pháp luật lý trần hồ

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

PHÁP LUẬT THỜI LÝ-TRẦN-HỒ

(1010-1407)
I) Pháp luật thời Lý-Trần-Hồ:
01. Pháp luật hình sự:
02. Tội phạm:
II) Pháp luật dân sự:
01. Chế định quyền sở hữu:
02. Chế định hợp đồng:
I) Pháp luật hình sự:
1) Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự:
*Nguyên tắc mọi vi phạm đều bị trừng trị bằng hình phạt
* Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền của Vua Lý Thái Tông:
*Đối tượng áp dụng:
+ Người già trên 70 tuổi
+ Trẻ em dưới 15 tuổi
+ Người đau ốm, bị nhược tật
+ Người thuộc họ hang nhà Vua, có công lớn đối với triều đình.
*Điều kiện áp dụng:
+ Không được vi phạm nhóm tội Thập ác;
+ Mức tiền chuộc tuỳ thuộc vào mức độ tội nặng nhẹ và cấp bậc của
người vi phạm.
*Ngoài ra còn có thể dùng ruộng đất để chuộc tội.
* Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm tập thể:
-Năm 1117, Vua Lý Nhân Tông ra lệnh: “ Nhà nước nghiêm trị tội ăn
trộm và giết hại trâu bò, nếu việc phạm pháp xảy ra mà người láng
giềng không tố cáo thì bị phạt trượng, vợ bị khổ sai, phục dịch”.
-Pháp luật nhà Trần quy định:
+ Trộm cắp lần đầu phạt 80 trượng, thích vào mặt hai chữ “phạm đạo” , đền
tiền 9 lần, không đền được bắt vợ con làm nô tỳ.
+ Thời Lý-Trần, vua ra lệnh 3 nhà hợp thành một bảo để giám sát lẫn nhau.
*Hình phạt:
- Xuy: có 5 bậc từ 10 đến 50 roi
- Trượng: 60 đến 100 roi
- Đồ có 2 bậc:
+ Bậc nặng : cày 3 mẫu ruộng ở Tảo xã, nộp 300 thăng thóc và thích 6 chữ
vào mặt.
+ Bậc nhẹ: sung làm lính và đi cắt cỏ hay giữ 4 cửa thành, thích 4 chữ vào
trán.
- Lưu:
+ Quan bỏ trốn trách nhiệm xử tội theo 3 bậc lưu
+ Người coi kho lụa tham nhũng xử lưu 10 năm.
-Tử hình có 3 bậc:
- Chém: + Nhà Lý cướp bóc của dân -> chém
+ Nhà Trần trộm cắp tre măng vòng thành, trộm cắp tài
sản đến lần ba -> chém
- Lăng trì:
- Lên ngựa gỗ ( thượng mộc mã):

Hình thức này áp dụng cho tù binh chiến tranh, phản nghịch.
- Tịch thu tài sản:
+ Trốn lao dịch phạt 4 quan tiền, thích vào gáy 4 chữ, ruộng đất sung
công
+ Làm tiền giả bị xử tử, ruộng đất và tài sản bị tịch thu.
* Tội phạm:
a) Nhóm tội thập ác:
1. Mưu phản: làm nguy xã tắc
2. Mưu đại nghịch: làm nguy tông miếu, cung khuyết
3. Mưu bạn nghịch: nổi loạn theo giặc
4. Ác nghịch: đánh giết ông bà cha mẹ
5. Bất đạo: giết người vô tội
6. Đại bất kính: dùng những đồ dành riêng cho vua, trộm và giả mạo ấn vua
7. Bất hiếu: mắng chửi hay không để tang ông bà cha mẹ
8. Bất mục: đánh giết những người thân thuộc gần
9. Bất nghĩa: dân giết quân, trò giết thầy, lính giết tướng, con giết cha
10.Nội loạn: thông dâm với họ hàng thân thiết, thiếp của ông hay cha
b) Nhóm tội phạm khác:
* Tội cấm vệ:
- Cấm lính vệ không được tự do ra vào nơi vua ngồi chầu, trao đổi tin
tức -> vi phạm thì bị tử hình.
- Dân chúng ai ăn trộm măng tre xung quanh vòng thành ( cung điện) sẽ
bị xử tử.
-Tội giết người:
+ Phạt 100 trượng, thích vào mặt 50 chữ hoặc có thể bị giết.
-Tội trộm cắp, cướp của:
+ Trộm trâu bị phạt 100 trượng, trộm 1 con nộp 2 con.
+ Cướp lúa mạ, tài sản phạt 10 trượng ; gây thương tích áp dụng hình
phạt lưu.
+ Đi bắt cướp hay người giữ tên trộm lại nhà mình mà không báo quan
phạt 80 trượng.

-Tội đấu ẩu:


- Gia nô của quan lại không được cậy thế đánh đập quan lính hay người
dân -> vi phạm bị xung làm quan nô, chủ nô bị tội đồ.
II) Pháp luật dân sự:

1) Chế định quyền sở hữu:

-Pháp luật thừa nhận 3 loại quyền sở hữu ruộng đất:


+ Sỡ hữu nhà nước
+ Sở hữu tập thể
+ Sở hữu tư nhân
- Sở hữu nhà nước:
+ Vua có chủ quyền sở hữu tối cao đối với toàn bộ ruộng đất. Chỉ
nhà vua mới có quyền phong cấp đất đai, đặt ra các loại tô thuế
về ruộng đất.
+ Qui định hạn mức nộp thuế ruộng đất: “ Không quá 2 mẫu nộp
một quan tiền, không quá 5 mẫu nộp 2 quan, từ 5 mẫu trở lên
nộp 3 quan tiền.”
+ Quyền sở hữu ruộng đất của nhà vua được thể hiện bằng mệnh
lệnh mang tính quyền lực đối với nhà nước.
*Sở hữu tập thể:
-Là chế độ sở hữu gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định
về sở hữu tập thể.
* Sở hữu tư nhân:
-Chủ sở hữu ruộng đất có toàn quyền đối với đất đai trong việc sử
dụng, chuyển nhượng mua bán…. Được thiết lập thông qua quan
hệ, giao dịch dân sự: mua bán, tặng cho, thừa kế, cầm cố….
2) Chế định hợp đồng:
*Hợp đồng mua bán: “ những người bán đứt ruộng đất đã có văn
khế không được chuộc lại, ai làm trái bị đánh 80 trượng”.
*Hợp đồng vay có cầm cố, thế chấp hay mua bán cho chuộc lại tài
sản.
+ Thời Lý, pháp luật xác định hành vi giao kết dân sự được thể
hiện dưới hình thức văn tự viết hay bằng miệng.
+ “ Người bán ruộng đất hoang hay ruộng thục đã có văn khế thì
không được chuộc lại”.
-Sang thời Trần:
+ Chặt chẽ hơn về mặt hình thức.
+ Các đơn từ, văn khế đều dùng phép in ngón tay vào nửa tờ
giấy.

You might also like