Chương 08. Nguyên Lí 2 NĐH

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

CHƯƠNG 8

NGUYÊN LÝ THỨ HAI


NHIỆT ĐỘNG HỌC
Nhiệt được truyền một cách rất tự nhiên từ một vật thể
nóng sang vật thể lạnh (giống như một dòng dung nham
nóng chảy truyền cho biển Hawaii), liệu có thể truyền
nhiệt từ vật lạnh sang vật nóng được không ?
§1
NHỮNG HẠN CHẾ CỦA
NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT
Nội dung của nguyên lí thứ nhất chính là định
luật bảo toàn và biến đổi năng lượng.
Nhưng ngược lại, một số quá trình vĩ mô phù
hợp với nguyên lí thứ nhất có thể không xảy ra
trong thực tế.

TA > T B
ÞNguyên lí thứ nhất không cho ta biết chiều
diễn biến của quá trình thực tế xảy ra

• Nguyên lí thứ hai sẽ khắc phục những hạn chế


trên của nguyên lí thứ nhất
§2
QUÁ TRÌNH THUẬN NGHỊCH

KHÔNG THUẬN NGHỊCH
1. Định nghĩa
Một quá trình biến đổi của hệ từ
trạng thái 1 sang trạng thái 2
được gọi là thuận nghịch, khi nó
có thể tiến hành theo chiều
ngược lại và trong quá trình
ngược đó, hệ đi qua các trạng
thái trung gian như trong quá
trình thuận.
Đối với quá trình thuận nghịch,
môi trường xung quanh không
xảy ra biến đổi nào cả.
- Trong thực tế thường xảy ra các
quá trình không thuận nghịch.
Quá trình không thuận nghịch
là quá trình mà khi tiến hành
theo chiều ngược lại, hệ không
qua các trạng thái trung gian
như trong quá trình thuận.
Đối với quá trình không thuận
nghịch, môi trường xung quanh
bị biến đổi.
2. Ví dụ
a) Về quá trình thuận nghịch
- Con lắc dao động không có ma sát và nhiệt độ
của nó bằng nhiệt độ của môi trường.
- Quá trình nén, giãn khí đoạn nhiệt vô cùng
chậm cũng là một quá trình thuận nghịch.
Có thể nói rằng mọi quá trình cơ học không có
ma sát đều là quá trình thuận nghịch.
• Về quá trình không thuận nghịch
Mọi quá trình vĩ mô thực bao giờ cũng có trao
đổi nhiệt với môi trường ngoài
-> Mọi quá trình vĩ mô thực tế đều là những quá
trình không thuận nghịch.
- Các quá trình cơ học có ma sát.
- Quá trình truyền nhiệt từ vật nóng sang vật
lạnh
• Ví dụ 1.
Chọn câu phát biểu sai khi nói về các quá trình thuận
nghịch
A. Khi thực hiện xong một quá trình thuận nghịch thì
môi trường xung quanh không xảy ra một biến đổi nào
cả
B. Trong một quá trình biến đổi, nếu quá trình nghịch đi
qua tất cả các điểm trung gian của quá trình thuận thì
gọi là quá trình thuận nghịch
C. Trong một quá trình biến đổi, hệ chuyển từ trạng thái
không cân bằng sang trạng thái cân bằng nhiệt động là
một quá trình thuận nghịch
• Ví dụ 2
Chọn câu phát biểu sai khi nói về các quá trình thuận
nghịch hoặc không thuận nghịch
A. Quá trình một con lắc đơn dao động không ma sát
trong môi trường có nhiệt độ bằng nhiệt độ của nó là
một quá trính thuận nghịch
B. Quá trình nén, giãn khí đoạn nhiệt vô cùng chậm là
một quá trình thuận nghịch
C. Quá trình truyền nhiệt từ vật nóng sang vật lạnh là
một quá trình thuận nghịch
D. Các quá trình có ma sát đều là quá trình không thuận
nghịch
§3
NGUYÊN LÝ THỨ HAI
NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
1. Máy nhiệt
- Máy nhiệt là một hệ hoạt động tuần hoàn biến
công thành nhiệt hoặc biến nhiệt thành công.
+Tác nhân là các chất vận chuyển làm nhiệm vụ
biến nhiệt thành công và ngược lại.
+Nguồn nhiệt là các vật có nhiệt độ khác nhau ,
trao đổi nhiệt với nhau. Nguồn nóng, nguồn
lạnh.
a) Động cơ nhiệt.
- Là loại máy nhiệt biến nhiệt thành công.
Ví dụ: máy hơi nước, các loại động cơ đốt trong...
- Nếu trong một chu trình, tác nhân nhận của
nguồn nóng một nhiệt lượng Q1 và nhả cho
nguồn lạnh Q2’ và sinh công A’ thì hiệu suất
được tính bằng:

Theo nguyên lí 1:

Hiệu suất :
+ Q1 : Nhiệt lượng mà tác nhân nhận được từ
nguồn nóng
+ Q2’ : Nhiệt lượng mà tác nhận nhả cho nguồn
lạnh
+A’ : Công do động cơ nhiệt sinh ra
b) Máy làm lạnh.
-Là máy dùng công để
chuyển nhiệt từ nguồn lạnh
sang nguồn nóng
-Tác nhân tiêu thụ công A và
lấy một nhiệt lượng Q2 từ
nguồn lạnh thì hệ số làm
lạnh :
2. Phát biểu nguyên lý thứ hai
Phát biểu của Clausius: Nhiệt không thể tự động
truyền từ vật lạnh sang vật nóng hơn.
-Tức là, quá trình truyền nhiệt từ vật lạnh sang vật
nóng không tự phát xảy ra, bắt buộc phải có tác
dụng của bên ngoài
-Cách phát biểu khác: Không thể thực hiện được
một quá trình mà kết quả duy nhất là truyền năng
lượng dưới dạng nhiệt từ vật lạnh hơn sang vật
nóng hơn
• Phát biểu của Thomson: Không thể chế tạo
được một máy hoạt động tuần hoàn biến đổi
liên tục nhiệt thành công nhờ làm lạnh một vật
và xung quanh không chịu một sự thay đổi
đồng thời nào
• Những máy này là động cơ vĩnh cửu loại II,
nên phát biểu trên có thể chuyển thành: không
thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu loại II
§4
CHU TRÌNH CARNOT
VÀ ĐỊNH LÝ CARNOT

Các máy nhiệt đều hoạt động theo những chu


trình. Chu trình có lợi nhất là chu trình Carnot.
1. Chu trình Carnot (thuận nghịch)
Chu trình gồm hai quá trình
đẳng nhiệt thuận nghịch và hai
quá trình đoạn nhiệt thuận
nghịch.
Chu trình Carnot thuận.
1-2, 3-4 là quá trình đẳng nhiệt
2-3, 4-1 là quá trình đoạn nhiệt
• Hiệu suất


• Suy ra
• Lại có, vì 2-3, 4-1 là đoạn nhiệt nên

• Suy ra

Thay vào biểu thức tính hiệu suất, ta được:


• Hiệu suất của chu trình Carnot thuận nghịch
đối với khí lí tưởng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ
của nguồn nóng và nguồn lạnh
Bốn bước thực hiện chu trình
Carnot thuận với tác nhân là
chất khí:
• Giãn đẳng nhiệt ở , tác nhân
thu nhiệt
• Giãn đoạn nhiệt, nhiệt độ từ
giảm xuống
• Nén đẳng nhiệt ở , tác nhân
tỏa nhiệt
• Nén đoạn nhiệt, nhiệt độ
tăng từ lên
• Chu trình Carnot thuận nghịch theo chiều
ngược lại thì ta có chu trình Carnot ngược.
Trong chu trình đó, khí nhận được của nguồn
lạnh nhiệt lượng ( > 0), nhận công A và nhả
cho nguồn nóng nhiệt lượng
• Hệ số làm lạnh của chu trình Carnot ngược:

Hệ số làm lạnh của chu trình Carnot ngược cũng


chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn nóng và
nguồn lạnh
2. Định lý Carnot
“Hiệu suất của tất cả các động cơ thuận nghịch
chạy theo chu trình Carnot với cùng nguồn nóng
và nguồn lạnh đều bằng nhau và không phụ
thuộc vào tác nhân cũng như cách chế tạo máy.
Hiệu suất của động cơ không thuận nghịch thì
nhỏ hơn hiệu suất của động cơ thuận nghịch”
• Hiệu suất của chu trình Carnot:
Dấu ‘=’ thể hiện chu trình Carnot thuận nghịch

• Nhận xét
-Nhiệt không thể chuyển hóa hoàn toàn thành công
-Hiệu suất của động cơ nhiệt càng lớn nếu nhiệt độ
nguồn nóng càng cao và nhiệt độ nguồn lạnh càng thấp
-Muốn tăng hiệu suất của động cơ nhiệt thì ngoài cách
làm nói trên, phải chế tạo sao cho động cơ này càng
gần động cơ thuận nghịch
Hiệu suất sinh học:
Mặc dù một cơ thể sinh học không
phải là một động cơ nhiệt, nhưng
các khái niệm về hiệu suất có thể áp
dụng:
Để thực hiện công trên một chiếc
xe đạp, cơ thể bạn đầu tiên chuyển
đổi năng lượng liên kết hóa học dự
trữ trong glucose thành năng lượng
hóa học trong ATP sau đó chuyển
đổi năng lượng từ ATP thành
chuyển động của bắp chân của bạn,
và cuối cùng chuyển đổi từ chuyển
động cơ bắp vào chuyển động của
bàn đạp. Hiệu quả tổng thể của toàn bộ này quá trình chỉ khoảng
25%. Phần còn lại 75% năng lượng được giải phóng từ glucose đi
vào làm nóng cơ thể của bạn.
• Ví dụ 1
Chọn câu phát biểu sai về động cơ nhiệt
A. Là loại máy nhiệt biến nhiệt thành công
B. Máy hơi nước, các loại động cơ đốt trong là
những ví dụ về động cơ nhiệt
C. Trong một chu trình, tác nhân phải tiếp xúc
với hai nguồn nhiệt nóng và lạnh
D. Tác nhân trong các động cơ nhiệt thường biến
đổi theo các chu trình không thuận nghịch
• Ví dụ 2
Chọn câu phát biểu đúng về động cơ nhiệt
A. Gọi T1 và T2 là nhiệt độ của nguồn nóng và nguồn
lạnh, thì hiệu suất là
B. Gọi Q1 là nhiệt lượng nhận từ nguồn nóng, Q’2 là
nhiệt lượng nhả cho nguồn lạnh, thì công sinh ra là
C. Động cơ nhiệt thường hoạt động theo các chu trình
không thuận nghịch
D. Động cơ nhiệt là loại máy nhiệt biến công thành
nhiệt
• Ví dụ 3
Chọn câu phát biểu sai
A. Theo Nguyên lý thứ hai của nhiệt động học, nhiệt
không thể tự động truyền từ vật lạnh sang vật nóng
B. Quá trình truyền nhiệt từ vật lạnh sang vật nóng vi
phạm Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học
C. Không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu loại hai
D. Không thể chế tạo được một loại máy hoạt động
tuần hoàn biến đổi liên tục nhiệt thành công nhờ làm
lạnh một vật mà xung quanh không chịu một sự thay
đổi đồng thời nào
BÀI TẬP SÁCH BÀI TẬP
9.3, 9.4, 9.5, 9.6, 9.7, 9.8, 9.9, 9.10
Một động cơ làm việc theo chu trình Cacno có
công suất P = 73600W. Nhiệt độ nguồn nóng T1
= 100oC. Nhiệt độ nguồn lạnh là 0oC. Tính:
a) Hiệu suất của động cơ?
b) Nhiệt lượng mà tác nhân nhận được của
nguồn nóng trong một phút?
c) Nhiệt lượng mà tác nhân nhả cho nguồn lạnh
trong 1 phút?
Một động cơ nhiệt lý tưởng chạy theo chu trình
Cacno nhả cho nguồn lạnh 80% nhiệt lượng mà
nó thu được từ nguồn nóng. Biết nhiệt lượng
thu được trong một chu trình là 1,5 kcal. Tính
hiệu suất của động cơ và công mà động cơ sinh
ra trong một chu kỳ?
• Một máy lạnh lý tưởng hoạt động theo chu
trình Cacno ngược, hỏi các ngoại lực trong
máy làm lạnh này cần thực hiện một công
bằng bao nhiêu để lấy đi một nhiệt lượng 105J
từ buồng lạnh có nhiệt độ 263K, biết nhiệt độ
của nước làm lạnh là 285K?

You might also like