PLĐC - Nội Quy Môn Học

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG


(SP1007)
HỌC KỲ 232

Giảng viên: Lê Nhật Hồng


Email liên hệ: nhathongle07@gmail.com
SĐT: 0965357197

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
TÀI LIỆU MÔN HỌC

Giáo trình
Bộ Giáo dục – Đào tạo (2018), Giáo trình Pháp luật Đại cương,
Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội (GS.TS.Mai Hồng Quỳ)
Tài liệu tham khảo:
Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố
tụng Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng
Hình sự năm 2015, Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Phòng, chống
tham nhũng năm 2018…
Giáo trình:
GIỚI THIỆU CHUNG MÔN HỌC

Mã môn học: SP1007


Số tín chỉ: 2 Phân bố tín chỉ: LT 1.6 tín chỉ và BTL 0.4 tín chỉ
Tỉ lệ đánh giá:
- Điểm quá trình (chuyên cần, bài tập làm tại lớp, bài tập khác): 20%
- BTL (tiểu luận làm nhóm): 30%
- Thi kết thúc học phần (trắc nghiệm): 50% - 40 câu, 50 phút
Số giờ sinh viên tự học: 66 giờ
THEO THÔNG BÁO SỐ 301/ĐHBK
NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 2022
QUY ĐỊNH CỦA MÔN HỌC

[1] Sinh viên không được gây mất trật tự, tự ý trao đổi,
phát biểu
Sinh viên có việc cá nhân có thể xin phép ra ngoài giải quyết
vấn đề cá nhân.
- Sinh viên muốn trao đổi nội dung bài học: Giảng viên sẽ
phân bổ thời gian phù hợp để trao đổi, giải đáp các thắc mắc
ở từng buổi học.
QUY ĐỊNH CỦA MÔN HỌC

[2] Trường hợp khác


+ Không trao đổi những vấn đề ngoài nội dung bài học;
+ Không nói chuyện, gây tiếng ồn ảnh hưởng sinh viên khác;
Sinh viên vi phạm lần 1: nhắc nhở, ghi nhận
Sinh viên vi phạm lần 2: trừ 5 điểm/lần
Sinh viên vi phạm lần 3: trừ gấp đôi.
CÁCH THỨC
ĐÁNH GIÁ ĐIỂM
ĐÁNH GIÁ ĐIỂM QUÁ TRÌNH 20%

1. Điểm chuyên cần 20%: tối đa 5 điểm


- Đi học đầy đủ 10 buổi: 5 điểm (điểm danh đủ 10 buổi)
- Mỗi buổi vắng KHÔNG PHÉP, trừ 2 điểm
- Sinh viên vào lớp trễ 30 phút so với giờ học: vắng không phép
- Sinh viên vào sau khi điểm danh: vắng không phép
- Vắng không phép trên 2 buổi (buổi 3, 4, 5...): cấm thi
NGHỈ CÓ PHÉP:
Chỉ chấp nhận 2 trường hợp: (1) trùng lịch thi hoặc (2) lý do đặc biệt.
- Cách thức xin phép: Gửi email cung cấp minh chứng lý do nghỉ (
nhathongle07@gmail.com), kèm thông tin họ tên, nhóm lớp, ngày
nghỉ/tuần nghỉ (tuần 2,3,4...) VÀ CHỦ ĐỘNG HỌC BÙ (cuối
buổi học bù gặp riêng GV để báo cáo về việc học bù, (không gặp
xác nhận coi như không học bù)). Được nghỉ và bù có phép tối đa
4 buổi.
- Nhóm trưởng liên hệ GV vào buổi học sau để cập nhật điểm vắng
học của thành viên nhóm mình.
- Riêng buổi học đầu tiên sinh viên phải tham dự học
đầy đủ và đúng lớp, KHÔNG xác nhận học bù ở
tuần đầu tiên (lý do: tuần 1 phân chia nhóm, giới
thiệu nội quy môn học, hướng dẫn cách thức đánh
giá điểm thành phần... nên các em cố gắng sắp xếp
tham dự buổi học đầu tiên)
ĐÁNH GIÁ ĐIỂM QUÁ TRÌNH 20%

2. Điểm bài tập nhỏ tại lớp: 3 điểm.


- Làm theo Nhóm, tại lớp, nhiều hình thức khác nhau
3. Phát biểu cá nhân: 0,25 điểm/lần
+ Sinh viên chủ động giơ tay khi phát biểu để lấy điểm thưởng.
+ Điểm phát biểu là của từng cá nhân.
ĐÁNH GIÁ ĐIỂM QUÁ TRÌNH 20%
4. Nhóm trưởng:

+ Được cộng 0,5 điểm vào 20%


+ Được cộng .....?..... vào 30%
Lưu ý: Nhóm trưởng là người chịu trách nhiệm theo dõi Điểm 20%.
Mọi gian lận hay thiếu sót trong việc cập nhật của Nhóm, Nhóm
trưởng sẽ bị trừ điểm thành phần về 0 điểm.
Trường hợp Nhóm trưởng vắng, chủ động giao lại để một bạn khác
trong Nhóm thực hiện tạm thời công việc trong buổi học đó.
ĐÁNH GIÁ ĐIỂM BTL 30%
VÀ ĐIỂM THI 50%

- BTL: 30% thang điểm 10


+ Thực hiện theo nhóm sinh viên
+ Nghiên cứu và trình bày tiểu luận các chủ đề được giảng viên giao,
+ Tích cực và chủ động thực hiện BTL dưới sự hướng dẫn của giảng viên,
+ Điểm đánh giá dựa trên sản phẩm của cả nhóm, thang điểm 10
- Điểm thi: trắc nghiệm 50 phút, thang điểm 10
1. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
- Các sinh viên sẽ được:
+ Hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình học tập.
+ Giải đáp thắc mắc qua LMS, email.
+ Sinh viên có khả năng tự học, chủ động trong giải quyết những vấn
đề thực tiễn.
- Tất cả sinh viên phải:
+ Tham gia ít nhất 80% số giờ hoạt động trên lớp.
+ Đọc tài liệu và chuẩn bị đầy đủ các chủ đề được quy định trong Đề
cương môn học, đọc tài liệu tham khảo và nghiên cứu trước bài giảng
về nội dung sẽ học trong tuần.
+ Sinh viên phải xem tất cả các video hướng dẫn học tập trong các
tuần học và làm những bài quiz đạt từ 5 điểm trở lên.
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Nội dung tại lớp
+ Lý thuyết: sinh viên tập trung nghe giảng viên truyền tải kiến thức
lý luận về nhà nước, pháp luật, các ngành luật cụ thể
+ Tình huống thực tiễn: sinh viên chủ động vận dụng lý luận vào thực
tế của bản thân và gia đình; giải quyết được những vấn đề thực tiễn
cơ bản trong cuộc sống.
+ Tập trung vào những bài tập tình huống giảng viên đưa ra, nêu lên
phương án giải quyết.
+ Tích cực thảo luận nhóm tại lớp để giải quyết những bài tập chung.
+ Hoàn thành chủ đề BTL được đưa ra
2. MỤC TIÊU MÔN HỌC
MỤC TIÊU MÔN HỌC
- Trang bị kiến thức đầy đủ về Nhà nước và pháp luật theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, nắm vững quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước được thể hiện trong những quy định của pháp luật.
- Có kỹ năng vận dụng giải quyết các tình huống pháp lý cơ bản trong đời sống
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội;
- Tuân thủ nguyên tắc “Sống và làm việc theo quy định của pháp luật”.
- Có khả năng cập nhật kiến thức mang tính thời sự trong lĩnh vực pháp lý; nâng
cao ý thức pháp luật, ý thức công dân của sinh viên trong các hoạt động ở
Trường và ngoài xã hội.
3. TÀI LIỆU MÔN HỌC
Giáo trình
Bộ Giáo dục – Đào tạo (2018), Giáo trình Pháp luật Đại
cương, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội (GS.TS.Mai Hồng Quỳ)
Tài liệu tham khảo:
1. Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố
tụng Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng
Hình sự năm 2015, Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Phòng, chống
tham nhũng năm 2018…
4. CHUẨN ĐẦU RA MÔN HỌC
L.0.1 Về kiến thức
L.0.1.1. Hiểu, trình bày được những khái niệm cơ bản về Nhà nước, pháp luật và lý luận
về một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
L.0.1.2. Nhận xét, đánh giá được mức độ tác động phù hợp của pháp luật đối với các hiện
tượng pháp lý liên quan đến xã hội nói chung, ngành học nói riêng.
L.0.2 Về kỹ năng
L.0.2.1. Rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu, làm việc độc lập, làm việc nhóm, cập nhật nâng
cao kiến thức khoa học pháp lý của sinh viên.
L.0.2.2. Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những tình huống pháp lý thông thường
trong gia đình và ngoài xã hội.
L.0.3. Về thái độ
L.0.3.1. Nhận thức được các vấn đề đạo đức và pháp luật, thực hiện nghiêm túc quy định
Nhà trường.
L.0.3.2. Ngăn ngừa, xóa bỏ những hành vi vi phạm pháp luật; tin tưởng và đề cao nguyên
tắc “Sống và làm việc theo pháp luật”.
CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT
MÔN HỌC PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG

You might also like