Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 131

PHƯƠNG PHÁP HỎI BỆNH VÀ

KHÁM BỆNH KHỚP

ThS.BSCKI. Hồ Thị Lê
Bệnh viện Quân y 175
Nội dung
1. Mục tiêu học tập
2. Pre-Test
3. Tóm tắt các triệu chứng cơ bản của bệnh lý khớp
4. Mục tiêu hỏi bệnh và khám bệnh khớp
5. Nguyên tắc hỏi bệnh và khám bệnh
6. Phương pháp hỏi bệnh
7. Phương pháp khám bệnh
8. Post-Test
Bates' Guide to Physical Examination and History Taking
Mục tiêu học tập
1. Kiến thức
 Trình bày được các triệu chứng lâm sàng bệnh khớp
2. Kỹ năng
 Đặt được các câu hỏi để khai thác triệu chứng cơ năng tại khớp và ngoài
khớp hay gặp ở người bệnh khớp.
 Thực hiện được các thao tác khám khớp cơ bản
3. Thái độ
 Tích cực, chủ động tham gia học tập.
 Ân cần, niềm nở và đúng mực với người bệnh.
Nội dung
1. Giới thiệu
2. Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo
3. Mục tiêu học tập
4. Pre-Test
5. Tóm tắt các triệu chứng của bệnh lý khớp
6. Mục tiêu hỏi bệnh và khám bệnh khớp
7. Nguyên tắc hỏi bệnh và khám bệnh
8. Phương pháp hỏi bệnh
9. Phương pháp khám bệnh
10. Post-Test
Pre-Test
 Câu hỏi MCQ.
 Yêu cầu: Chọn câu trả lời đúng nhất.
Pre-Test
1. Bàn tay phải nắm vào
phần nào của tay trái?
A. Cổ tay
B. Khớp cổ tay
Pre-Test
2. Cổ tay gồm những cấu trúc giải phẫu nào?
A. Các xương tụ cốt cổ tay.
B. Khớp cổ tay và phần mềm quanh khớp.
C. Bao khớp cổ tay và màng hoạt khớp cổ tay.
D. Xương quay và xương trụ.
Pre-Test
3. Khớp gối gồm những cấu trúc giải phẫu nào?
A. Dây chằng bên trong và gân bánh chè
B. Dây chằng chéo sau và gân cơ tứ đầu đùi.
C. Bao khớp và dây chằng bên ngoài.
D. Màng hoạt dịch và dây chằng chéo trước.
4. Pre-Test
4. Các triệu chứng lâm sàng của người bệnh có
bệnh lý khớp bao gồm?
A. Sốt, ban ngoài da, đau khớp và sưng khớp.
B. Tràn dịch khớp, đau khớp, sưng và nóng khớp.
C. Triệu chứng tại khớp và triệu chứng ngoài khớp.
D. Sưng khớp, đau khớp, nóng khớp và đỏ khớp.
4. Pre-Test
5. Các triệu chứng ngoài khớp hay gặp của người
bệnh có bệnh lý khớp bao gồm?
A. Rụng tóc, xơ gan, suy tim, mất ngủ.
B. Sốt, sút cân, thiếu máu mạn tính, ban ngoài da.
C. Thiếu máu mạn tính, mệt mỏi, tê bì bàn chân.
D. Đau cơ, yếu cơ, ban ngoài da, hạt dưới da.
Nội dung
1. Giới thiệu
2. Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo
3. Mục tiêu học tập
4. Pre-Test
5. Tóm tắt các triệu chứng của bệnh lý khớp
6. Mục tiêu hỏi bệnh và khám bệnh khớp
7. Nguyên tắc hỏi bệnh và khám bệnh
8. Phương pháp hỏi bệnh
9. Phương pháp khám bệnh
10. Post-Test
Tóm tắt các triệu chứng của bệnh lý khớp

 Bệnh lý khớp: hai nhóm triệu chứng


• Triệu chứng tại khớp:
o (+)
• Triệu chứng ngoài khớp:
o (+/-)
Tóm tắt các triệu chứng của bệnh lý khớp

 Triệu chứng tại khớp:


• Luôn có,
• Bao gồm:
o Viêm khớp,
o Lạo xạo khớp,
o Kẹt khớp,
o Lỏng lẻo khớp,
o Biến dạng khớp mạn tính không hồi phục.
Tóm tắt các triệu chứng của bệnh lý khớp

 Triệu chứng tại khớp:


• Viêm khớp: hay gặp nhất
o Sưng khớp, đau khớp,
nóng khớp, đỏ khớp và
hạn chế vận động khớp.
Viêm khớp bàn ngón chân cái phải
Tóm tắt các triệu chứng của bệnh lý khớp

 Triệu chứng ngoài khớp:


• Chỉ gặp ở bệnh khớp viêm, bao gồm viêm khớp
dạng thấp, gút, viêm cột sống dính khớp, lupus
ban đỏ hệ thống và các bệnh khớp viêm khác.
• Không gặp ở bệnh khớp không viêm, như là thoái
hóa khớp, hoại tử vô mạch chỏm xương đùi.
Tóm tắt các triệu chứng của bệnh lý khớp

 Triệu chứng ngoài khớp:


• Hay gặp: Sốt, sút cân, thiếu máu mạn tính,
ban ngoài da, hạt dưới da và loét miệng.
• Ít gặp: Gan to, lách to, hạch to và các triệu
chứng liên quan với viêm tim, viêm phổi kẽ,
viêm mạch và viêm ruột.
Tóm tắt các triệu chứng của bệnh lý khớp

 Triệu chứng ngoài khớp:


• Là các triệu chứng phản ánh tình trạng viêm ở
các cơ quan không phải khớp nhưng liên quan
mật thiết với viêm khớp.
• Phong phú và đa dạng
• Không đặc hiệu cho bệnh khớp.
Nội dung
1. Giới thiệu
2. Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo
3. Mục tiêu học tập
4. Pre-Test
5. Tóm tắt các triệu chứng của bệnh lý khớp
6. Mục tiêu hỏi bệnh và khám bệnh khớp
7. Nguyên tắc hỏi bệnh và khám bệnh
8. Phương pháp hỏi bệnh
9. Phương pháp khám bệnh
10. Post-Test
Mục tiêu hỏi bệnh và khám bệnh khớp

 Hai mục tiêu


• Phát hiện được các triệu chứng tại khớp
• Phát hiện được các triệu chứng ngoài khớp:
o Dễ bị bỏ sót trong quá trình tiếp cận
người bệnh.
Nội dung
1. Giới thiệu
2. Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo
3. Mục tiêu học tập
4. Pre-Test
5. Tóm tắt các triệu chứng của bệnh lý khớp
6. Mục tiêu hỏi bệnh và khám bệnh khớp
7. Nguyên tắc hỏi bệnh và khám bệnh khớp
8. Phương pháp hỏi bệnh
9. Phương pháp khám bệnh
10. Post-Test
Nguyên tắc hỏi bệnh và khám bệnh khớp

 Nguyên tắc chung:


• Toàn diện, thứ tự và so sánh.
 Nguyên tắc riêng:
• Phân biệt được
o Tổn thương cấp cứu và không cấp cứu
o Tổn thương khớp và phần mềm quanh khớp
o Bệnh lý khớp viêm và bệnh lý khớp không viêm
6. Nguyên tắc hỏi bệnh và khám bệnh

 Nguyên tắc chung


• Toàn diện: tại khớp và ngoài khớp
• Thứ tự: Toàn thân, khớp, cơ, xương và các cơ
quan.
• So sánh: Đối chiếu hai bên chi thể để phát hiện
các tổn thương.
Nguyên tắc hỏi bệnh và khám bệnh

 Nguyên tắc riêng


• Phân biệt tổn thương cấp cứu và không cấp cứu,
các tổn thương cấp cứu bao gồm:
o Gãy xương
o Gút cấp
o Viêm khớp nhiễm khuẩn
Nguyên tắc hỏi bệnh và khám bệnh
Nguyên tắc riêng: Phân biệt tổn thương khớp và phần
mềm quanh khớp
Triệu chứng Tổn thương khớp Tổn thương
phần mềm quanh khớp
Cảm giác đau Sâu, lan tỏa Nông, khu trú
Phân bố triệu Lan tỏa Khu trú
chứng
Hạn chế vận động Chủ động và thụ động Chủ động
6Nguyên tắc hỏi bệnh và khám bệnh
Nguyên tắc riêng: Phân biệt bệnh lý khớp viêm và
không viêm
Triệu chứng Bệnh lý khớp viêm Bệnh lý khớp không viêm
Sưng, nóng, đỏ (+) (-)
Cứng khớp buổi (+/-) (-)
sáng kéo dài
Triệu chứng ngoài (+/-) (-)
khớp
CRP, máu lắng (ESR) Tăng/bình thường Bình thường

Máu lắng: hiệu chỉnh theo tuổi và giới để tính giới hạn trên của bình thường.
Nội dung
1. Giới thiệu
2. Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo
3. Mục tiêu học tập
4. Pre-Test
5. Tóm tắt các triệu chứng của bệnh lý khớp
6. Mục tiêu hỏi bệnh và khám bệnh khớp
7. Nguyên tắc hỏi bệnh và khám bệnh
8. Phương pháp hỏi bệnh
9. Phương pháp khám bệnh
10. Post-Test
Phương pháp hỏi bệnh
 Người khám bệnh đặt các câu hỏi để khai thác
triệu chứng cơ năng tại khớp và ngoài khớp.
 Nội dung:
• Đau (khớp, phần mềm quanh khớp).
• Các triệu chứng kèm theo (sưng, nóng, đỏ, cứng
khớp buổi sáng và triệu chứng ngoài khớp).
o Mục đích: Xác định xem người bệnh có hay không có các
triệu chứng của bệnh lý khớp viêm.
Phương pháp hỏi bệnh

 Đau khớp hay đau phần mềm quanh khớp?


• Ông/bà/ cô/chú/anh/chị cảm thấy đau sâu
trong khớp hay đau nông ngay dưới da?
• Ông/bà/ cô/chú/anh/chị cảm thấy đau ở một
vị trí hay đau cả một vùng?
Phương pháp hỏi bệnh
 Các đặc điểm của đau khớp?
• Khởi phát
• Phân bố
• Diễn biến
• Tính chất
• Mức độ
Phương pháp hỏi bệnh
Khởi phát Đặc điểm Câu hỏi
Thời điểm < 6 tuần hoặc >= 6 tuần Ông/bà/cô/chú/anh/chị bị đau khớp
mấy ngày/mấy tuần/mấy tháng/ mấy
năm rồi?
Tính chất Đột ngột hoặc từ từ Từ khi ông/bà/cô/chú/anh/chị bắt đầu
đau khớp tới khi cảm thấy đau khớp đạt
mức tối đa thì mất mấy ngày hay mấy
tuần?
Điều kiện Tự phát hoặc có điều kiện Ông/bà/cô/chú/anh/chị cảm thấy đau
khớp tự phát hay xảy ra sau điều kiện gì,
ví dụ, chấn thương, tiêm khớp, phẫu
thuật hay viêm họng?
7. Phương pháp hỏi bệnh
Phân bố Đặc điểm Câu hỏi
Vị trí + Ngoại vi hay trục Ông/bà/cô/chú/anh/chị cảm thấy đau khớp
+ Ngoại vi: chủ yếu ở chân, tay hay ở trên thân người?
- Một bên hoặc hai bên chi thể Ông/bà/cô/chú/anh/chị cảm thấy đau khớp
ở một bên hay hai bên chi thể?
Có khi nào trong cùng một ngày
- Đối xứng hoặc không đối xứng ông/bà/cô/chú/anh/chị cảm thấy đau khớp
ở cả hai cổ tay hoặc hai gối hoặc hai cổ
chân?

Số lượng Một khớp hoặc vài khớp (hai đến Cho tới ngày hôm nay
ba khớp) hoặc nhiều khớp (từ ông/bà/cô/chú/anh/chị cảm thấy đã từng
bốn khớp trở lên) đau những khớp nào?
7. Phương pháp hỏi bệnh
Diễn biến Đặc điểm Câu hỏi

Thời gian Liên tục hoặc từng đợt Từ khi bị đau khớp cho tới hôm nay
ông/bà/cô/chú/anh/chị cảm thấy có
ngày nào không bị đau khớp không?

Vị trí Di chuyển hoặc không di Khi ông/bà/cô/chú/anh/chị bị đau thêm


chuyển khớp mới thì các trước đó hết đau, đỡ
đau hay mức độ đau không thay đổi?
7. Phương pháp hỏi bệnh
Tính chất Đặc điểm Câu hỏi

Kiểu viêm hoặc cơ học Ông/bà/cô/chú/anh/chị cảm thấy khớp


•Kiểu viêm là đau đau nhiều nhất vào ban ngày hay ban
khớp tăng khi nghỉ. đêm?
•Kiểu cơ học là đau Hoặc:
khớp giảm hoặc hết Ông/bà/cô/chú/anh/chị cảm thấy khớp
khi nghỉ. đau nhất vào thời điểm nào - sáng, trưa,
chiều, tối, hay ban đêm?
7. Phương pháp hỏi bệnh
Mức độ Đặc điểm Câu hỏi
• Không đau Sử dụng thang điểm đánh giá đau và
hướng dẫn người bệnh cảm giác đau
• Đau nhẹ theo các mức, sau đó đề nghị trả lời câu
• Đau vừa hỏi trong ngày hôm nay:
Ông/bà/cô/chú/anh/chị ước lượng mức
• Đau nặng độ đau khớp sau đó chỉ vào một vị trí
trên thước đo.
Thang điểm đánh giá đau (VAS)

Không Đau một chút Đau hơn một chút Đau hơn nữa Đau rất nhiều Đau trầm trọng
đau
Không đau Đau nhẹ Đau trung bình Đau nặng

VAS: Visual analog scale


Phương pháp hỏi bệnh
Triệu chứng Đặc điểm Câu hỏi
kèm theo
Sưng, nóng, đỏ Kèm theo đau khớp ông/bà/cô/chú/anh/chị
cảm thấy có sưng khớp hay không?
Kèm theo đau khớp ông/bà/cô/chú/anh/chị
cảm thấy có nóng khớp hay không?
Kèm theo đau khớp ông/bà/cô/chú/anh/chị
cảm thấy có đỏ da quanh khớp hay không?
Phương pháp hỏi bệnh
Triệu chứng Đặc điểm Câu hỏi
kèm theo

+ Cứng khớp buổi sáng: 1. Ông/bà/cô/chú/anh/chị có cảm thấy


- Kéo dài: >= 30 phút; vận động các khớp khó khăn hơn vào
lúc buổi sáng sau khi ngủ dậy không?
- Không kéo dài: < 30 phút.
2. Từ khi ngủ dậy bắt đầu vận động các
khớp tới khi nào trong ngày
ông/bà/cô/chú/anh/chị cảm thấy vận
động các khớp dễ dàng nhất?
3. Trong thời gian
ông/bà/cô/chú/anh/chị bị bệnh nặng
nhất CKBS dài nhất là bao lâu?
Phương pháp hỏi bệnh

Triệu chứng Đặc điểm Câu hỏi


kèm theo
Sốt, sút cân, ban Kèm theo đau khớp
ngoài da, hạt dưới da, ông/bà/cô/chú/anh/chị cảm thấy có sốt,
loét miệng sút cân, ban đỏ ngoài da, u cục quanh
khớp khớp, loét miệng không?
Phương pháp hỏi bệnh

 Một số tình huống hay gặp


• Đau nhiều khớp mạn tính, khởi phát từ từ, tự
phát, kiểu viêm, diễn biến liên tục, đối xứng ở các
vị trí vai, khuỷu, cổ tay, bàn ngón tay, gối, cổ chân;
kèm theo sưng, nóng, không đỏ, cứng khớp buổi
sáng kéo dài, sốt nhẹ, sút cân.
• Gặp trong bệnh viêm khớp dạng thấp
Phương pháp hỏi bệnh

 Một số tình huống hay gặp


• Đau một hoặc vài khớp mạn tính, khởi phát đột
ngột, sau khi uống rượu, kiểu viêm, diễn biên
từng đợt bảy đến 10 ngày, không đối xứng, ở
các vị trí bao gồm bàn ngón chân cái, cổ chân;
kèm theo sưng, nóng, đỏ, sốt cao.
• Gặp trong bệnh gút
Phương pháp hỏi bệnh

 Một số tình huống hay gặp


• Đau khớp gối hai bên mạn tính, khởi phát từ từ,
tự phát, kiểu cơ học, diễn biến liên tục; không
sưng (hoặc sưng nhẹ), không nóng, không đỏ
nóng, không đỏ, cứng khớp buổi sáng ngắn,
không sốt, không sút cân.
• Gặp trong bệnh thoái hóa khớp gối.
Nội dung
1. Giới thiệu
2. Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo
3. Mục tiêu học tập
4. Pre-Test
5. Tóm tắt các triệu chứng của bệnh lý khớp
6. Mục tiêu hỏi bệnh và khám bệnh khớp
7. Nguyên tắc hỏi bệnh và khám bệnh
8. Phương pháp hỏi bệnh
9. Phương pháp khám bệnh
10. Post-Test
Phương pháp khám bệnh

 Khám bệnh
• Khám toàn thân và các cơ quan
• Khám khớp: khớp ngoại vi và khớp trục
Phương pháp khám bệnh
 Khám toàn thân và các cơ quan
• Mục đích: Để tìm các biểu hiện/tổn thương do viêm ở toàn
thân và ở các cơ quan.
Toàn thân Cơ quan
Sốt, Gan: To, đau?
Thể trạng (thiếu cân), Lách: To, đau?
Thiếu máu mạn tính, Phổi: Ran, hội chứng ba giảm…?
Ban ngoài da, Tim: Tiếng tim và tiếng thổi bệnh lý?
Hạt dưới da, Mắt: Kết mạc đỏ, đau nhãn cầu?
Loét miệng,
Hạch ngoại vi sưng, đau.
Phương pháp khám bệnh
 Ban cánh bướm: Lupus ban đỏ hệ thống

Ban cánh bướm


Nguồn: Dall'Era M. và Wofsy D. Kelley’s Textbook of Rheumatology 9th edition (2013)
Phương pháp khám bệnh
 Ban sẩn vảy: Lupus ban đỏ hệ thống

Ban sẩn vảy


Nguồn: Dall'Era M. và Wofsy D. Kelley’s Textbook of Rheumatology 9th edition (2013)
Phương pháp khám bệnh
 Ban vòng: thấp khớp cấp

Ban vòng
Nguồn: Binotto M.A. et al. Paediatric Cardiology (2002)
Phương pháp khám bệnh
 Hạt tophi: Gút
Phương pháp khám bệnh
 Khám khớp ngoại vi
• Mục đích để phát hiện:
o Viêm khớp (arthritis),
o Viêm phần mềm quanh khớp (viêm gân, viêm chỗ
bám tận).
o Biến dạng khớp mạn tính không hồi phục
(irreversible chronic deformities ).
Phương pháp khám bệnh
 Khám phát hiện viêm khớp
• Sưng khớp
• Đau khớp
• Nóng khớp
• Đỏ khớp
• Hạn chế vận động khớp
Phương pháp khám bệnh
 Sưng khớp
• Khái niệm: Sưng khớp là tăng kích thước của khớp do
dày màng hoạt dịch và/hoặc tràn dịch khớp.
• Các xác định:
o Nhìn: Đầy hố tự nhiên/giảm nếp lằn da lan tỏa quanh
khớp
o Sờ: Mềm, đàn hồi, ấm/nóng, ấn không lõm, lan tỏa
quanh khớp.
Phương pháp khám bệnh
 Sưng khớp
• Đặc điểm
o Phát hiện được ở các khớp nông dưới da, bao gồm
khuỷu, cổ tay, khớp nhỏ bàn tay, gối, cổ chân, và
khớp nhỏ ở bàn chân.
o Không phát hiện được ở các khớp nằm sâu dưới mặt
da, bao gồm vai, háng, cùng chậu, liên đốt sống và
các khớp khác.
Phương pháp khám bệnh
 Sưng khớp
• Phân biệt với
o Phù tổ chức mỡ dưới da
o Sưng phần mềm quanh khớp
o Phì đại đầu xương diện khớp
Phương pháp khám bệnh
 Sưng khớp
• Phân bố
o Số lượng: Một, vài, nhiều
o Vị trí: đối xứng/ không đối xứng, khớp
nhỏ/khớp lớn
o Di chuyển
Phương pháp khám bệnh
 Sưng khớp
• Giá trị lâm sàng
o Là triệu chứng thực thể có giá trị quyết định
chẩn đoán viêm khớp.
Phương pháp khám bệnh
 Hình ảnh sưng khớp

Hình 1. Sưng khớp gối trái Sưng khớp liên đốt ngón tay gần
Phương pháp khám bệnh
 Hình ảnh sưng khớp

Sưng khớp cổ chân phải

Sưng khớp cổ tay


Phương pháp khám bệnh
 Đau khớp
• Khái niệm: Cảm giác đau khớp của người bệnh khi người
khám tác động một lực vừa phải vào diện khớp hoặc khi
vận động thụ động khớp.
• Các xác định:
o Người khám dùng đốt xa ngón tay cái ấn một lực vừa
phải vào diện khớp.
o Người khám thực hiện khám vận động thụ động đến khi
người bệnh cảm thấy đau khớp.
8. Phương pháp khám bệnh
 Đau khớp
• Phân biệt với
o Đau phần mềm quanh khớp
8. Phương pháp khám bệnh
 Đau khớp
• Giá trị lâm sàng
o Đau khớp là triệu chứng gợi ý viêm khớp
trên lâm sàng.
Phương pháp khám bệnh
 Hình ảnh minh họa cách khám đau khớp và sưng khớp

Hình 2. Thao tác sờ khớp cổ tay Hình 3. Thao tác sờ khớp bàn ngón
khám đau khớp, sưng khớp tay khám đau khớp, sưng khớp
Phương pháp khám bệnh
 Hình ảnh minh họa cách khám đau khớp và sưng khớp

Hình 4. Thao tác sờ khớp liên đốt xa Hình 5. Thao tác sờ khớp cổ chân
ngón tay khám đau khớp, sưng khớp khám đau khớp, sưng khớp
Phương pháp khám bệnh
 Khám nóng khớp
• Khái niệm: Nóng khớp là triệu chứng thực thể khi
người khám cảm thấy nhiệt da ở vị trí tương ứng
các hố tự nhiên/nếp lằn da quanh khớp cao hơn
vùng da chi thể gần kề khớp.
Phương pháp khám bệnh
 Khám nóng khớp
• Cách phát hiện: Người khám dùng da mặt lưng đốt
giữa ngón tay thứ ba đặt vào hố tự nhiên/nếp lằn da
quanh khớp, rồi so sánh với da vùng lân cận.
Phương pháp khám bệnh
 Khám nóng khớp
• Giá trị lâm sàng:
o Nóng khớp là một triệu chứng giúp khẳng định sưng
khớp, đặc biệt trong các trường hợp sưng khớp
không rõ ràng.
o Cùng với sưng khớp, nóng khớp là triệu chứng giúp
định hướng tổn thương khớp do bệnh khớp viêm .
Phương pháp khám bệnh
 Hạn chế vận động khớp
• Khái niệm: Hạn chế vận động khớp là giảm tầm vận động khớp
bệnh lý so với tầm vận động giải phẫu.
• Nguyên tắc khi khám vận động:
o Thứ nhất, khám vận động chủ động trước, vận động thụ động
sau.
o Thứ hai, so sánh tầm vận động của khớp bệnh lý với tư thế
“0o”, hay còn gọi là tư thế giải phẫu chuẩn.
Phương pháp khám bệnh

 Gấp/duỗi
 Dạng/khép
 Xoay trong/xoay ngoài

Hình 6. Tư thế giải phẫu


Phương pháp khám bệnh
 Hạn chế vận động khớp
• Nguyên tắc khi khám vận động:
o Thứ ba, khám vận động theo chức năng khớp
 Khớp bản lề (liên đốt gần, liên đốt xa)
 Khớp ổ-chỏm (vai, háng)
 Khớp lồi cầu (khớp gối và khớp thái dương
hàm)
Phương pháp khám bệnh
Vai

Ông/bà/anh/chị đưa tay ra trước

Gấp mặt rồi lên trên đầu.

Gấp tối đa 180o.


Phương pháp khám bệnh
Ông/bà/anh/chị đưa tay ra sau.

Duỗi tối đa 60o.

Duỗi
Phương pháp khám bệnh
Dạng
Ông/bà/anh/chị đưa tay ra bên
(khớp
lên đầu.
cánh
Khớp cánh tay-ổ chảo dạng 90o
tay-ổ
chảo) Khi kết hợp với vận động của
mặt trượt (khớp) bả vai-lồng
ngực và bàn tay úp dạng 180o
Phương pháp khám bệnh
Ông/bà/anh/chị đưa bàn tay trái
sang vai phải (khép: 45o).

Nếu vòng tay qua cổ, các ngón


Khép tay sẽ chạm vào xương bả vai
cùng bên và đầu ngón tay cái ở
mức ngang T4.
Phương pháp khám bệnh
Ông/bà/anh/chị đưa bàn tay ra
sau lưng để bàn tay ngửa chạm
xương bả vai đối bên.
Xoay
trong Thực chất là kết hợp khép và
xoay trong, bình thường sẽ bàn
tay sẽ chạm tới góc dưới xương
bả vai, ngón cái đến ngang T8.
Phương pháp khám bệnh

Ông/bà/anh/chị đưa tay lên


Xoay ngang vai và xoay cẳng tay lên
ngoài trần nhà.

Bình thường xoay ngoài 90o.


Phương pháp khám bệnh

Khép và Kết hợp khép và xoay ngoài các


xoay ngón tay chạm tới xương bả vai
trong đối bên, và đến ngang T4.
Phương pháp khám bệnh
 Khám tổn thương phần mềm quanh khớp
• Tổn thương phần mềm quanh khớp hay
gặp là viêm bao gân, viêm gân, viêm chỗ
bám tận, viêm túi hoạt dịch.
• Triệu chứng bao gồm sưng, nóng, đỏ, đau
và hạn chế vận động chủ động.
Phương pháp khám bệnh
 Khám tổn thương phần mềm quanh khớp
• Cách khám tương tự như khám phát hiện
sưng, đau, nóng đỏ và hạn chế vận động khớp,
• Lưu ý các triệu chứng khu trú tương ứng cấu
trúc phần mềm tổn thương và không hạn chế
vận động thụ động.
Phương pháp khám bệnh
 Khám biến dạng khớp mạn tính không hồi phục
• Khái niệm: Biến dạng khớp mạn tính là những thay đổi
hình dạng khớp có tính chất mạn tính và không hồi
phục,
• BDKMT là hậu quả của chấn thương hoặc bệnh lý gây
tổn thương chủ yếu ở các thành phần cấu trúc khớp.
• Lưu ý: Sưng khớp không phải là biến dạng khớp mạn
tính
Phương pháp khám bệnh
 Khám biến dạng khớp mạn tính
• Phân loại:
o Mặt phẳng đứng dọc
o Mặt phẳng đứng ngang
o Mặt phẳng ngang
Phương pháp khám bệnh
 Khám biến dạng khớp mạn tính
• Mặt phẳng đứng dọc

Lệch trục khép Bình thường Lệch trục dạng Bình thường Lệch trục khép Lệch trục dạng

Hình 12. Biến dạng khớp khuỷu Hình 13. Biến dạng khớp gối

Lệch trục khép: varus; lệch trục dạng: valgus


Phương pháp khám bệnh
 Khám biến dạng khớp mạn tính
• Mặt phẳng đứng ngang

Biến dạng duỗi quá mức Bình thường

Hình 16. Biến dạng gấp khớp gối Hình 17. Biến dạng duỗi quá mức
khớp gối
Phương pháp khám bệnh
 Khám biến dạng khớp mạn tính
• Mặt phẳng ngang
- Theo mặt phẳng ngang:
Bao gồm phì đại đầu xương
do gai xương, trong thoái
hóa khớp tạo thành các hạt
Heberden và Bouchard

Hình 20. Hạt Heberden và hạt Bouchard


Nguồn: David T. Felson D.T. (2015)
Phương pháp khám bệnh
 Một số nghiệm pháp trong khám khớp
• Lồng ngực: Đo độ giãn lồng ngực
• Thắt lưng: Schober
• Háng: Patrick (FABER), FADIR
• Gối: Bập bềnh xương bánh chè, ngăn kéo, há khớp
• Cùng chậu: Ép, bửa khung chậu
Phương pháp khám bệnh
 Đo độ giãn nở lồng ngực

Hình 21. Vị trí đo độ giãn nở lồng ngực


Nữ: dưới nếp lằn vú, hoặc mũi ức; nam: liên sườn 4 phía trước
Phương pháp khám bệnh
 Đo độ giãn nở lồng ngực

Hình 22. Đo độ giãn nở lồng ngực


Sieper J. et al. Ann Rheum Dis. 2009 Jun;68 Suppl 2
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp Schober:
• Đánh giá mức độ gấp cột sống thắt lưng

Hình 23. Vị trí mốc thứ nhất


Dimple of Venus – Lúm da Venus- Gai chậu sau trên
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp Schober hiệu chỉnh

Hình 24. Nghiệm pháp Schober hiệu chỉnh


Sieper J. et al. Ann Rheum Dis. 2009 Jun;68 Suppl 2
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp Schober hiệu chỉnh
• Giá trị lâm sàng: Nghiệm pháp Schober dương
tính trong các bệnh lý có hạn chế gấp cột sống
thắt lưng:
 Viêm cột sống dính khớp,
 Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng,
 Viêm khớp liên đốt sống đoạn thắt lưng-cùng,
 Co cứng cơ cạnh sống thắt lưng và nhiều bệnh lý khác.
Phương pháp khám bệnh
 Độ nghiêng cột sống

Hình 24. Cách đo độ nghiêng cột sống


Sieper J. et al. Ann Rheum Dis. 2009 Jun;68 Suppl 2
Phương pháp khám bệnh
 Dấu hiệu ép khung chậu
• Đánh giá tổn thương hoặc
rối loạn chức năng khớp
cùng chậu.
• Cách thực hiện:
Hình 25. Nghiệm pháp ép khung chậu
Nguồn: Laslett M. (2008). J Man Manip
Ther. 2008;16(3):142-152.
Phương pháp khám bệnh
 Dấu hiệu bửa khung chậu

Hình 26. Nghiệm pháp bửa khung chậu


Nguồn: Laslett M. (2008). J Man Manip Ther.
2008;16(3):142-152.
Phương pháp khám bệnh
 Dấu hiệu ép, bửa khung chậu
• Giá trị lâm sàng: Nghiệm pháp ép khung
chậu dương tính gợi ý:
 Viêm khớp cùng chậu,
 Rối loạn vận động khớp cùng chậu
 Thoái hóa khớp cùng chậu.
Phương pháp khám bệnh
 Dấu hiệu Patrick
• Còn gọi là nghiệm pháp FABER (Flexion ABduction
External Rotation) (Gấp Dạng Xoay ngoài)
• Mục đích: Xác định tổn thương khớp cùng chậu hoặc
khớp háng.
8. Phương pháp khám bệnh
 Dấu hiệu Patrick
• Cách thực hiện:
o người bệnh nằm ngửa, hai chân duỗi ở tư thế 0 độ.
o Gối cùng bên thăm gấp 90 độ
 Bàn chân cùng bên đặt ngang gối đối bên,
 Hoặc cổ chân cùng bên đặt lên gối đối bên, ngay
phía trên xương bánh chè.
o Người khám dạng và xoay ngoài thụ động háng bên
thăm khám.
Phương pháp khám bệnh
 Dấu hiệu Patrick
 Dấu hiệu Patrick
• Cách thực hiện:
o người bệnh nằm ngửa, hai chân duỗi ở tư thế
0 độ.
o Gối cùng bên thăm gấp 90 độ
 Bàn chân cùng bên đặt ngang gối đối bên,
Hình 27. Nghiệm pháp Patrick
 Hoặc cổ chân cùng bên đặt lên gối đối bên,
(Gót chân đặt ngang gối đối bên)
Nguồn: Putukian M. Uptodate (2020)
ngay phía trên xương bánh chè.
o Người khám dạng và xoay ngoài thụ động
háng bên thăm khám.
Phương pháp khám bệnh
 Dấu hiệu Patrick

Hình 28. Nghiệm pháp Patrick


(Cổ chân đặt lên gối đối bên)
Nguồn: Putukian M. Uptodate (2020)
Phương pháp khám bệnh
 Dấu hiệu Patrick
• Đánh giá kết quả: Nghiệm pháp dương
tính khi xuất hiện đau ở mặt trước háng
hoặc ở mông bên tổn thương.
Phương pháp khám bệnh
 Dấu hiệu Patrick
• Giá trị lâm sàng: Nghiệm pháp dương tính
o Khi đau ở mông cùng bên gấp gối gợi ý
bệnh lý khớp cùng chậu.
o Khi đau ở mặt trước háng cùng bên gấp gối
gợi ý bệnh lý khớp háng.
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp bập bềnh xương bánh chè
• Mục đích: Phát hiện tràn dịch túi hoạt dịch
trên xương bánh chè mức độ trung bình.
Phương pháp khám bệnh
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp bập bềnh xương bánh chè
• Cách làm:
o Người bệnh nằm ngửa, gối duỗi hoàn toàn, cơ
tứ đầu đùi thả lỏng,
o Người khám dùng hai bàn tay dồn dịch từ túi
hoạt dịch trên xương bánh chè vào khớp gối,
o Sau đó ấn dứt khoát vào mặt trước xương bánh
chè và giảm lực đột ngột.
Phương pháp khám bệnh

Hình 21. Nghiệm pháp bập bềnh xương bánh chè


Nguồn: Mark H. Swartz. Textbook of physical diagnosis (2014).
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp bập bềnh xương bánh chè
• Đánh giá kết quả:
o Nghiệm pháp dương tính khi người khám
cảm thấy
 Xương bánh chè “bập bềnh” trong khớp gối
 Và/hoặc cảm thấy xương bánh chè chạm
vào mặt trước xương đùi.
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp bập bềnh xương bánh chè
• Ý nghĩa lâm sàng: nghiệm pháp dương tính
trong trường hợp tràn dịch khớp gối mức độ
trung bình
 Lượng dịch trong túi hoạt dịch trên xương bánh
chè từ 10-15mL.
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp ngăn kéo trước
• Mục đích: Đánh giá tổn thương dây chằng
chéo trước.
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp ngăn kéo trước
• Cách thực hiện
ongười bệnh nằm ngửa, gối gấp 90 độ, bàn chân
ở tư thế trung gian và thả lỏng cơ tứ đầu đùi.
oNgười khám ngồi lên bàn chân, dùng hai bàn
tay nắm xung quanh 1/3 trên xương chày, ngón
tay cái đặt vào lồi củ trước xương chày,
Hình 22. Nghiệm pháp ngăn kéo trước
Nguồn: Friedberg R.P. Uptodate (2020)
oNgười khám kéo mạnh dứt khoát đầu trên
xương chày về phía trước để đánh giá sự dịch
của đầu trên xương chày.
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp ngăn kéo trước
• Đánh giá kết quả:
o Nghiệm pháp dương tính khi người khám cảm
thấy xương chày dịch chuyển ra phía trước và
không có cảm giác dừng đột ngột.
o Lưu ý: So sánh sự dịch chuyển so với gối đối bên.
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp ngăn kéo trước
• Ý nghĩa lâm sàng: Nghiệm pháp ngăn kéo
trước dương tính gợi ý chấn thương hoặc đứt
dây chằng chéo trước.
• Lưu ý: Cần kiểm tra độ vững chắc của dây chằng
chéo sau trước khi thực hiện nghiệm pháp ngăn kéo
trước.
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp ngăn kéo sau
• Mục đích: đánh giá tổn thương dây chằng
chéo sau.
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp ngăn kéo sau
• Cách thực hiện:
o Người bệnh nằm ngửa, khớp háng gấp 45 độ, gối gấp
90 độ, bàn chân ở thư thế trung gian.
o Người khám ngồi lên bàn chân người bệnh, dùng hai
tay nắm xung quanh đầu gần xương chày, hai ngón
tay cái đặt vào lồi củ trước xương chày,
o Người khám tác dụng một lực mạnh đẩy đầu gần
xương chày về phía sau.
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp ngăn kéo sau
• Cách thực hiện:
o Người bệnh nằm ngửa, khớp háng gấp 45 độ,
gối gấp 90 độ, bàn chân ở tư thế trung gian.
o Người khám ngồi lên bàn chân người bệnh,
dùng hai tay nắm xung quanh đầu gần xương
chày, hai ngón tay cái đặt vào lồi củ trước
Hình 24. Nghiệm pháp ngăn kéo sau xương chày,
Nguồn: Uptodate. (2020).
o Người khám tác dụng một lực mạnh đẩy đầu
gần xương chày về phía sau.
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp ngăn kéo sau
• Đánh giá kết quả:
o Nghiệm pháp dương tính khi người khám
cảm thấy đầu gần xương chày dịch chuyển
về sau quá mức so với bên không tổn
thương.
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp ngăn kéo sau
• Giá trị lâm sàng:
o Nghiệm pháp ngăn kéo sau dương tính gợi
ý đứt bán phần hoặc hoàn toàn dây chằng
chéo sau.
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp há khớp trong
• Mục đích:
o Đánh giá độ vững chắc của dây chằng bên
trong (DCBTr).
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp há khớp trong
 Kỹ thuật:
 Người bệnh nằm ngửa hai chân duỗi thẳng.
 Người khám đặt một bàn tay vào mặt ngoài
gối, tay còn lại giữ cổ chân ở tư thế trung
gian, rồi tác động một lực đẩy cẳng chân ra
ngoài đồng thời đẩy gối vào trong (valgus).
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp há khớp trong
 Kỹ thuật:
• Bn nằm ngửa hai chân duỗi thẳng.
• Người khám đặt một bàn tay vào
mặt ngoài gối, tay còn lại giữ cổ
chân ở tư thế trung gian, rồi tác
Hình 25. Nghiệm pháp há khớp trong
động một lực đẩy cẳng chân ra
Nguồn: Beutler A. Uptodate (2020). ngoài đồng thời đẩy gối vào trong
(valgus).
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp há khớp trong
 Kỹ thuật:
 Nghiệm pháp há khớp trong được thực hiện với khớp gối
ở tư thế 0 độ và gấp 30 độ.
 Gối ở tư thế 0 độ, độ vững của khớp gối chống lại lực đẩy
cẳng chân ra ngoài, phụ thuộc vào độ vững của cả DCBTr,
bao khớp, dây chằng chéo trước (DCTTr) và dây chằng
chéo sau (DCCS)
 Gối ở tư thế gấp 30 độ, chỉ có DCBTr là cấu trúc duy nhất
chống lại lực đẩy cẳng chân ra ngoài.
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp há khớp trong
 Đánh giá kết quả:
• Nghiệm pháp dương tính khi người bệnh
thấy đau ở mặt trong khớp gối kèm theo há
khe khớp gối trong.
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp há khớp trong
 Giá trị lâm sàng:
• Nghiệm pháp há khớp trong
o Dương tính với khớp gối ở tư thế 0 độ gợi ý tổn
thương cả DCBTr và một hoặc hai dây chằng chéo,
o Dương tính ở tư thế gối gấp 30 độ và âm tính ở
tư thế gối 0 độ, gợi ý tổn thương đơn thuần
DCBTr.
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp há khớp ngoài
 Mục đích:
• Đánh giá độ vững chắc của dây chằng bên
ngoài (DCBN).
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp há khớp ngoài
 Kỹ thuật:
• Người khám đặt một bàn tay vào mặt trong
gối, tay còn lại giữ cổ chân ở tư thế trung
gian, rồi tác động một lực đẩy gối ra ngoài
đồng thời kéo cẳng chân vào trong (Varus).
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp há khớp ngoài
 Kỹ thuật:
• NB nằm ngửa hai chân duỗi thẳng
• Người khám đặt một bàn tay vào
mặt trong gối, tay còn lại giữ cổ
chân ở tư thế trung gian, rồi tác
động một lực đẩy gối ra ngoài đồng
Hình 26. Nghiệm pháp há khớp ngoài thời kéo cẳng chân vào trong
Nguồn: Beutler A. Uptodate (2020). (Varus).
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp há khớp ngoài
 Kỹ thuật:
• Nghiệm pháp há khớp ngoài được thực hiện ở hai tư thế
với gối ở tư thế 0 độ và gấp 30 độ
o Ở tư thế gối 0 độ, độ vững của gối chống lại lực kéo cẳng
chân vào trong, phụ thuộc vào sự toàn vẹn của DCBN,
bao khớp, dây chằng chéo trước (DCTTr) và dây chằng
chéo sau (DCCS),
o Ở tư thế gấp 30 độ, chỉ có DCBN là cấu trúc duy nhất
chống lại lực kéo cẳng chân vào trong.
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp há khớp ngoài
 Đánh giá kết quả:
• Nghiệm pháp dương tính khi người bệnh
thấy đau ở mặt ngoài khớp gối kèm theo há
khe khớp gối ngoài.
Phương pháp khám bệnh
 Nghiệm pháp há khớp ngoài
 Giá trị lâm sàng:
• Nghiệm pháp há khớp ngoài dương tính
o Gối ở tư thế 0 độ gợi ý tổn thương cả DCBN và
cả hai dây chằng chéo,
o Gối ở tư thế gấp 30 độ và âm tính ở tư thế gối 0
độ, gợi ý tổn thương đơn thuần DCBN.
Nội dung
1. Giới thiệu
2. Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo
3. Mục tiêu học tập
4. Pre-Test
5. Tóm tắt các triệu chứng của bệnh lý khớp
6. Mục tiêu hỏi bệnh và khám bệnh khớp
7. Nguyên tắc hỏi bệnh và khám bệnh
8. Phương pháp hỏi bệnh
9. Phương pháp khám bệnh
10. Post-Test
Post-Test
1. Các đặc điểm cần khai thác khi hỏi triệu chứng
đau khớp?
A. Khởi phát, số lượng, tính chất, cường độ và diễn biến.
B. Khởi phát, diễn biến, phân bố, tính chất và mức độ.
C. Phân bố, số lượng, tính chất, diễn biến và cường độ.
D. Số lượng, vị trí, hướng lan, tính chất và diễn biến.
Post-Test
2. Triệu chứng nào có giá trị xác định viêm khớp?
A. Đau khớp cơ năng
B. Đau khớp thực thể
C. Sưng khớp cơ năng
D. Sưng khớp thực thể
Post-Test
3. Dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè dương tính
khi?
A. người bệnh cảm thấy đau khớp gối khi có tác động của
người khám
B. Người khám cảm thấy xương bánh chè chạm mặt trước
xương đùi

You might also like