13 -BỎNG

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 68

Tấm Cám – Chuyện chưa kể

www.themegallery.com
LOGO

BỎNG
Ngô Nguyễn Xuân Nam – BSCK2
MỤC TIÊU

1. Trình bày được các nguyên nhân gây bỏng.


2. Phân loại bỏng, tính được diện tích bỏng.
3. Mô tả được các giai đoạn của bỏng.
4. Sơ cứu được một trường hợp bỏng.
www.themegallery.com
MỤC LỤC
Đại cương
Tác nhân
Phân loại
Các giai đoạn
Các bước sơ cứu
www.themegallery.com
ĐẠI CƯƠNG

• Bỏng là chấn thương hay gặp ở cả thời bình và thời


chiến.
• Tỉ lệ bỏng trong chiến tranh chiếm 3-10% số người bị
thương.
• Tuỳ điều kiện của các cơ sở y tế khác nhau có thể xây
dựng các cơ sở chữa bỏng dưới nhiều hình thức: trung
www.themegallery.com

tâm điều trị bỏng, khoa bỏng trong bệnh viện,…


TÁC NHÂN GÂY BỎNG
5 loại chính: nhiệt độ, luồng điện, hoá chất, bức xạ, ma sát.
1. Bỏng do nhiệt độ: (hay gặp, chiếm 84-93%)
a. Bỏng do nhiệt độ cao (bỏng nóng):
• Bỏng do sức nóng khô: xăng, dầu, củi cháy…
• Bỏng do sức nóng ướt: nước sôi, dầu mỡ sôi…
b. Bỏng do nhiệt độ thấp (bỏng lạnh):
. Tiếp xúc với Nitơ lỏng.
. Ở lâu trong phòng lạnh.
2. Bỏng điện: thường gây bỏng sâu, tổn thương thường gặp là
www.themegallery.com

chóang điện, ngưng tim, hô hấp.


• Bỏng điện có hiệu điện thế thông dụng (< 1000 Volt).
• Bỏng điện có hiệu điện thế cao (>1000 Volt).
TÁC NHÂN GÂY BỎNG
3. Bỏng do hóa chất: - Hóa chất công nghiệp, y tế … gây ăn mòn
- Axit, kiềm… trong sinh hoạt, ứng xử xã hội.
- Vũ khí hóa học trong chiến tranh.
4. Bỏng do bức xạ: Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, ánh sáng mặt
trời… Mức độ bức xạ phụ thuộc vào loại tia, thời gian, cường độ và
khoảng cách tới da.
5. Bỏng do ma sát: Tiếp xúc với bất kỳ vật cứng kéo dài.
Tác nhân gây bỏng theo lứa tuổi
- Sức nóng khô: Người lớn gặp nhiều hơn trẻ em.
- Sức nóng ướt: Trẻ em gặp nhiều hơn người lớn.
- Bỏng do hóa chất: Chủ yếu gặp ở người lớn.
www.themegallery.com

- Bỏng do điện: Tỷ lệ gặp tương đương nhau giữa 2 lứa tuổi.


www.themegallery.com

TÁC NHÂN GÂY BỎNG


PHÂN LOẠI

Có 2 cách phân loại:


1. Phân loại theo độ sâu.
2. Phân loại theo diện tích.
www.themegallery.com
PHÂN LOẠI

Theo độ sâu: nông (độ 1-2), sâu (độ 3-4), bỏng trung gian.
1. Bỏng độ I (viêm da cấp do bỏng) :
• Tổn thương lớp sừng.
• Da khô đỏ nề rát đau, sau 2-3 ngày khỏi.
2. Bỏng độ II: (tổn thương lớp biểu bì)
• Trên nền viêm da cấp có các nốt phỏng chứa dịch trong hoặc
vàng nhạt.
• Tổn thương chưa tới lớp tế bào đáy nên khỏi không để lại sẹo.
www.themegallery.com

• Các nốt phỏng có thể xuất hiện muộn, sau 12-24 giờ sau bỏng.
• Sau 3-4 ngày hiện tượng viêm giảm.
• Sau 8-13 ngày, lớp biểu bì được phục hồi hoàn toàn, không để
lại sẹo.

PHÂN LOẠI
3. Bỏng độ III: (tổn thương lớp trung bì)
• Lớp tế bào đáy bị phá huỷ, bỏng ăn lan tới trung bì gây
hoại tử da diện rộng.
• Lâm sàng: nốt phỏng có vòm dày, dịch nốt phỏng đục
hoặc có màu hồng, đáy vết phỏng đỏ tím sẫm hoặc trắng
bệch.
• Do tổn thương lớp tế bào đáy nên để lại sẹo khi khỏi.
• Nguyên nhân: bỏng xăng, acid, điện…
www.themegallery.com
PHÂN LOẠI

4. Bỏng độ IV:
• Bỏng toàn bộ các lớp da.
• Lâm sàng biểu hiện ở 2 hình thức:
• Đám da hoại tử ướt: da trắng bệch hoặc đỏ xám,
hoại tử, quanh đám hoại tử là vùng sưng nề rộng.
• Đám da hoại tử khô: da khô màu đen hoặc đỏ,
quanh đám hoại tử khô là 1 viền hẹp da màu đỏ
www.themegallery.com

nề, lõm xuống so với da lành lân cận.


• Nguyên nhân: điện cao thế, sét đánh, cháy nhà…

Bỏng trung gian: nằm giữa giới hạn bỏng nông và bỏng sâu.
PHÂN LOẠI

ĐỘ 1: DA BỊ ĐỎ
www.themegallery.com

ĐỘ 2: PHỒNG ĐỘ 3: PHÁ HUỶ CẤU TRÚC


NỐT DA
ĐỘ 4: PHÁ HUỶ CẤU TRÚC
CƠ, CÂN, XƯƠNG..
PHÂN LOẠI
Theo độ nông sâu (Phân loại 5 độ)
1. Bỏng nông:
- Bỏng độ 1: Viêm da cấp vô khuẩn.
- Bỏng độ 2: Bỏng ở lớp biểu bì.
- Bỏng độ 3: Bỏng tới lớp trung bì.
2. Bỏng sâu:
- Bỏng độ 4: Bỏng toàn bộ lớp da.
www.themegallery.com

- Bỏng độ 5: Bỏng các lớp sâu dưới


lớp cân nông.
PHÂN LOẠI
Theo diện tích
1. Phương pháp số 9 của Wallace (1959)
• Đầu mặt cổ : 9%
• Một chi trên: 9%
• Ngực - bụng: 18%
• Lưng - mông: 18%
• Một chi dưới: 18%
www.themegallery.com

• Tầng sinh môn: 1%


www.themegallery.com

PHÂN LOẠI
PHÂN LOẠI

2. Phương pháp bàn tay của Faust và Sheridan:


• Để tính diện tích cho những thương tổn nhỏ không
chiếm hết diện tích của một vùng cơ thể.
• Tính diện tích mỗi lòng bàn tay của bệnh nhân
tương ứng.
www.themegallery.com
PHÂN LOẠI

Cách phân loại của Lê Thế Trung cho trẻ em và người lớn:
đọc thêm sách giáo trình.
www.themegallery.com
PHÂN LOẠI
Nhẹ Trung bình Nặng

Trẻ em < 5% 5 – 10 % > 10%

Người lớn < 10% 10 – 20% > 20%

Người cao tuổi < 5% 5 – 10% > 10%

Tất cả < 2% bỏng độ 3 2 – 5% bỏng độ 3; bỏng > 5% bỏng độ 3; bỏng do


do điện thế cao; tổn điện thế cao; tổn thương
thương hít phải; bỏng chu hít phải; bỏng mặt, mắt,
vi; bệnh lý phối hợp tai, bộ phận sinh dục,
hoặc khớp; chấn thương
kết hợp.
www.themegallery.com

Kế hoạch/sắp đặt Ngoại trú Vào viện Đơn vị bỏng/ICU


CÁC CẤP ĐỘ BỀ MẶT DA
Có 3 cấp độ
Cấp độ 1: Da tấy đỏ.
Da không bị bong.
Cấp độ 2: Bề mặt da xuất hiện mụn nước.
Da bị phồng rộp.
Cấp độ 3: Diện tích phồng rộp lớn.
Da chuyển màu trắng.
www.themegallery.com
CÁC GIAI ĐOẠN BỎNG
Có 4 giai đoạn
1. Giai đoạn I: sốc bỏng (48 giờ đầu)
• Đặc trưng bởi trạng thái sốc bỏng.
• Cơ chế sốc bỏng:
 Kích thích đau từ vùng tổn thương gây trạng thái hưng phấn
quá mức, rồi chuyển sang ức chế hệ thần kinh trung ương.
 Giảm khối lượng tuần hoàn: rối loạn điện giải, rối loạn vi tuần
hoàn (đặc trưng bởi sự thoát huyết tương, chuyển dịch Kali,
www.themegallery.com

Natri…)
www.themegallery.com
CÁC GIAI ĐOẠN BỎNG
2. Giai đoạn II: nhiễm độc cấp tính (từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 15)
• Do nhiễm khuẩn, hấp thu những chất độc từ các tổ chức hoại tử.
• Lâm sàng:
• BN kích thích vật vã hoặc lơ mơ, tri giác kém dần, có thể hôn mê.
• Sốt cao: 39-40 độ C, da lạnh, nổi vân tím,
• BN thở nhanh nông, không đều, nôn, đi ỉa lỏng…
• Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bỏng vì dễ dẫn đến tử vong,
cần điều trị tại chỗ, cắt lọc tổ chức hoại tử, bù thể tích tuần hoàn,
www.themegallery.com

cân bằng điện giải cho BN.


CÁC GIAI ĐOẠN BỎNG

3. Giai đoạn III: nhiễm trùng.


• Nhiễm trùng là chính do mất diện tích da rộng trong
thời gian dài.
• Vi khuẩn thường gặp: tụ cầu vàng, liên cầu tan huyết,
trực khuẩn mủ xanh, có thể gặp uốn ván…
• Các trường hợp bỏng nặng, nếu qua giai đoạn sốc
www.themegallery.com

bỏng thì 70% tử vong trong giai đoạn này.


• Điều trị: bồi phụ máu, dịch đủ và vá da sớm cho bệnh
nhân, kháng sinh phù hợp.
CÁC GIAI ĐOẠN BỎNG

4. Giai đoạn IV: Hồi phục và suy kiệt.


• Nếu điều trị tốt, bỏng nhẹ, vá da sớm: BN hồi phục
hoàn toàn.
• Nếu điều trị kém, bỏng nặng…BN suy kiệt dần: thiếu
máu, thiếu protein, nhiễm khuẩn…dễ dẫn tới suy kiệt
và có thể tử vong.
www.themegallery.com
CÁC BƯỚC SƠ CỨU
Có 5 bước
1. Loại trừ nhanh nguyên nhân gây bỏng.
• Dập lửa, cởi quần áo bị cháy hoặc nước sôi ngấm vào.
• Bỏng điện: tìm cách ngắt nguồn điện, kéo người bị nạn khỏi
vùng nguy hiểm để hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng
ngực.
• Nếu bỏng trong đám cháy lớn: tìm cách đưa người bị nạn đến
chỗ thoáng khí, theo dõi tình trạng thở của BN, hút sạch đờm,
www.themegallery.com

đảm bảo thông khí.


• Nếu bỏng kiềm, acid thì nên rửa bằng nước để làm giảm nồng
độ, tránh dùng kiềm để trung hoà acid hoặc ngược lại.
CÁC BƯỚC SƠ CỨU
2. Xử trí tổn thương bỏng.
• Ngâm vào nước lạnh để giảm đau và dự phòng sốc.
• Tốt nhất nên ngâm tổn thương trong nước lạnh trong
vòng 30 phút đầu mới có hiệu quả.
• Sau ngâm, băng ép vào vùng bỏng để hạn chế sự
thoát dịch.
• Không nên bôi bất kỳ chất gì lên vùng bỏng.
www.themegallery.com
CÁC BƯỚC SƠ CỨU
3. Giảm đau.
• Bất động vùng bỏng.
• Tiêm dung dịch novocain 0,25% để phong bế vùng
gốc chi bị bỏng.
• Sử dụng thuốc giảm đau tuỳ mức độ đau.
www.themegallery.com
CÁC BƯỚC SƠ CỨU
4. Uống thể dịch sớm.
• Cho uống Oresol để bù nước và điện giải sớm.
• Nếu bệnh nhân không uống được thì sử dụng
đường truyền.
www.themegallery.com
CÁC BƯỚC SƠ CỨU
5. Ủ ấm.
• Người bị bỏng thường bị rét run cần phải ủ ấm
nhưng không để nhiệt độ quá cao sẽ làm mất nước
thêm.
• Không vận chuyển bệnh nhân đang sốc hoặc đe
doạ sốc.
• Để BN nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng khí.
www.themegallery.com

• Dựa vào tình trạng BN để chuyển tuyến điều trị.


ĐIỀU TRỊ SỐC BỎNG
1.Mục đích: - Giảm đau phòng choáng
- Phục hồi khối lượng máu lưu hành, phục hồi rối loạn
điện giải, chống nhiễm axit và tình trạng thiểu niệu.
- Phòng, chữa các rối loạn hô hấp, tiêu hóa, thân nhiệt.
2. Cụ thể: - Đánh giá tổn thương Bỏng, tổn thương
phối hợp, mức độ sốc, tiên lượng.
- Theo dõi: H/a Đ/m; H/a T/m TW; Nhịp thở; Thân nhiệt;
Nước tiểu qua sonde; Đồng tử; Phản xạ; Tinh thần…
- XN: + Máu: CTM, NM, Hct, Ure, Đường, dự trữ kiềm.
www.themegallery.com

- + Nước tiểu: Ure, Ion, Albumin, Cặn lắng.


- Sốc: Thở O2, Truyền T/m, Sonde dạ dày, Kháng sinh.
ĐIỀU TRỊ SỐC BỎNG (tiếp)
3. Phục hồi rối loạn máu và điện giải:
a. Các công thức bổ sung dịch:
- Công thức EVANS
Dịch keo 1ml x kg (cân nặng) x % (diện tích bỏng)
Điện giải 1ml x kg (cân nặng) x % (diện tích bỏng)
Huyết thanh ngọt đẳng trương 2000ml ở người lớn
- Công thức BROOKE
Dịch keo 0,5ml x kg (cân nặng) x % (diện tích bỏng)
Điện giải 1,5ml x kg (cân nặng) x % (diện tích bỏng)
www.themegallery.com

Huyết thanh ngọt đẳng trương 2000mi ở người lớn


*Chuyền 8g đầu 1/2 , 8g sau 1/4 và 8g cuối 1/4 lượng dịch
ĐIÊU TRỊ SỐC BỎNG (tiếp)
- Công thức BASTER
+Ringerlactat 4ml x kg(cân nặng)x%(diện tích bỏng)/24g đầu.
+Glucose 5% x 2000ml (người lớn) và huyết tương hoặc dịch
keo x % (diện tích bỏng) / 24g sau: Bỏng 40 – 50% truyền
250 – 500ml; 50 – 70% truyền 500 – 800ml; > 80% truyền 800
– 1000ml.
+ Natri Bicacbonat 5% 200-300ml/24g: nhiễm axit chuyển hóa
+ Manitol 15% 200-400ml; Hypsulfit Natri 30% 30ml; lasix
0,04g (2ml): khi thiểu niệu và vô niệu.
www.themegallery.com

- Na máu thấp: Ringerlactat, Huyết thanh mặn đẳng trương


9%0, ưu trương 10% (50-1000ml) / 24g.
- K máu cao: Huyết thanh ngọt ưu trương 10% cùng Insulin
(50g Glucose cần 12-14 đơn vị Insulin).
ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
1. Loại bỏ các tổ chức hoại tử:
1.1. Mài bỏ lớp hoại tử nông: Bằng dụng cụ hình đĩa
Áp dụng cho hoại tử Bỏng nông.
1.2. Cắt bỏ từng lớp tổ chức hoại tử: Dùng dao lạng da
Chẩn đoán độ sâu và loại bỏ hoại tử sớm trung bì sâu.
1.3. Cắt bỏ toàn bộ lớp hoại tử Bỏng: Cắt lọc hoại tử khô
cùng với ghép da sớm vào ngày 3-7 sau bỏng.
1.4. Rạch hoại tử Bỏng: Rạch nhiều đường kiểu ô cờ khi
hoại tử khít chặt gây cản trở tuần hoàn và hô hấp.
www.themegallery.com

1.5. Lấy bỏ hoại tử xương: Khoan, đục loại bỏ xương chết


trong Bỏng lửa, Bỏng điện
1.6. Cắt cụt chi bị hoại tử: Bỏng toàn bộ các lớp không có
khả năng bảo tồn hoặc bị hoại thư sinh hơi.
ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT (tiếp)
2. Ghép da:
2.1. Ghép da thích hợp: Da tự thân, song sinh cùng trứng
a. Ghép da mảnh nhỏ: không dùng trong bỏng rộng
b. Ghép da mỏng: Dễ sống, không để lại sẹo.
c. Ghép da sâu (Lagrot Humby): Chuyển vạt da
d. Ghép da kiểu Wolfe-Krause: Thẩm mỹ tốt, khó làm
2.2. Ghép da không thích hợp: Ghép tạm thời phủ da.
2.3. Ghép vạt da có cuống:
www.themegallery.com
BỎNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA
1. Khái niệm:
- Đây là loại bỏng khá đặc biệt do tổn thương niêm mạc
đường tiêu hóa ở các mức độ khác nhau do nhiều tác
nhân khác nhau: Viêm, trợt vùng môi miệng; nốt phỏng,
vùng hầu họng; phù nề dây thanh âm…(nhẹ); Hội chứng
xuất huyết tiêu hóa, thủng đường tiêu hóa (nặng).
- Bỏng thường do nạn nhân uống nhầm (hay cố ý) phải
hóa chất (acid, base) hoặc uống nhầm phải nước hay
thức ăn nóng.
www.themegallery.com

- Tổn thương thường đa dạng: Mức độ tổn thương giảm


dần, nặng nhất là vùng niêm mạc miệng rồi tới hầu họng
tiếp đến là thực quản, cuối cùng là dạ dày.
BỎNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA (tiếp)
2.Sinh lý bệnh
a. Acid: Gây hoại tử đông; vết loét đóng vảy hạn chế thêm
thương tổn. Gây thương tổn chủ yếu ở dạ dày.
b. Base: Gây hoại tử lỏng; tổn thương không tạo thành vảy
như acid. Gây thương tổn chủ yếu ở thực quản.
3. Triệu chứng và dấu hiệu: - Chảy nước bọt do tăng
tiết; khó nuốt; đau; nôn; chảy máu
- Sưng nề, tấy đỏ khoang miệng khi hóa chất đậm đặc.
- Ho, thở nhanh, rít thanh quản khi bỏng đường hô hấp.
- Đau ngực dữ dội, nhịp nhanh, thở nhanh, sốt và sốc do
www.themegallery.com

thủng thực quản gây viêm trng thất. Chít hẹp thực quản.
- Đau bụng dữ dội, bụng cứng như gỗ do thủng dạ dày gây
viêm phúc mạc
BỎNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA (tiếp)
4. Điều trị:
a. Cấp cứu: - Uống nhầm nước sôi và thức ăn nóng: Bảo
b/n uống hay súc miệng nước nguội hay nước lạnh nhiều lần
- Uống nhầm hóa chất: súc miệng nước nguội hoặc nước
lạnh nhiều lần; uống lòng trắng trứng gà (2-3 quả), sữa, mật
ong. Không rửa dạ dày.
b. Nội khoa:- Bôi mật ong, súc miệng nước sát khuẩn, thuốc
bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa.
- Nếu ăn uống không được: Truyền đường, đạm, điện giải.
Theo dõi tình trạng bụng, chất nôn, phân; tình trạng hô hấp.
www.themegallery.com

c. Ngoại khoa: - Suy hô hấp thì đặt hay mở khí quản.


- Mổ cấp cứu khi thủng thực quản hoặc dạ dày.
BỎNG ĐƯỜNG HÔ HẤP
1. Nguyên nhân:
- B/n hít phải lửa, khí nóng, hơi nước nóng, khí thải động
cơ ô tô, xe máy, máy phát điện, khí gaz
Khói than, củi cháy dở, các sản phẩm hóa học do cháy.
- Chất lỏng nóng, hóa chất xâm nhập hô hấp do sặc.
2. Lâm sàng:
- Nuốt khó, nói khó hay mất giọng do phù thanh quản.
- Ho khan, lưỡi phù nề, tăng tiết đờm dãi, lông mũi cháy.
- Niêm mạc miệng, mũi, hầu, họng, thanh quản xung huyết
www.themegallery.com

- Hội chứng suy hô hấp vì phù thanh môn, khí phế quản.
- Hội chứng sóng nổ: nhiễm độc CO, CO2, khói, hóa chất.
BỎNG ĐƯỜNG HÔ HẤP (tiếp)
3. Phân độ:
Bỏng nhẹ: Giọng nói bình thường, rối loạn hô hấp nhẹ,
khó chịu vùng hầu họng, không có tím tái, ít bị biến chứng
phế viêm hoặc có thì không nặng. X quang phổi thường.
Bỏng vừa: Giọng nói khàn, rối loạn hô hấp nặng, tím tái,
nghe phổi có tiếng thở thô, có rale rít, rale ngáy; có biến
chứng viêm phổi nặng. Suy hô hấp, suy tim độ I,II.
Bỏng nặng: Giọng nói khàn nặng, khó thở nặng, có thể
tắc thở, tím tái, tĩnh mạch cổ nổi, ho khàn có đờm đặc. Suy
hô hấp và suy tim cấp nặng; khí phế thủng, xẹp phân thùy
www.themegallery.com

phổi, hoại tử. G/đ cuối phù phổi cấp dễ dẫn đến tử vong.
*Tử vong thường gặp những ngày đầu sau bỏng.
Tử vong do biến chứng viêm phổi nặng thì từ 3-20 ngày.
BỎNG ĐƯỜNG HÔ HẤP (tiếp)
4. Điều trị:
a. Sơ cứu: - Đưa b/n ra khỏi nơi khói và nhiệt tới chỗ mát
thoáng, an toàn. Dập lửa đang cháy: đội nước cởi quần áo
+ B/n tỉnh: lấy dị vật, bảo đảm lưu thông khí.
+ B/n nôn: đặt nằm nghiêng tránh gây tắc tắc đường thở.
+ B/n ngưng thở: hô hấp nhân tạo + xoa bóp tim.
- Rửa vùng bỏng, băng nhẹ, uống nước đường, chuyển b/n

tới cơ sở y tế gần nhất.


www.themegallery.com

b. Y tế cơ sở: - Loại bỏ dị vật, dịch tiết ở mũi và đường thở


- Nằm yên bất động, thở O2 nếu nhiễm CO2
- Trợ tim, trợ hô hấp, khí dung, thuốc giãn phế quản.
BỎNG ĐƯỜNG HÔ HẤP (tiếp)
- Chống viêm, giảm phù nề, an thần, giảm đau.
- Tập thở, ho khạc tránh ùn tắc đờm dãi.
- Khai khí quản khi suy hô hấp nặng mà các biện pháp khác
điều trị không hiệu quả.
- Điều trị phòng, chống sốc, chuyển b/n về BV chuyên khoa.
c. Tuyến chuyên khoa:
- Tiến hành nội soi để chẩn đoán và điều trị.
- Điều trị các biến chứng viêm nhiễm, tình trạng suy hô hấp
cấp (đặt nội khí quản, mở khí quản, thở máy hỗ trợ), hút
www.themegallery.com

đờm dãi, khí dung, tập thở.


BỎNG LẠNH
1. Tổng quan:
- Bỏng lạnh là tình trạng mô sống ở người bị đông cứng và
tổn thương do tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp. Bỏng lạnh
thường gặp ở bàn tay, bàn chân, má, mũi, tai.
- Bỏng lạnh là vết thương nghiêm trọng. Phải nhiều tuần
mới phục hồi được, có thể mất da, ngón tay, ngón chân
hoặc bị dị tật, đổi màu và hạ thân nhiệt.
2. Nguyên nhân:
- Mặc đồ không chống được lạnh, gió hoặc ẩm ướt.
www.themegallery.com

- Ở trong vùng lạnh và gió mạnh quá lâu.


- Tiếp xúc với vật lạnh: nước đá, vật lạnh, vật ướp lạnh
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA BỎNG LẠNH
Giai đoạn đầu: Da lạnh, nhói đau, cảm giác bị kim châm,
tê, xúc giác giảm hoặc đỏ da. Nếu phát hiện và điều trị
kịp thời g/đ này b/n chỉ bị sưng nhẹ và tróc da.
Giai đoạn tiếp: Da bắt đầu tái đi và chuyển sang màu
trắng hay màu nhạt. Bề mặt làn da xuất hện đốm màu
xanh hoặc màu tím. B/n đau nhói, rát và sưng. Khi da
vùng bỏng ấm lại xuất hiện vết phồng rộp, các mô chết
có màu đen, xanh hoặc xám đậm (bị thối).
Giai đoạn cuối: Ảnh hưởng đến tất cả các lớp da, gồm cả
www.themegallery.com

các mô nằm bên dưới. B/n có cảm giác tê, mất tất cả
cảm giác lạnh, đau hoặc khó chịu vùng bị ảnh hưởng.
khớp không còn hoạt động. Mô bắt đầu hoại tử.
PHÂN ĐỘ BỎNG LẠNH
1. Bỏng lạnh ban đầu (bỏng lạnh độ 1):
Bỏng lớp trên cùng. Da mất màu nhẹ. Phù nề nhẹ. Lành
trong 1 tuần.
a. Triệu chứng:
- Da má, dái tai, ngón tay, ngón chânmàu trắng, màu sáp.
Lớp nông cứng, lớp sâu mềm
- Cảm giác tê cóng, lạnh buốt.
b. Điều trị:
Nhẹ nhàng thổi hơi nóng hoặc áp vào vùng ấm của cơ
www.themegallery.com

thể. Không cọ sát tránh gây tổn thương. Khi lành giống
bỏng nóng độ 1.
PHÂN ĐỘ BỎNG LẠNH (tiếp)
2. Bỏng lạnh nông (bỏng lạnh độ 2):
Da bị tổn thương nhiều lớp. Da có màu lốm đốm sưng
tấy. Phù nề nhiều, xuất hiện bọng nước. Lành trong 3
tuần, có thể cần điều trị.
a. Triệu chứng: - Da trắng, lốm đốm xám. Bề mặt cứng
dưới sâu vẫn mềm mại. Có mụn nước trong 24-36 giờ.
- Tổn thương thượng bì, trung bì giống bỏng nóng độ 2.
b. Điều trị: Làm ấm nhanh bằng cách ngâm tay vào
nước ấm (38-42 độ). Không làm ấm bằng nhiệt độ cao.
www.themegallery.com

Đây là phương pháp điều tri chủ yếu.


PHÂN ĐỘ BỎNG LẠNH (tiếp)
3. Bỏng lạnh sâu (bỏng lạnh độ 3-4):
Da bị tổn thương nhiều lớp. Da mất màu nặng. Có các
màu chấm đỏ. Có thể hoại tử, chết.
a. Triệu chứng: - Tổn thương mất cảm giác, tê cứng
- Xuất hiện mụn nước (có thể) sau 12-30 giờ.
- Sờ cảm giác cứng sâu, nổi da gà.
- Tổn thương lan rộng đến cơ. Da vàng xám, xanh xám.
b. Điều trị: - Nhanh chóng làm ấm bằng nước 38-42 độ.
- Ngăn lạnh trở lại, bảo vệ tổ chức đang tan đông, làm
www.themegallery.com

khô nhẹ nhàng, tránh cọ sát. Lót gạc các ngón tay, chân
giúp cho vùng da bị tổn thương khô. Không bó chặt.
BỎNG NHIỆT
1. Khái niệm:
- Bỏng nhiệt nóng là loại bỏng do tiếp xúc với các vật
nóng như nước sôi, lửa, hơi nước, dầu ăn và các vật nóng
- Bỏng nhiệt lạnh là loại bỏng do tiếp xúc với thời tiết lạnh
vật lạnh, không khí lạnh, gió mạnh kéo dài.
2. Tác nhân:
- Lửa do hỏa hoạn nổ bình gaz, cháy rừng (bỏng nóng).
Nước nóng, dầu nóng, đồ vật nóng, hơi nước nóng…
(bỏng nóng).
www.themegallery.com

- Thời tiết lạnh, nước đá, ni tơ lỏng, vật dụng lạnh, gió
mạnh, phòng lạnh…(bỏng lạnh)
BỎNG NHIỆT
3. Sốc nhiệt:
3.1 Khái niệm:
- Sốc nhiệt được dùng mô tả trạng thái thay đổi nhiệt độ
của cơ thể một cách đột ngột như từ lạnh sang nóng, từ
nóng sang lạnh hoặc từ nóng tới nóng đột ngột, từ lạnh
tới lạnh đột ngột. Đây là trạng thái cực kỳ nguy hiểm.
- Sốc nhiệt không chỉ xảy ra vào mùa hè (sốc nóng) hay
mùa đông ( sốc lạnh), mà nó có thể xảy ra bất kỳ thời
www.themegallery.com

điểm nào trong năm khi thời tiết thay đổi đột ngột và có
thể đe dọa tính mạng con người.
BỎNG NHIỆT
3.2 Triệu chứng:
3.2.1 Sốc nhiệt nóng:
- Ra mồ hôi nhiều, đau cơ, yếu cơ, chuột rút, chóng mặt
đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, choáng hoặc ngất.
- Sốt cao > 39 – 40 độ C; da khô, nóng…
- Rối loạn ý thức: mê sảng, co giật, hôn mê.
3.2.2 Sốc nhiệt lạnh:
- Da nóng khô nhanh, đỏ mặt, đau đầu, chóng mặt, buồn
www.themegallery.com

nôn, hoa mắt…(trong phòng lạnh).


- Dị ứng thời tiết, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây
méo miệng, liệt mặt, đột quỵ…(ngoài trời lạnh).
BỎNG NHIỆT
4. Đột quỵ mùa nóng:
4.1 Khái niệm:
Đột quỵ do nắng oi là tình trạng tăng thân nhiệt gây đáp
ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương nhiều cơ quan
trong cơ thể trong đó tổn thương thần kinh là nổi bật nhất
gây run cơ, co giật và có thể hôn mê.
4.2 Yếu tố nguy cơ:
- Trẻ em và người già, người kém thích nghi thời tiết.
- Phải làm việc quá lâu trong môi trường nắng nóng.
www.themegallery.com

- Người đang có các bệnh mạn tính như bệnh tim, bệnh
phổi, béo phì, người điều trị tăng huyết áp…
BỎNG NHIỆT
4.3 Triệu chứng:
- Đau nhức đầu, choáng váng hoa mắt.
- Không đổ mồ hôi dù cơ thể rất nóng, da đỏ, khô.
- Chuột rút, tê người, thở nông, tim đập nhanh…
- Buồn nôn và nôn. Rối loạn tâm thần, thay đổi hành vi…
- Phát cơn co giật, động kinh, ngất xỉu, bất tỉnh.
4.4 Sơ cứu:
- Gọi xe cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện.
- Dùng quạt để làm mát, áp khăn ướt vào ngườ b/n.
www.themegallery.com

- Chườm nước đá vùng bẹn, nách để giảm thân nhiệt.


- Cho b/n vào bồn tắm và xả nước mát vào.
BỎNG NHIỆT
5. Đột quỵ mùa lạnh:
5.1 Khái niệm: Đột quỵ xảy ra vào mùa lạnh (đông) được
biết đến với tên gọi khác là tai biến mạch máu não. Não bộ
bị tổn thương nghiêm trọng do chu trình cấp máu não bị
gián đoạn hoặc giảm do thiếu oxy không có đủ các chất
dinh dưỡng cần thiết để nuôi tế bào.
5.2 Nguyên nhân: - Nhiệt độ thay đổi đột ngột giảm sâu,
độ nhớt máu tăng, máu dễ đông tạo huyết khối gây tắc mạch
- Đồ chiên rán, cồn trong bia rượu làm h/a, nhịp tim tăng.
www.themegallery.com

- Người cao tuổi có tiền sử cao huyết áp, đái tháo đường,
hút thuốc lá, béo phì là đối tượng nguy cơ cao.
BỎNG NHIỆT
5.3 Biểu hiện: - Đột nhiên mệt mỏi, cười méo miệng.
- Chân tay không thể hoặc vận động khó khăn.
- Phát âm khó, nói không rõ bị dính chữ.
- Chóng mặt, hoa mắt, mất cân bằng đột ngột.
- Thị lực giảm bất chợt, mắt mờ, tê mặt hoặc nửa mặt.
5.4 Phòng ngừa: - Dinh dưỡng hợp lý giảm mỡ, cồn…
- Vận động tập thể dục đều đặn.
- Giữ ấm cho bản thân.
- Thói quen lối sống khỏe, lành mạnh.
www.themegallery.com

- Thăm khám, theo dõi sức khỏe định kỳ.


* Lưu ý: Người bị đột quỵ cần đưa đi cấp cứu ngay.
BỎNG ĐIỆN
1. Khái niệm:
Bỏng điện là tình trạng bỏng da xảy ra khi dòng điện tiếp
xúc với cơ thể bệnh nhân. Điện còn có thể làm hỏng mô và
các cơ quan trong cơ thể.
2. Mức độ:
a. Nhẹ: Cơ co cứng, tri giác còn.
b. Vừa: Cơ co cứng mạnh, giật bắn người. Nếu ở trên cao
rơi xuống có thể mất tri giác.
c. Nặng: Mất tri giác, rối loạn hoạt động tim (rung thất), rối
www.themegallery.com

loạn hô hấp (ngừng hô hấp).


d. Rất nặng: Chết lâm sàng
BỎNG ĐIỆN (tiếp)
3. Mô tả: Thuật ngữ của Bác sĩ Chuyên khoa bỏng
a. Bề ngoài: 1 vết bỏng bề mặt chỉ ảnh hưởng đến lớp
trên cùng của da. Da đỏ, khô và đau. Khi bạn nhấn vào
vết bỏng nó sẽ chuyển sang màu trắng.
b. Độ dày 1 phần: Bỏng độ dày 1 phần ảnh hưởng đến 2
lớp trên cùng của da. Da có màu đỏ và có thể rò rỉ chất
lỏng hoặc hình thành mụn nước.
c. Độ dày đầy đủ: 1 vết bỏng có độ dày đầy đủ ảnh
hưởng đến tất cả các lớp của da. Vết bỏng thường
www.themegallery.com

không đau vì da bị bỏng không cảm thấy gì. Da có thể


có màu trắng, xám hoặc đen.
BỎNG ĐIỆN (tiếp)
4. Thương tổn:
a.Tức thì: Ngay khi bị bỏng
- Tim, Phổi: Rối loạn nhịp tim, hô hấp, có khi ngừng tim, ngừng thở.
- Cơ, xương: Gãy do té, chảy máu tiêu cơ vân, chèn ép khoang.
- Thần kinh: Bất tỉnh, tổn thương mắt và tai.
- Thận: Có thể ngừng hoạt động.
b. Sau đó: Thời kỳ bệnh bỏng
- Sốc bỏng: Suy thận cấp, nước tiểu có chứa huyết sắc tố (Hb), sắc
tố cơ (Mb).
- Nhiễm trùng, nhiễm độc: Nặng.
- Chảy máu: Thứ phát dẫn tới thiếu máu.
www.themegallery.com

- Loét đường tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa.


- Rối loạn vận động, cảm giác: Tâm thần sau bỏng.
- Suy mòn: Phát triển nhanh.
BỎNG ĐIỆN (tiếp)
5. Điều trị:
a. Tại chỗ:
- Cắt bỏ nguồn điện. Đưa b/n ra khỏi vùng nguy hiểm
- Xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo.
- Tiêm thuốc trợ tim, kích thich hô hấp (nếu có).
- Băng bó, giảm đau (khi b/n tỉnh) chuyển b/n đi BV.
b. Tại BV:
- Chống sốc, chống suy thận cấp.
- Chống nhiễm khuẩn.
www.themegallery.com

- Cắt bỏ sớm tổ chức hoại tử, xử trí vết thương sâu.


- Theo dõi, phát hiện, điều trị các biến chứng.
- Khi hết bỏng điều trị các di chứng.
BỎNG HÓA CHẤT
1. Khái niệm:
Bỏng hóa chất là tình trạng xảy ra khi da hoặc mắt tiếp
xúc với các loại hóa chất như Acid, Base hay Salt. Bỏng
hóa chất có thể gây phản ứng trên da hoặc trong cơ thể
nạn nhân, làm tổn hại các cơ quan nội tạng nếu không
may hoặc cố ý hoặc bị bắt buộc nuốt hóa chất vào người.
2. Tác nhân:
- Dung dịch các Acid mạnh (kim loại hoặc hữu cơ).
- Dung dịch Salt của 1 số kim loại nặng.
www.themegallery.com

- Dung dịch các Base mạnh.


BỎNG BỨC XẠ
1. Khái niệm:
Bỏng bức xạ là chấn thương cho da hoặc các mô sinh
học khác như là 1 tác động của bức xạ. Các loại bức xạ
được quan tâm nhiều nhất là bức xạ nhiệt, năng lượng tần
số vô tuyến, ánh sáng cực tím và bức xạ ion hóa.
2. Tác nhân:
- Tia cực tím của ánh sáng mặt trời.
- Tia X trong chẩn đoán hình ảnh Y khoa.
- Tia xạ trong chẩn đoán và điều trị Ung thư.
www.themegallery.com

- Các lò phản ứng hạt nhân, vũ khí hạt nhân.


- Máy phát vô tuyến công suất cao.
BỎNG MA SÁT
1. Khái niệm:
Bỏng ma sát là hình thức mài mòn do ma sát của da cọ
xát trên bề mặt. 1 vụ bỏng ma sát cũng có thể được gọi là
lột da hoặc thuật ngữ khác là bỏng do dây, do thảm bởi vì
Ma sát tạo ra nhiệt có thể bỏng toàn bộ lớp ngoài của da.
2. Tác nhân:
- Quần áo, thảm, dây thừng trong thể thao.
- Các vật dụng trong lao động như cuốc, xẻng, bút viết.
www.themegallery.com

- Quan hệ tình dục, thủ dâm.


BỎNG VÙNG HÀM MẶT
Bỏng có thể do lửa, nước sôi, nước đá,
hóa chất …Chia làm 4 độ:
Độ 1: Ban đỏ trên da.
Độ 2: Phỏng nước trên da.
Độ 3: Phá hủy lớp da đến dưới da.
Độ 4: Phá hủy cơ và các cơ quan sâu.
www.themegallery.com
BỎNG LƯỠI
Độ 1: Vết bỏng chỉ ảnh hưởng đến lớp
ngoài cùng của lưỡi. Lưỡi sưng, đỏ, đau.
Độ 2: Lớp ngoài cùng và lớp dưới của lưỡi
bị tổn thương. Lưỡi phồng, rộp, đỏ, sưng
Độ 3: Mô sâu nhất của lưỡi bị tổn thương.
Lưỡi đổi màu trắng, đen, mất cảm giác.
www.themegallery.com
BỎNG THỰC QUẢN
(Đánh giá tổn thương qua nội soi ống mềm)
Độ 1: Niêm mạc xung huyết và phù nề.
Độ 2: Loét niêm mạc với các nốt phồng rộp
và xuất tiết, các mảng giả mạc.
Độ 3: Loét sâu có hoại tử đen đóng vảy,
phù nề mạnh làm bít hẹp lòng thực
quản.
www.themegallery.com
HỎI VÀ ĐÁP
1. Các nguyên nhân gây Bỏng. Đặc điểm
của từng nguyên nhân.
2. Các phương pháp phân loại bỏng
3. Cách tính diện tích bỏng
4. Các giai đoạn của bỏng. Đặc điểm
thương tổn của từng giai đoạn
5. Sơ cứu bỏng
www.themegallery.com
TỔNG KẾT BÀI HỌC

1. Phân loại bỏng: theo độ sâu (nông 1-2, sâu 3-4, trung
gian); theo diện tích.
2. Cách tính diện tích: theo luật số 9, theo diện tích bàn tay
BN.
3. Các giai đoạn của bỏng: 4 giai đoạn.
4. Các bước sơ cứu: 5 bước.
www.themegallery.com
VIDEO
https://www.webmd.com/first-aid/
thermal-heat-or-fire-burns-treatment#1
www.themegallery.com
LOGO

You might also like