm đáp ứng thị trường mà nó phục vụ. Để xác
định kết quả của chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể sử dụng Sử dụng mô hình để ước lượng thị
trường và chuỗi cung ứng. Từ đó Xác định phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng
của công ty và Thảo luận nhiều phương pháp thu thập và trình bày dữ liệu trong quá trình đánh giá
chuỗi cung ứng.

32
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT !

Tên học phần: Chương: 33

You might also like