Nhóm 3 - Quản lý rủi ro dự án Metro Hà Nội

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
BỘ MÔN: THI CÔNG VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG XÂY DỰNG

Đ Ề TÀ I : P H Â N T Í C H & Q UẢ N LÝ R Ủ I RO T RO N G
D Ự Á N M E T RO H À N Ộ I – T U Y Ế N C ÁT L I N H – H À Đ Ô N G

Nhóm 3:
1/ HUỲNH LÊ GIA PHÚC
2/ HUỲNH BÁ MẠNH CƯỜNG
3/ PHÙNG CAO HỮU PHÁT
4/ VY HỒNG PHONG
5/ NGUYỄN VĂN LỘC
NỘI DUNG:
I. GIỚI THIỆU CHUNG
II. NHẬN DIỆN, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, ỨNG PHÓ RỦI RO
TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN
1. Phương pháp nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro
2. Phân tích rủi ro các giai đoạn thi công đối với dự án
Metro Hà Nội (Tuyến 2A)
2.1. Phân tích rủi ro giai đoạn trước khi thi công
2.2. Phân tích rủi ro giai đoạn thi công xây dựng
2.3. Phân tích rủi ro giai đoạn vận hành, đưa vào sử dụng
I. GIỚI THIỆU CHUNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lịch sử hình thành và ý tưởng thực hiện dự án Metro Hà Nội
- Những năm 1995–1996, KTS. Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư
trưởng thành phố Hà Nội, đã theo đoàn khảo sát của Hà Nội đi thăm các
nước có hệ thống vận tải hành khách khối lượng lớn.
- Dân số Hà Nội khi đó đã hơn 1 triệu người -> Do đó vấn đề xây
dựng đường sắt đô thị để vận chuyển hành khách trở nên cấp thiết
- Năm 1998, Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch chung của thủ đô đến năm 2020, đặt ra 5 tuyến
đường sắt đô thị.
- Ý tưởng thực hiện tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông xuất hiện
từ năm 2003, được kỳ vọng là cầu nối liên kết vùng, để giải quyết áp lực
giao thông và áp lực dân số của hai thành phố Hà Đông và Hà Nội.
- Tháng 11/2011, dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông chính thức
được khởi công xây dựng
I. GIỚI THIỆU CHUNG
2. Mạng lưới và quy mô của dự án
Metro Hà Nội
- Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến
2030 và tầm nhìn 2050 theo Quyết định
1259/QĐ-TTg , mạng lưới đường sắt đô thị Hà
Nội bao gồm 10 tuyến, bao gồm các tuyến trên
cao và đi ngầm.
- Ngoài 8 tuyến đường sắt đô thị, Hà Nội còn dự
kiến thực hiện thêm 2 tuyến tàu điện một ray
(monorail).
- Các dự án Metro của Hà Nội được Chính phủ
giao cho Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
3. Giới thiệu về tuyến Metro 2A (Cát Linh – Hà Đông)

- Tên tuyến: 2A (Cát Linh – Hà Đông)


- Chiều dài: 13,1 km
- Quy mô: 13 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu có 4 toa;
toàn tuyến có 12 nhà ga hành khách
- Tốc độ tối đa: 80 km/h
- Năng suất vận chuyển hành khách tối đa:
28.500 HK/giờ/hướng
- Tổng mức đầu tư: 552.86 triệu USD (2008)
- Tổng mức đầu tư điều chỉnh (số liệu năm
2019): 868.04 triệu USD
I. GIỚI THIỆU CHUNG
4. Các đơn vị tham gia dự án

STT VAI TRÒ TÊN ĐƠN VỊ


1 Chủ đầu tư Bộ Giao thông Vận tải
2 Tư vấn giám sát Công ty TNHH Giám sát xây dựng Viện
nghiên cứu thiết kế công trình đường
sắt Bắc Kinh

3 Tư vấn thẩm tra, thiết Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT


kế kỹ thuật và dự toán (TEDI)
công trình

4 Tư vấn độc lập Đơn vị tư vấn ACT – Pháp


5 Tổng thầu EPC Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 đường
sắt Trung Quốc
II. NHẬN DIỆN, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, ỨNG PHÓ RỦI RO
TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN
1. Phương pháp nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro
a. Mô hình xác định rủi ro trong dự án
- Có rất nhiều mô hình và phương pháp để quản
lý rủi ro khác nhau, phần lớn việc quản lý rủi ro
sẽ phát triển dựa trên kinh nghiệm cá nhân để
phù hợp với đặc tính và cách thức quản lý rủi
ro của mỗi cá nhân.
- Mô hình các bước quản lý rủi ro (Merna and
Lamb, 2004, hình bên) cung cấp các bước cơ
bản để quản lý rủi ro, và từ đó có thể phát triển
thêm các bước khác.
II. NHẬN DIỆN, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, ỨNG PHÓ RỦI RO
TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN
1. Phương pháp nhận diện, phân tích và đánh giá rủi
ro
b. Mô hình các bước phân tích định lượng và định tính
trong quản lý rủi ro
- Việc phân tích rủi ro đóng vai trò quan trọng
trong việc ra quyết định xem có nên thực hiện
dự án hay không, việc phân tích phải được
thực hiện cả về định tính và định lượng.
- Trong quá trình phân tích thì nên tham khảo ý
kiến các chuyên gia để xem mức độ ảnh
hưởng của rủi ro đến đâu, từ đó có những ứng
phó kịp thời và nhanh chóng để không làm ảnh
hưởng đến tiến độ của dự án.
II. NHẬN DIỆN, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, ỨNG PHÓ RỦI RO
TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN
1. Phương pháp nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro
c. Ý nghĩa trong việc quản lý rủi ro dự án
- Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm chi phí so với thời gian
II. NHẬN DIỆN, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, ỨNG PHÓ RỦI RO
TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN
1. Phương pháp nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro
d. Phân tích rủi ro
- Phân tích xác suất xảy ra cũng như ảnh hưởng của từng rủi ro, dựa vào
bảng dưới đây (RAMP Book, Appendix 4: Risk Assessment Tables, p.95)

- Sử dụng công thức RL = P*I, ta có được risk level của từng rủi ro trong
các giai đoạn của dự án (thiết kế, thi công, vận hành,…)
II. NHẬN DIỆN, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, ỨNG PHÓ RỦI RO
TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN
1. Phương pháp nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro
e. Ứng phó rủi ro
- Có 4 cách chính để ứng phó rủi ro:
• Chấp nhận rủi ro
• Tránh né rủi ro
• Chuyển giao rủi ro
• Làm giảm hoặc loại trừ rủi ro

- Sau khi xác định được cấp độ rủi ro của


từng rủi ro tương ứng, dựa vào bảng thang
điểm ứng phó rủi ro (bảng bên) để quyết
định cách thức ứng phó rủi ro phù hợp
II. NHẬN DIỆN, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, ỨNG PHÓ RỦI RO
TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN
2. Phân tích rủi ro các giai đoạn thi công đối với dự án Metro Hà Nội (Tuyến 2A)
2.1. Phân tích rủi ro giai đoạn trước khi thi công
a. Nhận diện rủi ro
- Việc nhận diện rủi ro sớm trong giai đoạn trước thi công sẽ giúp cho chủ
đầu tư có thể đưa ra quyết định có thay đổi các phương án thiết kế, kĩ
thuật thi công cũng như giảm thiểu tối đa tác động của các rủi ro đến tiến
độ hoàn thành dự án.

- Sau khi xem xét các dự án metro tương tự ở các quốc gia phát triển như là
Hoa Kì, Nga, Trung Quốc, nhóm đưa ra một số rủi ro như sau:
2. Phân tích rủi ro các giai đoạn thi công đối với dự án Metro Hà Nội (Tuyến 2A)
2.1. Phân tích rủi ro giai đoạn trước khi thi công
a. Nhận diện rủi ro
- Thiết kế chưa phù hợp
- Tính toán sai sơ bộ tổng mức đầu tư/ tổng mức đầu

- Rào cản về công nghệ
- Khó khăn trong quá trình đấu thầu
- Khác biệt về tiêu chuẩn áp dụng
- Năng lực của đơn vị thiết kế
- Lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực
- Bộ phận thẩm định và kiểm tra dự án kém
- Chậm đền bù giải phóng mặt bằng
- Mong muốn của chủ đầu tư trong việc thay đổi thiết
kế
- Những rủi ro khác chưa lường trước được

Áp dụng kỹ thuật Fault-Tree Analysis


trong nhận diện rủi ro
2. Phân tích rủi ro các giai đoạn thi công đối với dự án Metro Hà Nội (Tuyến 2A)
2.1. Phân tích rủi ro giai đoạn trước khi thi công
b. Phân tích rủi ro
- Dựa vào cơ sở lý thuyết, sau khi phân tích, tính toán, nhóm đưa ra bảng
đánh giá tác động và mức độ rủi ro của các nhân tố rủi ro:
Xác suất Tác động
STT Rủi ro Scale Value Risk Level
(Probability) (Impact)
1 Thiết kế chưa phù hợp 60% 12 20 240
2 Tính toán sai sơ bộ TMĐT/ TMĐT 30% 8 20 160
3 Rào cản về công nghệ 30% 8 20 160
4 Khó khăn trong quá trình đấu thầu 40% 8 20 160
5 Khác biệt về tiêu chuẩn áp dụng 50% 12 20 240
6 Năng lực của bên thiết kế kém 30% 8 100 800
7 Lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực 70% 12 100 1200
8 Bộ phận thẩm định và kiểm tra dự án còn kém 45% 8 3 24

9 Chậm đền bù giải phóng mặt bằng 70% 12 20 240

Mong muốn của chủ đầu tư trong việc thay đổi


10 10% 4 20 80
thiết kế
11 Những rủi ro khác chưa lường trước được 15% 4 3 12
2. Phân tích rủi ro các giai đoạn thi công đối với dự án Metro Hà Nội (Tuyến 2A)
2.1. Phân tích rủi ro giai đoạn trước khi thi công
b. Phân tích rủi ro
* Từ bảng đánh giá trên, có thể đưa ra một số kết luận như sau:
1/ Rủi ro lựa chọn sai nhà thầu/ lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực có
ảnh hưởng và tác động rất lớn đến dự án, và trong một dự án thì rủi ro này có
xác suất xảy ra khá cao nếu không tìm hiểu kĩ về năng lực của nhà thầu.
2/ Năng lực của đơn vị thiết kế tuy có xác suất xảy ra khá thấp vì trong
những dự án lớn thì sẽ có các bộ phận thẩm định và kiểm tra dự án, nhưng
nếu có hành vi tiêu cực xảy ra trong lúc thẩm tra dự án thì rủi ro năng lực của
bên thiết kế kém sẽ xảy ra và có tác động rất lớn tới dự án về cả thời gian, chi
phí và tiến độ.
3/ Các rủi ro đặc biệt như mong muốn của chủ đầu tư trong việc thay đổi
thiết kế và những rủi ro chưa biết xác suất xảy ra khá ít và tác động cũng
không lớn đến dự án nhưng vẫn có thể xảy ra.
4/ Cuối cùng là các rủi ro thường trực, thì hầu như dự án nào cũng sẽ có với
xác suất tương đối và tác động ở mức trung bình đến dự án.
2. Phân tích rủi ro các giai đoạn thi công đối với dự án Metro Hà Nội (Tuyến 2A)
2.1. Phân tích rủi ro giai đoạn trước khi thi công
c. Ứng phó rủi ro
- Sau khi đã đánh giá các tác động của các nhân tố rủi ro, tiến hành đưa ra
các cách ứng phó rủi ro phù hợp:
STT Rủi ro RL Phân loại Ứng phó
Undesirable Reduce: Cho nhân viên thiết kế đi khảo sát ngoài
1 Thiết kế chưa phù hợp 240
(không mong muốn) hiện trường và làm việc với các bên khác

Tính toán sai mức đầu Undesirable Reduce: Tiến hành thẩm tra lại chi phí của dự án
2 160
tư (không mong muốn) để tính chính xác hơn
Undesirable Reduce: Huấn luyện cho nhân viên để có thể dễ
3 Rào cản về công nghệ 160
(không mong muốn) dàng tiếp cận với công nghệ mới hơn

Khó khăn trong quá Undesirable Reduce: Giải thích rõ ràng các quy định về đấu
4 160
trình đấu thầu (không mong muốn) thầu cho nhà thầu nước ngoài
Reduce: Tìm điểm chung giống nhau giữa bộ tiêu
Khác biệt về tiêu chuẩn Undesirable
5 240 chuẩn ban hành giữa các nước và giải thích kĩ
áp dụng (không mong muốn)
càng nếu có khác nhau
2. Phân tích rủi ro các giai đoạn thi công đối với dự án Metro Hà Nội (Tuyến 2A)
2.1. Phân tích rủi ro giai đoạn trước khi thi công
c. Ứng phó rủi ro
STT Rủi ro RL Phân loại Ứng phó
Reduce: Tiến hành sử dụng các phần mềm
Năng lực của bên thiết Undesirable
6 800 chuyên dụng cho tính toán và thiết kế để kiểm tra
kế kém (không mong muốn)
lại toàn bộ dự án
Must eliminate: Tiến hành thẩm định lại năng lực
Lựa chọn nhà thầu
7 1200 Intolerable (không thể chấp nhận) của nhà thầu và loại bỏ nhà thầu nếu không đủ
không đủ năng lực
năng lực
Bộ phận thẩm định và Acceptable Transfer: Thuê thêm đơn vị thẩm định khác để có
8 24
kiểm tra dự án còn kém (chấp nhận được) kết quả khách quan hơn

Chậm đền bù giải phóng Undesirable Transfer: nhờ tới chính quyền địa phương để hỗ
9 240
mặt bằng (không mong muốn) trợ giải quyết
Mong muốn của chủ Transfer: Chủ đầu tư sẽ phải chịu chi phí phát
Acceptable
10 đầu tư trong việc thay 80 sinh và trễ tiến độ nếu đó không phải lỗi của các
(chấp nhận được)
đổi thiết kế bên tham gia
Những rủi ro khác chưa Negligible
11 12 Ignore: Có thể bỏ qua
lường trước được (không mong muốn)
2. Phân tích rủi ro các giai đoạn thi công đối với dự án Metro Hà Nội (Tuyến 2A)
2.2. Phân tích rủi ro giai đoạn thi công xây dựng
a. Nhận diện rủi ro
- Triển khai thi công xây dựng công trình là một giai đoạn quan trọng để
hiện thực hóa một dự án từ trên giấy tờ, bản vẽ. Quá trình này xảy ra
trong một thời gian dài và đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên, chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố.
- Do đó, sẽ có rất nhiều tình huống phát sinh xảy ra trong quá trình thi công
xây dựng và đòi hỏi người quản lý phải lường trước được để có phương
án đề phòng, xử lý khi có vấn đề xảy ra nhằm hạn chế những rủi ro ảnh
hưởng tới chất lượng, chi phí, tiến độ của dự án để mang lại lợi ích cho
dự án.
- Giai đoạn thi công có thể xảy ra rủi ro từ rất nhiều nguyên nhân, như: con
người, vật tư, vật liệu, thiết bị, môi trường, luật pháp,…
2. Phân tích rủi ro các giai đoạn thi công đối với dự án Metro Hà Nội (Tuyến 2A)
2.2. Phân tích rủi ro giai đoạn thi công xây dựng
a. Nhận diện rủi ro
- Một số rủi ro trong giai đoạn thi công:
– Lựa chọn sai năng lực nhà thầu chính
– Vượt chi phí
– Thay đổi giá vật tư và thiết bị
– Năng lực các nhà thầu phụ thấp
– Các nhà thầu phụ cung ứng có nguy cơ phá sản
– Thiết kế không phù hợp với thực tế gây khó khăn cho thi công
– Thiếu hụt vật tư và vật liệu
– Sự kiện bất khả kháng (chiến tranh, dịch bệnh …)
– Thiếu kinh nghiệm thi công các dự án tương tự
– Ô nhiễm tiếng ồn
– Ô nhiễm không khí
– Tai nạn lao động
– Điều chỉnh thiết kế trong thời gian thi công
– Bố trí mặt bằng và sơ đồ lưu thông không phù hợp
– Thời tiết xấu kéo dài
– Tay nghề nhân công trực tiếp thi công
– Cán bộ giám sát thiếu kinh nghiệm
Mô hình Fault Tree nhận diện rủi ro giai đoạn thi công
2. Phân tích rủi ro các giai đoạn thi công đối với dự án Metro Hà Nội (Tuyến 2A)
2.2. Phân tích rủi ro giai đoạn thi công xây dựng
b. Phân tích rủi ro
-Dựa vào cơ sở lý thuyết, sau khi phân tích, tính toán, nhóm đưa ra bảng đánh giá tác
động và mức độ rủi ro của các nhân tố rủi ro:
Risk
STT Rủi ro Xác suất (Probability) Scale Value Tác động (Impact)
Level
1 Lựa chọn sai năng lực nhà thầu chính 20% 4 100 400
2 Vượt chi phí 40% 8 20 160
3 Thay đổi giá vật tư và thiết bị 10% 4 20 80
4 Năng lực các nhà thầu phụ thấp 30% 8 3 24
5 Các nhà thầu phụ cung ứng có nguy cơ phá sản 10% 4 3 12
6 Thiết kế không phù hợp thực tế 35% 8 20 160
7 Thiếu hụt vật tư và vật liệu 20% 4 3 12
8 Bố trí mặt bằng và sơ đồ lưu thông không hợp lí 25% 8 1 8
9 Sự kiện bất khả kháng 20% 4 20 80

10 Thiếu kinh nghiệm về các dự án tương tự 40% 8 20 160

11 Ô nhiễm tiếng ồn, không khí 30% 8 1 8

12 Tai nạn lao động 20% 4 20 80


13 Điều chỉnh thiết kế trong lúc thi công 15% 4 20 80
14 Thời tiết xấu kéo dài 10% 4 20 80

15 Tay nghề nhân công không đảm bảo 30% 8 3 24

16 Cán bộ giám sát thiếu kinh nghiệm 35% 8 20 160


2. Phân tích rủi ro các giai đoạn thi công đối với dự án Metro Hà Nội (Tuyến 2A)
2.2. Phân tích rủi ro giai đoạn thi công xây dựng
b. Phân tích rủi ro
• Dựa vào bảng trên, có thể rút ra một vài kết luận sau:
+ Rủi ro “Lựa chọn sai năng lực nhà thầu chính” tuy có xác suất xảy ra nhỏ do
việc lựa chọn đã phải trải qua rất nhiều bước đánh giá, thẩm định nhưng tác
động gây ra là rất lớn, ảnh hưởng nặng nề đến cả dự án.
+ Các rủi ro “Vượt chi phí”, “Thiết kế không phù hợp thực tế”, “Thiếu kinh
nghiệm về các dự án tương tự”, “Cán bộ giám sát thiếu kinh nghiệm” đều có
xác suất khá cao và đều có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc đây là
dự án còn rất mới ở nước ta, hầu hết đều khá lạ lẫm đối với các cơ quan, tổ
chức và cá nhân tham gia trong dự án. Tác động gây ra bởi các rủi ro này cũng
nằm ở mức khá cao, tác động đáng kể đến dự án. Vì vậy đây cũng là vấn đề
cần lưu tâm.
2. Phân tích rủi ro các giai đoạn thi công đối với dự án Metro Hà Nội (Tuyến 2A)
2.2. Phân tích rủi ro giai đoạn thi công xây dựng
c. Ứng phó rủi ro
• Theo thang điểm quy đổi, ta có bảng tổng hợp các phương án ứng phó rủi ro
như sau:
STT Rủi ro RL Phân loại Ứng phó
Reduce: Ưu tiên các nhà thầu đã tham gia thi công dự án có quy mô và hệ
Lựa chọn sai năng lực nhà Không mong muốn
1 400 thống thiết bị vận hành tương tự và có thương hiệu uy tín.
thầu chính (Undersirable)
Transfer: Thuê đơn vị tư vấn mời thầu có kinh nghiệm.
Reduce: Kiểm soát chặt chẽ hao hụt vật tư, bố trí nhân lực và thiết bị tối ưu,
Không mong muốn
2 Vượt chi phí 160 triển khai thi công an toàn, đúng tiến độ và chất lượng, hạn chế tối đa các
(Undersirable)
công tác phát sinh.
Reduce: Sử dụng vật liệu thay thế có giá thành rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo
Thay đổi giá vật tư và thiết Chấp nhận được chất lượng (phải chứng với Chủ đầu tư (CĐT), nếu CĐT chấp thuận mới
3 80
bị (Acceptable) được sử dụng). Đàm phán tính trượt giá với CĐT. Thay đổi biện pháp thi
công sử dụng thiết bị khác nhưng chi phí vẫn đảm bảo <= theo p/án cũ.
Reduce: Đánh giá năng lực thầu phụ ngay từ đầu. Hoặc chỉ định sử dụng
Năng lực các nhà thầu phụ Chấp nhận được
4 24 những thầu phụ có năng lực thi công của 1 hạng mục đặc thù riêng đã từng
thấp (Acceptable)
hợp tác tốt cho nhà thầu chính.
Các nhà thầu phụ cung ứng Không đáng kể Reduce: Khảo sát và ký hợp đồng nguyên tắc tối thiểu 3 nhà cung cấp cho 1
5 12
có nguy cơ phá sản (Negligible) chủng loại vật tư.
Reduce: Nhà thầu luôn đảm bảo tìm hiểu bản vẽ trước khi triển khai thi công
Thiết kế không phù hợp Không mong muốn các công tác tiếp theo tối thiểu 1 tháng để đưa ra cảnh báo kịp thời đến
6 160
thực tế (Undersirable) TVTK. Đảm bảo sự phối hợp, làm việc và trao đổi thường xuyên giữa Chủ
đầu tư, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công.
STT Rủi ro RL Phân loại Ứng phó
Sự kiện bất khả Không mong muốn
9 80 Transfer: Mua bảo hiểm cho dự án
kháng (Undersirable)
Reduce: Thuê tư vấn giám sát có kinh nghiệm và thương hiệu uy tin. Tổ chức nhân
Thiếu kinh nghiệm về Không mong muốn
10 160 sự tham gia đến giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia có đơn vị đã thi công
các dự án tương tự (Undersirable)
dự án tương tự hoặc thuê chuyên gia truyền đạt kinh nghiệm.
Reduce: Sắp xếp thời gian thi công hợp lí. Sử dụng biện pháp làm giảm tiếng ồn.
Ô nhiễm tiếng ồn, Không đáng kể
11 8 Tăng cường giám sát, thực hiện công tác che chắn và vệ sinh sạch sẽ công
không khí (Negligible)
trường hằng ngày.
Reduce: Bố trí đủ nhân sự Ban an toàn, thưởng xuyên kiểm tra an toàn công trường và tổ
Chấp nhận được
12 Tai nạn lao động 80 chức các buổi học về nhận thức an toàn cho công nhân.
(Acceptable)
Transfer: Mua bảo hiểm lao động

Reduce: Tham khảo ý kiến chuyên gia, các đơn vị tham gia thiết kế, góp ý trong quá trình
Điều chỉnh thiết kế Chấp nhận được thiết kế để đưa ra được HS TK phù hợp, chính xác.
13 80
trong lúc thi công (Acceptable) Tiến hành khảo sát, phân tích và dự toán xu hướng thị trường để hạn để điều chỉnh thiết kế
khi nhu cầu thị trường thay đổi.

Chấp nhận được


14 Thời tiết xấu kéo dài 80 Reduce: Bố trí thời gian thi công phù hợp, tăng ca, tăng cường nhân lực.
(Acceptable)
Reduce: Sử dụng đơn vị thầu phụ uy tín, được đánh giá chất lượng tốt qua hợp tác
Tay nghề nhân công Chấp nhận được
15 24 các dự án trước. Đào tạo nâng cao tay nghề nhân công, tổ chức giám sát hiện
2. Phân tích rủi ro các giai đoạn thi công đối với dự án Metro Hà Nội (Tuyến 2A)
2.3. Phân tích rủi ro giai đoạn vận hành, đưa vào sử dụng
a. Nhận diện rủi ro
- Bước vào giai đoạn vận hành, khai thác dự án sẽ xuất hiện các rủi ro về
chi phí, thu nhập, nhu cầu sử dụng thấp gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
nhuận, khả năng hoàn vốn của Chủ đầu tư.
- Giai đoạn vận hành khai thác dự án rủi ro xảy ra ở mức độ phức tạp hơn,
phát sinh từ các môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố thị trường
đầu vào, đầu ra, tổ chức quản lý vận hành, duy trì hoạt động khai thác dự
án. Những sai sót ở giai đoạn trước cũng là nguyên nhân phát sinh rủi ro ở
các giai đoạn sau của dự án. Các công cụ, kỹ thuật để nhận dạng rủi ro
cũng đa dạng, được sử dụng kết hợp từ các phương pháp phân tích hoạt
động, thống kê kinh nghiệm kết hợp dự báo, điều tra lấy ý kiến từ chuyên
gia… Kết quả nhận dạng rủi ro nhằm xác định nguồn gốc phát sinh, phạm
vi tác động, các dự liệu liên quan tới khả năng tồn tại và phát triển các rủi
ro.” – Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ xây dựng
- Nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc nhận diện rủi ro trong giai đoạn
vận hành, khai thác, sử dụng dự án, nhóm 3 sử dụng mô hình “Fault tree”
để việc nhận diện rủi ro được trực quan hơn
2. Phân tích rủi ro các giai đoạn thi công đối với dự án Metro Hà Nội (Tuyến 2A)
2.3. Phân tích rủi ro giai đoạn vận hành, đưa vào sử dụng
a. Nhận diện rủi ro

Mô hình Fault Tree về Lợi nhuận, khả năng hoàn vốn thấp trong Giai đoạn vận hành, khai thác, sử dụng.
2. Phân tích rủi ro các giai đoạn thi công đối với dự án Metro Hà Nội (Tuyến 2A)
2.3. Phân tích rủi ro giai đoạn vận hành, đưa vào sử dụng
b. Phân tích rủi ro
Tương tự như những quy trình phân tích rủi ro ở các giai đoạn trước, nhóm
3 đề xuất bảng đánh giá tác động và mức độ của các nhân tố rủi ro:

Xác suất Tác động Risk


STT Rủi ro Scale Value
(Probability) (Impact) Level

1 Năng lực quản lý yếu kém 20% 4 100 400


2 Chi phí dự tính quá thấp 20% 4 20 80

Tăng chi phí trong quá trình vận


3 20% 4 3 12
hành

4 Thiếu nhân lực vận hành 30% 8 3 24


5 Sự cố kỹ thuật 60% 12 20 240
6 Yếu tố bất ngờ 20% 4 20 80
7 Tuyến đường không hợp lý 10% 4 3 12
8 Giá vé cao 15% 4 3 12

Sự xuất hiện của các hình thức


9 30% 8 3 24
di chuyển mới tiện lợi hơn
2. Phân tích rủi ro các giai đoạn thi công đối với dự án Metro Hà Nội (Tuyến 2A)
2.3. Phân tích rủi ro giai đoạn vận hành, đưa vào sử dụng
b. Phân tích rủi ro
- Dựa vào bảng phân tích, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:
• Các rủi ro Năng lưc quản lý yếu kém, Chi phí dự tính quá thấp, Tăng chi phí trong quá
trình vận hành và Yếu tố bất ngờ đều có xác suất xảy ra khá thấp, khoảng 20%, tuy
nhiên tác động đến dự án thì rất khác nhau. Hai rủi ro Chi phí dự tính quá thấp và yếu
tố bất ngờ sẽ mang tính chất khó đoán trước, gây ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận
của dự án. Đặc biệt, sự tàn phá của dịch bệnh thời gian gần đây là điều ai cũng có thể
nhìn thấy. Như đã trình bày ở trên, ảnh hưởng đến từ việc Năng lực quản lý yếu kém là
cực kì lớn, có thể giết chết cả một dự án, vì vậy chúng tôi đánh giá tác động của rủi ro
này là cao nhất.
• Hai rủi ro Thiếu nhân lực vận hành và Sự xuất hiện của các hình thức di chuyển mới
tuy có xác xuất cao hơn, nhưng chỉ cần có chính sách phù hợp để thu hút nhân lực làm
việc và hành khách sử dụng là có thể giải quyết được. Vì vậy, tác động của 2 rủi ro này
đối với dự án là không cao.
• Rủi ro Sự cố kỹ thuật có xác suất xuất hiện cao nhất và cũng gây ảnh hưởng đáng kể
đến dự án, điều này phải được thực sự quan tâm và kiểm soát một cách gắt gao từ tất
cả các giai đoạn của dự án.
• Cuối cùng, hai rủi ro Tuyến đường không hợp lý và Giá vé cao có xác suất thấp nhất
do đã phải được tính đến rất sớm ở giai đoạn chuẩn bị dự án. Vì vậy tác động đến dự
án cũng đã được kiểm soát, không thực sự đáng kể.
2. Phân tích rủi ro các giai đoạn thi công đối với dự án Metro Hà Nội (Tuyến 2A)
2.3. Phân tích rủi ro giai đoạn vận hành, đưa vào sử dụng
c. Ứng phó rủi ro
- Các giải pháp ứng phó rủi ro trong giai đoạn vận hành
STT Rủi ro Risk Level Phân loại Ứng phó

Không mong muốn Transfer: Lựa chọn bộ máy quản lí có năng lực, trách nhiệm
1 Năng lực quản lý yếu kém 400
(Undesirable) Reduce: Thực hiện huấn luyện, đào tạo quy trình quản lý

Chấp nhận được


2 Chi phí dự tính quá thấp 80 Retain: Cộng thêm chi phí dự phòng với tỉ lệ hợp lý
(Acceptable)
Tăng chi phí trong quá trình vận Không đáng kể
3 12 Accept: Có thể bỏ qua
hành (Negligible)
Chấp nhận được
4 Thiếu nhân lực vận hành 24 Retain: Đào tạo nhân lực, trả lương phù hợp với năng lực
(Acceptable)
Không mong muốn
5 Sự cố kỹ thuật 240 Reduce: Tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống định kỳ
(Undesirable)
Chấp nhận được
6 Yếu tố bất ngờ 80 Transfer: Mua bảo hiểm
(Acceptable)
Không đáng kể
7 Tuyến đường không hợp lý 12 Accept: Có thể bỏ qua
(Negligible)
Không đáng kể
8 Giá vé cao 12 Accept: Có thể bỏ qua
(Negligible)

Retain: Kết nối với hệ thống các phương tiện giao thông công
Sự xuất hiện của các hình thức di Chấp nhận được
9 24 cộng khác
chuyển mới tiện lợi hơn (Acceptable)
Transfer: Thực hiện các chiến dịch quảng cáo
Thank You

You might also like