Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP


CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NỘI DUNG

Chương 1. Đại cương về doanh nghiệp và quản trị


doanh nghiệp

Chương 2. Công nghệ thông tin và ứng dụng công


nghệ thông tin trong doanh nghiệp

Chương 3. Các giai đoạn đầu tư CNTT của doanh


nghiệp

Chương 4. Một số vấn đề về quản lý CNTT trong


doanh nghiệp
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ DOANH NGHIỆP
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

1. DOANH NGHIỆP

2. PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP

3. CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ


DOANH NGHIỆP

4. CÁC HỌC THUYẾT VỀ QUẢN


TRỊ DOANH NGHIỆP

3
1. DOANH NGHIỆP
a) KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP

Tóm lại, Khái niệm doanh


nghiệp là một tổ chức hoạt
Doanh nghiệp là một tổ
chức hoạt động kinh động kinh doanh với mục
doanh Với mục tiêu sinh lợi và tiêu sinh lợi và tạo ra giá
tạo ra giá trị, doanh trị, có tên riêng, tài sản và
nghiệp có quyền tự trụ sở giao dịch, được
quyết về hoạt động kinh thành lập hoặc đăng ký
Được quy định tại Điều doanh, từ việc sản
theo quy định của pháp
4 Luật Doanh nghiệp xuất...
luật
năm 2020

4
1. DOANH NGHIỆP
a) KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP

5
1. DOANH NGHIỆP

Điều gì xác định một doanh nghiệp?

1. Tổ chức có tên riêng

2. Có tài sản

3. Có trụ sở giao dịch

4. Được thành lập hoặc đăng ký

6
2. PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP
Vậy làm thế nào để nhận biết các loại doanh
nghiệp dựa trên các tiêu chí cụ thể?

1. Căn cứ vào hình thức


pháp lý

2. Căn cứ vào chế độ


trách nhiệm

3. Căn cứ vào tư cách


pháp nhân
7
MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU DOANH NGHIỆP

Mục đích doanh nghiệp?

- Kinh tế: Thu lợi nhuận (Quan trọng


hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh)

DN thể hiện khuynh


hướng tồn tại và phát
- Xã hội: Cung cấp hàng hoá và dịch
triển, doanh nghiệp có
vụ đáp ứng nhu cầu xã hội. (Quan
3 mục đích cơ bản: trọng hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt
động công ích)

- Thỏa mãn các nhu cầu cụ thể và đa


dạng của mọi người tham gia họat
động trong doanh nghiệp.
8
MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU DOANH NGHIỆP

Mục tiêu doanh nghiệp?

Mục tiêu là biểu hiện mục đích của


doanh nghiệp, là những mốc cụ thể được
phát triển từng bước.

Yêu cầu đặt ra là đạt được cần thoả mãn cả về số


lượng và chất lượng, đồng thời với việc xác định
được các phương tiện thực hiện

Mục tiêu của doanh nghiệp phải luôn bám


sát từng giai đoạn phát triển của nó
9
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Môi trường bên trong


Môi trường kinh doanh
là tổng hợp các yếu tố
bên trong và bên ngoài

Môi trường bên ngoài

10
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Vai trò của môi trường kinh doanh với


doanh nghiệp?

1. Phân tích và lập kế hoạch một


cách chính xác hơn

2. Dễ dàng hiểu được tệp khách


hàng

3. Xác định được các mối đe dọa và


nắm bắt được cơ hộI
11
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Môi trường kinh doanh và doanh


nghiệp có mối quan hệ tương tác
và ảnh hưởng lẫn nhau

12
3. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ
a) KHÁI NIỆM NHÀ QUẢN TRỊ

Nhà quản trị là người Nhà quản trị phải Nhà quản trị có khả
tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm vụ năng làm việc với
hoat động quản trị với nguồn lực sử người khác và thông
doanh nghiệp (QTDN) dụng nhỏ nhất qua người khác

13
3. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ (tt)
b) PHÂN LOẠI NHÀ QUẢN TRỊ

Nhà quản Nhà quản Nhà quản


trị cấp trị cấp trị cấp
cao trung thấp
gian

14
3. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ (tt)
c) TIÊU CHÍ VÀ TIÊU CHUẨN CỦA NHÀ QUẢN TRỊ

 Kỹ năng truyền thông


 Kỹ năng thương lượng, thỏa hiệp
Các tiêu chí chủ yếu:
 Tư duy sáng tạo mang tính toàn cầu
 Phản ứng linh hoạt, hành động lịch
thiệp, am hiểu đa văn hóa

 Vị trí
Tiêu chuẩn cụ thể phụ  Tính chất công việc
thuộc vào:

15
3. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ (tt)
d) CHÂN DUNG NHÀ QUẢN TRỊ THẾ KỶ 21 (ĐÔNG NAM Á) –Henri Claude de Bettig Nies -

1. Có tầm nhìn quốc tế, có khả năng giao dịch ở tầm quốc tế
2. Sử dụng thành thạo tiếng Anh và các thiết bị tin học
3. Có trách nhiệm cao đối với xã hội, có tài quan hệ, giao dịch với các
cơ quan Nhà nước có liên quan
4. Có tầm nhìn chiến lược dài hạn và những quan điểm này được thể
hiện nhất quán trong các quyết định kinh doanh. Có phong cách
mềm dẻo, linh hoạt thích ứng với môi trường kinh doanh
5. Có khả năng sáng tạo một hệ thống quản trị, cơ cấu tổ chức hoạt
động hữu hiệu để duy trì các hoạt động của doanh nghiệp
16
3. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ (tt)
d) CHÂN DUNG NHÀ QUẢN TRỊ THẾ KỶ 21 (ĐÔNG NAM Á) – Henri Claude de Bettig Nies

6. Theo đuổi đường lối phát huy nhân tố con người, quan tâm đến việc
đào tạo các tài năng chuyên môn, nhìn nhận con người là tài nguyên
chiến lược của doanh nghiệp
7. Nhạy cảm với các khía cạnh văn hóa nghề quản trị, với các đặc điểm
đa văn hóa, dân tộc của địa phương, quốc gia và khu vực
8. Là nhà quản trị có óc canh tân, đổi mới
9. Không ngừng học hỏi để tự hoàn thiện, tự đổi mới kiến thức
10. Liên kết chặt chẽ với mạng lưới hoạt động của doanh nghiệp trên
toàn quốc và các đồng nghiệp tại các quốc gia trong khu vực
17
3. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ (tt)
e) CÁC KỸ NĂNG QUẢN TRỊ CẦN THIẾT

 Là những hiểu biết về kỹ năng thực


hành theo quy trình về một lĩnh vực
Kỹ năng kỹ thuật chuyên môn cụ thể nào đó
 Được hình thành từ học tập, đào
tạo và phát triển trong thực hành

18
3. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ (tt)
e) CÁC KỸ NĂNG QUẢN TRỊ CẦN THIẾT (tt)
 Là kỹ năng:
• Làm việc cùng, hiểu và khuyến khích
người khác trong quá trình hoạt động
Kỹ năng quan hệ • Xây dựng tốt các mối quan hệ người-
con người người trong công việc
 Chứa đựng yếu tố bẩm sinh, chịu ảnh
hưởng nhiều bởi nghệ thuật giao tiếp, ứng
xử

19
3. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ (tt)
e) CÁC KỸ NĂNG QUẢN TRỊ CẦN THIẾT (tt)

 Là kỹ năng phân tích và xây dựng


chiến lược kinh doanh với tầm nhìn,
Kỹ năng nhận thức
nhạy cảm, bản lĩnh kinh doanh
(Chiến lược)
 Được hình thành từ tri thức, kinh
nghiệm và bản lĩnh kinh doanh

20
3. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ (tt)
f) YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI NHÀ QUẢN TRỊ

21
3. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ (tt)
g) CÁC YẾU TỐ KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT TRONG QUẢN TRỊ
Quản trị đòi hỏi cả 2 yếu tố

Khoa học Nghệ thuật

Biểu hiện ở tính cách, khả năng truyền cảm,


Tổng hợp các kiến thức khoa tính nhạy cảm, …
học về quản trị kinh doanh

Gắn liền với tố chất bên trong, năng khiếu


Được hình thành từ quá trình bẩm sinh
học tập, tích lũy và rèn luyện

Tích lũy qua quá trình hoạt động

22
4. CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ
a) LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO, QUẢN TRỊ KHOA HỌC

Frederich Taylor (1856 - 1915): Taylor xuất thân là một công nhân và trở
thành kỹ sư trải qua quá trình ban ngày đi làm, ban đêm đi học hàm thụ
đại học.
Trong quá trình làm việc trong nhà máy luyện cán thép, Taylor đã có nhiều
cơ hội quan sát và thực hành lãnh đạo, quản trị trong nhà máy. Ông là tác
giả với những nghiên cứu và lý thuyết khá nổi tiếng về lãnh đạo, quản trị
trong thời gian từ 1890 đến 1930.

23
4. CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ
a) LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO, QUẢN TRỊ KHOA HỌC

Những nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết của Taylor là:


1. Xây dựng các phương pháp khoa học để thực hiện công việc, nhiệm vụ
của từng công nhân
2. Lựa chọn công nhân một cách khoa học và huấn luyện họ phương
pháp khoa học để thực hiện công việc
3. Tổ chức giáo dục và giám sát công nhân để đảm bảo họ thực hiện theo
đúng phương pháp
4. Xây dựng và củng cố quan hệ giữa người lao động và nhà lãnh đạo,
quản trị

Taylor được coi như là cha đẻ của lý thuyết


"Quản lý theo khoa học"
24
4. CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ (tt)
b) LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO, QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH
Henry Fayol (1841 - 1925): Quan điểm của Fayol là tập trung vào xây dựng một tổ chức tổng
thể để lãnh đạo, quản trị quá trình làm việc. Ông cho rằng, năng suất lao động của con người
làm việc chung trong một tập thể tùy thuộc vào sự sắp xếp, tổ chức của nhà lãnh đạo, quản
trị. Ðể có thể làm tốt việc sắp xếp, tổ chức doanh nghiệp, Fayol đã đề ra và yêu cầu các nhà
lãnh đạo, quản trị nên áp dụng 14 nguyên tắc trong lãnh đạo, quản trị:
1. Phân công lao động trong quá trình làm việc một cách chặt chẽ
2. Phải xác định rõ mối quan hệ quyền hành và trách nhiệm.
3. Phải xây dựng và áp dụng chế độ kỷ luật nghiêm ngặt trong quá trình làm việc .
4. Thống nhất trong các mệnh lệnh điều khiển, chỉ huy
5. Lãnh đạo tập trung
6. Lợi ích cá nhân phải gắn liền và phục vụ cho lợi ích của tập thể , lợi ích chung.
7. Xây dựng chế độ trả công một cách xứng đáng theo kết quả lao động
8. Lãnh đạo, quản trị thống nhất
9. Phân quyền và định rõ cơ cấu lãnh đạo, quản trị trong tổ chức
10. Trật tự
11. Công bằng: tạo quan hệ bình đẳng trong công việc
12. Công việc của mỗi người phải được ổn định trong tổ chức
13. Khuyến khích sự sáng tạo trong quá trình làm việc
14. Khuyến khích phát triển các giá trị chung trong quá trình làm việc của một tổ chức.
25
4. CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ (tt)
c) LÝ THUYẾT HÀNH VI - TÂM LÝ XÃ HỘI TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN TRỊ KINH DOANH

Lý thuyết này nhấn mạnh vai trò con người trong tổ chức, quan
điểm của nhóm này cho rằng năng suất lao động không chỉ do yếu tố
vật chất quyết định mà còn do nhu cầu tâm lý xã hội của con người.
"Vấn đề tổ chức là vấn đề con người" và họ chỉ ra rằng trong trường
phái cổ điển có nhiều hạn chế vì đã bỏ qua yếu tố con người trong quá
trình làm việc.
Mary Parker Pollet (1868 1933)-Tác giả của lý thuyết các quan hệ
con người trong tổ chức. Nữ tác giả này cho rằng, trong quá trình làm
việc, người lao động có các mối quan hệ giữa họ với nhau và giữa họ
với một thể chế tổ chức nhất định bao gồm:
 Quan hệ giữa công nhân với công nhân
 Quan hệ giữa công nhân với các nhà lãnh đạo, quản trị

26
4. CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ (tt)
d) LÝ THUYẾT ĐỊNH LƯỢNG TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN TRỊ

Trường phái này tiếp cận trên 3 áp dụng cơ bản là quản trị khoa học, quản trị tác nghiệp và
quản trị hệ thống thông tin.

* Quản trị khoa học: Một trong những áp dụng chính của trường phái này là quản trị khoa
học, nhưng khác với lãnh đạo, quản trị khoa học của Taylor ra đời ở đầu thế kỷ này. Ở đây
khoa học lãnh đạo, quản trị là đường lối lãnh đạo, quản trị dùng những phân tích toán học
trong quyết định, sử dụng các công cụ thống kê, các mô hình toán kinh tế để giải quyết các
vấn đề trong sản xuất kinh doanh.

* Quản trị tác nghiệp: là áp dụng phương pháp định lượng vào công tác tổ chức và kiểm
soát hoạt động. Lãnh đạo, quản trị hoạt động sử dụng những kỹ thuật định lượng như dự
đoán, kiểm tra hàng tồn kho, lập trình tuyến tính, lý thuyết hệ quả, lý thuyết hệ thống….

* Quản trị hệ thống thông tin: là những chương trình tích hợp thu thập và xử lý thông tin
giúp cho việc ra quyết định. Hệ thống thông tin là kết quả hợp lý của việc ngày càng có sự
công nhận sức mạnh và giá trị của thông tin, và thông tin phải sẵn sàng dưới dạng thích hợp,
đúng thời điểm cho các nhà lãnh đạo, quản trị làm quyết định.
27
4. CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ (tt)
e) LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO, QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI

Trường phái lý thuyết này quan niệm rằng một tổ chức được coi như một hệ
thống trực tiếp thống nhất của các bộ phận có quan hệ hữu cơ với nhau. Các
khái niệm dưới đây được sử dụng để mô tả các quan hệ của tổ chức trong hoạt
động lãnh đạo, quản trị:

 Phân hệ trong lãnh đạo, quản trị: là những bộ phận trong tổ chức liên kết
với nhau trong một hệ thống tổ chức thống nhất.

 Cộng lực hay phát huy lợi thế của hiệp đồng tập thể: là trạng thái trong đó
cái chung được coi lớn hơn cái riêng. Trong một hệ thống tổ chức, cộng lực
có nghĩa là các bộ phận tác động qua lại lẫn nhau trong hoạt động sẽ tạo ra
sức mạnh chung được tăng lên gấp bội và mang lại hiệu quả cao hơn nhiều
so với trong trường hợp các bộ phận hoạt động độc lập.

28
4. CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ (tt)
e) LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO, QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI (tt)
Trong sự biến đổi rất nhanh chóng cả về quy mô, tính chất và tốc độ của môi
trường kinh doanh trong và ngoài DN, các nhà lãnh đạo, quản trị hiện nay cho
rằng cần phải đổi mới tư duy trong quá trình lãnh đạo, quản trị, trọng tâm trong các
quan điểm đó là hoạt động và hiệu quả trong lãnh đạo, quản trị gắn liền với mối
quan hệ với con người và thời gian.
Vấn đề kết hợp năng động nhiều quan điểm và lý thuyết trong lãnh đạo, quản
trị là tất yếu và cần thiết, vì yếu tố thời gian và quan hệ con người đang gây ra sức
ép lớn đối với các nhà lãnh đạo, quản trị. Trong lãnh đạo, quản trị cần vận dụng
linh hoạt các lý thuyết cần thiết vào trong từng tình huống cụ thể và lãnh đạo, quản
trị luôn luôn gắn với:
- Các yếu tố môi trường kinh doanh
- Ðạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
- Vấn đề toàn cầu hóa và lãnh đạo, quản trị
- Sáng tạo trong kinh doanh
- Sự khác biệt về văn hóa trong lãnh đạo, quản trị
- Lãnh đạo, quản trị và trách nhiệm về đồng bộ
29
4. CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ (tt)
e) LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO, QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI (tt)
Nhà quản lý thành đạt dựa trên ba kỹ năng cơ bản, mà chúng ta sẽ gọi là kỹ thuật, con người
và nhận thức. Sẽ là không thực tiễn nếu khẳng định rằng những kỹ năng này không có liên
quan lẫn nhau, tuy nhiên, việc xem xét tách rời từng kỹ năng và phát triển chúng một cách
độc lập vẫn có thể có giá trị thực tiễn.
Hoạt động quản lý hiệu quả phụ thuộc vào ba chức năng cá nhân cơ bản, được gọi là:
(a) Kỹ năng kỹ thuật
(b) Kỹ năng con người
(c) Kỹ năng nhận thức
Nhà quản lý cần có:
(a) đủ kỹ năng kỹ thuật để hoàn thành phần cơ học của công việc riêng biệt mà ông ta chịu
trách nhiệm
(b) đủ kỹ năng con người trong công tác với những người khác để làm một thành viên tích
cực của nhóm và để có khả năng phát triển những cố gắng hợp tác trong đội hình mà ông ta
lãnh đạo
(c) đủ kỹ năng nhận thức để nhận biết những mối liên quan lẫn nhau giữa những yếu tố khác
nhau tham gia vào tình huống của ông ta, kỹ năng sẽ đưa ông ta tới những hành động chắc
chắn đem lại tối đa hiệu quả cho toàn bộ tổ chức
30
4. CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ (tt)
e) LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO, QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI (tt)

Kỹ năng kỹ thuật
Với nghĩa sử dụng ở đây, kỹ năng kỹ thuật bao hàm sự hiểu biết và sự thành
thạo về một loại hình hoạt động đặc biệt, nhất là loại hình hoạt động có liên quan
đến các phương pháp, các chu trình, các thủ tục hay các kỹ thuật.

Kỹ năng con người


Với nghĩa sử dụng ở đây, kỹ năng con người là khả năng của người quản lý
trong việc lao động một cách có hiệu quả với tư cách là một thành viên của nhóm
và động viên cố gắng hợp tác trong nhóm mà ông ta lãnh đạo. Trong khi kỹ năng
kỹ thuật trước hết đề cập đến chuyện làm việc với "các đồ vật" (các chu trình hay
các đối tượng vật chất) thì kỹ năng con người trước hết đề cập đến chuyện làm
việc với mọi người. Kỹ năng này được phổ diễn trong cái cách một cá nhân nhận
thức (và thừa nhận cách nhận thức về) các cấp trên của anh ta, nhận thức những
người ngang cấp với anh ta và những người cấp dưới của anh ta, cũng như trong
cái cách anh ta hành động sau đó.
31
4. CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ (tt)
e) LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO, QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI (tt)

Kỹ năng nhận thức


Với nghĩa sử dụng ở đây, kỹ năng nhận thức bao gồm khả năng bao quát doanh
nghiệp như một tổng thể. Khả năng này bao gồm việc thừa nhận các tổ chức khác nhau
của tổ chức phụ thuộc lẫn nhau như thế nào, và những thay đổi trong một bộ phận bất kỳ
ảnh hưởng đến tất cả những bộ phận khác như thế nào. Khả năng này cũng mở rộng đến
việc hình dung được mối quan hệ giữa một cá thể doanh nghiệp với tất cả ngành công
nghiệp, với cả cộng đồng, và các lực lượng chính trị, xã hội và kinh tế trên cả nước với tư
cách là một tổng thể. Thừa nhận những mối quan hệ này và nhận thức được những yếu tố
nổi bật trong bất kỳ tình huống nào, người quản lý khi đó sẽ có thể hành động theo cách
nào nâng cao được phúc lợi tổng thể của toàn bộ tổ chức.

32
CÂU HỎI

1. Năm chức năng chính của quản trị doanh nghiệp là gì? Nhà
quản trị được chia thành các cấp nào?

2. Các bạn kể tên 3 nhà quản trị về lĩnh vực CNTT trên thế giới
mà các bạn biết, những nhà quản trị đó có những kỹ năng nào
nổi trội?

33
CÂU HỎI
1. Các chức năng của quản trị doanh nghiệp là gi?
2. Quản trị doanh nghiệp chia làm 3 cấp, đó là những cấp nào?
3. Người ta nói quản trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật đúng hay sai?
4. Ra quyết định là một nghệ thuật đúng hay sai?
5. Lý thuyết quản trị cổ điển không còn đúng trong quản trị hiện đại đúng hay sai?
6. Mục tiêu của quản trị là tối đa hoá lợi nhuận đúng hay sai?
7. Nhà quản trị là những người có quyền ra lệnh và điều hành công việc của những người khác đúng
hay sai?
8. Cấp quản trị càng cao thì kỹ năng chuyên môn càng quan trọng đúng hay sai?
9. Kỹ năng nhân sự cần thiết đối với các cấp quản trị là như nhau đúng hay sai?
10. Hoạt động quản trị mang tính nghệ thuật theo kiểu cha truyền con nối đúng hay sai?
11. Nhà quản trị có thể giữ nhân viên giỏi bằng cách tạo cho họ có mức thu nhập cao đúng hay sai?
12. Quản trị là một hoạt động kết tinh khi con người kết hợp với nhau để đi đến mục tiêu đúng hay sai?
13. Cấp quản trị càng cao thì kỹ năng chuyên môn càng quan trọng đúng hay sai? 34
THANK YOU

You might also like