C1. KTCP. Tong Quan KT CPSX Va Gia Thanh

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 49

KẾ TOÁN CHI PHÍ

Mã MH: 020291
Thời lượng: 3 tín chỉ
Biên soạn: BM Kế toán phân tích và kiểm toán
Khoa: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
THÔNG TIN GIẢNG VIÊN

Họ và tên:
Email:
Bộ môn: Kế toán phân tích và kiểm toán.
Địa chỉ: Khoa Kế toán – Kiểm toán
Trường Đại học tài chính marketing
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

- 30% ĐIỂM GIỮA KỲ: Được tính bằng trung


bình cộng của các cột điểm, bao gồm điểm bài
kiểm tra giữa kỳ (50%); 25% điểm chuyên cần,
làm bài tập và và 25% điểm bài kiểm tra nhanh,
phát biểu, điểm thưởng (nếu có).

-70% ĐIỂM THI CUỐI KỲ: Hình thức thi cuối kỳ:
trắc nghiệm kết hợp tự luận.
Sinh viên không được tham khảo tài liệu
NỘI DUNG MÔN HỌC

• Chương 1: Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính


giá thành
• Chương 2: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
theo chi phí thực tế
• Chương 3: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính
• Chương 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
theo chi phí định mức
GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU HỌC TẬP

Giáo trình chính sử


dụng trong quá trình
học tập.

Phát hành tại Thư


quán trường ĐH Tài
chính – Marketing.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
MỤC TIÊU CHƯƠNG 1:
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
+ Hiểu bản chất, mục tiêu của kế toán chi phí.
+ Phân biệt chức năng của kế toán chi phí với kế toán tài chính
và kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
+ Hiểu được những đặc điểm hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp, từ đó giải thích quy trình vận động chi phí trong các
doanh nghiệp sản xuất.
• Hiểu khái niệm về chi phí, giá thành sản phẩm.
• Nhận diện được các loại chi phí và các loại giá thành sản
phẩm theo các cách phân loại khác nhau.
• Vận dụng các cách phân loại chi phí để lập báo cáo chi phí
cho phù hợp với yêu cầu của nhà quản trị.
1.7
NỘI DUNG CHƯƠNG 1

1. MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾ TOÁN CHI PHÍ,


KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ
2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH
NGHIỆP SẢN XUÁT
3. CÁC MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ
4. CÁC HÌNH THỨC THỂ HIỆN CHI PHÍ
TRÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾ TOÁN CHI PHÍ, KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Kế toán tài chính Là việc thu thập, xử lý, phân tích


Kế toán quản trị và cung cấp thông tin kinh tế, tài
chính
Cung cấp thông tin chuyên sâu về
Kế toán chi phí chi phí, liên quan chủ yếu với việc
ghi chép và phân tích các khoản
mục chi phí (nhằm tính Z và kiểm
soát chi phí) và dự toán chi phí
(mục đích lập kế hoạch và là căn
cứ để đánh giá, phân tích chi phí)
Mục đích của kế toán chi phí

KTCP là nguồn gốc của kế toán quản trị, thực


hiện việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và
cung cấp thông tin kinh tế tài chính nhằm hướng
đến các mục đích chính:
+ Đề ra các chiến lược phát triển và kế hoạch đầu tư
dài hạn.
+ Cung cấp thông tin liên quan đến các giai đoạn
phân bổ nguồn lực
+ Giúp lập kế hoạch chi phí và kiểm soát các chi phí.
+ Đo lường kết quả hoạt động và đánh giá trách
nhiệm quản lý của các bộ phận.
Chức năng của kế toán chi phí
Chức Nhiệm vụ
năng
Tính giá Đo lường giá trị của các nguồn lực kinh tế sử dụng
thành sản để sản xuất sản phẩm hay dịch vụ tiêu thụ và
phẩm chuyển giao sản phẩm, dịch vụ đó cho khách hàng.
Kiểm soát Cung cấp thông tin phản hồi về tính hiệu quả và
hoạt động chất lượng của các hoạt động
Kiểm soát Cung cấp thông tin về kết quả của các nhà quản lý
quản lý và các đơn vị kinh doanh
Kiểm soát Cung cấp thông tin về kết quả tài chính và kết quả
chiến có tính cạnh tranh lâu dài, các điều kiện thị trường,
lược thị hiếu khách hàng, các cải tiến kỹ thuật…
Mối quan hệ giữa Kế toán chi phí,
Kế toán tài chính và Kế toán quản trị

(Nguồn: Barfield Rainborn Kinney, Cost Accounting)


Phân biệt Kế toán chi phí,
Kế toán tài chính và Kế toán quản trị
CĂN CỨ THÔNG TIN KẾ TOÁN
PHÂN BIỆT

Loại thông tin KTTC KTCP KTQT

Đối tượng Bên trong và


Chủ yếu bên ngoài Bên trong
sử dụng ngoài

Đặc điểm Quá khứ, nguyên Linh hoạt, thích


Cố định, linh hoạt,
thông tin tắc hợp, tương lai
QK, tương lai

Báo cáo Báo cáo Báo cáo chi phí, Báo cáo theo yêu
sử dụng tài chính giá thành cầu quản trị

Định kỳ Định kỳ và Định kỳ và


Kỳ báo cáo
quy định thường xuyên thường xuyên

Toàn Tùy theo Chủ yếu là


Phạm vi báo cáo
doanh nghiệp yêu cầu từng bộ phận
Quá trình vận động của chi phí trong
doanh nghiệp sản xuất
Quá trình vận động của chi phí trong
doanh nghiệp thương mại
CÁC MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ

1. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá


thành sản phẩm theo chi phí thực tế
2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết
hợp chi phí ước tính
3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm theo chi phí định mức
CHI PHÍ
Khái niệm chi phí
Phân loại chi phí
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Khái niệm về giá thành sản phẩm
Phân loại giá thành sản phẩm
KHÁI NIỆM VỀ CHI PHÍ
- Chi phí là tổng hao phí về lao động sống, lao
động vật hóa và các chi phí cần thiết khác
biểu hiện bằng tiền tính cho một thời kỳ nhất
định.
- Chi phí là khoản tiêu hao của các nguồn lực,
tài sản đã sử dụng cho một mục đích.

Là sự mất đi của các nguồn lực


Bản chất
của chi phí
Đổi lấy các kết quả thu về 18
Chi phí trong
kế toán quản
Chi phí trong kế
trị
toán tài chính

19
Chi phí trong kế toán tài chính
 Là những khoản chi phí thực tế gắn
liền với hoạt động sản xuất kinh doanh
một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định
hoặc một mục đích kinh doanh cụ thể.
 Nó được lượng hóa bằng một lượng tiền chi
ra, một sự giảm sút về tài sản, một khoản
nợ… Những khoản chi phí này thực tế đã
phát sinh và được minh chứng bằng
những chứng từ cụ thể.
20
Chi phí trong kế toán quản trị
 là những chi phí thực tế phát sinh
trong quá trình sản xuất kinh doanh
 Là chi phí dự toán, ước tính
 cung cấp thông tin kịp thời cho nhà
quản trị lập kế hoạch, tổ chức thực hiện,
kiểm tra đánh giá và ra quyết định quản
lý.
 Không chú trọng đến chứng cứ
21
CÁC TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CHI PHÍ

Phân loại chi phí theo yếu tố (phân loại theo nội
dung của chi phí)
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động. (phân
loại theo khoản mục)
Theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh
doanh (quan hệ với BCTC)
Theo quan hệ với đối tượng chịu chi phí (quy nạp
chi phí)
Theo cách ứng xử chi phí (mối quan hệ với mức độ
hoạt động)

22
Phân loại theo yếu tố (Nội dung kinh tế
của chi phí)

• Căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của


chi phí để sắp xếp những chi phí có cùng
nội dung, cùng tính chất vào trong một yếu
tố chi phí sản xuất, không phân biệt chi phí
đó phát sinh ở đâu, cho hoạt động sản xuất
nào
23
Phân loại theo tính chất chi phí, nội dung
(theo yếu tố chi phí)

Có 5 yếu tố chi phí, gồm:


1. Chi phí nguyên vật liệu (NVL, nhiên liệu, vật tư
thay thế (1522)…)
2. Chi phí nhân công (Tiền lương và các khoản
trích theo lương)
3. Chi phí KHTSCĐ và phân bổ CCDC (phụ tùng
thay thế (1534),…)
4. Chi phí dịch vụ mua ngoài
5. Chi phí khác bằng tiền
24
MẪU BÁO CÁO CHI PHÍ THEO YẾU TỐ

Yếu tố chi phí Số tiền Tỷ trọng


(Đồng) (%)
1. Chi phí nguyên vật liệu.
2. Chi phí nhân công
3. CP khấu hao và CCDC
4. Chi phí dịch vụ mua ngoài.
5. Chi phí khác bằng tiền
Tổng cộng
Người lập Kế toán trưởng

25
Ví dụ 1.1 trang 6_giáo trình KTCP
ĐVT: ngàn đồng
NỘI DUNG SỐ TIỀN

1. NVL chính dùng trực tiếp SXSP 150,000


2. Nguyên vật liệu phụ xuất kho trong kỳ:
Dùng sản xuất sản phẩm 30,000
- Dùng phục vụ quản lý sản xuất 4,000
- Dùng làm bao bì sản phẩm 2,000
- Dùng cho văn phòng quản lý 1,000
3. Nhiên liệu xuất kho trong kỳ:
- Dùng chạy máy móc thiết bị sản xuất 5,000
- Dùng cho phương tiện vận chuyển hàng tiêu thụ 2,000

26
Ví dụ 1.1 (tt)…
ĐVT: ngàn đồng

4. Phụ tùng thay thế xuất kho trong kỳ:


 Dùng sửa chữa máy móc trong sản xuất 1.000
 Dùng sửa chữa thiết bị ở văn phòng công ty 655
5. Tổng tiền lương phải trả trong kỳ:
 Bộ phận trực tiếp sản xuất 60.000
 Bộ phận bảo trì máy móc thiết bị sản xuất
10.000
và quản lý phân xưởng
 Bộ phận bán hang 8.000
 Bộ phận quản lý doanh nghiệp 7.000
27
Ví dụ 1.1 (tt)…
ĐVT: ngàn đồng

NỘI DUNG SỐ TIỀN


6. Công cụ xuất kho trong kỳ:
- Dùng sản xuất sản phẩm 2750
- Dùng chứa đựng hàng hóa 1670
- Dùng ở văn phòng công ty 1400
7. Khấu hao tài sản cố định trong kỳ:
- Máy móc thiết bị sản xuất 44000
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa 32000
Thiết bị văn phòng công ty 20000

28
Ví dụ 1.1 (tt)…
ĐVT: ngàn đồng
NỘI DUNG SỐ TIỀN
8. Dịch vụ mua ngoài:
- Điện, nước phục vụ sản xuất. 8,000
- Điện, nước phục vụ bán hàng. 5,000
- Điện, nước phục vụ bộ phận quản lý. 2,800
9. Các chi phí khác bằng tiền:
- Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm 5,500
- Chi tiền mặt để tiếp khách 6,000
- Chi tiền mặt để quảng cáo 12,250
Yêu cầu: Tính toán và lập báo cáo chi phí theo yếu tố (nội
dung kinh tế, biết bảo hiểm được tính theo tỷ lệ 23,5%)
29
Phân loại theo chức năng hoạt động

Căn cứ vào chức năng cụ thể của chi phí


để phân thành chi phí sản xuất và chi phí
ngoài sản xuất
 Cung cấp thông tin cho nhà quản trị để
đáp ứng yêu cầu quản lý khác nhau.

30
Phân loại theo chức năng hoạt động

31
BÁO CÁO CHI PHÍ THEO CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG

Khoản mục chi phí Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%)


1. Chí phí sản xuất
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung


2. Chí phí ngoài sản xuất
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Cộng

ví dụ 1.2: Sử dụng tiếp số liệu ví dụ 1.1


32
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với Báo
cáo tài chính
Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với thời kỳ
tính kết quả kinh doanh, chi phí có thể phân thành
chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Việc phân loại
chi phí theo cách này sẽ thể hiện rõ ảnh hưởng của
chi phí đến báo cáo tài chính.

Tác dụng: Phân loại chi phí theo mối quan hệ


với thời kỳ xác định lợi nhuận để xác định đúng
phí tổn trong kỳ để xác định hiệu quả kinh doanh.
34
35
Phân loại chi phí theo tính chất chi phí
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối
tượng chịu chi phí

Chi phí Đối


trực tiếp Tính thẳng và tính toàn bộ
tượng
tập hợp
Phải phân bổ chi phí
Chi phí
gián tiếp
1.3 PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH

+ Giá thành kế hoạch


+ Giá thành định mức
+ Giá thành thực tế

37
Các mô hình kế toán chi phí
+ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm theo chi phí thực tế.
+ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp
với chi phí ước tính.
+ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm theo chi phí định mức.
38
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Kế toán chi phí cần thiết áp
dụng cho:
A. Doanh nghiệp thương mại – dịch vụ.
B. Doanh nghiệp sản xuất.
C. Đơn vị hành chính, sự nghiệp.
D. Tất cả các câu trên đều đúng
39
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 2: Khoản mục chi phí nào dưới đây
không thuộc chi phí sản phẩm trong doanh
nghiệp sản xuất:
A. Chi phí quản lý doanh nghiệp
B. Chi phí nhân công trực tiếp
C. Chi phí sản xuất chung
D. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

40
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 3: Doanh nghiệp Hà An tổ chức một phân
xưởng sản xuất 2 sản xuất Trong kỳ, phát sinh các
khoản chi phí như sau: (ĐVT: đồng) Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp: 132.000.000, chi phí
nhân công trực tiếp: 53.000.000, chi phí sản xuất
chung: 20.000.000. Theo mối quan hệ với đối
tượng chịu chi phí thì chi phí trực tiếp của doanh
nghiệp bằng:
A. 205.000.000
B. 53.000.000
C. 185.000.000
D. 132.000.000 41
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 4: Câu nào sau đây là đúng nhất về chi


phí sản phẩm:
A. Chi phí gắn liền với sản phẩm được sản
xuất ra.
B. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản
xuất sản phẩm
C. Chi phí gắn liền với sản phẩm được sản
xuất hoặc hàng hóa mua vào để bán.
D. Chi phí gắn liền với hàng hóa bán ra
42
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 5: Chi phí NVL trực tiếp là:


Giá trị NVL chính, vật liệu phụ và khấu hao
TSCĐ.
B. Giá trị NVL chính, vật liệu phụ và
CCDC.
C. Giá trị NVL chính, vật liệu phụ sử dụng
trực tiếp để sản xuất sản phẩm.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.

43
Bài 1.1 – Giáo trình KTCP
Hãy phân loại các khoản chi phí dưới đây theo mục đích sử
dụng của chi phí: (Chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất)

1. Chi phí nhân công trực tiếp


2. Chi phí khấu hao máy móc sản xuất
3. Chi phí thuê máy móc sản xuất
4. Chi phí quảng cáo
5. Chi phí nguyên liệu trực tiếp
6. Chi phí hoa hồng bán hàng
7. Chi phí xăng dầu chạy xe giao hàng
8. Chi phí lương công nhân sản xuất
9. Chi phí lương nhân viên kế toán ở văn phòng Công ty
10.Chi phí bảo trì máy móc sản xuất
11.Chi phí khấu hao nhà xưởng
12.Chi phí bảo hiểm máy móc thiết bị sản xuất
Bài 1.1 – tt…

13. Chi phí điện chạy máy sản xuất


14. Chi phí lương quản lý các cấp
15. Khấu hao xe hơi của bộ phận bán hàng
16. Tiền thuê trang thiết bị sử dụng trong phân xưởng.
17. Dầu nhờn để bảo trì máy móc thiết bị.
18. Lương giám sát phân xưởng
19. Chi phí bảo hiểm cho công nhân trong phân xưởng.
20. Khấu hao nhà văn phòng.
21. Khấu hao xe hơi của Hội đồng Quản trị và Ban Giám
Đốc.
22. Tiền lương của nhân viên tiếp thị.
23. Tiền thuê phòng tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm.
• Bài tập: Có tài liệu về chi phí của công ty XYZ trong tháng 1 năm N như sau
Đvt: 1.000 đồng

1. Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất sản phẩm 50.000
2. Nguyên vật liệu phụ xuất dùng để: ---------------
- Sản xuất sản phẩm 5.000
- Phục vụ sản xuất 1.000
- Dùng cho đóng gói bao bì để bán 400
- Dùng cho hoạt động tại văn phòng, quản lý 200

3. Nhiên liệu xuất kho 800


- Dùng chạy máy móc thiết bị sản xuất 300
- Dùng cho vận chuyển hàng hóa tiêu thụ

4. Phụ tùng thay thế dùng để:


- Sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất 300
- Sửa chữa văn phòng công ty 200

5. Tổng hợp tiền lương phải trả: 30.000


- Công nhân sản xuất sản phẩm 2.000
- Công nhân bảo trì máy móc thiết bị 5.000
- Nhân viên bán hàng 2.000
- Nhân viên văn phòng công ty
6.Công cụ dụng cụ xuất dùng 2.000
- Phục vụ sản xuất 1.500
- Phục vụ tại cửa hàng 1.000
- Dùng tại văn phòng công ty
7. Khấu hao tài sản cố định 3.400
- Máy móc thiết bị sản xuất 3.000
- Phương tiện vận chuyển hàng đi bán, cửa hàng 2.200
- Văn phòng công ty và các tài sản khác tại văn phòng
8. Dịch vụ mua ngoài
- Điện nước phục vụ sản xuất 8.000
- Điện nước phục vụ bán hàng 1.000
- Điện nước tại văn phòng công ty 600
- Bảo hiểm tài sản công ty 200
9. Các chi phí khác tại công ty
- Chi tiền quảng cáo 2.000
- Chi mua văn phòng phẩm 2.000
- Chi tiếp khách, giao tế 2.000
Làm bài tập chương 1
(Trong giáo trình Kế toán chi phí)

48
KẾT THÚC CHƯƠNG 1

Cảm ơn!

You might also like