Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 41

Thông tin môn học kinh tế vi mô

• Nội dung môn học


• CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ
• CHƯƠNG 2: CUNG, CẦU VÀ ĐỘ CO GIÃN
• CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
• CHƯƠNG 4: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI SẢN XUẤT
• CHƯƠNG 5: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN
• Tài liệu học tập
• Giáo trình lưu hành nội bộ Kinh tế vi mô
• GS.TS Lê Thế Giới, Kinh tế vi mô, Nhà xuất bản Tài chính, 2010
• Quy định môn học
• Nghiên cứu trước phần lý thuyết ở nhà
• Tập trung trao đổi lý thuyết và tình huống thực tế tại lớp
• Hoàn thành các bài tập trong giáo trình và bài tập về nhà.

 1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ
KINH TẾ HỌC VI MÔ

 2
NỘI DUNG

I Kinh tế học

II Nền kinh tế

III Lý thuyết lựa chọn kinh tế

 3
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

“Chúng ta không thể luôn có cái


mà chúng ta muốn”
Nhu cầu Nguồn lực
vô hạn khan
hiếm

Đây là vấn đề mà bất kỳ nền kinh tế


nào cũng phải đối diện
 4
I. KINH TẾ HỌC
- Khái niệm
- Các bộ phận của kinh tế học
- Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
- Đặc trưng của kinh tế học

 5
Khái niệm
• Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách
thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của
từng chủ thể tham gia vào nền kinh tế nói riêng
• Căn cứ phạm vi nghiên cứu kinh tế học được chia thành:
- Kinh tế học vi mô (Microeconomics)
- Kinh tế học vĩ mô (Macroeconomics)

 6
Các bộ phận của kinh tế học
• Kinh tế học vi mô: Là môn học nghiên cứu cách thức ra
quyết định của các chủ thể kinh tế cũng như sự tương tác
của họ trên trên thị trường
• Hộ gia đình: tiêu dùng các hàng hóa để thỏa mãn & cũng là các
nhà cung cấp nguồn lực để có thu nhập.
• Doanh nghiệp: có nhu cầu về các nguồn lực và sử dụng các
nguỗn lực để sản xuất ra hàng hóa tiêu dùng và cung cấp cho
các hộ gia đình
• Chính phủ: Ban hành các chính sách, qui định và cung cấp các
hàng hóa công cộng.

 7
Các bộ phận của kinh tế học
• Kinh tế học vĩ mô: là môn học nghiên cứu hoạt động của
toàn bộ nền kinh tế như :
• Tăng trưởng của nền kinh tế ( thu nhập của toàn nền kinh
tế)
• Lạm phát
• Thất nghiệp…
• Các chính sách kinh tế tác động vào tổng thể nền kinh tế
….

 8
• Mối quan hệ giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô:
• Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô đều là những
nội dung quan trọng của kinh tế học, không thể chia
cắt, mà bổ sung cho nhau, tạo thành hệ thống kiến
thức của kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước.
• Kinh tế học vĩ mô tạo hành lang, tạo môi trường, tạo
điều kiện cho kinh tế vi mô phát triển.

 9
BÀI TẬP THỰC HÀNH SỐ 1
1. Những nhận định nào dưới đây là vấn đề quan tâm của kinh tế học vi
mô, những nhận định nào là quan tâm của kinh tế học vĩ mô
a. Đánh thuế cao vào các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ sẽ hạn chế được
tiêu dùng của những mặt hàng này.
b. Người lao động có mức thu nhập cao có thể sẽ mua nhiều hàng xa
xỉ hơn
c. Một quốc gia phát triển có thể được thể hiện ở chi tiêu của người
tiêu dùng cao hơn.
d. Lãi suất cao trong nền kinh tế thì có thể làm giảm khuyến tăng đầu
tư tư nhân
e. Mức thất nghiệp của toàn bộ khu vực thành thị của Việt Nam tăng
lên nhanh vào cuối những năm 90.
f. Một hãng sản xuất kinh doanh sẽ tăng đầu từ vào máy móc thiết bị
nếu dự đoán vào tương lai về thu nhập là rất khả quan

 10
Kinh tế học thực chứng và kinh tế học
chuẩn tắc
• Theo cách tiếp cận kinh tế học được chia thành:
• Kinh tế học thực chứng: mô tả phân tích các sự kiện,
những mối quan hệ trong nền kinh tế - cái gì, thế nào,
cho ai – và các hành vi ứng xử của chúng. Nói cách
khác: nó giải thích sự hoạt động của nền kinh tế một
cách khách quan và khoa học.
• Kinh tế học chuẩn tắc: đưa ra các chỉ dẫn hoặc khuyến
nghị dựa trên những đánh giá, nhận định chủ quan vào
vấn đề cái gì, thế nào và cho ai của nền kinh tế.

 11
BÀI TẬP THỰC HÀNH SỐ 2

Những nhận định nào dưới đây mang tính thực chúng hay mang tính chuẩn
tắc:
1.Giá dầu thế giới tăng 300% giữa năm 1973 và 1974
2.Hút thuốc là có hại cho sức khỏe vì thế cần phải hạn chế và tiến tới loại bỏ nó.
3.Phân phối thu nhập trên thế giới quá bất công vì các nước nghèo chiếm tới 61%
dân số thế giới nhưng chỉ chiếm được có 6% thu nhập của toàn thế giới.
4.Thu nhập quốc dân của Hoa Kỳ năng 1995 chiếm 29% tổng GDP của toàn thế
giới.
5.Chính phủ các nước sử dụng các chính sách tài khóa mở và chính sách tiền tệ
mở để giảm tỷ lệ thất nghiệp
6.Chính phủ chọn giải pháp tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng để chống lạm phát
7.Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi với những người nghèo.
8.Để bảo vệ nền sản xuất trong nước Chính phủ cần phải có chính sách bảo hộ
mậu dịch
9.Tình hình lạm phát của nước Đức những năm 1922 và 1923 là hết sức nghiêm
trọng.

 12
Đặc trưng của kinh tế học
• Nghiên cứu sự khan hiếm các nguồn lực
với nhu cầu kinh tế, xã hội.
• Khi phân tích hoặc lý giải một sự kiện kinh
tế cần dựa trên những giả thiết nhất định
• Là bộ môn nghiên cứu mặt lượng.
• KTH mang tính toàn diện và tổng hợp.
• Các kết quả nghiên cứu kinh tế chỉ xác định
được ở mức trung bình.

 13
II. NỀN KINH TẾ

- Mô hình nền kinh tế


- Những vần đề kinh tế cơ bản
- Các mô hình kinh tế

 14
Nền kinh tế bao gồm các bộ phận hợp thành và sự
tương tác giữa chúng với nhau. Gồm 2 bộ phận
cơ bản:
- Người ra quyết định: bất cứ ai hoặc tổ chức nào
ra các quyết định lựa chọn. Gồm có: hộ gia đình,
doanh nghiệp, chính phủ
- Cơ chế phối hợp: sự sắp xếp làm cho sự lựa
chọn của các thành viên trong nên kinh tế phù
hợp với nhau. Gồm: cơ chế mệnh lệnh, cơ chế
thị trường, cơ chế hỗn hợp.

 15
Mô hình nền kinh tế
Hàng hóa dịch vụ Hàng hóa dịch vụ
Thị trường sản phẩm

Tiền (chi Tiền (doanh


tiêu) thu)

Thuế Thuế
Hộ gia đình Chính phủ Doanh nghiệp

Trợ cấp Trợ cấp


Yếu Yếu
tố tố
sản Tiền (thu Tiền (chi sản
xuất nhập) phí) xuất
Thị trường yếu tố sản
xuất

 16
Những vần đề kinh tế cơ bản

Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các
mục tiêu cạnh tranh. Cơ chế này giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản:

Sản xuất cái gì?

Sản xuất như thế nào?

Sản xuất cho ai?

 17
Sản xuất cái gì?

Hàng hoá nào được sản xuất?

Sản xuất bao nhiêu?, Chất lượng?, thời gian


cụ thể nào để sản xuất

Khi nào sản xuất tăng thêm, khi nào


giảm bớt?

 18
Sản xuất như thế nào?

Sử dụng đầu vào sản xuất nào?

Công nghệ, phương pháp sản xuất nào?

Vấn đề quản lý?

 19
Sản xuất cho ai?
Xác định rõ ai sẽ được hưởng và được lợi từ những
hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra?

Vấn đề mấu chốt ở đây là việc phân phối có tác dụng


vừa kích thích sản xuất vừa đảm bảo công bằng xã
hội. Vấn đề này liên quan trực tiếp đến việc phân phối
thu nhập và các chính sách của Nhà nước đối với vấn
đề đó

 20
Các yếu tố sản xuất

Lao động

Đất đai Vốn


 Ví dụ 1: Sản
xuất và kinh
 Ví dụ 2: Tiệm doanh rau
sạch thủy
bánh mỳ
canh

 21
Các mô hình kinh tế
• Kinh tế kế hoạch hóa tập trung: chính phủ đưa ra mọi quyết định về sản
xuất và phân phối.
• Kinh tế thị trường: cá nhân người tiêu dùng và doanh nghiệp tác động
lẫn nhau trên thị trường để xác định hệ thống giá cả thị trường, lợi
nhuận, thu nhập…
• Kinh tế hỗn hợp: chính phủ vận hành nền kinh tế theo tín hiệu thị
trường.

 Học kỳ 1 _ Năm học 2018-2019  22


Các mô hình kinh tế
Mô hình Kinh tế Kế Hoạch Hóa tập trung: chính phủ đưa ra
mọi quyết định về sản xuất và phân phối.

Đặc điểm

Các nguồn lực của nền kinh tế


là sở hữu tập thể.

Bộ máy Nhà nước giải quyết các


vấn đề kinh tế cơ bản

 23
Mô hình Kinh tế Kế Hoạch Hóa tập
trung
Ưu điểm:
- Hàng hóa công cộng được tập trung nguồn lực
- Chênh lệch giàu nghèo hạn chế
- Nền kinh tế ít biến động
Nhược điểm:
- Hàng hóa cá nhân khan hiếm, chất lượng kém

- Nền kinh tế ít tăng trưởng

Nguyên nhân:
- Bộ máy quản lý cồng kềnh
- Các DN không chủ động
- Không có động lực cạnh tranh

 24
Các mô hình kinh tế
Mô hình kinh tế thị trường: cá nhân người tiêu dùng và
doanh nghiệp tác động lẫn nhau trên thị trường để xác định
hệ thống giá cả thị trường, lợi nhuận, thu nhập…

Đặc điểm

Các nguồn lực của nền kinh tế là sở


hữu cá nhân.

Thông qua hoạt động cung-cầu, cạnh


tranh trên thị trường để giải quyết các
vấn đề kinh tế cơ bản

 25
Mô hình kinh tế thị trường

Ưu điểm:
Hàng hóa cá nhân dồi dào, phong phú, chất lượng tốt đáp ứng
các nhu cầu người tiêu dùng.
Cơ chế thị trường khuyến khích cạnh tranh và đổi mới công nghệ
kỹ thuật
Khuyến khích việc sử dụng các nguồn tài nguyên của xã hội một
cách có hiệu
Nền kinh tế có thể đạt mức độ tăng trưởng cao
Nhươc điểm:
- Hàng hóa công cộng không được tư nhân đầu tư
- Nền kinh tế có thế biến động thăng trầm
- Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo có thể rất lớn
- Các khuyết tật khác của thị trường: độc quyền, nạn hàng giả, ô
nhiễm…..
 26
Các mô hình kinh tế
Mô hình kinh tế hỗn hợp: chính phủ vận hành nền kinh tế theo
tín hiệu thị trường.
Các nguồn lực của nền kinh tế vừa sở hữu tập thể vừa sở hữu
cá nhân.

Vai trò của Nhà nước là hạn chế những khuyết tật của nền kinh
tế thị trường.

Thông qua thị trường & bộ máy Nhà nước để giải quyết các vấn
đề kinh tế cơ bản. Ngoài ra CP còn điều tiết thu nhập thông qua
việc đánh thuế thu nhập để đảm bảo công bằng cho xã hội.

 27
II. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN KINH TẾ

- Quy luật khan hiếm


- Chi phí cơ hội
- Đường giới hạn khả năng sản xuất (Production
Possibilities Frontier - PPF)

 Học kỳ 1 _ Năm học 2018-2019  28


Quy luật khan hiếm

NHU CẦU VÔ SỰ KHAN NGUỒN LỰC


HẠN HIẾM HỮU HẠN

“quy luật khan hiếm là mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn và nguồn
lực hữu hạn của mỗi quốc gia và cá nhân”
• Nội dung của quy luật
Một hoạt động của con người, trong đó có hoạt động kinh tế đều sử dụng
các nguồn lực. Các nguồn lực đều khan hiếm, có giới hạn, đặc biệt kà các
nguồn lực tự nhiên khó hoặc không thể tái sinh
• Tác động của quy luật:
Doanh nghiệp phải lựa chọn những vấn đề kinh tế cơ bản của mình
trong giới hạn cho phép của khả năng sản xuất hiện có mà xã hội đã phân bổ
cho nó.

 29
Những vấn đề cơ bản của lý thuyết
lựa chọn
“Lựa chọn là cách thức mà các tác nhân trong nền kinh tế đưa ra
quyết định tối ưu về việc sử dụng các nguồn lực của họ”
• Sự cần thiết phải lựa chọn
- Nguồn lực kinh tế là có hạn
- Sự lựa chọn có thể thực hiện được.
• Mục tiêu của sự lựa chọn: tối đa hóa hay có thể thu nhiều lợi ích nhất trong
điều kiện có những giới hạn về nguồn lực
• Cơ sở của sự lựa chọn:
Chi phí cơ hội là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một sự lựa
chọn kinh tế.
• Bản chất của sự lựa chọn kinh tế tối ưu:
Căn cứ vào nhu cầu vô hạn của con người, của xã hội, của thị trường để ra
quyết định tối ưu về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai
trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có.

 30
CHI PHÍ CƠ HỘI

Chi phí cơ hội: Giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua
khi đưa ra quyết định lựa chọn.

 31
Ví dụ 1
Một người có một lượng tiền mặt là 1 tỷ đồng có 2
phương án lựa chọn 1 là giữa việc trong két tại nhà
hoặc là giữ lượng tiền đó vào ngân hàng với lãi suất
có kỳ hạn 1 tháng là 0,5% thì sau môt tháng anh ta có
được 1 khoản tiền lãi là 5 triệu đồng.

Như vậy nếu như anh ta quyết định giữ tiền trong két
tại nhà thì chi phí cơ hội của việc giữ tiền là lãi suất
mà chúng ta có thể thu được khi gửi tiền vào ngân
hàng.

 32
Ví dụ 2
• Một sinh viên quyết định đi làm thêm vào thu
7 và chủ nhật, bạn có thể kiếm được 1 thu
nhập là 500 ngàn đồng để chi tiêu. Tuy nhiên
thời gian của thứ 7 và chủ nhật đó lại không
được sử dụng để nghỉ ngơi.

• Vậy chi phí cơ hội của lao động là thời gian


nghỉ ngơi bị mất

 33
Ví dụ 3
Một người có 3 phương án kinh doanh và lợi nhuận tương ứng với mỗi
phương án kinh doanh như sau:
Phương án kinh doanh Lợi nhuận hằng
STT
năm
Cho thuê văn phòng 1.500 triệu đồng
1

Mở quán cafe 500 triệu đồng


2

Mở nhà hàng 1.200 triệu đồng


3

PA 1 có lợi nhuận cao nhất 1.500 triệu đồng nên đem lại sự thỏa
mãn nhu cầu cao nhất, do đó người này sẽ chọn phương án 1 mà từ bỏ
phương án 2, Phương án 3 là là phương án có lợi nhuận cao nhất vậy
chi phí cơ hội của PA 1 là 1.200 triệu đồng.
Khi đưa ra bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào chúng ta cũng phải cân nhắc so sánh
các phương án với nhau dựa vào chi phí cơ hội của sự lựa chọn.

 34
Quy luật chi phí cơ hội ngày càng
tăng: khi gia tăng một đơn vị hàng
hóa này thì xã hội phải hy sinh ngày
càng nhiều hàng hóa khác
Tác động của quy luật: giúp tính toán và lựa
chọn sản xuất cái gì, như thế nào là có lợi
nhất

 35
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)

Là đường thể hiện các kết hợp hàng hóa mà


một nền kinh tế có khả năng sản xuất dựa
trên các nguồn lực và công nghệ sẵn có.
Cho biết lượng tối đa của một sản phẩm mà nền kinh tế có thể
sản xuất được với nguồn lực đầu vào không đổi

• Đường giới hạn khả năng sản xuất dựa trên các giả định sau:
- Chỉ có 2 sản phẩm được sản xuất.
- Khối lượng các nguồn lực của nền kinh tế là có giới hạn.
- Giả định các yếu tố khác không đổi (chẳng hạn biến cố chiến
tranh xuất hiện).

 36
Ví dụ về đường giới hạn khả năng sản xuất
(PPF)
Giả định nền kinh tế chỉ sản xuất có hai sản phẩm: thực phấm
và vải và hai ngành này dùng toàn bộ nguồn lực của nền kinh tế

Thực phẩm Vải


Phương án Số đơn vị Sản lượng Số đơn vị Sản lượng
sản xuất lao động lao động
A 4 25 0 0

B 3 22 1 9
C 2 17 2 17
D 1 10 3 24

E 0 0 4 30

 37
Mô hình đường giới hạn khả năng sản xuất
(PPF) Các điểm nằm trong đường
PPF, các nguồn lực chưa được
Thực phẩm sử dụng một cách có hiệu quả
(Số lượng)
Đường giới hạn khả năng
25 A
B sản xuất (PPF)
22 F.
H.
17 C Các điểm nằm ngoài PPF
là những kết hợp mà
nền kinh tế không thể
đạt được
10 D

E Vải
(Số lượng)  38
BÀI TẬP

1. Quân là một sinh viên kinh tế mới tốt nghiệp quyết định đầu tư 500
triệu đồng để mở và điều hành một nhà hàng.
• Nhà hàng đó tạo ra lợi nhuận 15 triệu đồng mỗi tháng. Giả sử rằng lãi
suất tiền gửi ngân hàng là 1%/tháng.
• Nếu Quân đi làm cho một công ty nước ngoài sẽ có được thu nhập 12
triệu đồng mỗi tháng.
a. Hãy xác định chi phí cơ hội của việc mở nhà hàng.
b. Hãy đánh giá quyết định mở nhà hàng của sinh viên này.

Giải:
Lãi suất tiền gửi ngân hàng = 1%*500tr = 5 triệu
CPCH của việc mở NH= LSNH+Lương đi làm = 5+12 = 17tr

 39
BÀI TẬP
2. Khánh, Duy, Dũng có kế hoạch đi du lịch từ Đà Nẵng đến
Hà Nội. Chuyến đi mất 2 giờ nếu đi bằng máy bay và 16 giờ
nếu đi tàu hỏa. Giá vé máy bay là 1,2tr và tàu hỏa 1tr. Họ
đồng thời cũng bỏ lỡ việc làm trong khi đi du lịch. Khánh
kiếm được 50 nghìn/giờ, Duy kiếm được 60 nghìn/giờ,
Dũng 100 nghìn/giờ.
Hãy tính chi phí cơ hội của việc đi bằng máy bay và tàu hỏa
của mỗi người. Giả định rằng tất cả họ đều muốn sự lựa
chọn tối ưu, mỗi người nên đi như thế nào?

 40
BÀI TẬP
• Giả sử rằng một nền kinh tế có đường giới hạn khả năng sản xuất được mô tả ở bảng đưới
dây:
Khả năng Hàng hóa A Hàng hóa B
A 200 0
B 180 60
C 160 100
D 100 160
E 40 200
F 0 220

a.Bạn hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất (hàng hóa A biểu diễn trên trục tung, hàng
hóa B biểu diễn trên trục hoành).
b.Nếu nền kinh tế vận động từ khả năng C đến khả năng D, hãy tính chi phí cơ hội của việc
sản xuất hàng hóa A(B)
c. Điều gì xảy ra với chi phí cơ hội của việc sản xuất hàng hóa A nếu hàng hóa A ngày càng
được sản xuất nhiều.

 41

You might also like