Xac Suat Co Ban...

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 75

Bài 1

XÁC SUẤT CƠ BẢN

04/17/2024
Mục tiêu

• Tính toán các xác suất cơ bản

• Xây dựng các biến cố để giải bài toán xác suất

• Sử dụng các công thức tính xác suất phù hợp để


giải bài toán.
Nội dung
• Giải tích tổ hợp
– Nguyên lý cộng, nguyên lý nhân
– Hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp
• Biến cố
– Phép thử và không gian mẫu
– Biến cố: khái niệm, tính chất, các phép toán trên
biến cố
Công thức cộng xác suất
• Xác suất
xác suất có điều kiện
– Ba hướng tiếp cận xác suất
Công thức nhân xác suất
– Các công thức tính xác suất
Công thức xác suất đầy đủ
Công thức Bayes
Giải tích tổ hợp
• Nguyên lý cộng và Nguyên lý nhân
• Tổ hợp
• Chỉnh hợp
• Hoán vị

04/17/2024
Nguyên lý cộng
• Một công việc chia được thành k trường hợp.
• Trường hợp i có mi cách thực hiện (không trùng nhau) .
Vậy có: m1+ m2+ …+ mk =
cách thực hiện công việc.
Ví dụ: Căn tin có 3 món mặn và 2 món xào.
Nếu chỉ chọn duy nhất 1 món thì có bao nhiêu cách chọn?
Chọn 1 mặn hoặc 1 xào
– chọn 1 món xào: 2 cách
– chọn 1 món mặn: cách
Vậy có: 2 + 3 = 5 cách
Nguyên lý nhân
• Một công việc được chia thành k giai đoạn
• Giai đoạn có cách thực hiện

Vậy có:
cách thực hiện công việc trên.
Ví dụ: Căn tin có 3 món mặn và 2 món xào.
Nếu chọn 1 mặn và 1 xào thì có bao nhiêu cách chọn?
Chọn 1 mặn và 1 xào
• chọn 1 món mặn: 3 cách
• chọn 1 món xào: 2 cách
Vậy có 3 x 2 = 6 cách
Nguyên lý cộng vs Nguyên lý nhân
• Nguyên lý cộng: chia trường hợp (hoặc chọn cái này hoặc
chọn cái kia…)
• Nguyên lý nhân: chia giai đoạn (chọn cái này và chọn cái
kia…)
Tổ hợp
Ví dụ: Tổ hợp

Một lớp học có 24 nam và 12 nữ. Lớp muốn chọn ra 3 bạn để


vệ sinh lớp học. Hỏi có bao nhiêu cách chọn nhóm 3 bạn ?
Giải:
• Vì 3 bạn được chọn là 1 bộ không sắp thứ tự nên số cách
chọn là số tổ hợp chập 3 của 36 phần tử
Hoán vị
Hoán vị

Bộ sách “Cuốn theo chiều gió” gồm 4 tập, bộ sách “Ba chàng
ngự lâm” gồm 3 tập, được xếp trên giá sách gồm 7 chỗ.

Hỏi có bao nhiêu cách xếp:

1. Một cách tùy ý

2. Các tập sách được xếp xen kẽ: C-B-C-B-C-B-C

3. Các tập sách được xếp theo bộ.


Chỉnh hợp
Ví dụ: Chỉnh hợp
Một lớp học có 24 nam và 12 nữ. Lớp muốn bầu ra một ban
cán sự lớp gồm 3 người: Lớp trưởng, Lớp phó học tập và Lớp
phó hành chính. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ban cán sự lớp ?
Giải:
• Vì 3 vị trí cán sự là khác nhau nên số cách chọn sẽ là số
chỉnh hợp chập 3 của 36 phần tử.
• Số cách chọn là :
Quick review
• Một hoán vị = một cách xếp thứ tự
– Số hoán vị của n phần tử: n!
• Một chỉnh hợp = một cách chọn có thứ tự
k phần tử từ n phần tử.
– Số chỉnh hợp:
• Một tổ hợp = một cách chọn k phần tử từ n phần tử mà
không quan tâm đến thứ tự
– Số tổ hợp:
Bài tập
1. Hội phụ huynh có 40 người, cử ra một ban chấp hành
gồm 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 5 uỷ viên. Hỏi có bao
nhiêu cách cử một ban chấp hành như trên?
2. Một sinh viên có 12 cuốn sách đôi một khác nhau trong
đó có 2 cuốn Toán, 3 cuốn Văn và 6 cuốn Anh văn. Hỏi
có bao nhiêu cách xếp tất cả sách trên lên kệ, nếu mọi
cuốn cùng môn được xếp cạnh nhau.
3. Một lớp học có 40 sinh viên gồm 25 nam và 15 nữ. Có
bao nhiêu cách chọn 4 sinh viên sao cho:
a. Số sinh viên nam hoặc nữ là tuỳ ý.
b. Phải có 2 nam và 2 nữ
c. Phải có ít nhất 1 nữ
Khái niệm xác suất
• Phép thử (experiment)
• Biến cố (event)
• Không gian mẫu (sample space)
• Các phép toán trên biến cố
• Tính chất của biến cố

04/17/2024
Phép thử
• Phép thử là một quá trình lặp đi lặp lại cho ra một số các kết quả mà
kết quả đó có thể đoán trước được hay không đoán trước được khả
năng có xảy ra hay không.
• Phép thử tất nhiên là quá trình tạo ra một kết quả có thể đoán trước.
Ví dụ: Nước sôi ở 1000C
• Phép thử ngẫu nhiên là một quá trình tạo ra một kết quả không thể
đoán trước được khả năng xảy ra.
Ví dụ:
Phép thử Các kết quả có thể xảy ra
Tung đồng xu Ngửa, sấp
Gieo một con xúc xắc 1, 2, 3, 4, 5, 6
Kiểm tra chất lượng sản phẩm Đạt, không đạt
Chơi một trận bóng đá Thắng, thua, hòa
Biến cố
• Biến cố là một tập hợp gồm một hay nhiều kết quả có thể xảy ra
khi thực hiện phép thử. Kí hiệu: A, B, C…
Ví dụ: Phép thử: Gieo 1 con xúc xắc
Gọi A là biến cố mặt chẵn xuất hiện A= {2, 4, 6}
Gọi B là biến cố mặt lớn hơn 2 xuất hiện B= {3, 4, 5, 6}

• Không gian mẫu là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra khi
thực hiện phép thử. Kí hiệu:
Ví dụ:
Tung đồng xu
Tháng sinh của một người
Biến cố

Các loại biến cố:


Biến cố sơ cấp

• Biến cố sơ cấp (outcome) là:


― biến cố không thể biểu diễn thành tổng của các biến cố
khác.
— một tập con có đúng một phần tử của không gian mẫu.

• Các biến cố sơ cấp có cùng khả năng xảy ra như nhau


trong một phép thử là các biến cố sơ cấp đồng khả năng.
Các phép toán trên biến cố
• Bản chất của biến cố là tập hợp.
• Hiệu, giao, hợp các biến cố, ta được các biến cố mới.

• Biến cố tích là biến cố A và B cùng đồng thời xảy ra

• Biến cố tổng là biến cố A xảy ra hoặc B xảy ra:

• Biến cố hiệu là biến cố A xảy ra nhưng B không xảy ra


Các phép toán trên biến cố

• Giao hoán: ,
• Kết hợp:

• Phân phối:
Mối quan hệ giữa các biến cố

• Biến cố xung khắc


• Biến cố đối lập
• Biến cố kéo theo
Biến cố xung khắc
• Nếu A và B không đồng thời xảy ra trong một phép thử
thì A và B là hai biến cố xung khắc

• Ví dụ: Khi tung một con xúc xắc:


− “xuất hiện mặt chẵn” và “xuất hiện mặt lẻ”
là 2 biến cố xung khắc
()
− “xuất hiện mặt chia hết cho 3” và “xuất hiện mặt chẵn”
là 2 biến cố không xung khắc.
Biến cố đối lập
• Biến cố đối lập của A, kí hiệu là biến cố xảy ra khi và chỉ
khi A không xảy ra.

• A và B đối lập và

• Ví dụ: “Đúng” và “Sai” là hai biến cố đối lập


Quy tắc đối ngẫu
• Phủ định của hợp là giao 2 phủ định:

• Phủ định của giao là hợp 2 phủ định:


Biến cố kéo theo
• A kéo theo B, A B, nếu A xảy ra thì B xảy ra.

• Ví dụ:
– A = “xuất hiện mặt 4 chấm”
– B = “xuất hiện mặt chẵn”
Thì A B hay B A?
Tính chất

Nếu thì và

Hệ quả:
 và
 và
 và
Bài tập biến cố
Có 3 xạ thủ độc lập, mỗi người bắn 1 viên đạn vào cùng một
mục tiêu.
Gọi Ai là biến cố người thứ i bắn trúng mục tiêu, i=1,…,3
Hãy biễu diễn các biến cố sau theo Ai:
• A là biến cố có 1 viên trúng
• B là biến cố có 2 viên trúng
• C là biến cố cả 3 phát đều trúng
• D là biến cố không có viên nào trúng
• E là biến cố có ít nhất 1 viên trúng
• F là biến cố có ít nhất 2 viên trúng
• G là biến cố có nhiều nhất 1 viên trúng
• H là biến cố có nhiều nhất 2 viên trúng
Xác suất

04/17/2024
Ba hướng tiếp cận xác suất
Tiếp cận cổ điển
Tiếp cận tần suất (xác suất thực nghiệm)
Tiếp cận tiên đề

• Xét một phép thử với không gian mẫu


• Với mỗi biến cố A trong không gian mẫu tương ứng với một
hàm xác suất , thỏa 3 tiên đề:

1. và

nếu là các biến cố xung khắc từng đôi (A i.Aj= ,i≠j)

34~
Công thức cộng xác suất
• A, B xung khắc:

Hệ quả:
• A, B bất kỳ:

• Nếu A1, A2, A3 là ba biến cố bất kỳ thì


P(A1+A2+A3) = P(A1) + P(A2) + P(A3)
- P(A1A2)-P(A2A3)-P(A3A1) + P(A1A2A3)
Ví dụ
Giải ví dụ
1) Gọi A: biến cố NTD thích loại A, P(A) = 120/200
B: biến cố NTD thích loại B, P(B) = 100/200
F: biến cố NTD thích ít nhất 1 loại

Vì A và B không xung khắc nên

2) Gọi G: biến cố NTD không thích cả 2

Suy ra
Bài tập
• Khảo sát 100 thí sinh dự thi vào đại học có 70 thí sinh dự
thi khối A, 50 thí sinh dự thi khối B và 35 thí sinh dự thi
vào cả 2 khối A và B.
• Chọn ngẫu nhiên 1 thí sinh trong số 100 thí sinh trên.
Tính xác suất thí sinh này dự thi
a. Vào ít nhất 1 khối trên
b. Không phải hai khối trên
Bài tập
• Một hãng nước ngọt thăm dò thị hiếu người tiêu dùng về 2
loại nước giải khát A và B. trong số người được hỏi có 60%
thích loại A, 50% thích loại B, 30% thích cả 2 loại A và B.
• Chọn ngẫu nhiên 1 người trong số được thăm dò. Tính xác
suất người này
a. Thích ít nhất 1 loại nước giải khát trên
b. Không thích loại nào hết.
Xác suất có điều kiện

• Xác suất có điều kiện của A với điều kiện B, P(A/B), là xác suất
của A được tính sau khi B đã xảy ra.

• Công thức:
P(A.B)
P(A/B) = ,P(B) > 0
P(B)
P(B/A) = P (A.B) , P(A) > 0
P(A)
Xác suất có điều kiện

• Khi có thêm thông tin (về một điều gì đó đã xảy ra), xác suất
sẽ thay đổi.
• Ký hiệu: - xác suất để B xảy ra khi A đã xảy ra
• chỉ bằng P(B) nếu A, B độc lập. (sự xảy ra của A không ảnh
hưởng đến khả năng xảy ra của B)
Ví dụ
Giải ví dụ

2
5
Biến cố độc lập
A và B độc lập

(sự xảy ra của biến cố này không ảnh hưởng đến khả năng xảy
ra của biến cố kia).

Ví dụ: Một hộp phấn có 10 viên trắng và 6 viên đỏ.


Lấy ngẫu nhiên có hoàn lại 2 viên (mỗi lần 1 viên).
a) Tính xác suất viên thứ nhất màu trắng
b) Tính xác suất viên thứ hai màu đỏ biết rằng viên thứ nhất
màu trắng
Giải ví dụ

a) Gọi A là biến cố lấy được viên trắng ở lần 1.


P(A)=10/16
b) Gọi B là biến cố lấy được viên đỏ ở lần 2.
Do lấy hoàn lại nên trong hộp vẫn không có gì thay đổi.
vậy A và B độc lập với nhau
P(B/A)= P(B)= 6/16.
Công thức nhân xác suất
• A, B độc lập:

• Nếu là các biến cố độc


n
lập toàn nphần thì
P ( A i )   P (A i )
• A, B tuỳ ý: i 1 i 1

• Nếu thì

P(A1.A2…An)=P(A1).P(A2/A1).P(A3/A1A2)...P(An/A1A2...An-1).
Ví dụ

Một lô hàng có 50 sản phẩm trong đó có 30 sản phẩm loại A và


20 sản phẩm loại B. Chọn lần lượt không hoàn lại 2 sản phẩm
(mỗi lần 1 sản phẩm).
Tính xác suất:
a. Sản phẩm thứ nhất là sản phẩm loại A
b. Sản phẩm thứ hai loại A biết rằng sản phẩm thứ nhất loại A
c. Sản phẩm thứ hai loại A biết rằng sản phẩm thứ nhất loại B
d. Cả hai sản phẩm cùng loại
e. Cả hai sản phẩm khác loại
Ví dụ
Gọi Ai là biến cố chọn được sản phẩm loại A ở lần chọn thứ i,
i=1,2.
L là biến cố chọn được hai sản phẩm cùng loại
K là biến cố chọn được hai sản phẩm khác loại
30
a) P ( A1 ) 
50
29
b) P ( A2 | A1 ) 
49
30
c) P ( A2 | A1 ) 
49
d) P ( L)  P ( A1 . A2  A1 . A2 )  P ( A1 . A2 )  P ( A1 . A2 )
30 29
P ( A1 . A2 )  P ( A1 ) P ( A2 | A1 )  .
50 49
20 19
P ( A1 . A2 )  P ( A1 ) P ( A2 | A1 )  .
50 49
e) P ( K )  1  P ( L)
Bài tập

Có 3 sinh viên nhưng chỉ có 2 vé xem bóng đá, do đó phải


bốc thăm.
Có 3 lá thăm: 2 thăm dấu X và 1 thăm dấu O.
3 sinh viên lần lượt bốc thăm, ai bắt được thăm dấu X thì
được vé.
Theo bạn bắt thăm trước hay bắt thăm sau sẽ lợi thế hơn?
Kiểm tra sự độc lập
• Dựa vào
– Ý nghĩa của 2 biến cố
• Ví dụ: “lấy được bi đỏ từ hộp 1” và “lấy được bi đỏ
từ hộp 2” là 2 biến cố độc lập
– Dựa vào điều kiện:
• Ví dụ: kiểm tra sự độc lập của A và B, biết rằng P(A)
= 0.4, P(B) = 0.5 và .
Sự độc lập của các biến cố đối lập

• Hệ quả. A và B độc lập và độc lập.


• Trong 4 cặp biến cố , , và , nếu có 1 cặp độc lập, thì 3 cặp
còn lại cũng độc lập.

• Áp dụng. Chứng minh: “nếu A, B độc lập, thì ”. Điều


ngược lại có đúng không?
Ví dụ
Giải ví dụ
Gọi Ai là biến cố chọn được sản phẩm loại A ở lô i, i=1,2.
10 12
a) P ( A1 . A2 )  P ( A1 ) P ( A2 )  .  0,40
15 20
b) P ( A1 . A2  A1 . A2 )  P ( A1 . A2 )  P ( A1 . A2 )
10 12 5 8 8
 P ( A1 ) P ( A2 )  P ( A1 ) P ( A2 )  .  . 
15 20 15 20 15
7
c) P ( A1 . A2  A1 . A2 ) 
15
Bài tập

Có 3 lô hàng, mỗi lô có 30 sản phẩm. Số sản phẩm loại A có


trong mỗi lô lần lượt là: 20, 24, 26. Bên mua chọn ngẫu nhiên
không hoàn lại từ mỗi lô 3 sản phẩm, nếu lô nào cả 3 sản phẩm
đều là loại A thì nhận mua lô hàng đó. Tính xác suất
a. Lô 1 được mua
b. Có ít nhất 1 lô được mua
c. Có nhiều nhất 2 lô được mua
d. Có 2 lô được mua
Bài tập

Đội tuyển bóng bàn của trường đại học A có 3 sinh viên, mỗi
sinh viên thi đấu 1 trận. Xác suất thắng của các sinh viên A, B, C
lần lượt là 70%, 80%, 90%.
Tính xác suất
a. Đội tuyển thắng ít nhất 1 trận
b. Đội tuyển thắng 2 trận
Bài tập
Một công ty điện tử quảng cáo sản phẩm thông qua hai
phương tiện: báo chí và ti vi.
Được biết trong số khách hàng có 30% biết thông tin về sản
phẩm của công ty qua báo chí, 60% biết qua ti vi và 20% biết
qua báo chí và ti vi.
Chọn ngẫu nhiên 1 khách hàng. Tính xác suất khách hàng này
biết thông tin về sản phẩm của công ty
a. Thông qua ít nhất 1 phương tiện trên
b. Không phải thông qua 2 phương tiện trên
c. Thông qua chỉ 1 phương tiện là ti vi
Ví dụ

Phải gieo ít nhất bao nhiêu con súc sắc (gieo bao nhiêu lần 1
con súc sắc) để xác suất có ít nhất 1 con xuất hiện mặt 1 chấm
lớn hơn hay bằng 0.99.
Công thức xác suất đầy đủ
& Công thức Bayes

04/17/2024
Hệ đầy đủ các biến cố

Định nghĩa. được gọi là hệ đầy đủ, nếu thỏa 2 điều kiện
1. với mọi

Lưu ý:
• Nếu là hệ đầy đủ, thì
• Nếu thì không phải hệ đầy đủ
Hệ đầy đủ | Ví dụ

• Chọn ngẫu nhiên 2 bi từ một hộp có 3 bi đỏ, 4 bi xanh.


• Gọi là biến cố lấy được i bi đỏ (i = 0,1,2)
• Khi đó là một hệ đầy đủ, vì

• Quiz. Tính các và kiểm tra ?


Công thức xác suất đầy đủ & Bayes
Ví dụ
Giải ví dụ
Bài tập

Có 2 kiện hàng: kiện thứ 1 gồm 6 sản phẩm tốt với 2 thứ phẩm
và kiện thứ 2 gồm 5 sản phẩm tốt với 3 thứ phẩm. Chọn ngẫu
nhiên một kiện hàng và từ kiện hàng này lấy ngẫu nhiên 1 sản
phẩm. Tính xác suất để sản phẩm được chọn là sản phẩm tốt.
Bài tập

Một cửa hàng thời trang có 2 lô hàng: lô 1 có 16 sản phẩm


loại A, 14 sản phẩm loại B, lô 2 có 20 sản phẩm loại A và 12
sản phẩm loại B.
Chủ cửa hàng chọn ngẫu nhiên 2 sản phẩm từ lô 1 đem trưng
bày, sau đó lấy các sản phẩm còn lại của lô 1 bỏ sang lô 2 rồi
đem bán.
Một người mua 2 sản phẩm
a. Tính xác suất mua được 2 sản phẩm loại A.
b. Biết rằng mua được 2 sản phẩm loại A. Tính xác suất trong
2 sản phẩm đem trưng bày có 1 sản phẩm loại A.
Bài tập

Có 2 chuồng gà: chuồng 1 có 15 con trống và 10 con mái,


chuồng 2 có 12 con trống và 8 con mái.
Có 2 con chạy từ chuồng 1 sang chuồng 2, sau đó từ chuồng 2
chạy ra 1 con.
a. Tính xác suất con gà chạy ra từ chuồng 2 là con gà trống.
b. Biết rằng con gà chạy ra từ chuồng 2 là con gà trống. Tính
xác suất 2 con gà chạy từ chuồng 1 qua chuồng 2 là 2 con
gà trống.
c. Biết rằng con gà chạy ra từ chuồng 2 là con gà trống. Theo
bạn 2 con gà chạy từ chuồng 1 sang chuồng 2 là 2 con gà
thuộc loại gì.
Bài tập
Bài tập
Ôn tập
Bài 1: Một kiện hàng có 10 sản phẩm loại I, 8 sản phẩm loại
II và 14 sản phẩm loại III. Lấy ngẫu nhiên 1 sản phẩm từ kiện
hàng.
a) Xác định và đặt tên tất cả biến cố có thể xảy ra.
b) Xác định không gian mẫu của phép thử trên.
c) Tính xác suất của các biến cố sơ cấp
Ôn tập

Bài 2
Có 2 kiện hàng với kiện I gồm 6 sản phẩm tốt với 2 thứ phẩm
và kiện II gồm 5 sản phẩm tốt với 3 thứ phẩm. Chọn ngẫu nhiên
từ mỗi kiện 1 sản phẩm. Tính xác suất để cả 2 sản phẩm được
chọn là 2 sản phẩm tốt.
Ôn tập

Bài 3
Có 3 kiện hàng, mỗi kiện gồm 10 sản phẩm. Kiện thứ nhất
có 6 sản phẩm loại I; kiện thứ hai có 7 sản phẩm loại I và
kiện thứ ba có 8 sản phẩm loại I. Từ mỗi kiện, khách hàng
lấy ngẫu nhiên ra 2 sản phẩm để kiểm tra, nếu kiện nào có
2 sản phẩm lấy ra đều là sản phẩm loại I thì mua kiện hàng
đó. Xác suất để có ít nhất một kiện hàng được mua là:
a)0.8657 b) 0.9032 c) 0.644 d) 0,976
Ôn tập

Bài 4
Một thùng hàng có 30 sản phẩm, trong đó có 15 sản phẩm
loại I, 10 sản phẩm loại II và 5 sản phẩm loại III. Từ thùng
hàng, ta chọn ngẫu nhiên ra 5 sản phẩm. Xác suất để chọn
được 3 sản phẩm loại I trong 5 sản phẩm lấy ra là
a) 0,1121 b) 0,3352 c) 0,003 d) 0,1596
Ôn tập

Bài 5
Có 3 sinh viên cùng đi thi. Gọi
F là biến cố sinh viên thứ nhất thi đậu;
G là biến cố sinh viên thứ hai thi đậu;
H là biến cố sinh viên thứ ba thi đậu.
Khi đó, F là
A. biến cố có ít nhất 1 sinh viên thi đậu
B. biến cố cả 3 sinh viên đều thi đậu
C. biến cố có 2 sinh viên thi đậu
D. biến cố có 1 sinh viên thi đậu
Ôn tập
,

Bài 6
Cho hai biến cố A, B với P(B)=0.6 ; P(A)=0.8 ; P(BIA)=0.75 .
Khi đó, giá trị của P( bằng:
A. 0.02
B. 0.03
C. 0.5
D. 0.25
Tổng kết

Chúng ta đã tìm hiểu qua:


• Giải tích tổ hợp
• Phép thử, không gian mẫu và biến cố
• Xác suất, công thức căn bản
• Xác suất có điều kiện
• Biến cố độc lập
• Công thức xác suất đầy đủ
• Công thức Bayes

You might also like