Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 18

HỆ THỐNG TÚI KHÍ

Hệ thống túi khí 2

Định luật quán tính


Chướng
Lực tác động trung bình x Khoảng cách di chuyển = chuyển ngại vật
thành năng lượng va chạm
Vùng biến
Tốc độ và khối lượng
dạng

Khoảng cách
di chuyển

Theo định luật thứ nhất của Newton, một vật đang chuyển động đều theo một hướng
không đổi sẽ tiếp tục chuyển động nếu không chịu tác dụng bởi một lực không cân bằng
nào đó. Các tác động ngoại lực sẽ thay đổi tình trạng chuyển động của vật. Bạn sẽ thấy
rõ định luật này khi ngồi trên xe ô tô. Khi xe đang chạy nếu lái xe tăng ga bạn sẽ cảm
thấy người mình bị kéo về phía sau, nếu lái xe đạp phanh bạn sẽ thấy người mình bị lao
về phía trước. Và rõ hơn trong trường hợp xe tai nạn. Lực va chạm tác động lên xe trong
trường hợp tai nạn phụ thuộc vào khối lượng, vận tốc của xe và gia tốc giảm tốc. Trong
khi va chạm động năng của xe biến thành năng lượng biến dạng. Để hiểu rõ hơn về va
chạm bạn có thể so sánh:
 Va chạm ở tốc độ 40km/h tương đương rơi tự do từ độ cao 6m.
 Va chạm ở tốc độ 60km/h tương đương rơi tự do từ độ cao 14m.
 Va chạm ở tốc độ 80km/h tương đương rơi tự do từ độ cao 25m.
 Va chạm ở tốc độ 100km/h tương đương rơi tự do từ độ cao 40m.
Hệ thống túi khí 3

Vùng biến dạng

Vùng góc Khung vòng

Cột C
Khu vực
nắp ca bô Các khu vực
gia cường

Vùng biến dạng là vùng trên khung xe được thiết kế đặc biệt để dễ dàng biến dạng để
hấp thụ năng lượng khi xe có va chạm. Các vùng biến dạng thường được thiết kế ở phía
trước của xe để hấp thụ năng lượng trong trường hợp va chạm trước. Chức năng của
vùng biến dạng là kéo dài thời gian kể từ khi xe gặp chướng ngại vật cho đến khi dừng
hẳn. Do đó, nó giảm lực quán tính của người ngồi trong xe khiến cho lực tác động của
các túi khí và dây an toàn lên người ngồi trong xe là nhỏ nhất.
Ví dụ: một xe có trọng lượng 1500kg chạy với tốc độ 40km/h đâm vào một bức tường bê
tông. Nếu thiết kế cho phép vỏ xe biến dạng khoảng 30cm thì lực tác động là 34.5 tấn,
nhưng nếu thân xe biến dạng khoảng 50cm thì lực va chạm chỉ còn 20 tấn.
Hệ thống túi khí 4

Tiêu chuẩn an toàn

Va chạm trước theo Euro NCAP Va chạm cạnh theo Euro NCAP

Ngày nay, vấn đề an toàn của xe là yếu tố thiết yếu để khách hàng quyết định mua xe.
Theo luật pháp, tất cả các xe phải được kiểm định an toàn trước khi bán. Để thuận tiện
cộng đồng châu Âu và Bắc Mỹ đã đưa ra tiêu chuẩn an toàn tối thiếu cho các loại xe
được bán trên các thị trường này và khuyến khích các hãng sản xuất xe cung cấp loại xe
có mức độ an toàn cao hơn. Các tiêu chuẩn này thường được đưa ra từ các thử nghiệm
va chạm trước và va chạm cạnh của xe
Hệ thống túi khí 5

Người nộm trong các thử nghiệm va chạm

Người nộm thường được đặt vào trong các xe được đem thử nghiệm va chạm. Người
nộm sẽ cung cấp những thông tin rõ nhất về mức độ ảnh hưởng của va chạm tác độ lên
người ngồi trên xe trong các tai nạn. Tùy vào từng vị trí của người nộm mà được chế tạo
bằng các vật liệu khác nhau cho phù hợp với các cơ thể người như đầu làm bằng nhôm,
xương làm bằng sắt và da làm bằng cao su. Ngoài ra trên các vị trí trọng yếu của cơ thể
như đầu, cổ, ngực, bụng ... còn được gắn thêm các cảm biến va chạm, cảm biến tốc độ,
gia tốc để thu được các thông tin hữu ích cho việc tính toán an toàn.
Hệ thống túi khí 6

Tựa đầu chủ động

Lựa đẩy từ
phía sau
Cơ cấu đòn bẩy cơ khí

Tựa đầu chủ động được thiết kế để giảm các chấn thương đầu và cổ trong trường hợp
có va chạm từ phía sau. Khi xe bị va chạm từ phía sau, trong thời điểm ngay lúc bắt đầu
(75ms) toàn bộ thân người có xu thế bị ép chặt vào tựa lưng ghế, trong khi phần đầu vẫn
đứng yên do quán tính. Do phần thân người ép vào tựa lưng trước, trong tựa lưng được
thiết kế một cơ cấu đòn bẩy cơ khí sẽ đẩy tựa đầu về phía trước, đồng thời lúc này phần
đầu người sẽ bị đẩy về phía sau và tựa đầu đã chủ động đỡ lấy đầu trước. Với thiết kế
này đã giảm lực bẻ cổ người đến 45%.
Hệ thống túi khí 7

Các điểm neo lắp ghế trẻ em (ISOFIX)

Giá Khung

Neo Isofix Cần nhả

Do yêu cầu an toàn ngày càng tăng nên hệ thống tiêu chuẩn quốc tế (ISO) cũng đưa ra
nhiều tiêu chuẩn an toàn mà bắt buộc các nhà sản xuất ô tô phải tuân theo. Một trong các
tiêu chuẩn đó là trên xe có bố trí các điểm neo để lắp ghế cho trẻ em (Isofix). Các điểm
neo này đã là trang bị tiêu chuẩn cho các xe tiêu thụ ở thị trường châu Âu và Bắc Mỹ. Với
hệ thống điểm neo này, ghế trẻ em được lắp vào trong xe một cách chắc chắn và giảm
nguy cơ mất an toàn cho trẻ em ngồi trong xe.
Hệ thống túi khí 8

Dây an toàn

Dây an toàn được thiết kế để giữa chặt người ngồi vào ghế trong trường hợp có va
chạm. Bằng cách đó nó giữ không cho người ngồi bị ném về phía trước. Các dây đai an
toàn ngày nay được thiết kế có khả năng dãn dài một chút để giảm lực tác động của dây
lên thân người. Ví dụ, một người có khối lượng 75kg ngồi trên xe đâm thẳng vào tường
bê tông, nếu dây an toàn dãn ra khoảng 15cm, lực tác động vào người khoảng 1.6 tấn.
Nếu dây an toàn không dãn thì lực tác động là 2.4 tấn. Nếu người ngồi không thắt dây an
toàn thì lực tác động là 12 tấn. Vậy dây an toàn đã giảm mạnh lực tác động lên người.
Hệ thống túi khí 9

Các loại dây an toàn

Dây an toàn 2 điểm Dây an toàn 3 điểm

Dây an toàn thường có hai loại chính:


Loại 2 điểm: Dây an toàn vắt qua phần hông của người ngồi. Thường dùng nhiều trên
các loại xe đời cũ, xe khách lớn. Trên xe con ngày nay chỉ còn trang bị ở ghế giữa.
Loại 3 điểm: Dây an toàn vắt qua cả hông và vai. Cho đến những năm 1970, dây an toàn
3 điểm chỉ trang bị cho ghế lái xe. Ngày nay, theo yêu cầu của luật pháp, thường tất cả
các ghế đều được trang bị dây an toàn 3 điểm.
Hệ thống túi khí 10

Các loại dây an toàn Khóa


Lẫy khóa

Dây

Cơ cấu cuốn dây Neo

Dây an toàn được phát minh vào nắm 1800 bởi George Cayley. Dây an toàn trên xe ô tô
được giời thiệu tại Mỹ bởi William Myron Noe được lắp trên xe Ford vào năm 1956. Năm
1959, Volvo coi dây an toàn là một thiết bị tiêu chuẩn nhưng mãi đến năm 1968 luật pháp
Mỹ mới bắt buộc các xe phải trang bị dây an toàn. Dây đai an toàn 3 điểm lần đầu tiên
được lắp trên xe Volvo và được kỹ sư người Thụy Điển Nils Bohlin phát minh.
Đa số các dây an toàn đều được trang bị cơ cấu khóa khẩn cấp trong đó nếu dây an toàn
bị kéo nhanh thì khóa lại nhưng nếu khóa chậm thì không bị khóa. Một số xe hiện đại
được trang bị dây an toàn chủ động, mà khi có va chạm nó sẽ kéo người vào ghế trước
khi người đó bị lực quán tính văng đi.
Hệ thống túi khí 11

Cơ cấu cuốn dây


Bánh răng

Bi thép
Vấu

Tất cả các dây an toàn đầu được nối đến một cơ cấu cuốn dây. Cơ cấu cuốn dây bao
gồm một ống cuộn gắn vào một đầu dây an toàn. Bên trong ống cuộn có một lò xo xoắn
nối giữa ống cuộn và trục. Khi kéo dây an toàn, ống cuộn sẽ quay và lò xo xoắn cũng bị
cuốn theo. Dây an toàn được kéo ra càng nhiều thì phản lực của lò xo càng lớn, khi thả
dây an toàn ra, do lực phản hồi của lò xo sẽ kéo dây an toàn lại và khử toàn bộ những
phần dây an toàn bị trùng.
Các cơ cấu cuốn dây đều có cơ cấu khóa khẩn cấp. Có hai loại khóa khẩn cấp:
 Loại cảm biến lực quán tính của xe.
 Loại cảm biến lực quán tính của dây an toàn.
Hệ thống túi khí 12

Cơ cấu khóa khẩn cấp cảm biến lực quán tính của xe
Bánh răng

Bi thép
Vấu

Phần trung tâm của cơ cấu là một bi thép. Khi xe bị dừng đột ngột, bi thép sẽ bị đẩy về
phía trước do lực quán tính. Khi bi bị đẩy về phía trước, vấu cam sẽ bị nâng lên và ăn
khớp vào bánh răng gắn liền vào ống cuốn làm cho ống cuốn không thể quay theo chiều
kim đồng hồ do vậy không thể nhả dây được. Khi thả dây an toàn, ống cuốn sẽ quay
ngược chiều kim đồng hồ do lực phản hồi của lò xo và đẩy viên bi thép trở lại vị trí ban
đầu, vấu cam sẽ đi ra khỏi bánh răng.
Hệ thống túi khí 13

Cơ cấu khóa khẩn cấp cảm biến lực quán tính của dây an toàn
Li hợp li tâm

Cam
Bánh răng

Chốt trượt Vấu

Cơ cấu này sẽ kích hoạt khi dây an toàn bị giật mạnh. Chi tiết trung tâm của cơ cấu là li
hợp li tâm. Khi ống cuốn quay chậm, lực li tâm nhỏ nên li hợp li tâm được giữ ở bên
trong. Khi giật mạnh dây an toàn, lực li tâm lớn, li hợp li tâm sẽ bị đẩy ra ngoài và ăn
khớp với cơ cấu cam làm cho ống cuốn không thể quay được. Khi ống cuốn quay ngược
chiều kim đồng hồ, li hợp li tâm sẽ bị đẩy vào bên trong và được lò xo giữ chặt lại.
Hệ thống túi khí 14

Hệ thống túi khí


Hệ thống dây an toàn sẽ bảo vệ người ngồi trong xe khỏi các va chạm. Tuy nhiên, trong
các va chạm mạnh, đặc biệt là các va chạm từ phía trước, phần phía trên của cơ thể
người như đầu và ngực có thể va chạm vào vô lăng hoặc kính chắn gió gây chấn thương
nghiêm trọng. Túi khí trên ô tô lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1967 bởi Allen Breed.
Kết cấu của nó bao gồm một cơ cấu có thể sản sinh rất nhanh một lượng lớn chất khí để
bơm vào một túi ni lông để đỡ phần cơ thể của người đang lao về phía trước. Hệ thống
túi khí ngày nay thường có 3 hệ thống chính: Mô đun túi khí, cảm biến va chạm và mô
đun điều khiển.
Mô đun túi khí gồm một cơ cấu sản sinh ra chất khí và một túi làm bằng vải nhẹ. Mô đun
túi khí lái xe được đặt trên vô lăng, mô đun túi khí khách trước đặt trên bảng táp lô phía
trước và thường lớn bằng hai lần túi khí lái xe.
Cảm biến va chạm thường được đặt bên trong mô đun điều khiển nhưng cũng có thể
được đặt ở nhiều vị trí khác trong xe để cảm biến các chấn động trong quá trình va chạm
và gửi thông tin về mô đun điều khiển .
Mô đun điều khiển thực chất là một máy tính nhỏ, nó sẽ xử lý các thông tin do các cảm
biến và các thông tin về tình trạng hoạt động của xe từ các mô đun điều khiển khác cung
cấp và đưa ra quyết định có kích nổ túi khí hay không. Nếu có kích nổ thì sẽ cấp tín hiệu
để kích nổ túi khí.
Hệ thống túi khí 15

Các chức năng chính của hệ thống túi khí


Hệ thống túi khí là hệ thống an toàn bổ sung để giảm chấn thương cổ, đầu và ngực cho
người ngồi trong xe trong những trường hợp có va chạm nghiêm trọng. Chức năng chính:
 Hấp thụ năng lượng động của người ngồi trong xe.
 Bảo vệ người ngồi trong xe khỏi các chi tiết nội thất.
 Bảo vệ người ngồi trong xe khỏi các mảnh kính vỡ.
 Giảm chấn thương cổ và ngực trong các trường hợp chấn thương nghiêm trọng
Hệ thống túi khí 16

Các loại túi khí được trang bị trên xe


Hệ thống túi khí tùy thuộc vào Option của xe mà có nhiều hay ít khác nhau, một cách
tổng thể hệ thống túi khí bao gồm:
 DAB: Driver Air Bag: Túi khí lái xe
 PAB: Passenger Air Bag: Túi khí khách phía trước
 FSAB (F,R): Front Side Air Bag: Túi khí cạnh, phía trước bên phải
 FSAB (F,L): Front Side Air Bag: Túi khí cạnh, phía trước bên trái
 RSAB (R,R): Rear Side Air Bag: Túi khí cạnh, phía sau bên phải
 RSAB (R,L): Rear Side Air Bag: Túi khí cạnh, phía sau bên trái
 CAB (L): Curtain Air Bag: Rèm túi khí bên trái
 CAB (R): Curtain Air Bag: Rèm túi khí bên phải
Hệ thống túi khí 17

Nguyên tắc hoạt động của hệ thống túi khí

Va chạm

Cảm biến va chạm

ACU quyết định có kích nổ túi khí hay không

Kích kíp nổ

Sinh ra khí ni tơ để bơm căng túi khí

Bung túi khí

Bung hoàn toàn túi khí

Bảo vệ người ngồi trong xe

Túi khí xẹp xuống

Hệ thống túi khí kết thúc


Hệ thống túi khí 18

Các chú ý khi ngồi trên xe được trang bị túi khí


Vì túi khí phải nổ và bay ra với tốc độ rất nhanh để phát huy hiệu quả (290 km/h). Bởi vậy nếu tiếc
xúc với túi khí khi nổ sẽ gây chấn thương cho người và có thể gây bỏng. Tiếng ồn khi nổ túi khí
khoảng 165 đến 175 dB do vậy có thể gây ảnh hưởng đến thính giác. Các yếu điểm trên lại đặc
biệt nghiêm trọng khi ngươi ngồi trong xe không đúng tư thế. Do các yếu tố trên mà bạn không
được sử dụng các tư thế sau đây để ngồi trong xe có túi khí.

Không ôm lấy túi khí Không để trẻ em dưới 12 tuổi


Không để đồ lên trên túi khí ngồi trước túi khí

Không để chân lên trên túi khí Không lắp ghế trẻ em tại ghế
Không ngồi quá gần túi khí trước

You might also like