Chương 2 - Đông Bắc Á

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 96

Chương 2

Khu vực Đông Bắc


Á
1. Giới thiệu về Đông Bắc
Á
Cấu trúc 2. Nhật Bản
chương 2 3. Hàn Quốc
4. Trung Quốc
5. Đài Loan
6. Hongkong
Mục tiêu học tập
 Nêu được các đặc điểm cơ bản về địa lý, chính trị, kinh tế và văn hóa của khu vực Đông Bắc Á
1. Khu vực Đông Bắc Á
Khu vực Đông Bắc Á
Theo định nghĩa hẹp nhất, về mặt địa lý, khu vực Đông Bắc Á gồm:
 Các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên
Theo các định nghĩa rộng hơn, đôi khi được gọi là khu vực Đông Á thì khu
vực này còn có thể bao gồm cả:
 Vùng Viễn Đông của Liên bang Nga
 Trung Quốc và hai đặc khu hành chính Hong Kong và Macau
 Mông Cổ
 Đài Loan
Khu vực Đông Bắc Á
ĐỊA LÝ:
 Các nước Đông Bắc Á có vị trí nằm ở khu vực Đông-Bắc của Châu Á, có diện
tích gần 12 triệu km2.
 Trừ Mông Cổ, các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực đều có đường bờ
biển dài, có vị trí nằm trên đường giao thông quốc tế từ Châu Á sang Châu
Mỹ, rất thuận lợi cho phát triển giao thương, trao đổi văn hoá giữa khu vực và
thế giới.
 Địa hình nhiều núi và cao nguyên. Nhật Bản và Đài Loan nằm trong vùng
không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường gặp động đất, thiệt hại nhiều về đời
sống và sản xuất. Nhật Bản và Đài Loan đều nghèo tài nguyên khoáng sản.
Khu vực Đông Bắc Á
Tuy nhiên, khi xét theo khái niệm hiện đại về khu vực mang tính động
thì:
 Nga được xem là quốc gia châu Âu, vùng Viễn Đông dân cư rất thưa
thớt và ít có các liên kết kinh tế với các quốc gia trong khu vực
 Mông Cổ là quốc gia có dân số ít, nền kinh tế còn lạc hậu và ít chủ
động tham gia các liên kết khu vực
 Triều Tiên là quốc gia lựa chọn tự cô lập, chỉ có mối quan hệ kinh tế
hạn chế với Trung Quốc
 Macau là một đặc khu kinh tế có diện tích rất nhỏ (33km2) và nền
kinh tế dựa vào các sòng bài, ít có vai trò trong các mối liên kết khu
vực
Khu vực Đông Bắc Á
Chính vì vậy, khi đề cập đến khu vực Đông Bắc Á trong các vấn đề
về kinh tế và hợp tác kinh tế thì các thực thể sau thường xuyên được
nhắc đến:
 Nhật Bản
 Hàn Quốc
 Trung Quốc
 Đài Loan
 Hongkong
Trong phạm vi của môn học, chúng ta sẽ thảo luận về các thực thể
này.
Khu vực Đông Bắc Á
Khu vực Đông Bắc Á
 Về mặt địa chính trị, khu vực Đông Bắc Á là nơi tập trung các
căng thẳng giữa các quốc gia. Gần như quốc gia nào cũng có
những xung đột trên các khía cạnh với các thực thể khác trong
khu vực.
Khu vực Đông Bắc Á
 Từ hệ quả của những tranh chấp hiện tại về lãnh thổ, cạnh tranh
địa chính trị (có sự tham gia của Mỹ), cũng như nhiều vấn đề để
lại từ quá khứ, giữa các quốc gia Đông Bắc Á không có những
hình thức hợp tác kinh tế hiệu quả, không có một tổ chức cấp
khu vực.
 Trong thời gian qua, đã có những nỗ lực của Trung- Nhật- Hàn
nhằm thiết lập một tổ chức như vậy, nhưng vẫn chưa thành công
do bị gián đoạn bởi các căng thẳng.
Khu vực Đông Bắc Á
 Về mặt kinh tế, khu vực này là nơi chứng kiến những kỳ tích kinh
tế vào nửa sau của thế kỷ 20 và giành được sự quan tâm lớn của các
học giả hàng đầu nhằm phân tích, giải mã, dự báo về những sự
thành công này. Việc tìm hiểu về các thành công này cũng cho
chúng ta những cơ hội tư duy lại về mô hình tăng trưởng cho các
quốc gia.
Khu vực Đông Bắc Á
Khu vực Đông Bắc Á

 Về mặt văn hóa, khu vực Đông Bắc Á gồm các quốc gia nằm
trong ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa.
 Các xã hội này về cơ bản là những xã hội Nho giáo. Các giá trị
Nho giáo như sự coi trọng trật tự xã hội và thứ bậc, kính trọng
bề trên, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, coi trọng việc học hành là
những giá trị cơ bản.
 Mỗi xã hội cũng có những nét đặc trưng của riêng mình.
Khu vực Đông Bắc Á
 Những kỳ tích kinh tế của khu vực châu Á Thái Bình Dương vào nửa
sau thế kỷ 20 chủ yếu gắn liền với các quốc gia Đông Bắc Á.
 Chúng ta sẽ xem xét các quốc gia riêng biệt theo trật tự thời gian trong
chuỗi kỳ tích kinh tế này:
 Nhật Bản: 1970s-1980s
 Hàn Quốc: 1980s-1990s
 Trung Quốc: 1980s-2000s
Khu vực Đông Bắc Á

Tiểu kết phần 1


 Khu vực địa lý Đông Bắc Á
 Vấn đề chính trị trong khu vực
 Vấn đề kinh tế trong khu vực
 Vấn đề văn hóa- xã hội trong khu vực
2. Nhật Bản
Nhật Bản
 Nhật Bản là một phần của vành đai lửa và trải dài trên một quần đảo bao
gồm 6852 đảo nhỏ có tổng diện tích 377.975 km2, trong đó 4 hòn đảo chính
bao gồm Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu.
 Tokyo - Osaka là vùng đô thị lớn nhất nước và cũng lớn nhất thế giới.
 Khoảng ¾ diện tích Nhật Bản là đồi núi, không thích hợp cho các hoạt động
nông nghiệp, vì vậy nước Nhật phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực.
Nhật Bản
 Là một đảo quốc giữa Thái Bình Dương với hàng nghìn đảo lớn nhỏ,
với đặc điểm rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, ngoại trừ gỗ và hải
sản.
 Không chỉ vậy, Nhật Bản còn quốc gia thường xuyên hứng chịu
nhiều thiên tai như động đất, bão lũ, sóng thần, núi lửa… nhiều hơn
bất kỳ nơi nào trên thế giới. Theo thống kê, Nhật Bản có khoảng
7500 trận động đất mỗi năm.
 Mặc dù là một đất nước chưa từng bị ngoại xâm, nhưng Nhật Bản đã
trải qua những giai đoạn bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh.
Nhật Bản
Phẩm cách dân tộc với đức tin là “hậu duệ nữ Thần Mặt Trời”

Người Nhật tin rằng, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu
Thiên Chiếu Đại Thần- một vị thần trong thần thoại Nhật Bản và
một là vị thần quan trọng trong Thần đạo. Bà đã sai cháu mình hóa
sinh thành người, lên ngôi vua để trị vì nước Nhật. Lịch sử đã khẳng
định hoàng tôn lãnh đạo đất nước là dòng dõi chính truyền của thần,
do vậy người Nhật có niềm tin sâu sắc, kính thờ, tôn trọng và không
bao giờ nghi ngờ về sự dẫn dắt của dòng dõi hoàng gia.
Suốt chiều dài lịch sử lập quốc, xây dựng đất nước Nhật Bản chưa
từng có một cuộc cách mạng nào mang tính chất lật đổ quyền
thống trị của Hoàng gia.
Nhật Bản
Phẩm cách dân tộc với đức tin là “hậu duệ nữ Thần Mặt Trời””

Tính đến năm 2020, nước Nhật có lịch sử gần 3.000 năm với 126 triều vua, có
một dòng họ duy nhất thống trị Hoàng gia và là con cháu của nữ Thần mặt trời.
Ngay cả khi có những tranh chấp trong hoàng thất, quyền lực của Hoàng gia suy
yếu nhưng Thiên hoàng vẫn được tôn kính một mực với lòng trung thành tuyệt
đối và không hề có sự rối loạn trong niềm tin, trong lòng dân chúng.
Đức tin vào nguồn gốc của dân tộc Nhật Bản, mà Thiên hoàng là hậu duệ của
Nữ thần Mặt trời tạo nên tính cách dân tộc độc đáo.
Nhật Bản
Kinh tế Nhật Bản  GDP đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Trung
Quốc và Đức
 Đứng thứ 29 về Ease of Doing Business
Index năm 2020 và thứ 5 về chỉ số Global
Competitiveness Report năm 2018
 Là nước sản xuất ô tô thứ 3 thế giới, có
ngành công nghiệp sản xuất điện tử hàng
đầu, số lượng hồ sơ sáng chế rất cao.
 Dân số hiện tại hơn 125 triệu người nhưng
kinh tế Nhật đang gặp thách thức đáng kể
do dân số già và đang có xu hướng giảm,
thậm chí dự báo giảm xuống dưới 100 triệu
vào cuối thế kỉ 21.
Nhật Bản
Thương mại của Nhật Bản

 Năm 2020, Nhật Bản này xuất khẩu chủ yếu là xe hơi (chiếm 14% kim ngạch
xuất khẩu), thiết bị phụ tùng bán dẫn (6%), phụ tùng xe hơi (4.3%), sắt theo
(3.8%),… đây là đặc trưng của nền kinh tế với thế mạnh về sản xuất ô tô và công
nghiệp chế tạo.
 Ngược lại, dầu lửa và nhiên liệu thô chiếm 6.8% kim ngạch nhập khẩu, khí gas
hóa lỏng chiếm 4.7%, dược phẩm chiếm 4.7% là những mặt hàng được nhập
khẩu nhiều nhất vào Nhật Bản.
Nhật Bản
Thương mại của Nhật Bản

 Năm 2020, đối tác xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc (chiếm
22% tổng kim ngạch), đây là lần đầu tiên Trung Quốc vượt Mỹ (18.4%) để trở
thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản.
 Ở chiều nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là đối tác lớn nhất và chiếm kim ngạch tỷ
trọng kim ngạch áp đảo (25.8%) so với các quốc gia khác là Mỹ (11%), Úc
(5.6%), Đài Loan (4.2%).
 Ngoài ra, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9, đồng thời là đối tác
nhập khẩu lớn thứ 7 của Nhật Bản.
Nhật Bản
Các cột mốc lịch sử kinh tế Nhật Bản

 Nền tảng của Mạc phủ Tokugawa, bước đầu công nghiệp hóa hiện đại
 Minh Trị Duy tân, bắt đầu công nghiệp hóa
 Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế bị tàn phá
 Kết thúc Thế chiến II, bắt đầu con đường khôi phục và trở thành một cường
quốc kinh tế “ Phép màu Nhật Bản”
 22 tháng 9 năm 1985, Hiệp định Plaza, thoả thuận giảm giá USD và tăng giá
Yên Nhật
Nhật Bản
Các cột mốc lịch sử kinh tế Nhật Bản
 Những năm 1990, "Thập kỷ mất mát", là thời gian sau khi bong bóng kinh
tế Nhật Bản sụp đổ. Chỉ số chứng khoán Nikkei 225 chạm đáy vào tháng 4
năm 2003
 Tháng 7 năm 1997, bắt đầu khủng hoảng tài chính châu Á khiến một số công
ty bị phá sản
 2011, Hậu quả của trận động đất và sóng thần Tōhoku 2011 đã ảnh hưởng sâu
rộng đến kinh tế
 2012, Abenomics, chương trình của Thủ tướng Nhật Bản Shinzō Abe để giúp
phục hồi kinh tế của đất nước
Nhật Bản
Thời kỳ Minh Trị
 Đến giữa thế kỷ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tokugawa ( thời kì
EDO) lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt từ kinh tế, xã hội đến chính trị.
 1867 chế độ Mạc phủ Tokugawa chấm dứt. Ngày 3 tháng 1 năm 1868, chính quyền mới
do Thiên hoàng Minh Trị bổ nhiệm được thành lập. Giai cấp tư sản chưa được tham gia chính
quyền, nhưng chế độ mới tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, nên họ ủng hộ chính
quyền mới.
 MEIJI: Thời kỳ 45 năm dưới triều Thiên hoàng Minh Trị 1868-1912.Trong thời kỳ này, Nhật
Bản bắt đầu công cuộc hiện đại hóa và vươn đến vị thế cường quốc trên thế giới.
 Triều đình còn ban bố quyền tự do buôn bán (kể cả ruộng đất) và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ
thống nhất (đồng Yên), xây dựng cơ sở hạ tầng (đặc biệt là đường sắt) và phát triển chủ nghĩa
tư bản đến tận các vùng nông thôn. Triều đình còn ra lệnh phế đao, không người dân tự ý mang
đao kiếm
 Về quân sự, quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây
Nhật Bản
Thời kỳ Minh Trị
 Nhiều phái đoàn được cử sang phương Tây học hỏi về cách thức quản lý hành chính và
kỹ thuật. Toà án mới (kiểu phương Tây) được thành lập.
 Nhiều cải cách quan trọng về giáo dục được thi hành trong đó có việc thành lập các
trường Đại học để đào tạo tầng lớp lãnh đạo chính quyền và kinh doanh. Cơ sở hạ tầng
bắt đầu được quan tâm phát triển. Nhiều chuyên gia phương Tây được mời tới Nhật
Bản để phổ biến kiến thức và kỹ thuật.
 Về giáo dục, đưa những thành tựu khoa học khoa học-kỹ thuật vào giảng dạy và áp
dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học chuyển chủ yếu từ học thuộc Kinh
Sử sang Khoa học-Kỹ nghệ-Thương mại. Mô hình tự trị-tự chủ Đại học được áp dụng
theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường. Chất lượng dạy học cũng
như chương trình chịu ảnh hưởng Hoa Kỳ và Phương Tây nhiều mặt.
 Năm 1889, Hiến pháp mới quy định Nhật Bản là một quốc gia quân chủ lập hiến.
Nhật Bản
Thời kỳ Minh Trị
 Các nhà lãnh đạo mới và tầng lớp ưu tú mới của đất nước đều có nguồn gốc võ sĩ, vì thế
nước Nhật mới vẫn mang nhiều tính chất quân phiệt. Điều này giải thích tại sao Nb có
nhiều hoạt động quân sự quy mô cho đến tận Chiến tranh thế giới thứ hai.
 Cuộc cách mạng 1868 cũng mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành
một nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay
nửa thuộc địa.
 Cuộc cách mạng Minh Trị đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản khiến
nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX khiến nước
này trở thành một cường quốc quân sự năm 1905 sau khi đánh bại Nga và trước đó là
chiến thắng trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (1894-1895) với nhà Thanh.
 Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản cũng làm xuất hiện các công ty độc quyền với những
nhà tài phiệt ZAIBATSU thao túng cả kinh tế và chính trị Nhật Bản.
Nhật Bản
Thời kỳ Minh Trị- Thành quả

Với mong muốn đuổi kịp phương Tây, giáo dục đã rất được coi trọng.
Và chỉ trong vòng hai, đến ba thế hệ, nước Nhật đã từ chỗ coi trọng
thân phận con người theo nguồn gốc dòng dõi, chuyển sang cất nhắc
cán bộ theo trình độ giáo dục (tân học) và năng lực thực tế. Điều này
làm cho xã hội Nhật Bản trở nên bình đẳng một cách đáng kể, thậm
chí hơn cả Anh Quốc cùng thời. Nhưng nó cũng làm cho tính giáo điều
trở thành nếp trong suy nghĩ của người Nhật.
Nhật Bản
Thế chiến thứ Hai

 Quá trình công nghiệp hóa và quân phiệt hóa nhanh chóng dưới khẩu
hiệu phú quốc cường binh đã giúp Nhật Bản nổi lên như một cường
quốc và kèm theo đó là sự thành lập của một đế quốc thực dân.
 Tình hình kinh tế và chính trị bất ổn trong thập niên 1920 đã dẫn tới
sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt, và đỉnh điểm là việc Nhật
Bản gia nhập phe Trục rồi tiến hành chinh phạt phần lớn các lãnh
thổ thuộc châu Á-Thái Bình Dương.
Nhật Bản
Thế chiến thứ Hai
 Theo sau sự kiện Liên Xô tuyên chiến và tấn
công vào Mãn Châu, cùng hai vụ ném bom
nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, đế
quốc đã phải đầu hàng trước quân Đồng
minh vào ngày 15 tháng 8 năm 1945. Tiếp
đến là thời kỳ Đồng minh (chủ yếu là Mỹ)
chiếm đóng,
 Hiến pháp mới được tạo lập vào năm 1947,
quyền lực của Thiên Hoàng bị phế bỏ và chỉ
còn có tính biểu tượng. Đế quốc Nhật Bản
chính thức tan rã.
Nhật Bản
Nhật Bản hồi phục thần kỳ sau thế chiến 1955-1973
 Sau khi thất bại tại Thế Chiến thứ 2, Nhật Bản đã bắt đầu ngay vào công cuộc tái thiết
kinh tế sau chiến tranh, những đơn đặt hàng sản xuất quân nhu, quân dụng cho quân đội
Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên trong giai đoạn 1950 đã làm tăng nhu cầu tiêu thụ hàng
hóa, kích thích sản xuất, kinh doanh trong nước Nhật và tạo điều kiện cho Nhật Bản hồi
phục kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng.
 Thời kì thịnh vượng của Nhật Bản bắt đầu từ giai đoạn những năm 1960 khi nền kinh tế
Nhật đều tăng trưởng mạnh mẽ trên 10% trong mỗi năm.
 GDP của Nhật Bản đã tăng từ mức 44.3 tỷ USD (năm 1960) lên mức 5.5 nghìn tỷ USD
vào năm 1995.
 Đây là giai đoạn Nhật Bản đã bắt kịp với thế giới về công nghệ sản xuất và nền công
nghiệp xe hơi trứ danh của Nhật Bản cũng bắt đầu vào thời điểm này với hàng loạt
những hãng xe hơi xuất hiện, chiếc xe hơi đầu tiên mang tên “Toyota Crown” của gã
khổng lồ Toyota cũng ra đời trong giai đoạn này (năm 1955).
Nhật Bản
Nhật Bản hồi phục thần kỳ sau thế chiến 1955-1973

 Sự thành công của Nhật Bản trong giai đoạn này được dựa theo một công thức độc đáo-
đó là một nhà nước mạnh, dẫn dắt quá trình phát triển (được biết đến với khái niệm
“Nhà nước kiến tạo phát triển”). Điều này trái ngược với niềm tin của phương Tây về
việc thị trường cần được tự do vận hành để có thể phát triển kinh tế.
 Quyền lực điều hành nền kinh tế được giao cho Bộ Thương mại quốc tế và Công
Nghiệp Nhật Bản (MITI). Cơ quan này quan trọng đến nỗi được nghiên cứu độc lập
như là một tác nhân đặc biệt trong kỳ tích kinh tế của Nhật Bản.
 MITI hợp tác với các Keiretsu để đưa những chính sách của nhà nước vào triển khai tại
doanh nghiệp và trong nền kinh tế.
Nhật Bản
Keiretsu
 Keiretsu ( 系列 ) có nghĩa đen là hệ thống dây chuyền hoặc chuỗi, là một phương thức
hợp tác kinh doanh mang đậm nét đặc trưng kiểu Nhật. Một Keiretsu gồm nhiều công
ty thành viên xoay quanh một định chế tài chính (thường là một ngân hàng). Định chế
tài chính vừa là cổ đông lớn của các công ty thành viên thuộc Tập đoàn, vừa đóng vai
trò tài trợ hoặc đảm bảo thanh khoản cho các công ty thành viên.
 Giống như Zaibatsu, Keiretsu cũng kết hợp phát triển theo chiều ngang và chiều dọc
trên các chuỗi cung ứng. Họ cũng kết hợp các công ty thương mại tổng hợp được gọi là
"Sogo shousha - 総合商社 ".
 Một số quốc gia như Mỹ cho rằng các tập đoàn Keiretsu thực hiện hoạt động kinh
doanh không công bằng nhằm ngăn chặn sự cạnh tranh nước ngoài. Cùng với xu hướng
độc quyền, cấu trúc Keiretsu có thể hạn chế khả năng phát triển và đổi mới của nền
kinh tế Nhật Bản.
Nhật Bản
Keiretsu
 Ra đời trong những năm 1960 - 1970, khi một số công ty Mỹ phát triển mạnh
mẽ và trở thành những gã khổng lồ trong lĩnh vực kinh tế, các Keiretsu đã
ngăn kinh tế Nhật Bản khỏi sự tiến công mạnh mẽ của nước ngoài bằng cách
sáp nhập và mua lại. Các Keiretsu cho phép sở hữu cổ phần chéo với nhau, các
công ty cấu thành nắm giữ cổ phần của nhau, làm tăng khả năng lưu động vốn
trong các tập đoàn và tách ra khỏi các nhà đầu tư bên ngoài.
 Ngay cả trong thế kỷ 21, cấu trúc cơ bản này vẫn được duy trì, hạn chế tính rủi
ro của Keiretsu đối với ảnh hưởng của các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, mặc
dù kinh tế Nhật Bản tiếp tục mở cửa nhiều hơn nhưng các nhà đầu tư nước
ngoài vẫn không thể chiếm lĩnh hoàn toàn kinh tế Nhật Bản.
Nhật Bản
Thập niên mất mát

 Bóng bóng tài sản tại Nhật bắt đầu từ một hiệp ước nổi tiếng “Hiệp ước Plaza”
(năm 1985), thông qua đó chính phủ Nhật Bản đã đồng ý với với Mỹ về việc
hạ giá đồng USD và tăng giá trị đồng Yen Nhật.
 Người Nhật giàu hơn, tiêu dung nhiều hơn và đầu tư nước ngoài nhiều hơn.
 Chính sách tiền tệ nới lỏng tính thanh khoản cao quá mức, đầu cơ tài sản
khiến giá bất động sản tăng cao
Nhật Bản
Thập niên mất mát
 Bong bóng kinh tế vỡ vào năm 1991 và bong bóng giá tài sản vỡ vào
năm 1992.
 kinh tế Nhật Bản chuyển sang thời kỳ trì trệ kéo dài. Tốc độ tăng trưởng GDP
thực tế bình quân hàng năm của giai đoạn 1991-2000 chỉ là 0,5% - thấp hơn rất
nhiều so với các thời kỳ trước.
 Thập niên mất mát chấm dứt chu kì phát triển rực rỡ và mạnh mẽ sau giai
đoạn phục hồi sau chiến tranh, thời kì GDP Nhật Bản tăng trưởng trung bình
10%/ năm. Bong bóng tài sản tại Nhật Bản chỉ mất 5 năm từ 1986 đến 1991 để
hình thành nhưng hậu quả đã kéo dài đến tận ngày nay.
Nhật Bản
Nhật Bản hôm nay

 Nền kinh tế Nhật Bản vừa cho những dấu hiệu hồi phục trở lại vào những năm
2006, 2007 thì lại chịu ảnh hưởng lớn từ sự sụp đổ của Bong bóng Nhà đất tại
Mỹ (hệ quả của việc cho vay dưới chuẩn), với cái tên nhiều người Nhật thường
hay gọi là “Lehman Shock” (Ngân hàng Lehman Brothers tại Mỹ phá sản vào
năm 2008, mở đầu cho sự sụp đổ của thị trường nhà đất). Ngoài ra, đến năm
2011, thảm họa kép động đất, sóng thần tại Đông Nhật Bản (Tohoku) lại một
lần nữa kéo lùi nền kinh tế đang yếu kém vừa phục hồi sau sau thời kì khó
khăn.
Nhật Bản
Nhật Bản hôm nay

 GDP Nhật Bản đã tăng trở lại trong giai đoạn sau 2010 khi Chính sách kích
thích Kinh tế (Abenomics) bắt đầu có hiệu lực khi Thủ tướng này đắc cử vào
năm 2012.
 GDP Nhật Bản lại chứng kiến cú giảm mạnh trong giai đoạn 2014-2015 do
việc chinh phủ tăng thuế tiêu dùng vào tháng 4/2014, điều này khiến cho khu
vực chi tiêu cá nhân, vốn chiếm 60% trong cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản bị sụt
giảm nghiêm trọng.
 Tuy nhiên, có thể hiểu sự suy giảm này chỉ mang tinh nhất thời khi GDP của
Nhật Bản đã tăng trưởng trở lại từ năm 2016 và chỉ ghi nhận lần suy thoai tiếp
theo do dịch bệnh corona vào năm 2020.
Nhật Bản
Nhật Bản hôm nay
Chủ nghĩa tư bản kiểu mới- những kỳ vọng từ chính quyền
 Phân phối bình đẳng thu nhập,
 Xây dựng tầng lớp trung lưu lớn mạnh và
 Đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng
Sẽ là 3 trụ cột chính trong “Chủ nghĩa Tư bản Kiểu mới”, định hướng được Tân
Thủ Tướng Nhật Bản Kishida Fumio xem là kim chỉ nam cho việc điều hanh
nền kinh tế trong nhiệm kỳ sắp tới.
Vẫn còn rất sớm để hiểu rõ và đánh giá sự hiệu quả của “Chủ nghĩa Tư bản
Kiểu mới”, tuy nhiên, việc một Thủ tướng với phong cách cứng rắn, sẵn sàng
thực hiện những cải cách khi mới vừa nhậm chức đang đem lại một niềm hy
vọng lớn cho nền kinh tế Nhật Bản.
Nhật Bản
Tiểu kết phần 2

 Những vấn đề cơ bản về Nhật Bản


 Cuộc Duy tân Minh Trị
 Sự trỗi dậy của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ Hai
 Những vấn đề đương đại của kinh tế Nhật Bản
3. Hàn Quốc
Hàn Quốc
Tổng quan
 Hàn Quốc, tên chính thức là Đại Hàn dân
quốc, là quốc gia nằm ở phía Nam của bán
đảo Triều Tiên, Đông Bắc châu Á. Hàn
Quốc giáp với Triều Tiên về phía Bắc, với
Nhật Bản qua biển Nhật Bản và Trung Quốc
qua Hoàng Hải.
 Diện tích: 100.364km²
 Dân số Hàn Quốc hiện nay vào khoảng 52
triệu người.
 Thủ đô là Seoul và là vùng đô thị lớn nhất.
Hàn Quốc
Kinh tế
 Hàn Quốc là nền kinh tế công nghiệp phát triển, với quy mô kinh tế đứng thứ
4 châu Á và thứ 13 trên thế giới. Hàn Quốc là quốc gia thuộc OECD.
 Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc là 33.147 USD, xếp
thứ 31 toàn cầu.
 Các mặt hàng xuất khẩu chính của Hàn Quốc là máy móc thiết bị, vi mạch,
phương tiện giao thông (ô tô, tàu biển).
 Đây là quốc gia nổi tiếng được nhiều người biết đến bởi tốc độ phát triển
kinh tế thần kỳ từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành nước
phát triển có thu nhập cao chỉ qua vài thế hệ. Cho đến nay Hàn Quốc vẫn là
một trong những quốc gia phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế
giới kể từ sau cuộc Đại suy thoái.
Hàn Quốc
Các cột mốc lịch sử Hàn Quốc cận- hiện đại
 Năm 1910, Nhật Bản xâm lược Đại Hàn đế quốc, bắt đầu thời kỳ Nhật Bản
cai trị bán đảo Triều Tiên (1910-1945)
 Năm 1945, sau thất bại của Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên giành được độc lập
 Năm 1948, những mâu thuẫn giữa các lực lượng do Mỹ và Liên Xô hậu
thuẫn đã dẫn đến việc thành lập hai quốc gia trên Bán đảo.
 Năm 1950, Triều Tiên tấn công Hàn Quốc để thống nhất. Chiến tranh kéo dài
đến 1953 thì hai bên ký kết hiệp định đình chiến.
 1961, tướng Park Chung Hee đảo chính, mở ra thời kỳ độc tài nhưng phát
triển nhanh chóng của Hàn Quốc. Đến năm 1979, Park Chung Hee bị ám sát
 1992, chính phủ dân chủ được bầu, chấm dứt thời kỳ độc tài
Hàn Quốc
Triều Tiên thuộc Nhật
 Năm 1910, Nhật Bản ép Lý Thuần Tông của Triều Tiên ký hiệp ước sáp nhập
Triều Tiên vào Nhật Bản.
 Sau khi sáp nhập Triều Tiên, Nhật Bản đã đầu tư vào phát triển công nghiệp
trong khu vực. Tuy nhiên, các khu vực công nghiệp chủ yếu nằm ở miền Bắc,
đồng thời, Nhật Bản cũng không phát triển công nghiệp vì người dân Triều
Tiên, mà để phục vụ cho đất nước của họ.
 Về nông nghiệp, Nhật Bản lấy đất của người Triều Tiên để chia lại cho người
Nhật Bản di cư sang.
 Về văn hóa- giáo dục, Nhật Bản lấy giáo dục làm công cụ để tuyên truyền,
giáo dục về lòng trung thành với Thiên hoàng và đế quốc Nhật Bản.
Hàn Quốc
Triều Tiên thuộc Nhật
 Những chính sách kể trên đã khiến cho người Triều Tiên liên tục nổi dậy để
chống lại. Nhật Bản đàn áp dã man các cuộc nổi dậy trên.
 Trong giai đoạn Thế chiến 2, Nhật Bản tăng cường khai thác Triều Tiên để
phục vụ cỗ máy chiến tranh. Họ phạm nhiều tội ác với người Triều Tiên
trong thời gian này.
 Cho đến nay, Nhật Bản vẫn không thừa nhận những gì họ đã làm trong thời
kỳ 1910-1945. Điều này đã gây nên những căng thẳng chính trị giữa Nhật
Bản và Hàn Quốc (cả với Bắc Triều Tiên và Trung Quốc), gây ảnh hưởng
đến các mối quan hệ giữa hai nước.
Hàn Quốc
Sau Thế chiến 2
 Khi Nhật Bản bại trận, quân Đồng minh giải phóng bán đảo Triều Tiên.
Những nỗ lực thực hiện một cuộc tổng tuyển cử trên toàn quốc đã thất bại,
và vào năm 1948, ở khu vực Mỹ kiểm soát, Hàn Quốc đã được thành lập,
dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Lý Thừa Vãn. Để đáp lại, CHDCND Triều
Tiên cũng được thành lập ở vùng Liên Xô kiểm soát dưới quyền Kim Nhật
Thành.
 Năm 1950, Triều Tiên đưa quân vượt vĩ tuyến 38 nhằm thống nhất đất nước.
Quân đội Mỹ và Liên Hiệp Quốc tham chiến để cứu Hàn Quốc. Chiến tranh
kéo dài đến năm 1953, với sự tham gia của Trung Quốc sau đó, đã tạm
chấm dứt bằng hiệp định đình chiến. Vì vậy, cho đến ngày nay, về mặt kỹ
thuật, hai quốc gia trên bán đảo vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.
Hàn Quốc
Sau Thế chiến 2
 Quá trình dân chủ hoá của Hàn Quốc chìm trong
bạo lực. Lý Thừa Vãn thực thi một chính sách cai
trị độc tài, đàn áp quyết liệt, thẳng tay đối với
những người cánh tả, thậm chí còn sát hại không ít
nhân vật bất đồng chính kiến.
 Bên cạnh đó, bộ máy quản lý đất nước do ông xây
dựng bị nạn tham nhũng tàn phá nặng nề, kinh tế
trì trệ, đất nước phát triển chậm chạp. Năm 1960,
Lý Thừa Vãn đối mặt làn sóng bất bình cực lớn
của người dân. Hàn Quốc lúc đó là quốc gia nghèo
bậc nhất châu Á.
Hàn Quốc
Kỷ nguyên Park Chung Hee- Hàn Quốc hóa rồng
 Năm 1961, tướng Park Chung Hee, quá chán nản
trước các chính quyền dân sự kém cỏi, đã tiến hành
đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự.
 Park đã cai trị đất nước của mình vô cùng khắc
nghiệt, như giải tán quốc hội, đàn áp đảng phái đối
lập, cấm biểu tình. Park cũng sử dụng lực lượng
mật thám để giám sát người dân, giết hại, thủ tiêu
những người chống đối.
 Tuy nhiên, Park cũng chính là “kiến trúc sư
trưởng” cho kỳ tích sông Hán- đưa Hàn Quốc trở
thành quốc gia giàu có như ngày nay.
Hàn Quốc
Kỷ nguyên Park Chung Hee- Hàn Quốc hóa rồng
Đối ngoại
 Park thực hiện đường lối ngoại giao thực dụng, tiếp tục phục vụ cho Mỹ để
đổi lại các khoản viện trợ cần thiết. Cho đến năm 1961, Hàn Quốc đã nhận
được khoản tài trợ trị giá 3,1 tỷ đô la từ Hoa Kỳ, một con số rất cao vào thời
điểm đó. Park cũng quyết định tham chiến tại chiến tranh Việt Nam để Mỹ
chi trả lương cho quân đánh thuê Hàn Quốc, đồng thời cam kết các khoản
cho vay và viện trợ kinh tế nhiều hơn.
 Năm 1965, Park ký hiệp ước bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản để đổi
lấy các khoản thanh toán các khoản bồi thường và thực hiện các khoản vay
mềm từ Nhật Bản, tạo nguồn vốn để phát triển.
Hàn Quốc
Kỷ nguyên Park Chung Hee- Hàn Quốc hóa rồng
Cải cách kinh tế
 Một cuộc cải cách nông nghiệp đã được thực hiện với việc trưng thu mà
không bồi thường các điền trang lớn của Nhật Bản. Tại khu vực nông thôn,
Park phát động Phong trào Nông thôn Mới nhằm thực thi các chính sách
phát triển nông thôn. Phong trào này tập trung vào việc cải thiện các điều
kiện sống cơ bản và môi trường bằng việc việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới ở
nơi đây, gia tăng thu nhập cho nông dân với sự hỗ trợ của nhà nước cho các
cộng đồng làng xã và hợp tác xã.
 Chính sách công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu đã được áp dụng, chú
trọng việc ngừng nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài trừ nguyên liệu thô.
Hàn Quốc
Kỷ nguyên Park Chung Hee- Hàn Quốc hóa rồng
Cải cách kinh tế
 Tướng Park đã quốc hữu hóa hệ thống tài chính để mở rộng cánh tay quyền
lực nhà nước nhằm can thiệp vào nền kinh tế thông qua các kế hoạch 5 năm.
 Mũi nhọn cho phát triển là các Chaebols, như Hyundai, Samsung và LG nhận
được các ưu đãi của nhà nước như miễn giảm thuế, tính hợp pháp cho một hệ
thống khai thác lớn và được tiếp cận nguồn tài chính rẻ gần như miễn phí:
ngân hàng nhà nước đã tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch cho vay tập trung
theo từng mục theo từng kế hoạch 5 năm và theo tập đoàn kinh tế được lựa
chọn để chủ trì.
Hàn Quốc
Kỷ nguyên Park Chung Hee- Hàn Quốc hóa rồng
Sử dụng kinh nghiệm của Liên Xô cùng các kế hoạch 5 năm của chính quyền Xô
viết vốn đã rất thành công trước đó làm hình mẫu, Park đưa ra Kế hoạch 5 năm
đầu tiên vào năm 1962 bằng cách tuyên bố thành phố Ulsan là một "khu vực phát
triển công nghiệp đặc biệt”. Ông cũng tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
như xây dựng đường cao tốc Gyeongbu, nối Seoul và Busan. Ngay sau đó,
Hyundai - một trong những Chaebol lớn đầu tiên của Hàn Quốc đã nhanh tay tận
dụng vị thế đặc biệt của Ulsan để biến thành phố này trở thành nơi đặt các nhà
máy sản xuất công nghiệp lớn nhất của mình.
Hàn Quốc
Kỷ nguyên Park Chung Hee- Hàn Quốc hóa rồng
 Park chú trọng phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, ban đầu phát triển
công nghiệp kỹ thuật thấp và công nghiệp nhẹ sau đó phát triển công nghiệp
nặng; tăng cường tiết kiệm, hạn chế tiêu dùng để có vốn đầu tư vào công
nghiệp. Park tập trung vào việc tối đa hóa đầu tư và kiềm hãm tốc độ tăng
trưởng tiêu dùng. Tỷ lệ đầu tư cao được duy trì thường xuyên là một phần của
mô hình phát triển tại Hàn Quốc.
 Ngành công nghiệp thép và đóng tàu nói riêng đóng vai trò quan trọng trong
việc phát triển nền kinh tế Hàn Quốc trong thời gian này ( chủ yếu tập trung ở
phía Nam).
Hàn Quốc
Kỷ nguyên Park Chung Hee- Hàn Quốc hóa rồng
 Từ cuối những năm 1960 trở đi, người Hàn Quốc đã nói về bản chất
"Bạch tuộc" của các Chaebol khi họ bắt đầu vươn các "xúc tu" của
mình sang tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
 Một số Chaebol thành công như LG và Samsung đã học theo mô
hình của các Zaibatsu Nhật Bản, trong khi những người khác như
Hyundai thì được thành lập ngay sau khi kết thúc sự cai trị của người
Nhật - tất cả về sau đều trở thành các công ty, tập đoàn đa quốc gia
lớn mạnh, nổi tiếng tầm cỡ thế giới.
Hàn Quốc
Kỷ nguyên Park Chung Hee- Hàn Quốc hóa rồng
Hàn Quốc
Kỷ nguyên Park Chung Hee- Hàn Quốc hóa rồng

Thành quả và tranh cãi


 Hàn Quốc dần dần từ vị thế là nước thu nhập thấp đã tiến lên dần để trở thành nước thu
nhập trung bình vào những năm 1980. Đến 1995, đạt mức thu nhập cao (chưa đến 30
năm)
 GDP thực tế của Hàn Quốc trung bình tăng hơn 8% mỗi năm, từ 2,7 tỷ đô la Mỹ năm
1962 lên 230 tỷ đô la Mỹ năm 1989.
 Sự phát triển kinh tế của HQ cũng phải trả giá bằng sự hy sinh to lớn của tầng lớp lao
động. Chỉnh phủ không công nhận mức lương tối thiểu hoặc quy định ngày nghỉ hàng
tuần, áp đặt thời gian làm việc tự do vì lợi ích của họ và thời gian làm việc luôn luôn là
12 tới 14 thậm chí 16 giờ một ngày.
Hàn Quốc
Kỷ nguyên Park Chung Hee- Hàn Quốc hóa rồng

Thành quả và tranh cãi


Ngoài ra, công đoàn và các hành động phản kháng tập thể đều bị cấm đoán,
đàn áp. từ năm 1962, chính sách toàn quốc thắt lưng buộc bụng được áp dụng
từ Tổng thống cho đến dân chúng. Người dân làm việc nặng nhọc và triền
miên nhưng sống rất kham khổ. Hàng tuần mỗi người dân đều phải nhịn ăn
một bữa, không hút thuốc lá ngoại nhập, không uống cà phê. Những sự phản
kháng tự phát của công nhân, nông dân hoặc của dân nghèo thành thị đòi hỏi
cải thiện điều kiện sống đều bị chính quyền Park Chung-hee đàn áp.
Hàn Quốc
1980 -1997: Dân chủ hóa và toàn cầu hóa
 Năm 1979, chính sách phát triển công nghiệp nặng và hóa chất với sự
bảo hộ khỏi cạnh tranh của nước ngoài của Park đã sản sinh sự yếu kém
về năng suất sản xuất do nhiều máy móc để không, áp lực từ vật giá leo
thang, phong trào đòi dân chủ gia tăng… dẫn đến nguy cơ về cơ cấu của
kinh tế, xã hội của quốc gia.
 Tháng 10 năm 1979, Park Chung Hee bị ám sát, sau đó Jeon Doo Hwan
đắc cử tổng thống qua bầu cử vào năm 1981. Hiến pháp Hàn Quốc đã
sửa đổi để giới hạn mỗi tổng thống chỉ được tại vị một nhiệm kỳ duy
nhất với thời hạn 5 năm và không được tái tuyển cử.
Hàn Quốc
1980 -1997: Dân chủ hóa và toàn cầu hóa
 Bên cạnh việc chuyển từ nền kinh tế do NN chủ đạo sang kinh tế thị
trường thông qua chính sách mở cửa cho cạnh tranh quốc tế và ổn định
nền kinh tế, Chính phủ mới Jeon Doo Hwan đã tiến hành thống nhất
hoặc đơn giản hóa những đầu tư trùng lặp hoặc quá độ, thực hiện "hợp
lý hóa" đầu tư cho CN nặng và hóa chất.
 Quyết định mở cửa thị trường của Trung Quốc cũng có lợi cho HQ lúc
này. Các doanh nghiệp Hàn Quốc nhanh chóng nắm bắt cơ hội của thời
kỳ toàn cầu hóa để gia nhập các thị trường mới giàu tiềm năng.
Hàn Quốc
1980 -1997: Dân chủ hóa và toàn cầu hóa
Cùng với biến cố đồng đô la Mỹ hạ giá so với đồng Yên Nhật do thỏa ước
Plaza năm 1985, kéo theo đó là đồng Won của Hàn Quốc hạ giá, Hàn Quốc
đã thu được những lợi ích từ điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ như bùng nổ xuất
khẩu, lần đầu tiên trong lịch sử xuất siêu, tăng trưởng kinh tế bình quân
lên đến 12% (1986 - 1988).
Hàn Quốc
1980 -1997: Dân chủ hóa và toàn cầu hóa
Tổng thống Jun công bố Chính sách hạn chế tập trung kinh tế vào
năm 1980 nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào chaebol, tái phân bổ
nguồn lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mạnh dạn loại bỏ các
công ty thua lỗ. Sự can thiệp của Nhà nước giảm dần.
Như vậy, bằng sự cải cách và tăng cường chính sách xuất khẩu những năm
1980, kinh tế Hàn Quốc đã có bước nhảy vọt lần thứ hai, những năm 1990,
Hàn Quốc có sức cạnh tranh trong các sản phẩm có hàm lượng công nghiệp
cao như thép, hóa dầu, chất bán dẫn, đồ điện tử gia dụng, đóng tàu, ô tô,
sản phẩm IT và trở thành nước công nghiệp mới nổi trên trường quốc tế.
Hàn Quốc
Giai đoạn 1997 - 2007: Khủng hoảng tài chính châu Á và phục hồi
 Tín dụng trực tiếp của chính phủ cùng các chính sách hỗ trợ đã làm cho các tài phiệt
tin rằng chính phủ sẽ không bao giờ để họ bị phá sản, từ đó mở rộng các dự án một
cách thiếu suy sét. Sự đi xuống về đạo đức của các tài phiệt Hàn Quốc đã dẫn kinh tế
Hàn Quốc đến vực sâu khi khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra năm 1997.
 Vào cuối năm 1997, 5 tập đoàn kinh doanh lớn với khoảng 100 ngàn nhân viên tuyên
bố phá sản dẫn tới sự rút vốn của các nhà đầu tư. Trong vòng sáu tháng, gần 15 ngàn
doanh nghiệp giải thể và nửa triệu người thất nghiệp.
 HQ vay nợ từ IMF để cứu nền kinh tế, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, Tổng thống
Kim Dae-jung cũng cho phép mua bán và sáp nhập các chaebol yếu để tạo thành các
công ty mới.
 Tổng thống Roh Moo-hyun đắc cử vào năm 2003 đã giúp Hàn Quốc nhanh chóng
thanh toán hết các khoản nợ IMF
Hàn Quốc
Một thảo luận về Kỳ tích sông Hán

 Giáo dục
 Hoạch định chính sách
 Viện trợ nước ngoài
 Các tập đoàn Chaebol
Hàn Quốc
Tiểu kết phần 3

 Tổng quan về kinh tế Hàn Quốc


 Các giai đoạn lịch sử Hàn Quốc hiện đại
 Park Chung Hee và kỳ tích sông Hán
 Những yếu tố góp phần vào sự thịnh vượng của Hàn Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
 Trung Quốc là quốc gia nằm ở khu vực Đông Á, với diện
tích lớn thứ 4 và dân số đông thứ 2 trên thế thế giới.
 Trung Quốc là quốc gia có hệ thống chính trị đơn đảng
do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.
 Trong vài thập niên qua, với sự thành công vượt bậc về
mặt kinh tế, Trung Quốc đang nổi lên như là đối trọng
với Mỹ trong việc tranh giành ảnh hưởng trên phạm vi
toàn cầu. Cuộc đối đầu giữa hai cường quốc đang diễn ra
trên nhiều khía cạnh như địa chính trị, kinh tế và cả văn
hóa.
 Trung Quốc hiện cũng đang đối mặt với nhiều thách thức
trong nước, có thể sẽ gây nhiều khó khăn cho việc duy trì
tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trung Quốc
 Về văn hóa, Trung Quốc là nơi khai sinh ra 1 trong 4
nền văn minh lâu đời và quan trọng nhất trong lịch sử
nhân loại. Nền văn minh Trung Hoa cũng là nền văn
minh duy trì được tính liên tục trong suốt nhiều nghìn
năm.
 Trung Quốc là trung tâm của Hán quyển, tập hợp các
quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa.
 Trung Quốc lưu giữ được những giá trị lịch sử to lớn
của nền văn minh Trung Hoa.
 Nho giáo là hệ giá trị căn bản trong xã hội, định hình
lối sống của người Trung Quốc.
 Ngoài ra, Trung Quốc còn có đa dạng các nền văn hóa
dân tộc thiểu số đặc sắc.
Trung Quốc
 Về kinh tế, hiện Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và nếu xét
theo sức mua tương đương, đã là nền kinh tế số 1 thế giới. Nhiều nhà kinh tế
dự báo GDP của Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ vào khoảng năm 2030.
 Xét riêng trong lĩnh vực chế tạo, Trung Quốc đã đứng đầu thế giới về giá trị
với 3.860 tỷ USD vào năm 2020, vượt trội so với các nước đứng sau là Mỹ
với 2.338 tỷ USD, Nhật Bản là 995 tỷ USD.
 Trung Quốc là điểm đến xuất khẩu lớn nhất của 33 quốc gia và nguồn nhập
khẩu lớn nhất của 65 quốc gia. Từ năm 2015, Trung Quốc là nước đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài lớn thứ hai thế giới và cũng là nước nhận đầu tư nước
ngoài lớn thứ hai toàn cầu.
Trung Quốc
 Về kinh tế, hiện Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và nếu xét
theo sức mua tương đương, đã là nền kinh tế số 1 thế giới. Nhiều nhà kinh tế
dự báo GDP của Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ vào khoảng năm 2030.
 Xét riêng trong lĩnh vực chế tạo, Trung Quốc đã đứng đầu thế giới về giá trị
với 3.860 tỷ USD vào năm 2020, vượt trội so với các nước đứng sau là Mỹ
với 2.338 tỷ USD, Nhật Bản là 995 tỷ USD.
 Trung Quốc là điểm đến xuất khẩu lớn nhất của 33 quốc gia và nguồn nhập
khẩu lớn nhất của 65 quốc gia. Từ năm 2015, Trung Quốc là nước đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài lớn thứ hai thế giới và cũng là nước nhận đầu tư nước
ngoài lớn thứ hai toàn cầu.
Trung Quốc
Lịch sử kinh tế Trung Quốc

1. Cường quốc trong quá khứ


2. Những thế kỷ “mất mát”
3. Quá trình cải cách kinh tế
Trung Quốc
Lịch sử kinh tế Trung Quốc

1. Cường quốc trong quá khứ


 Trong phần lớn chiều dài lịch sử 2000 năm qua, Trung Quốc là nền kinh tế
lớn nhất thế giới.
 Một thể chế tập quyền mạnh, dân đông, diện tích lớn, việc duy trì được
chính quyền liên tục,… đã giúp Trung Quốc tạo ra được một nền kinh tế
hùng mạnh, với quy mô vượt trội các quốc gia khác trên thế giới. Có nhiều
công trình, sự kiện minh chứng cho sự vượt trội này.
 Đến cuối thế kỷ 18, Trung Quốc bắt đầu đi xuống, trong khi Cuộc cách
mạng công nghiệp khởi đầu ở nước Anh.
Trung Quốc
Lịch sử kinh tế Trung Quốc

2. Những thế kỷ “mất mát”


 Sự kiện khởi đầu cho những năm tháng đen tối của Trung Quốc là thất bại
trong Chiến tranh nha phiến (1840-1842) với người Anh. Kể từ đó, các
cường quốc phương Tây liên tục gây sức ép để buộc nhà Thanh ký các
điều ước, nhượng lại cho họ các quyền thương mại cũng như cắt đất ven
biển cho họ làm tô giới.
 Các cuộc khởi nghĩa trong nước, thất bại trong chiến tranh với Nhật Bản
(1895) càng khiến cho kinh tế Trung Quốc đi xuống và dẫn đến sự sụp đổ
của nhà Thanh.
Trung Quốc
Lịch sử kinh tế Trung Quốc

2. Những thế kỷ “mất mát”


 Năm 1912, nhà Thanh sụp đổ, nền Dân quốc thành lập, nhưng đất nước bị
chia rẽ thành nhiều thực thể dưới quyền các quân phiệt.
 Sau khi tạm thời thống nhất bởi Quốc dân đảng, Trung Quốc tiếp tục bị
Nhật Bản xâm lược, và phân rẽ bởi cuộc chiến Quốc- Cộng.
 Năm 1945, Nhật Bản bại trận, Trung Quốc tiếp tục trải qua 4 năm nội
chiến Quốc- Cộng
 Năm 1949, Đảng Cộng sản giành thắng lợi và thống nhất Trung Quốc.
Tưởng Giới Thạch cùng Quốc Dân đảng ra đảo Đài Loan và thiết lập
chính quyền tại đây.
Trung Quốc
Lịch sử kinh tế Trung Quốc

2. Những thế kỷ “mất mát”


 Dưới thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc đã thực hiện những cải cách nhằm xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Về mặt kinh tế, đây là những thảm họa, gây ra những hệ
quả vô cùng nghiêm trọng cho Trung Quốc.
 Các chiến dịch Cải cách ruộng đất, Đại nhảy vọt, Trăm hoa đua nở, Cách mạng
văn hóa gây nên cái chết cho hàng chục triệu người. Hoạt động kinh tế bị tàn phá.
 Về đối ngoại, đường lối chống Liên Xô (từ năm 1958) và chống Mỹ (cho đến
năm 1972) khi Trung Quốc bị cô lập. Nền kinh tế về cơ bản là một nền kinh tế
đóng cửa, chủ yếu tự cung tự cấp.
Trung Quốc
Lịch sử kinh tế Trung Quốc
Trung Quốc
Lịch sử kinh tế Trung Quốc

3. Cải cách kinh tế và Trung Quốc trở lại

“Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột.”
Đặng Tiểu Bình
Trung Quốc
Lịch sử kinh tế Trung Quốc

3. Cải cách kinh tế và Trung Quốc trở lại


 Nhà lãnh đạo thực dụng Đặng Tiểu Bình xóa bỏ những di sản thời Mao,
tập trung phát triển kinh tế bằng mọi giá.
 Đặng bắt đầu với những cải cách theo hướng thị trường ở các khu vực
ven biển. Các đặc khu kinh tế- SEZ được thành lập, được hưởng nhiều
quyền tự do trong việc thu hút FDI và thử nghiệm kinh tế.
 Sau những thành công đã được kiểm chứng ở các SEZ, cải cách được
thực hiện ở quy mô toàn quốc.
 Tận dụng sự chênh lệch phát triển giữa vùng ven biển và nội địa để phát
triển theo mô hình đàn sếu bay.
Trung Quốc
Lịch sử kinh tế Trung Quốc

3. Cải cách kinh tế và Trung Quốc trở lại


Trung Quốc
Lịch sử kinh tế Trung Quốc

3. Cải cách kinh tế và Trung Quốc trở lại


Trung Quốc
Lịch sử kinh tế Trung Quốc

3. Cải cách kinh tế và Trung Quốc trở lại


Trung Quốc
Lịch sử kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc và Mỹ
 Thành công kinh tế của Trung Quốc đã đưa họ từ chỗ là một quốc gia nghèo trở
thành một quyền lực toàn cầu. Những năm gần đây, thông qua các khoản hỗ trợ và
hợp tác kinh tế, Trung Quốc đang tích cực tranh giành ảnh hưởng với Mỹ.
 Với những sáng kiến như Vành đai và con đường, hoặc tạo các không gian hợp tác
riêng, Trung Quốc muốn thiết lập các sân chơi do mình làm chủ.
 Năm 2022, GDP bình quân đầu người đã đủ để đưa Trung Quốc vào hàng ngũ
những nước thu nhập cao.
Trung Quốc
Lịch sử kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc và Mỹ
Tầm ảnh hưởng toàn cầu ngày càng
cao của Trung Quốc và khả năng cạnh
tranh về kinh tế và công nghệ của TQ
đối với Mỹ thậm chí khiến chính quyền
Mỹ quan ngại và muốn suy giảm sức
mạnh của nền kinh tế TQ bằng việc
phát động chiến tranh thương mại.
Trung Quốc
Tiểu kết phần 4

 Kinh tế Trung Quốc trước thế kỷ 19


 Thế kỷ “mất mát” của Trung Quốc
 Cải cách kinh tế và sự trở lại của Trung Quốc
 Trung Quốc và những thách thức hiện nay
5. Đài Loan

Đài Loan là một quốc gia hay


không phải là một quốc gia?
Đài Loan
Tổng quan
 Đài Loan là một quốc đảo ở khu vực Đông Bắc Á.
 Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới không công nhận Đài Loan là
một quốc gia độc lập. Trung Quốc xem Đài Loan như là tỉnh thứ 32, và yêu
cầu các quốc gia có quan hệ ngoại giao với mình phải công nhận chính
sách “Một Trung Quốc”.
 Trên thực tế, Đài Loan có đầy đủ tính chất của một quốc gia độc lập từ năm
1949 cho đến nay.
 Nền kinh tế Đài Loan cũng phát triển độc lập với Trung Quốc lục địa, và đã
trở thành một trong bốn con hổ châu Á trong những năm 1980, trong khi
Trung Quốc lúc đó mới mở cửa đất nước.
 Ngày nay, Đài Loan là một nền kinh tế phát triển, với các ngành công
nghiệp thâm dụng công nghệ và vốn.
Đài Loan
Lịch sử

 Những nhóm dân cư đầu tiên định cư ở Đài Loan khoảng 8000 năm
trước. Họ là các sắc dân Nam Đảo, và vẫn còn tồn tại ở quy mô nhỏ
ngày nay ở Đài Loan.
 Các triều đại Trung Hoa không quan tâm nhiều đến Đài Loan cho đến khi
người Tây Ban Nha và người Hà Lan đến xâm chiếm và xây dựng các
pháo đài, thương cảng ở đây vào thế kỳ 16.
 Thế kỷ 17, Trịnh Thành Công đánh bai lực lượng Hà Lan, đưa Đài Loan
vào dưới quyền kiểm soát của nhà Minh. Sau đó, nhà Thanh tiếp tục duy
trì việc cai quản Đài Loan và cho phép di dân đến đây.
 Năm 1895, sau khi thất bại trong cuộc chiến tranh Trung- Nhật, nhà
Thanh buộc phải nhượng lại Đài Loan cho Nhật. Đài Loan bước sang một
chương mới.
Đài Loan
Lịch sử
 Trong giai đoạn 1895-1945, Đài Loan là một thuộc địa của Nhật.
 Nhật tích cực phát triển và khai thác Đài Loan để biến nơi này thành nơi
cung cấp các nguyên liệu, hỗ trợ cho chính quốc Nhật Bản.
 Về mặt chính quyền, Nhật bắt đầu dần dần xây dựng các thể chế cai trị
hiện đại, giới thiệu cách thiết chế hiện đại đến Đài Loan. Giai đoạn sau,
trong thời kỳ Thế chiến 2, Nhật gia tăng quá trình đế quốc hóa Đài Loan.
 Dù di sản của thời kỳ này gây nhiều tranh cãi, nó cũng để lại những hệ quả
tích cực cho Đài Loan. Về mặt kinh tế, Đài Loan đã được người Nhật đầu
tư, phát triển hạ tầng, xây dựng các ngành công nghiệp. Thành công về mặt
kinh tế đã khiến cho một lượng đông đảo người Đài Loan ủng hộ chính
quyền thuộc địa.
 Ngoài ra, người Nhật còn để lại cho Đài Loan những di sản về mặt văn hóa.
Đài Loan
Lịch sử
 Sau năm 1945, Đài Loan được trao trả lại cho Trung Quốc và nằm dưới
quyền quản lý của Quốc dân đảng.
 Năm 1949, sau khi bị lực lượng Đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông đánh
bại trong nội chiến Quốc- Cộng, Tưởng Giới Thạch- lãnh đạo Quốc dân
đảng, đã chạy đến đảo Đài Loan- cùng hàng triệu binh lính và người dân từ
Đại Lục.
 Dưới thời Tưởng Giới Thạch và con trai là Tưởng Kinh Quốc, Đài Loan đã
thực hiện thiết quân luật, kiểm soát mọi mặt đời sống người dân, đàn áp
các thành phần đối lập để kiểm soát đất nước và chống lại sự đe dọa từ
Trung Quốc đại lục.
 Tiến trình dân chủ hóa đất nước được bắt đầu từ năm 1988, dưới thời tổng
thống Lý Đăng Huy.
 Ngày nay Đài Loan là một nền dân chủ ổn định.
Đài Loan
 Kinh tế Đài Loan là một nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát
triển với kỹ nghệ cùng mức độ công nghiệp hóa cao.
 Đài Loan là một quốc gia trong 4 con Rồng kinh tế của châu Á cùng với Hàn
Quốc, Hồng Kông và Singapore, là một trong những nhà sản xuất vi mạch, máy
tính, điện tử tiêu dùng với công nghệ tiên tiến bậc nhất trên thế giới.
 Không giống như nước láng giềng Nhật Bản và Hàn Quốc, các doanh nghiệp
vừa và nhỏ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các doanh nghiệp ở Đài Loan.
 Nền kinh tế Đài Loan là đối tác không thể thiếu trong Chuỗi giá trị toàn cầu
của ngành công nghiệp điện tử. Linh kiện điện tử và máy tính cá nhân là hai lĩnh
vực có thế mạnh quốc tế của ngành Công nghệ thông tin Đài Loan, có nghĩa là
nền kinh tế của Đài Loan có lợi thế cạnh tranh về việc học hỏi từ các công nghệ
tiên tiến của nước ngoài với chi phí thấp hơn để sản xuất và bán ra nước ngoài.
6. Hong Kong
6. Hong Kong
 Hong Kong là một đặc khu hành chính của Trung Quốc. Là một khu vực hành chính
tự trị đặc biệt, Hồng Kông duy trì các hệ thống chính trị, quản lý, luật pháp, giáo
dục, bầu cử và kinh tế tách biệt hoàn toàn với các hệ thống của Hoa lục theo mô
hình "một quốc gia, hai chế độ".
 Hong Kong có dân số vào khoảng 7.5 triệu người, với mật độ dân số thuộc hàng cao
nhất thế giới. Hầu hết tất cả người dân sinh ra ở đây đều được đặt tên riêng theo tên
gọi của người Anh, sở hữu hộ chiếu, tiền tệ, mô hình kinh tế, hệ thống giáo dục
riêng, và đồng thời có xu hướng tự xác định bản thân là người Hồng
Kông (Hongkonger) hơn là người Trung Quốc (Chinese).
 Hồng Kông là một trong '4 con rồng kinh tế châu Á' (cùng với Hàn Quốc, Đài
Loan và Singapore), và được phân loại là một thành phố toàn cầu hạng Alpha+
(α+) - cho thấy mức độ ảnh hưởng rất lớn của thành phố đối với nền kinh tế toàn
cầu.
6. Hong Kong
 Hong Kong trở thành thuộc địa của Anh sau cuộc chiến tranh nha phiến- 1842. Sau
đó, thuộc địa này được mở rộng, với lần sau cùng gắn với sự kiện Anh thuê vùng
Tân Giới 99 năm vào năm 1989. Trong thời kỳ thuộc địa, Anh đã xây dựng ở Hong
Kong hệ thống hành chính, pháp luật, giáo dục theo kiểu Anh.
 Sau năm 1945, Hong Kong trải qua thời kỳ công nghiệp hóa nhanh chóng, khởi đầu
là dệt may, sau đó là các ngành công nghiệp chế tạo.
 Năm 1997, Hong Hong được trao trả về cho Trung Quốc. Trung Quốc cam kết tôn
trọng nguyên trạng hệ thống chính trị- kinh tế Hong Kong trong 50 năm.
 Ngày nay, Hong Kong là một trung tâm dịch vụ, tài chính toàn cầu.
 Việc can thiệp của chính quyền Trung Quốc vào đời sống chính trị Hong Kong ngày
càng gia tăng gây nên nhiều lo ngại, khiến nền kinh tế Hong Kong gặp nhiều thách
thức.
Tổng kết chương 2

 Những vấn đề chung về kinh tế khu vực Đông Bắc Á


 Các quốc gia trong khu vực, quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng của
các quốc gia này, những thách thức hiện tại đối với sự phát triển của họ.

You might also like