EM 4716 - Chương 5 - Dự Toán SXKD - Bài 1 - Tổng Quan Về DT

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

CHƯƠNG 5: DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH

BÀI SỐ 1
TỔNG QUAN VỀ DỰ TOÁN

TS. Nguyễn Thị Mai Chi


Viện Kinh tế và Quản lý
1
 Nội dung bài học

5.1 Tổng quan về dự toán

5.1.1 Khái niệm

5.1.2 Phân loại dự toán

5.1.3 Các mô hình lập dự toán

2
 Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, các bạn sẽ nắm được những vấn đề sau:

1. Hiểu được dự toán sản xuất kinh doanh và mục tiêu của dự toán SXKD
2. Hiểu được mô hình, quy trình lập dự toán SXKD và trách nhiệm của
các nhà quản trị ở các cấp quản lý.

3
5.1 Tổng quan về dự toán

5.1.1 Khái niệm


 Dự toán là sự ước tính về HĐSXKD của DN trong tương lai, chỉ rõ
những công việc cần thực hiện, có tính đến sự tác động của các nhân tố
chủ quan và khách quan.
 Dự toán là những dự kiến, những phối hợp chi tiết chỉ rõ cách huy động
và sử dụng nguồn lực của DN trong từng thời kỳ và được biểu diễn bằng
một hệ thống chỉ tiêu dưới dạng số lượng và giá trị.

4
5.1.2 Phân loại dự toán
 Phân loại theo thời hạn áp dụng:

- Dự toán ngắn hạn: là dự toán nguồn tài chính hoạt động hàng năm liên
quan đến HĐSXKD của DN như: mua hàng, sản xuất, tiêu thụ, thu, chi,
… Dự toán ngắn hạn là cơ sở đưa ra các quyết định tác nghiệp.
- Dự toán dài hạn: là dự toán nguồn tài chính hoạt động trong nhiều năm
liên quan đến việc mua sắm TSCĐ, đất đai, nhà xưởng, tài sản dài hạn,
… của DN. Dự toán dài hạn thể hiện mục tiêu, chiến lược phát triển của
DN.

5
 Phân loại theo nội dung kinh tế dự toán:

- Dự toán tiêu thụ,


- Dự toán sản xuất,
- Dự toán CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC,
- Dự toán CPBH & QLDN,
- Dự toán hàng tồn kho, GVHB,
- Dự toán tiền, BC KQHĐKD, bảng CĐKT.

6
 Phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động:

- Dự toán tĩnh: là dự toán được lập theo một mức độ hoạt động nhất định.

- Dự toán linh hoạt: là những dự toán được lập với nhiều mức độ hoạt
động khác nhau trong cùng một phạm vi hoạt động.

7
- Cơ sở để xây dựng dự toán
 Dựa vào kết quả hoạt động của kỳ trước.

 Điều kiện thực tế của DN: quy mô hoạt động, nguồn lực hoạt động,
lao động,…
 Các điều kiện dự kiến trong tương lai: chính sách kinh tế vĩ mô của
chính phủ, vùng, địa phương, xu hướng giá cả trên thị trường, kế
hoạch phát triển dài hạn của DN,…
 Hệ thống định mức chi phí của DN

 Trình độ của các chuyên gia xây dựng dự toán.

8
5.1.3 Các mô hình lập dự toán
• Mô hình dự toán tự lập ( The Self-Imposed Budget)
- Mô hình được tiến hành với sự tham gia của các nhà quản trị ở tất cả
các cấp.
- Ưu điểm:
- Các thành viên tham dự đều được nêu ý kiến và được tôn trọng.
- Dự toán được lập từ người thực hiện nên chính xác và khả thi hơn
- Các thành viên tham dự có động lực tích cực hơn khi tham gia
- Hạn chế được lỗ hổng trong quản lý, tránh đổ lỗi do cấp trên khi không hoàn
thành nhiệm vụ

9
• Mô hình dự toán tự lập ( The Self-Imposed Budget)
- Nhược điểm:
- Do có nhiều thành viên ở tất cả các cấp tham gia nên việc lập dự toán có xu
hướng nới lỏng , hạ thấp mức độ, hiệu quả so với khả năng thực tế, làm hiệu
quả bị giảm sút.
- Có thể không kết nối được với chiến lược chung của doanh nghiệp mà rơi vào
tình trạng cụcj bộ, bộ phận, dẫn đến đánh mất lợi thế doanh nghiệp

10
• Mô hình dự toán mệnh lệnh
- Mô hình được tiến hành theo những mệnh lệnh hay chỉ tiêu được các
nhà quản trị cấp cao nhất áp đặt xuống.
- Ưu điểm:
- Tập trung được nguồn lực để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ chính của
DN

11
• Mô hình dự toán mệnh lệnh
- Nhược điểm:
- Thường chứa đựng rủi ro là thiếu sự nhìn nhận vai trò, thiếu sự tôn trọng quan
điểm của các thành viên tham gia.
- Độ chính xác thấp vì không gắn liền với thực tiễn hành động.
- Thái độ của các thành viên, nhất là các nhà quản trị cấp thấp thiếu tích cực, có
thể đổ lỗi cho cấp trên khi không hoàn thành nhiệm vụ.

12
Bài tập

• Hiểu khái niệm dự toán

• Biết cách phân loại dự toán SXKD

13
Bài học tiếp theo. BÀI
2
Dự toán tiêu thụ sản phẩm và dự toán sản
xuất
Tài liệu tham khảo: Huỳnh Lợi – Lê Hoàng Anh, Kế toán quản trị, Trường Đại học Kinh tế TP.
Hồ Chí Minh

14
Chúc các bạn học tốt!

15

You might also like