Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 108

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CHƯƠNG 0:
GIỚI THIỆU CHƯƠNG
TRÌNH

GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


ĐIỆN THOẠI/EMAIL: 0903661501 DUYPT@PTITHCM.EDU.VN
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
HỌC KỲ/NĂM BIÊN SOẠN: 02/2010
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

CHƯƠNG 1: CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG


CHƯƠNG 2: CẤU KIỆN BÁN DẪN VÀ ỨNG DỤNG
CHƯƠNG 3: CẤU KIỆN QUANG ĐIỆN TỬ
CHƯƠNG 4: MÀN HÌNH CẢM ỨNG
CHƯƠNG 5: CẢM BIẾN
CHƯƠNG 6: ỨNG DỤNG CỦA CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 2


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
CHƯƠNG 3: CẤU KIỆN QUANG ĐIỆN TỬ
3.1. Giới thiệu chung
3.2. Các cấu kiện chuyển đổi điện - quang
3.2.1. Diode phát quang (LED, OLED)
3.2.2. Màn hình tinh thể lỏng
3.2.3. Màn hình Plasma
3.3. Các cấu kiện chuyển đổi quang - điện
3.3.1. Quang trở
3.3.2. Diode thu quang
3.3.3. Tế bào quang điện và pin mặt trời
3.4 Cấu kiện CCD.
3.4.1. Cấu tạo
3.4.2. Nguyên tắc hoạt động.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 3


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
Khái niệm chung về kỹ thuật quang điện tử.
•Định nghĩa về kỹ thuật quang điện tử:
– Quang điện tử là những hiệu ứng tương hỗ giữa bức xạ ánh sáng và mạch
điện tử. Bức xạ ánh sáng là một dạng của bức xạ điện từ có dải tần số dao
động rất Cao(λ: khoảng 50nm đến khoảng 100mm).
•Các bức xạ quang được chia ra thành ba vùng là:
– Vùng cực tím có λ = 50nm - 380nm.
– Vùng ánh sáng nhìn thấy có λ = 380nm - 780nm.
– Vùng hồng ngoại có λ = 780nm - 100µm.
•Phân loại linh kiện quang điện tử:
– Linh kiện quang điện tử gồm có linh kiện bán dẫn quang điện tử và linh
– kiện không bán dẫn quang điện tử.
– Linh kiện bán dẫn quang điện tử: là những linh kiện được chế tạo từ vật liệu bán dẫn
như điện trở quang, Diode quang, tranzito quang, LED, LASER bán dẫn,v.v..
– Linh kiện không phải bán dẫn quang điện tử: như sợi quang dẫn, mặt chỉ thị tinh thể
lỏng LCD, ống nhân quang v.v..

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 4


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
Sự tương tác giữa ánh sáng và vật chất
– Sự tương tác giữa ánh sáng và vật chất gồm có 3 quá trình: quá trình
hấp thụ, quá trình phát xạ tự phát và quá trình phát xạ kích thích (Xem
hình 8 2a,b,c).

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 5


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Quá trình hấp thụ:
– Quá trình hấp thụ (hình 8-2a) là quá trình mà tại đó khi có một photon tương tác với vật
chất thì một điện tử ở mức năng lượng cơ bản Ek sẽ nhận thêm năng lượng của photon
(quang năng) và nhảy lên mức năng lượng kích thích Ei.
• Quá trình phát xạ tự phát:
– Bức xạ tự phát (hình 8-2b) là quá trình mà các điện tử nhảy lên mức năng lượng kích
thích Ei, nhưng chúng nhanh chóng trở về mức năng lượng cơ bản Ek và phát ra
photon có năng lượng hν. Mỗi một phát xạ tự phát ta thu được một photon.
– Hiện tượng này xảy ra không có sự kích thích bên ngoài nào và được gọi là quá trình
phát xạ tự phát. Phát xạ này đẳng hướng và có pha ngẫu nhiên.
• Quá trình phát xạ kích thích:
– Nếu có một photon có năng lượng hν tới tương tác với vật chất mà trong lúc đó có một
điện tử đang còn ở trạng thái kích thích Ei, thì điện tử này được kích thích và ngay lập
tức nó di chuyển trở về mức năng lượng cơ bản Ek và phát xạ ra một photon khác có
năng lượng cũng đúng bằng . Photon mới phát xạ ra này có cùng pha với photon đi đến
và được gọi là phát xạ kích thích (hay phát xạ cảm ứng). Xem hình 8-2c.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 6


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
Vật liệu bán dẫn quang
•Vật liệu bán dẫn quang chủ yếu là các loại hợp chất bán dẫn 2 thành phần
nhóm III-V và nhóm II-V, hợp chất bán dẫn 3 và 4 thành phần.
•Chất bán dẫn 2 thành phần nhóm III-V: được sử dụng phổ biến trong các
ứng dụng quang điện tử do nó là bán dẫn có vùng cấm trực tiếp (vùng cấm
thẳng): Bán dẫn có đáy của vùng dẫn và đỉnh của vùng hóa trị cùng nằm
trên một giá trị số sóng (trong không gian động lượng) Loại bán dẫn này có
đặc tính quang tốt, điện tử tại gần đáy của vùng dẫn có thể dễ dàng tái hợp
trực tiếp với lỗ trống gần đỉnh của vùng hóa trị, năng lượng tái hợp có thế
được phát xạ ra photon ánh sáng (hiện tượng tái hợp bức xạ hay bức xạ
tự phát.
•Chất bán dẫn 2 thành phần nhóm II-V được hình thành bởi sự tổ hợp giữa
nguyên tố nhóm III như Al, Ga, In với nguyến tố nhốm V như N, P, As, Sb.
Có 9 loại hợp chất bán dẫn 2 thành phần phổ biến như sau: AlP, AlAs,
AlSb, GaP, (GaAs, GaSb, NnP, InAs, InSb) – vùng cấm thẳng).

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 7


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Hợp chất bán dẫn 3 thành phần: Được hình thành từ 2 nguyên tố của
nhóm III với 1 nguyên tố nhóm V hoặc từ 1 nguyên tố nhóm III với 2
nguyên tố của nhóm V: ví dụ AlxGa1-xAs (có tính chất nằm giữa AlAs
và GaAs phụ thuộc vào tỉ lệ trộn các thành phần x – tỉ số của các
nguyên tử Ga ở trong GaAs đã được thay thế bởi các nguyên tử Al.
• Hợp chất bán dẫn 4 thành phần: Hợp chất được hình thành từ 2
nguyên tố nhóm III với 2 nguyên tố nhóm V, loại bán dẫn này có sự tổ
hợp một cách dễ dàng, tốt hơn so với bán dẫn 3 thành phần, vì chúng
cung cấp một độ tự do lớn hơn. Ví dụ InxGa1-xAs1-yPy, tỉ lệ trộn các
thành phần x, y thay đổi giữa 0 và 1.
• Đồ thị biểu diễn hàng số mạng, năng lượng vùng cấm, tần số cắt của
một số loại bán dẫn đơn, hợp chất 2 thành phần, 3 thành phần và 4
thành phần như trang bên:
• (Với bán dẫn có độ rộng vùng cấm là EG thì tần số cắt (hoặc bước
sóng cắt) là: λC=hc/EG , trong đó c là vận tốc ánh sáng.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 8


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
CHƯƠNG 3: CẤU KIỆN QUANG ĐIỆN TỬ
3.1. Giới thiệu chung
3.2. Các cấu kiện chuyển đổi điện - quang
3.2.1. Diode phát quang (LED, OLED)
3.2.2. Màn hình tinh thể lỏng
3.2.3. Màn hình Plasma
3.3. Các cấu kiện chuyển đổi quang - điện
3.3.1. Quang trở
3.3.2. Diode thu quang
3.3.3. Tế bào quang điện và pin mặt trời
3.4 Cấu kiện CCD.
3.4.1. Cấu tạo
3.4.2. Nguyên tắc hoạt động.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 9


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Diode phát quang là linh kiện bán dẫn quang điện tử.
Nó có khả năng phát ra ánh sáng khi có hiện tượng
tái hợp xảy ra trong tiếp xúc P-N.
• Tuỳ theo vật liệu chế tạo mà ta có ánh sáng bức xạ
ra ở các vùng bước sóng khác nhau.
• Trong mục này ta sẽ trình bày trước hết về LED bức
xạ ra ánh sáng nhìn thấy gọi là LED chỉ thị. LED chỉ
thị có ƣu điểm là tần số hoạt động cao, kích thước
nhỏ, công suất tiêu hao nhỏ, không sụt áp khi bắt đầu
làm việc. LED không cần kính lọc mà vẫn cho ra màu
sắc. LED chỉ thị rất rõ khi trời tối. Tuổi thọ của LED
khoảng 100 ngàn giờ.
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 10
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
Cấu tạo và ký hiệu của LED:

•Vật liệu chế tạo Diode phát quang đều là các liên kết của các
nguyên tố thuộc nhóm 3 và nhóm 5 của bảng tuần hoàn
Mendeleev như GaAs, hoặc liên kết 3 nguyên tố như GaAsP
v.v.. Đây là các vật liệu tái hợp trực tiếp, có nghĩa là sự tái hợp
xảy ra giữa các điện tử ở sát đáy dải dẫn và các lỗ trống ở sát
đỉnh dải hóa trị.
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 11
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
Các cấu trúc của LED:

•LED vòm và LED phẳng được sử dụng trong phần lớn các thiết bị hiển thị với lợi
ích là rút được lượng ánh sáng cực đại từ thiết bị đó => ánh sáng được phát ra theo
tất cả các hướng và sử dụng các ống kính được sắp xếp theo trật tự nhất định để
hội tụ ánh sáng.
•Burrus LED và LED phát xạ cạnh chủ yếu được dùng trong các hệ thống thông tin
sợi quang

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 12


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 13


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

LED CHIP Lăng kính

LED CHIP
CỰC ÂM

Bảng mạch
Tản nhiệt
CỰC ÂM CỰC DƯƠNG Đế đỡ Sợi nối

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 14


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

PHÂN LOẠI

Dựa vào màu sắc: LED chớp, Bi-color LED,


Tri-color LED, RGB LED, …

Dựa vào chip LED: SMD, CHIP, COB, …

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 15


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

Nguyên lý làm việc:

•Khi LED phân cực thuận, các hạt dẫn đa số khuếch tán ồ ạt qua tiếp xúc
P-N, chúng gặp nhau sẽ tái hợp và các photon được phát sinh.
•Tốc độ tái hợp trong quá trình bức xạ tự phát này tỉ lệ với nồng độ điện tử
trong phần bán dẫn P và nồng độ lỗ trống trong phần bán dẫn N. Đây là
các hạt dẫn thiểu số trong chất bán dẫn. Như vậy, để tăng số photon bức
xạ ra cần phải gia tăng nồng độ hạt dẫn thiểu số trong các phần bán dẫn.
•Cường độ dòng điện của Diode tỉ lệ với nồng độ hạt dẫn được "chích" vào
các phần bán dẫn, do đó cường độ phát quang của LED tỉ lệ với cƣờng độ
dòng điện qua Diode

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 16


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Điện áp phân cực cho LED gần bằng độ rộng vùng cấm của
vật liệu, do đó, các LED bức xạ ở các bước sóng khác nhau
sẽ được chế tạo từ các vật liệu bán dẫn có độ rộng vùng cấm
khác nhau và điện áp phân cực cho chúng cũng khác nhau.
• Tuy nhiên LED có điện áp phân cực thuận tƣơng đối cao
(1,6V – 3V) và có điện áp ngược cho phép tương đối thấp (3
v - 5 v)
Đặc tuyến Vôn - Ampe của LED

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 17


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 18


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 19


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 20


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 21


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 22


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 23


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 24


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 25


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 26


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 27


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

OLED là gì?
•OLED - Organic light-emitting diode
•Diode phát sáng hữu cơ là một loại Diode phát
sáng(LED) trong đó lớp phát xạ điện quang làm bằng
chất bán dẫn hữu cơ có khả năng phát sáng khi có
dòng điện chạy qua.
•Lớp phát sáng này được đặt giữa hai điện cực và
thường thì ít nhất mộttrong hai điện cực này là trong
suốt

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 28


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 29


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 30


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Tấm nền - Substrate
– Tấm nền là một bộ phận quan trọng của màn hình OLED, được chế tạo
bằng thủy tinh hoặc nhựa. Chức năng của tấm nền là giúp làm bệ đỡ cho
các bộ phận khác trên màn hình, đảm bảo màn hình hoạt động ổn định và
bền vững trong quá trình sử dụng.
• Cực dương - Anode
– Vị trí của Anode thường nằm ở dưới cùng màn hình. Khi dòng điện chạy
qua Anode, nó tạo ra những khoảng trống để có thể chứa được lượng điện
tích dương. Điều này giúp cho màn hình OLED có khả năng phát sáng với
độ sáng và độ tương phản cao hơn.
• Cực âm - Cathode
– Cathode có nhiệm vụ cung cấp các điện tích âm hoặc electron khi dòng điện
chạy qua. Chúng được đặt ở phía trên cùng của màn hình, Cathode hoạt
động đối lập với Anode để tạo ra các điện tích cần thiết.
– Các điện tích này sẽ di chuyển đến các lớp phân cực khác, kích thích các
phân tử để tạo ra hình ảnh trên màn hình OLED.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 31


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Lớp bán dẫn hữu cơ - Organic layer
– Lớp dẫn hữu cơ nằm ở giữa hai cực Anode và Cathode, bao gồm 2
thành phần chính với chức năng khác nhau.
– Thành phần đầu tiên là lớp dẫn, được cấu tạo từ các phân tử hữu
cơ dẻo để vận chuyển các chỗ trống từ Anode đến các vùng có
năng lượng cao hơn.
– Thành phần thứ hai là lớp phát sáng, giúp truyền tải electron từ
Cathode thông qua lớp này để kích thích các phân tử phát sáng.
• Lớp truyền tải các electron từ cathode - ETL- electron
transport layer
– Alq3: độ linh động e (10-6 cm2/(Vs), phát ra ánh sáng xanh lục có
bước sóng 530mm

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 32


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Lớp truyền tải các lỗ trống từ anode – HTL: Hole transport
layer

• Lớp phát xạ – EML: Emissive layer


– Mỗi tế bào chỉ phát một màu sắc cố định (do Eg cố định).
• Như vậy, nguyên tắc hoạt động của màn hình OLED là
xếp chồng nhiều lớp bán dẫn hữu cơ phát những màu
cơ bản (đỏ, lục, lam)
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 33
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

Tím=> tím thẫm Đỏ

Xanh da trời

Xanh lá cây

GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


www.ptit.edu.vn BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
Trang: 34
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 35


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

Nguyên tắc hoạt động của OLED

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


Trang: 36
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

37

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


Trang: 37
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

HOMO: the highest occupied molecular orbital


LUMO: the lowest unoccupied molecular orbital
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY
Trang: 38
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

Nguyên lý hoạt động của OLED

1. Nguồn điện cung cấp một dòng điện


cho OLED.

2. Một dòng các electron chạy từ


cathode qua các lớp hữu cơ tới anode:

3. Tại biên giữa lớp phát quang và lớp


dẫn, các electron gặp và tái hợp với lỗ
trống

4. Electron tái hợp tạo ra một năng


lượng dưới dạng một photon ánh sáng.
OLED phát ra ánh sáng
39

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


Trang: 39
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

Nguyên lý hoạt động của OLED

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


Trang: 40
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


Trang: 41
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
So sánh công nghệ đèn LED - công nghệ OLED

Tiết kiệm điện, tuổi thọ


cao

LED
Không nhấp nháy, thân
Ưu điểm

thiện với môi trường

Mỏng , Nhẹ, mềm dẻo

OLED
Tiêu thụ ít điện năng, góc
nhìn rộng

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


Trang: 42
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
So sánh công nghệ đèn LED - công nghệ OLED

Không hoạt động ở


nhiệt độ thấp

LED
nhược điểm

Chi phí mua, nơi mua

Dễ hư

OLED
Công đoạn chế tạo

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


Trang: 43
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

Một số ứng dụng OLED - về khía cạnh nghiên


cứu

Linh kiện
Tái tạo tóc Hình xăm
điot phát
thành màn OLED phát
quang hữu
hình OLED sáng
cơ (OLED)

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


Trang: 44
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

Tái tạo tóc thành


Màn hình OLED

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


Trang: 45
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

Tái tạo tóc thành


Màn hình OLED

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


Trang: 46
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

Hình xăm OLED phát sáng

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


Trang: 47
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

Hình xăm OLED phát sáng

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


Trang: 48
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

Một số ứng dụng OLED - về khía cạnh thương


mại hóa

Màn hình Chiếu


TV OLED
phẳng FPD sáng

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


Trang: 49
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

Màn hình phẳng FPD

OLED được sử dụng làm màn


hình có kích thước nhỏ trong
các thiết bị cầm tay như điện
thoại di động, máy nghe nhạc,
máy ảnh…
Các thiết bị này tận dụng ưu thế
của OLED cho cường độ sáng
cao, dễ đọc ngoài trời và tiết
kiệm điện năng

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


Trang: 50
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

Màn hình phẳng FPD

Nhiều điện thoại thuộc


dòng flagship của các
hãng như Samsung, LG
đã sử dụng màn hình
OLED. iPhone 8 cũng có
sử dụng màn hình OLED.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


Trang: 51
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

TV OLED

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


Trang: 52
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

Chiếu sáng

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY


Trang: 53
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
CHƯƠNG 3: CẤU KIỆN QUANG ĐIỆN TỬ
3.1. Giới thiệu chung
3.2. Các cấu kiện chuyển đổi điện - quang
3.2.1. Diode phát quang (LED, OLED)
3.2.2. Màn hình tinh thể lỏng (LCD)
3.2.3. Màn hình Plasma
3.3. Các cấu kiện chuyển đổi quang - điện
3.3.1. Quang trở
3.3.2. Diode thu quang
3.3.3. Tế bào quang điện và pin mặt trời
3.4 Cấu kiện CCD.
3.4.1. Cấu tạo
3.4.2. Nguyên tắc hoạt động.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 54


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
Màn hình LCD
– Các thiết bị điện tử như đồng hồ, máy tính, đầu đĩa DVD,CD được chế tạo từ màn
hình tinh thể lỏng (LCD). Hiện nay , chúng trở nên phổ biến và có 1 bước nhảy vọt lớn
trong ngành công nghiệp màn hình thay thế cho việc sử dụng ống CRT. CRT tốn
nhiều năng lượng hơn LCD và cũng lớn hơn, nặng hơn. LCD có màn hình mỏng hơn,
ngay cả so với màn hình LED thì mức tiêu thụ vẫn ít hơn vì nó hoạt động theo nguyên
tắc cơ bản là chặn ánh sáng thay vì tiêu tán. Dưới đây hãy cùng tìm hiểu hoạt động
của màn hình LCD
•Khái niệm màn hình LCD
– LCD (Liquid Crystal Display) là màn hình tinh thể lỏng. Nó là sự kết hợp của hai trạng
thái vật chất - chất rắn và chất lỏng. Chúng có cả hai tính chất của chất rắn và chất
lỏng và duy trì trạng thái tương ứng của chúng đối với chất khác.
– Màn hình tinh thể lỏng có ưu điểm khác biệt so với các loại màn hình khác là có mức
tiêu thụ điện năng thấp hơn so với đèn LED. Yêu cầu tiêu thụ điện năng thấp đã làm
cho nó tương thích với mạch logic tích hợp MOS. Ưu điểm khác của nó là chi phí
thấp, và độ tương phản tốt. Nhược điểm chính của LCD là yêu cầu bổ sung về nguồn
sáng, phạm vi hoạt động ở nhiệt độ giới hạn (từ 0 đến 60 °C), độ tin cậy thấp, tuổi thọ
hoạt động ngắn, tầm nhìn kém trong điều kiện ánh sáng xung quanh thấp, tốc độ
chậm và cần nguồn AC để hoạt động.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 55


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Cấu trúc cơ bản của màn hình LCD
– Màn hình tinh thể lỏng bao gồm một lớp mỏng (khoảng 10 um) được nằm giữa hai
tấm thủy tinh với các điện cực trong suốt lắng đọng trên mặt bên trong của chúng. Hai
tấm kính trong suốt được gọi là tế bào truyền. Khi một mặt kính trong suốt và mặt kia
có lớp phủ phản chiếu thì được gọi là lớp phản chiếu. LCD không tạo ra bất kỳ sự
chiếu sáng nào của chính nó. Trên thực tế, nó phụ thuộc hoàn toàn vào sự chiếu
sáng rơi vào nó từ một nguồn bên ngoài cho hiệu ứng hình ảnh của nó.

- Hai tấm phân cực trước và sau: Phía


trước ngang, Phía sau dọc
- Hai tấm kính xẻ rãnh để lọt các phân tử
tinh thể lỏng
- Các phân tử tinh thể lỏng xoay vòng tròn
chặn ánh sáng
- Cấp điện áp AC phân cực, các tinh thể
lỏng sắp dọc làm ánh sáng xuyên qua
- Đặt gương phía sau, ánh sáng chiếu từ
phía trước phản xạ lại
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 56
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 57


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

- Các điện cực trong suốt nắm phía trước cho


mỗi đoạn của số
- Điện áp AC sẽ đặt vào các điện cực muốn
sáng
- TFT LCD: đặt các điện cực trong suốt vào
tấm kính
- Điện trường làm các phân tử di chuyển từ
phía này qua phía kia của màn hình
- Đảo chiều dòng điện, sẽ đảo chiều di chuyển
của các phân tử. Các phân tử được bảo vệ

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 58


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 59


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 60


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 61


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
CHƯƠNG 3: CẤU KIỆN QUANG ĐIỆN TỬ
3.1. Giới thiệu chung
3.2. Các cấu kiện chuyển đổi điện - quang
3.2.1. Diode phát quang (LED, OLED)
3.2.2. Màn hình tinh thể lỏng (LCD)
3.2.3. Màn hình Plasma
3.3. Các cấu kiện chuyển đổi quang - điện
3.3.1. Quang trở
3.3.2. Diode thu quang
3.3.3. Tế bào quang điện và pin mặt trời
3.4 Cấu kiện CCD.
3.4.1. Cấu tạo
3.4.2. Nguyên tắc hoạt động.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 62


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Màn hình Plasma là một loại màn hình phẳng sử dụng các tế bào nhỏ
chứa plasma khí ion hóa phản ứng với điện trường.
• Năm 2007, màn hình plasma thường được sử dụng trong TV lớn (30
inch) và lớn hơn. Kể từ đó, màn hình plasma đã mất gần như toàn bộ
thị phần do sự cạnh tranh từ màn hình LCD giá rẻ và màn hình OLED
đắt tiền hơn nhưng có độ tương phản cao. Sản xuất màn hình plasma
cho thị trường bán lẻ Hoa Kỳ đã kết thúc vào năm 2014 và sản xuất cho
thị trường Trung Quốc kết thúc vào năm 2016.
• Màn hình TV Plasma hoạt động bằng cách cho dòng điện chạy qua một
ô plasma chứa hỗn hợp khí trơ (thường là Neon và Xeon), kích thích
chúng phát ra ánh sáng tia cực tím, không thể thấy được bằng mắt
thường. Ánh sáng này sẽ đi qua một lớp phủ phốt pho, làm cho phốt
pho phát sáng màu đỏ, xanh lá cây hoặc màu xanh đương để tạo nên
điểm ảnh trên màn hình. Mỗi điểm ảnh trên màn hình bao gồm các màu
cơ bản như đỏ, lục, lam kết hợp với nhau tạo nên độ sáng và màu sắc
phong phú.
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 63
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 64


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Nguyên lý hoạt động của màn hình Plasma
– Công nghệ sản xuất màn hình Tivi Plasma được dựa trên đèn sáng
huỳnh quang. Bản thân màn hình được cấu tạo bởi hàng triệu ô nhỏ.
Trong mỗi cell là hai tấm kính được tách nhau bởi một khe hở hẹp
mà giữa đó khí neon-xenon được thổi vào và đóng kính trong quá
trình sản xuất. Khí được nạp điện trong những khoảng thời gian
bằng nhau khi Tivi được sử dụng. Khi đó khí sẽ tạo ra các phần tử
phốt pho đỏ, xanh da trời và xanh lá để tạo nên ảnh TV. Mỗi nhóm
màu này được gọi là pixel (một thành phần của ảnh).
– Mặc dù công nghệ TV Plasma giúp loại bỏ sự sử dụng ống phóng
lớn và cách quét ảnh qua electron như Tivi thông thường, nhưng vì
nó sử dụng sự đốt cháy của phốt pho để tạo ảnh nên nó có một số
khuyết điểm như tạo nhiệt và đen hình đối với ảnh tĩnh.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 65


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Ưu nhược điểm của tivi Plasma
– Ưu điểm:
• Màu sắc rực rỡ;
• Góc nhìn rộng: góc nhìn rộng với chất lượng hình ảnh, màu sắc và độ
tương phản không bị nhạt đi;
• Độ bền cao, chịu đựng được những tác động của thời gian, lão hóa đồng
bộ.;
• Tần số quét cao, xử lý các chuyển động tốt;
– Nhược điểm
• tốn điện, dễ nóng;
• Thiết kế khá dày, cồng kềnh hơn so với các TV LCD, LED và mẫu mã cũng
kém đa dạng hơn;
• Hiện tượng burn-in: Khi người dùng để hiển thị một hình tĩnh trong 30 phút,
ảnh này sẽ lưu lại ở dạng vệt mờ sau đó vài ngày hoặc có khi cả tháng;
• Nếu đặt trong phòng đầy đủ ánh sáng, TV Plasma sẽ cho chất lượng không
tốt;
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 66
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
CHƯƠNG 3: CẤU KIỆN QUANG ĐIỆN TỬ
3.1. Giới thiệu chung
3.2. Các cấu kiện chuyển đổi điện - quang
3.2.1. Diode phát quang (LED, OLED)
3.2.2. Màn hình tinh thể lỏng (LCD)
3.2.3. Màn hình Plasma
3.3. Các cấu kiện chuyển đổi quang - điện
3.3.1. Quang trở
3.3.2. Diode thu quang
3.3.3. Tế bào quang điện và pin mặt trời
3.4 Cấu kiện CCD.
3.4.1. Cấu tạo
3.4.2. Nguyên tắc hoạt động.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 67


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Các bộ thu quang điện hoạt động dựa trên nguyên lý hiệu
ứng chuyển đổi quang điện. Ở đó sự hấp thụ photon bởi vật
liệu bán dẫn đã tạo ra các cặp điện tử-lỗ trống -> tạo ra tín
hiệu quang điện dưới dạng dòng điện hay điện thế có thể đo
được.
• Thiết bị quan trọng nhất là diode quang bán dẫn
(photodiode)
– Yêu cầu:
– Độ nhạy cao
– Nhiễu trong nhỏ
– Băng thông rộng

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 68


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 69


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 70


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 71


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
CHƯƠNG 3: CẤU KIỆN QUANG ĐIỆN TỬ
3.1. Giới thiệu chung
3.2. Các cấu kiện chuyển đổi điện - quang
3.2.1. Diode phát quang (LED, OLED)
3.2.2. Màn hình tinh thể lỏng (LCD)
3.2.3. Màn hình Plasma
3.3. Các cấu kiện chuyển đổi quang - điện
3.3.1. Quang trở
3.3.2. Diode thu quang
3.3.3. Tế bào quang điện và pin mặt trời
3.4 Cấu kiện CCD.
3.4.1. Cấu tạo
3.4.2. Nguyên tắc hoạt động.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 72


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Diode thu quang có vai trò rất quan trọng trong hệ thống thông tin
quang. Ở chế độ phân cực ngược nó dùng để thu tín hiệu quang. Ở chế
độ này, Diode thu quang là linh kiện tiêu thụ năng lượng. Khi không
phân cực, Diode quang làm việc ở chế độ pin quang điện, nó có thể
biến năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Ở chế độ này, Diode
thu quang là linh kiện phát ra năng lượng.
• Tuỳ theo chức năng và cấu trúc có thể chia Diode quang thành nhiều
loại như sau:
– Diode quang loại chuyển tiếp P-N.
– Diode quang loại PIN.
– Diode quang thác (APD).
• Một số đặc điểm của Diode quang là rất tuyến tính, ít nhiễu, dải tần số
làm việc rộng, nhẹ, có độ bền cơ học cao và tuổi thọ cao.
• Diode quang không nhạy bằng điện trở quang loại CdS nhưng nó
• làm việc nhanh gấp nhiều lần.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 73


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Diode quang dùng chuyển tiếp
PN
– Diode quang được cấu tạo giống như
cấu trúc Diode P-N thông thường,
nhưng khác là: lớp bán dẫn tạo ra
bởi khuếch tán gần bề mặt có chiều
dày cỡ 1µm đối với Si và có nồng độ
pha tạp không quá cao để ánh sáng
có thể xuyên sâu vào trong lòng chất
bán dẫn (xuyên qua chuyển tiếp PN).
Ngoài ra, Diode quang còn có một
cửa sổ để chiếu ánh sáng vào. Hai
chân anôt A và catôt K là kim loại
được nối tới các phần bán dẫn. (Xem
hình 8-18). Diode quang luôn hoạt
động ở chế độ phân cực ngược
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 74
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Nguyên lý làm việc:
– Như hình dưới, Diode quang được cấp nguồn ECC sao cho chuyển tiếp P-N
phân cực ngược để tạo ra một điện trường dịch chuyển các hạt dẫn thiểu số
sẽ được ECC sinh ra dưới tác dụng của ánh sáng. Do đó, khi chưa có tác
dụng ánh sáng thì trong Diode thu quang chỉ có dòng điện ngược (dòng điện
tối hay dòng rò) rất nhỏ.
– Khi được chiếu sáng các photon tới được hấp thụ trong ba miền khác nhau
của Diode quang sẽ hình thành các cặp điện tử và lỗ trống bằng kích thích
quang học trong vùng này sẽ tạo thành dòng quang điện trong Diode quang.
Dưới tác dụng của điện trường tại vùng này, các điện tử và lỗ trống sinh ra
trong miền điện tích không gian bị quét ngay lập tức về phía miền P+ và
miền N. Các cặp điện tử và lỗ trống sinh ra trong vùng trung hòa (vùng P+
và vùng N) sẽ tự khuếch tán và một số hạt sẽ bị tái hợp trong vùng này. Đối
với một số hạt dẫn có thể khuếch tán đến biên giới của miền điện tích không
gian thì chúng cũng bị điện trường của miền này quét đi. Các hạt quang tải
điện khuếch tán này tạo thành dòng quang điện khuếch tán Jndiff và Jpdiff.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 75


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 76


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
PIN Diode (Photodiode có lớp bán dẫn thuần)
•Điốt PIN bao gồm lớp P, lớp I và lớp N. Lớp I là lớp bán dẫn thuần có điện
trở rất cao để khi Điốt PIN được phân cực ngược, lớp nghèo có thể lan ra
rất rộng trong lớp I để hướng phần lớn các photon rơi và hấp thụ trong đó.
•Trong lớp I có điện trường cuốn rất cao để cuốn hạt tải nhanh chóng về 2
cực tạo nên dòng quang điện ở mạch ngoài.
•Nguyên lý hoạt động: Nguyên lý hoạt động của Diode quang PIN tương tự
như nguyên lý hoạt động của Diode quang PN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 77


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
APD
•Cấu tạo của APD cơ bản giống như Diode quang loại P-I-N.
Lớp bán dẫn nguyên tính I trong Diode P-I-N được thay bằng
một lớp bán dẫn P có nồng độ tạp chất thấp nằm giữa hai lớp
bán dẫn có nồng độ tạp chất cao P+ và N+. Như vậy, miền
bán dẫn P tạo thành miền trôi và là nơi sinh ra các cặp điện
tử- lỗ trống.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 78


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Cơ chế nhân điện trong bộ chuyển tiếp PN
– Một photon hấp thụ tại điểm A tạo ra một cặp điện tử- lỗ trống bằng chuyển dịch
điện tử A→ B (điện tử B ở trong vùng dẫn, lỗ trống A ở trong vùng hóa trị). Hai
hạt quang tải này được đặt trong một điện trường rất mạnh nên chúng lập tức
được gia tốc. Với sự gia tốc này điểm B thu được một động năng lớn, do đó,
năng lượng toàn phần của điện tử này lớn hơn năng lượng ở đáy của dải dẫn.
– Trong quá trình di chuyển điện tử này bị va chạm ngẫu nhiên với mạng tinh thể,
ví dụ điểm C. Ở điểm này, điện tử chia bớt một phần năng lượng cho mạng tinh
thể, năng lượng chuyển giao này lớn hơn độ rộng vùng cấm và đủ sức để ion
hóa nguyên tử, tạo nên chuyển dịch điện tử F → E. Một cặp điện tử và lỗ trống
thứ cấp được sinh ra, và đến lượt chúng bị gia tốc bởi điện trường, đồng thời với
điện tử sơ cấp.
– Điện tử sơ cấp này sau khi chuyển giao bớt năng lượng tại điểm C, „rơi‟ xuống
điểm D và tiếp tục được gia tốc trên lộ trình mới. Lỗ trống sinh ra ở điểm F được
gia tốc theo chiều ngƣợc lại và lại va chạm với mạng tinh thể ở điểm G tạo nên
chuyển dịch điện tử H → I và lại sinh ra cặp điện tử và lỗ trống mới. Lần nữa,
cặp hạt tải điện này lại được gia tốc dưới điện trường và tham gia vào quá trình
ion hóa các nguyên tử bằng va chạm.
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 79
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 80


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Transistor quang

• Transistor quang hoạt động giống như một photodiode ngoại trừ việc
chúng có thể cung cấp độ lợi dòng điện và nhạy hơn nhiều so với
photodiode có dòng điện lớn hơn từ 50 đến 100 lần so với photodiode
tiêu chuẩn và bất kỳ transistor thông thường nào cũng có thể dễ dàng
chuyển đổi thành cảm biến ánh sáng phototransistor bằng cách kết nối
một photodiode giữa cực thu và cực nền.
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 81
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 82


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
CHƯƠNG 3: CẤU KIỆN QUANG ĐIỆN TỬ
3.1. Giới thiệu chung
3.2. Các cấu kiện chuyển đổi điện - quang
3.2.1. Diode phát quang (LED, OLED)
3.2.2. Màn hình tinh thể lỏng (LCD)
3.2.3. Màn hình Plasma
3.3. Các cấu kiện chuyển đổi quang - điện
3.3.1. Quang trở
3.3.2. Diode thu quang
3.3.3. Tế bào quang điện và pin mặt trời
3.4 Cấu kiện CCD.
3.4.1. Cấu tạo
3.4.2. Nguyên tắc hoạt động.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 83


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Pin năng lượng mặt trời (hay pin quang điện, tế bào quang điện), là thiết
bị bán dẫn chứa lượng lớn các điôt PN, chuyển đổi ánh sáng mặt trời
thành dòng điện. Sự chuyển đổi này gọi là hiệu ứng quang điện.

• Cấu tạo: Tế bào quang điện thường được chế tạo từ các vật liệu: Ge,
Si, CdS, ZnS,... Cấu tạo của tế bào quang điện gồm phần nhạy quang là
tấm bán dẫn loại N với các cửa sổ trong suốt cho tín hiệu quang chiếu
vào. Phía đối diện với lớp bán dẫn N là lớp bán dẫn loại P. Tất cả được
bọc trong vỏ bảo vệ với 2 điện cực dẫn ra ngoài.
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 84
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Khi chiếu sáng lên lớp bán dẫn N, do quá trình lượng tử hóa sẽ sinh
ra từng đôi điện tử - lỗ trống. Dưới tác dụng của điện trường trong
miền chuyển tiếp PN, các lỗ trống sẽ di chuyển từ phần bán dẫn N
sang bán dẫn P, còn các điện tử thì chuyển động về bề mặt của lớp
bán dẫn N và làm xuất hiện ở hai đầu cực hiệu điện thế có hướng
điện trường từ bán dẫn P sang bán dẫn N (EF) và ngược chiều với
chiều của điện trường tiếp xúc.
• Do đó, điện trường tiếp xúc giảm, hàng rào thế năng của tiếp xúc P-
N giảm, các hạt dẫn đa số sẽ khuếch tán qua tiếp xúc P-N. Hiện
tượng này tiếp tục đến một trị số EF nào đó mà trị số dòng điện do
các lỗ trống chuyển động trôi và chuyển động khuếch tán bằng
nhau, thì trạng thái cân bằng động trong tiếp xúc P-N được xác lập
hiệu điện thế UF ở hai đầu cực điện ổn định. như vậy, tế bào quang
điện đã chuyển năng lượng ánh sáng sang năng lượng điện.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 85


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 86


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
CHƯƠNG 3: CẤU KIỆN QUANG ĐIỆN TỬ
3.1. Giới thiệu chung
3.2. Các cấu kiện chuyển đổi điện - quang
3.2.1. Diode phát quang (LED, OLED)
3.2.2. Màn hình tinh thể lỏng (LCD)
3.2.3. Màn hình Plasma
3.3. Các cấu kiện chuyển đổi quang - điện
3.3.1. Quang trở
3.3.2. Diode thu quang
3.3.3. Tế bào quang điện và pin mặt trời
3.4 Cấu kiện CCD.
3.4.1. Cấu tạo
3.4.2. Nguyên tắc hoạt động.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 87


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

• Charge-Coupled Device (CCD)


– CCD được giới thiệu vào năm 1969
– EMCCD - Electron Multiplying CCD: Được giới
thiệu vào năm 2001
– CMOS sensor: Được giới thiệu vào năm 2010

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 88


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• CCD bao gồm một số lượng lớn các phần tử cảm nhận ánh
sáng được sắp xếp thành mảng hai chiều trên nền silicon
mỏng.
• Các đặc tính bán dẫn của silicon cho phép chip CCD bẫy và
giữ các hạt mang điện do photon tạo ra trong các điều kiện
phân cực thích hợp.
• Các điểm ảnh (các pixel), được xác định trong ma trận
silicon bằng một lưới trực giao gồm các dải điện cực hẹp
hoặc cổng mang dòng điện trong suốt, được đặt trên chip
• Bộ phận cảm nhận ánh sáng cơ bản của CCD là tụ điện bán
dẫn oxit kim loại (MOS) hoạt động như một điốt quang và
thiết bị lưu trữ.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 89


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

• Phân cực ngược làm cho các electron mang điện tích âm di chuyển
đến khu vực bên dưới điện cực cổng tích điện dương
• Các electron được giải phóng bởi tương tác photon được lưu trữ trong
vùng hiếm cho đến hết dung tích bể chứa.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 90


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Các phần tử photodiode cảm nhận ánh sáng của CCD hấp thụ phần
lớn năng lượng các photon, dẫn đến giải phóng các electron và hình
thành các vị trí (lỗ trống) tương ứng trong mạng tinh thể silicon.
• Một cặp electron-lỗ trống được tạo ra từ mỗi photon bị hấp thụ và điện
tích thu được tích lũy trong mỗi pixel tỷ lệ tuyến tính với số lượng
photon tới.
• Điện áp bên ngoài áp vào các điện cực của mỗi pixel sẽ kiểm soát việc
lưu trữ và di chuyển các điện tích tích lũy trong một khoảng thời gian
nhất định
• Ban đầu, mỗi pixel CCD hoạt động như một giếng điện thế để lưu trữ
điện tích trong quá trình thu thập và mặc dù các electron tích điện âm
hoặc các lỗ tích điện dương có thể được tích lũy (tùy thuộc vào thiết
kế CCD), các thực thể điện tích được tạo ra bởi ánh sáng tới thường
là gọi là photoelectrons
• Những quang điện tử này có thể được tích lũy và lưu trữ trong thời
gian dài trước khi được thiết bị điện tử máy ảnh đọc từ chip
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 91
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Việc tạo hình ảnh bằng camera CCD có thể được chia
thành bốn giai đoạn hoặc chức năng chính:
– Tạo điện tích thông qua tương tác photon với vùng cảm quang của
thiết bị
– Thu thập và lưu trữ điện tích được giải phóng
– Truyền điện tích
– Đo điện tích.
• Trong giai đoạn đầu tiên, các electron và lỗ trống được tạo
ra để phản ứng với các photon tới trong vùng cạn kiệt của
cấu trúc tụ điện MOS và các electron được giải phóng di
chuyển vào một giếng thế được hình thành bên dưới điện
cực cổng phân cực dương liền kề

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 92


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Hệ thống các điện cực cổng bề mặt bằng nhôm hoặc
polysilicon nằm bên trên, nhưng được tách ra khỏi các kênh
mang điện tích được chôn trong một lớp silicon dioxide cách
điện được đặt giữa cấu trúc cổng và chất nền silicon
• Việc sử dụng polysilicon làm vật liệu điện cực mang lại độ
trong suốt cho các bước sóng tới dài hơn khoảng 400
nanomet và tăng tỷ lệ diện tích bề mặt của thiết bị có sẵn để
thu thập ánh sáng
• Các electron được tạo ra trong vùng hiếm ban đầu được thu
thập vào các giếng điện thế dương liên kết với mỗi pixel.
• Trong quá trình đọc, điện tích thu được sau đó sẽ được
dịch chuyển dọc theo các kênh truyền dưới tác động của
điện áp đặt vào cấu trúc cổng
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 93
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 94


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Nói chung, điện tích được lưu trữ tỷ lệ tuyến tính với luồng
ánh sáng tới trên cảm biếnpixel, và đến dung lượng của
giếng; do đó, dung lượng đầy của giếng (full-well capacity -
FWC) xác định tín hiệu tối đa có thể được cảm nhận trong
pixel và là yếu tố chính ảnh hưởng đến dải động của CCD
• Khả năng tích điện của giếng thế CCD phần lớn là hàm số
của kích thước vật lý của từng pixel

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 95


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Có thể thu được xấp xỉ dung lượng lưu trữ giếng điện CCD
bằng cách nhân diện tích diode (pixel) với 1000. Một số
CCD 2/3 inch, với kích thước pixel có kích thước từ 7 đến
13 micromet, có khả năng lưu trữ từ 50.000 đến 100.000
electron, một diode có kích thước 10 x 10 micromet sẽ có
công suất toàn bộ giếng khoảng 100.000 electron.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 96


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Đọc các photoelectrons từ CCD:
– Trước khi có thể đo điện tích được lưu trữ từ mỗi phần tử cảm biến
trong CCD để xác định thông lượng photon trên pixel đó, điện tích
trước tiên phải được chuyển đến nút đọc trong khi vẫn duy trì tính
toàn vẹn của nó.
– Quá trình truyền điện tích nhanh và hiệu quả cũng như cơ chế đọc
nhanh là rất quan trọng đối với chức năng của CCD như thiết bị tạo
ảnh
– Khi một số lượng lớn các tụ điện MOS được đặt gần nhau để tạo
thành một mảng cảm biến, điện tích sẽ được di chuyển khắp thiết bị
bằng cách điều khiển điện áp trên các cổng tụ điện theo kiểu khiến
điện tích tràn từ tụ điện này sang tụ điện tiếp theo, hoặc từ một hàng
tụ điện này sang hàng tụ điện tiếp theo
– Sự dịch chuyển điện tích bên trong silicon được kết hợp một cách
hiệu quả với các mẫu điện áp có xung nhịp được áp dụng cho cấu
trúc điện cực phía trên, cơ sở của thuật ngữ thiết bị "ghép điện tích"
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 97
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Điện tích tích lũy trong mỗi điốt quang CCD trong một khoảng thời gian xác
định, được gọi là thời gian tích phân hoặc thời gian phơi sáng, phải được
đo để xác định thông lượng photon trên điốt đó
• Việc định lượng điện tích lưu trữ được thực hiện bằng cách kết hợp truyền
song song và nối tiếp để phân phối gói điện tích của từng phần tử cảm biến
theo trình tự đến một nút đo duy nhất
• Mạng điện cực, hay cấu trúc cổng, được xây dựng trên CCD trong một lớp
liền kề với các phần tử cảm biến, tạo thành thanh ghi dịch chuyển để
truyền điện tích
• Khái niệm truyền điện tích cơ bản cho phép đọc nối tiếp từ mảng diode hai
chiều, ban đầu yêu cầu toàn bộ mảng các gói điện tích riêng lẻ từ bề mặt
thiết bị chụp ảnh, tạo thành thanh ghi song song, phải được truyền đồng
thời bằng dịch chuyển tăng dần từng hàng
• Sự dịch chuyển kết hợp điện tích của toàn bộ thanh ghi song song sẽ di
chuyển hàng điện tích pixel gần cạnh thanh ghi nhất thành một hàng pixel
chuyên dụng dọc theo một cạnh của chip được gọi là thanh ghi nối tiếp
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 98
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Từ hàng này, các gói điện tích được di chuyển theo trình tự đến
bộ khuếch đại trên chip để đo. Sau khi thanh ghi nối tiếp bị làm
trống, nó sẽ được nạp lại bằng một lần dịch hàng khác của thanh
ghi song song và chu kỳ dịch chuyển song song và nối tiếp được
lặp lại cho đến khi toàn bộ thanh ghi song song được làm trống
• Cấu hình truyền điện tích đơn giản và phổ biến nhất là thiết kế
CCD ba pha, trong đó mỗi photodiode (pixel) được chia thành ba
phần với ba giếng thế song song được xác định bởi các điện cực
cổng.
• Trong thiết kế này, mỗi cổng thứ ba được kết nối với cùng một
mạch điều khiển đồng hồ. Phần tử cảm biến cơ bản trong CCD,
tương ứng với một pixel, bao gồm ba cổng được kết nối với ba
bộ điều khiển đồng hồ riêng biệt, được gọi là đồng hồ pha 1, pha
2 và pha 3.

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 99


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Mỗi chuỗi ba cổng song song tạo thành một thanh ghi của
một pixel và hàng nghìn pixel bao phủ bề mặt hình ảnh của
CCD tạo thành thanh ghi song song của thiết bị.
• Sau khi bị mắc kẹt trong giếng điện thế, các electron sẽ
được di chuyển qua từng pixel theo quy trình ba bước để
chuyển gói điện tích từ hàng pixel này sang hàng pixel tiếp
theo.
• Một chuỗi các thay đổi điện áp được áp dụng cho các điện
cực thay thế của cấu trúc cổng song song (dọc) sẽ di
chuyển các giếng điện thế và các electron bị bẫy dưới sự
điều khiển của đồng hồ thanh ghi dịch song song

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 100


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 101


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Ở mỗi bước chuyển giao, điện áp kết hợp với giếng phía trước gói điện
tích được chuyển thành dương trong khi giếng chứa electron được
chuyển sang âm hoặc được đặt về 0, buộc các electron tích lũy chuyển
sang pha tiếp theo
• Thay vì sử dụng các chuyển đổi điện áp đột ngột trong chuỗi xung nhịp,
các thay đổi điện áp áp dụng trên các pha liền kề sẽ diễn ra từ từ và
chồng chéo lên nhau để đảm bảo quá trình truyền điện tích hiệu quả
nhất
• Quá trình chuyển sang giai đoạn 2 được thực hiện bằng cách đưa điện
thế dương vào các cổng giai đoạn 2, phân tán điện tích thu được giữa
các giếng giai đoạn 1 và giai đoạn 2, và khi điện thế giai đoạn 1 được
đưa trở lại 0, toàn bộ gói điện tích sẽ buộc phải chuyển sang pha 2
• Một chuỗi chuyển đổi điện áp theo thời gian tương tự, dưới sự điều
khiển của đồng hồ thanh ghi dịch song song, được sử dụng để chuyển
điện tích từ pha 2 sang pha 3 và quá trình tiếp tục cho đến khi toàn bộ
quá trình dịch chuyển một pixel được hoàn thành
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 102
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• CCD Image Sensor Architecture:
– Ba loại CCDcơ bản được sử dụng phổ biến cho các hệ thống hình
ảnh là: toàn khung hình (Full Frame), truyền khung hình (Frame
Transfer) và truyền liên dòng (Interline Transfer)

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 103


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• CCD toàn khung hình, như đã đề cập trong phần mô tả trước đây về quy
trình đọc, có ưu điểm là gần 100% bề mặt của nó nhạy sáng, hầu như
không có khoảng chết giữa các điểm ảnh
• Bề mặt hình ảnh phải được bảo vệ khỏi ánh sáng tới trong quá trình đọc
CCD và vì lý do này, màn trập cơ điện thường được sử dụng để kiểm soát
phơi sáng
• Điện tích tích lũy khi cửa trập mở sau đó sẽ được truyền và đọc ra sau khi
cửa trập đóng và do hai bước này không thể xảy ra đồng thời nên tốc độ
khung hình ảnh bị giới hạn bởi tốc độ cửa trập cơ học, tốc độ truyền điện
tích và các bước đọc
• Mặc dù các thiết bị full-frame có vùng cảm quang lớn nhất trong các loại
CCD, nhưng chúng hữu ích với các mẫu có dải động cao và trong các ứng
dụng không yêu cầu độ phân giải thời gian dưới khoảng một giây
• Khi vận hành ở chế độ mảng con (trong đó một phần đã giảm của mảng
pixel đầy đủ được đọc) để tăng tốc độ đọc, tốc độ khung hình nhanh nhất có
thể là ở mức 10 khung hình/giây, bị giới hạn bởi màn trập cơ học
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 104
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• CCD truyền khung có thể hoạt động ở tốc độ khung hình nhanh hơn
thiết bị full-frame vì quá trình phơi sáng và xuất dữ liệu có thể xảy ra
đồng thời
• Chúng tương tự như các thiết bị full-frame về cấu trúc thanh ghi song
song, nhưng một nửa mảng pixel hình chữ nhật được bao phủ bởi một
mặt nạ mờ và được sử dụng làm bộ đệm lưu trữ cho các quang điện tử
được thu thập bởi phần nhạy sáng không bị che
• Sau khi phơi sáng hình ảnh, điện tích tích lũy trong các pixel cảm quang
sẽ nhanh chóng được chuyển sang các pixel ở phía lưu trữ của chip,
thường trong khoảng 1 mili giây
• Do các pixel lưu trữ được bảo vệ khỏi tiếp xúc với ánh sáng bằng nhôm
hoặc lớp phủ mờ tương tự nên điện tích được lưu trữ trong phần cảm
biến đó có thể được đọc một cách có hệ thống với tốc độ chậm hơn,
hiệu quả hơn trong khi hình ảnh tiếp theo được phơi sáng đồng thời ở
phía cảm quang của Con chip

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 105


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Màn trập máy ảnh là không cần thiết vì thời gian cần thiết để
truyền điện tích từ vùng hình ảnh sang vùng lưu trữ của chip chỉ
bằng một phần nhỏ thời gian cần thiết cho một lần phơi sáng
thông thường
• Bởi vì máy ảnh sử dụng CCD truyền khung có thể được vận hành
liên tục ở tốc độ khung hình cao mà không cần đóng cửa cơ học
nên chúng phù hợp để nghiên cứu các quá trình động học nhanh
bằng các phương pháp như chụp ảnh tỷ lệ thuốc nhuộm, trong đó
độ phân giải không gian cao và dải động là quan trọng
• Một nhược điểm của loại cảm biến này là chỉ một nửa diện tích
bề mặt của CCD được sử dụng để chụp ảnh và do đó cần có một
con chip lớn hơn nhiều so với thiết bị full-frame có dãy hình ảnh
có kích thước tương đương, thêm vào đó là chi phí và áp đặt các
ràng buộc đối với thiết kế máy ảnh vật lý

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 106


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Trong thiết kế CCD chuyển giữa các dòng, các cột pixel hình ảnh
hoạt động và các pixel chuyển lưu trữ được che giấu xen kẽ trên toàn
bộ mảng thanh ghi song song
• Bởi vì kênh truyền điện tích nằm ngay cạnh mỗi cột pixel cảm quang
nên điện tích được lưu trữ chỉ được dịch chuyển một cột thành kênh
truyền
• Bước truyền đơn này có thể được thực hiện trong chưa đầy 1 mili giây,
sau đó mảng lưu trữ được đọc ra bằng một loạt các dịch chuyển song
song vào thanh ghi nối tiếp trong khi mảng hình ảnh được hiển thị cho
hình ảnh tiếp theo
• Kiến trúc truyền giữa các dòng cho phép thời gian tích hợp rất ngắn
thông qua điều khiển điện tử các khoảng thời gian phơi sáng và thay
cho màn trập cơ học, mảng này có thể được hiển thị không nhạy cảm
với ánh sáng một cách hiệu quả bằng cách loại bỏ điện tích tích lũy thay
vì chuyển nó sang các kênh truyền

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 107


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH
BÀI GIẢNG MÔN
CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ CẢM BIẾN
• Mặc dù các cảm biến truyền giữa các dòng cho phép đọc tốc độ video
và hình ảnh chất lượng cao của các đối tượng được chiếu sáng mạnh,
các dạng cơ bản của các thiết bị trước đó bị giảm dải động, độ phân giải
và độ nhạy do thực tế là khoảng 75% bề mặt CCD bị chiếm giữ. bởi các
kênh truyền tải lưu trữ

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: THS. PHẠM THẾ DUY Trang: 108


BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH

You might also like