Bài 1. Dược Động Học Của Thuốc

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 125

Bài 1.

ĐƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA THUỐC

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM 1


MỤC TIÊU HỌC TẬP
• Trình bày quá trình vận chuyển thuốc qua màng sinh học.

• Trình bày được quá trình:


+ Hấp thu
+ Phân bố
+ Chuyển hóa
+ Thải trừ của thuốc.

2
I. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Dược lý học là gì?
 Định nghĩa cổ điển:
Dược lý học (Pharmacology) là môn khoa học nghiên cứu về thuốc
bao gồm các kiến thức như:
- Nguồn gốc; Thành phần hoa học; Tính chất lý hoá
- Sự hấp thu; Phân bố; Chuyển hoá; Thải trừ
- Cơ chế tác dụng; Tác dụng có ích; Tác dụng có hại
- Chỉ định điều trị; Cách dùng; Liều lượng; Chống chỉ định
- Tương tác thuốc; Thận trọng; Điều kiện bảo quản.
I. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Dược lý học là gì?
 Định nghĩa cổ điển:
Dược lý học chỉ bao hàm các nghiên cứu về sự tương tác của
thuốc với các hệ sinh học.

Vận chuyển thuốc qua màng


I. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Dược lý học là gì?
 Định nghĩa hiện đại:
Dược lý học là môn khoa học nghiên cứu về
thuốc trên hai lĩnh vực chính:
• Dược lý cơ bản: nghiên cứu mối liên quan giữa
thuốc và cơ thể, gồm có:
+ Dược động học (pharmacokinetics)
+ Dược lực học (pharmacodynamics)
+ Dược độc học (pharmacotoxicology)
• Dược lý áp dụng: nghiên cứu cách vận dụng
dược lý cơ bản trong điều trị, gồm có:
+ Dược đồ (pharmacography)
+ Dược trị liệu (pharmacotherapeutics)
I. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Dược lý học là gì?
Như vậy, Dược lý học (Pharmacology) là môn học nghiên cứu về sự
tác động giữa thuốc và cơ thể, gồm hai phạm trù chính là:
• Dược lực học (pharmacodynamics = PD)
• Dược động học (pharmacokinetics = PK).

6
I. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Dược lý học là gì?
• Dược lực học: Nghiên cứu về thuốc tác động trên cơ thể. Cụ thể là
thuốc tác động tới chức năng hoá sinh bình thường và bất thường
thông qua thụ thể sinh học. Bao gồm: Tác dụng của thuốc, cơ chế tác
dụng, tác dụng phụ,…
Dược lực học

Dược động học

• Dược động học: nghiên cứu tác động của cơ thể lên thuốc. Các quá
trình: hấp thu, phân bố, chuyển hoá, thải trừ của thuốc khi ở trong hệ
sinh học.
I. ĐẠI CƯƠNG
1.2. Khái niệm về thuốc?

Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người
nhằm Mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, Điều trị
bệnh, giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao
gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh
phẩm.

(Khoản 2 Điều 2 Luật Dược số 105/2016/QH13, ngày 06/4/2016).


I. ĐẠI CƯƠNG
1.2. Khái niệm về thuốc?
Thuốc có nhiều nguồn gốc khác nhau:
• Từ thực vật: Morphin, Rotunda, Dầu mù u, cao ích mẫu, Berberin …

Quả thuốc phiện Quả Mù U Cây Hoàng liên

Cũ Bình vôi Cây Ích mẫu


I. ĐẠI CƯƠNG
1.2. Khái niệm về thuốc?
Thuốc có nhiều nguồn gốc khác nhau:
• Từ động vật: Pantocrin, Hải cẩu hoàn, mỡ trăn …

Nhung hươu Hải cẩu hoàn Mỡ trăn


I. ĐẠI CƯƠNG
1.2. Khái niệm về thuốc?
Thuốc có nhiều nguồn gốc khác nhau:
• Từ khoáng vật: Kaolin, Carbophos …

Kaolin Than hoạt tính


I. ĐẠI CƯƠNG
1.2. Khái niệm về thuốc?
Thuốc có nhiều nguồn gốc khác nhau:
• Từ sinh phẩm: Filatov, Quicstick, SAT …

Huyết thanh
Nhau thai người
Que thử
I. ĐẠI CƯƠNG
1.2. Khái niệm về thuốc?
Thuốc có nhiều nguồn gốc khác nhau:
• Tổng hợp: Cephalexin, Cetirizin, Dextromethorphan,...
I. ĐẠI CƯƠNG
1.2. Khái niệm về thuốc?
• Thuốc có vai trò quan trọng trong công tác phòng và chữa bệnh
nhưng thuốc không phải là phương tiện duy nhất để giải quyết
bệnh tật.

• Trên thực tế, có không ít bệnh không cần thuốc hoặc sử dụng
các biện pháp điều trị đơn giản, an toàn cũng có thể giải quyết
được bệnh tật.

• Vì vậy, chỉ nên sử dụng thuốc nếu các phương pháp điều trị
khác không mang lại hiệu quả, tránh lạm dụng thuốc.
I. ĐẠI CƯƠNG
1.2. Khái niệm về thuốc?
• Không một thuốc nào là an toàn tuyệt đối, sử dụng càng nhiều
thuốc, tác hại gây ra càng nhiều. Ranh giới giữa tác dụng điều
trị với tác dụng gây độc đôi khi khó phân định vì chỉ khác nhau
về liều lượng.

• Thuốc nào cũng có tác dụng không mong muốn. Do đó cần


thận trọng khi sử dụng thuốc.

• Khi cần dùng thuốc để chữa bệnh phải lựa chọn kỹ những loại
thuốc đặc hiệu với bệnh, ít gây độc hại cho cơ thể.
II. DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA THUỐC
Dược động học (Pharmacokinetics)
nghiên cứu các quá trình chuyển vận
của thuốc từ lúc được hấp thu vào cơ
thể cho đến khi bị thải trừ hoàn toàn.
Các quá trình đó là:

- Sự hấp thu (Absorption)


- Sự phân bố (Distribution)
- Sự chuyển hoá (Metabolism)
- Sự thải trừ (Excretion).

16
II. DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA THUỐC
• Để thực hiện được những quá trình này, thuốc phải vượt qua
các màng tế bào.
• Các cơ chế vận chuyển thuốc qua màng sinh học và các đặc
tính lý hoá của thuốc và màng sinh học có ảnh hưởng đến các
quá trình vận chuyển đó.

17
Vận chuyển thuốc qua màng sinh học
II. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC

18
II. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
2.1. Cấu trúc màng sinh học
Thuốc muốn di chuyển:
- Từ vị trí đưa thuốc vào máu
- Từ máu vào tổ chức
- Từ tổ chức thải ra ngoài

=> Đều phải vượt qua hàng rào sinh


học - đó là màng tế bào.

SỐ PHẬN CỦA THUỐC TRONG CƠ THỂ

Vận chuyển thuốc qua màng sinh học 19


II. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
2.1. Cấu trúc màng sinh học
- Có nhiều loại màng tế bào khác nhau
- Thuộc tính và chức năng cơ bản giống nhau.
- Màng tế bào rất mỏng:
+ Dày từ 7.5 -10 nm
+ Có tính đàn hồi
+ Có tính thấm chọn lọc
+ Thành phần cơ bản là protein và lipid.
- Màng được chia thành 3 lớp.
+ Hai lớp ngoài gồm các phân tử protein và một số
enzym, đặc biệt là enzyme phosphatase
+ Lớp giữa gồm các phân tử phospholipid

20
II. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
2.1. Cấu trúc màng sinh học
- Các chất tan trong nước của các ion: khó
khuếch tán qua màng (bản chất lipid của
màng cản trở)

- Các chất tan trong lipid: dễ dàng chuyển


qua màng.

- Các phân tử nhỏ tan trong nước dễ dàng


khuếch tán qua màng. Do đặc điểm cấu
trúc của các phân tử protein đã tạo thành
các kênh (canal) chứa đầy nước xuyên qua
màng.

21
II. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
2.2. Cơ chế vận chuyển thuốc qua màng
- Các cơ chế chính vận chuyển thuốc
qua màng
 Khuếch tán thụ động.
 Khuếch tán thuận lợi (Hấp thụ thụ
động)
 Vận chuyển tích cực (Hấp thụ chủ
động)
 Lọc.

22
II. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
2.2. Cơ chế vận chuyển thuốc qua màng
 Khuếch tán thụ động
- Khuếch tán thụ động hay còn gọi là
khuếch tán đơn thuần: Là quá trình thuốc
khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi
có nồng độ thấp.
- Mức độ và tốc độ hấp thu tỉ lệ thuận với
+ Sự chênh lệch về nồng độ thuốc giữa
hai bên màng
+ Diện tích bề mặt của màng.
+ Hệ số khuếch tán của thuốc.
Và tỉ lệ nghịch với bề dày của màng.
23
II. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
2.2. Cơ chế vận chuyển thuốc qua màng
 Khuếch tán thụ động
• Sự khuếch tán thụ động tuân theo định luật Fick:

K giảm dần theo các nhóm hóa học sau:


naphtyl>phenyl>propyl>ethyl>methyl

- Điều kiện của sự khuếch tán thụ động là


thuốc ít bị ion hoá và có nồng độ cao ở bề
mặt màng.
- Chất ion hoá sẽ dễ tan trong nước, còn
chất không ion hoá sẽ tan được trong lipid
và dễ hấp thu qua màng.

24
II. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
2.2. Cơ chế vận chuyển thuốc qua màng
 Khuếch tán thụ động
Đối với những thuốc có bản chất là acid yếu hoặc base yếu mức độ
khuếch tán phụ thuộc vào: pKa, pH môi trường.

25
II. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
2.2. Cơ chế vận chuyển thuốc qua màng
 Khuếch tán thụ động
• Độ phân ly của các chất có bản chất acid yếu và kiềm yếu tuân
theo phương trình Henderson - Hasselbach:
- Các chất có bản chất acid yếu nếu muốn hấp thu
tốt cần môi trường có pH nhỏ hơn pKa nhưng nếu
muốn bài xuất tốt lại cần môi trường có pH lớn hơn
pKa.

- Các chất có bản chất base yếu muốn hấp thu tốt
cần môi trường có pH lớn hơn pKa nhưng nếu
muốn thải trừ tốt lại cần môi trường có pH nhỏ hơn
pKa.

26
II. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
2.2. Cơ chế vận chuyển thuốc qua màng
 Khuếch tán thụ động

27
II. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
2.2. Cơ chế vận chuyển thuốc qua màng
 Khuếch tán thụ động
• Ví dụ: khi uống 1 thuốc là acid yếu, có pKa = 4, gian 1 dạ dày
có pH = 1 và gian 2 là huyết tương có pH = 7.

28
II. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
2.2. Cơ chế vận chuyển thuốc qua màng
 Khuếch tán thụ động

Ảnh hưởng của pH đến sự ion hoá của acid salicylic có pKa = 3

Như vậy, acid salicylic (aspirin) được hấp


thu nhiều ở dạ dày và phần trên của ống
tiêu hoá.
Qua bảng này cho thấy khi bị ngộ độc
thuốc, muốn ngăn cản hấp thu hoặc
thuốc đã bị hấp thu ra ngoài, ta có thể
thay đổi pH của môi trường.
29
II. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
2.2. Cơ chế vận chuyển thuốc qua màng
 Khuếch tán thụ động
pH của một số ngăn sinh lý

Ngăn pH Khả năng hấp thu theo cơ chế khuyếch tán


Huyết tương 7,35 - 7,45 thụ động thuận theo gradient nồng độ
nghĩa là chuyển từ nơi có nồng độ cao đến
Nước tiểu 5,5 - 7,8
nơi có nồng độ thấp.
Dịch dạ dày 1,4
Bào tương 7,2 - 7,4 Chính vì vậy khi thay đổi pH ở 2 bên màng,
Bàng quang 4,0 - ,06 quá trình khuyếch tán của thuốc thay đổi
đáng kể.
Mitochondries ~ 8
30
II. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
2.2. Cơ chế vận chuyển thuốc qua màng
 Khuếch tán thuận lợi (Hấp thụ thụ động)
• Là quá trình khuếch tán có sự tham gia của chất
vận chuyển ( chất mang).
• Động lực: sự chênh lệch nồng độ thuốc giữa hai
bên màng.
Thuốc + Protein
• Nồng độ cao Nồng độ thấp

• Chất được vận chuyển: chất hữu cơ có kích thước


lớn như glucose, a.a. 31
II. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
2.2. Cơ chế vận chuyển thuốc qua màng
 Khuếch tán thuận lợi (Hấp thụ thụ động)

• Đặc điểm:

Có tính bão hòa

Có tính đặc hiệu

Có tính cạnh tranh

Có thể bị ức chế

32
II. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
2.2. Cơ chế vận chuyển thuốc qua màng
 Vận chuyển tích cực (Hấp thụ chủ động)

• Vận chuyển ngược bậc thang nồng độ

• Phải có năng lượng cung cấp

• Có tính chọn lọc

• Có sự cạnh tranh

• Bị ức chế không cạnh tranh bởi


những chất độc chuyển hóa do làm
hao kiệt năng lượng 33
II. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
2.2. Cơ chế vận chuyển thuốc qua màng
 Lọc
• Chất được vận chuyển: nước, các
chất hòa tan trong nước có phân tử
lượng thấp.
• Động lực: sự chênh lệch về áp lực
thủy tĩnh và áp suất thẩm thấu giữa 2
bên màng.
• Phụ thuộc vào đường kính và số
lượng của ống dẫn nước trên màng.

34
II. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
2.2. Cơ chế vận chuyển thuốc qua màng
 So sánh
Khuếch tán thụ động Khuếch tán thuận lợi Vận chuyển tích cực
• Khuếch tán từ nơi có nồng độ • Khuếch tán từ nơi có • Có thể vận chuyển ngược với
cao đến nơi có nồng độ thấp nồng độ cao đến nơi có bậc thang nồng độ (từ nơi có
nồng độ thấp nồng độ thấp đến nơi có nồng
độ cao)

• Không cần năng lượng (ATP) • Không cần năng lượng • Cần năng lượng (ATP)
(ATP)

• Qua màng trực tiếp • Có chất mang • Có chất mang


 Chỉ những thuốc có hệ số phân  Gắn với các thuốc thích  Gắn với các thuốc thích hợp để
bố lipid/nước cao (nhưng không hợp để vận chuyển qua vận chuyển qua màng
quá cao) mới qua được màng màng

35
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
Các quá trình được động học

36
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
SỐ PHẬN THUỐC TRONG CƠ THỂ

37
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu
Hấp thu: là quá trình thuốc vượt qua màng sinh học vào hệ tuần
hoàn sau đó hệ tuần hoàn sẽ vận chuyển thuốc đến vị trí tác động.

Sự hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa 38


III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thu
• Dung dịch nước dễ hấp thu hơn
Độ hòa tan của thuốc
dạng dầu, dịch treo hoặc dạng cứng.
• Ảnh hưởng đến độ ion hóa và độ
pH chỗ hấp thu hòa tan của thuốc.
• Nồng độ càng cao càng hấp thu
Nồng độ thuốc nhanh.

Tuần hoàn vùng • Càng nhiều mạch hấp thu càng


nhanh.
hấp thu
39
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thu
• phổi, niêm mạc ruột có diện tích
Diện tích vùng hấp thu lớn, hấp thu nhanh.

Đường đưa thuốc

• Một phần thuốc bị phá hủy do Sinh khả dụng


enzym đường tiêu hóa, tế bào
ruột và đặc biệt ở gan, nơi có ái
lực với nhiều thuốc (Trừ đường
tiêm tĩnh mạch).
Chuyển hóa qua gan lần đầu
40
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu - Các đường đưa thuốc vào cơ thể

• Mục đích điều trị

• Trạng thái bệnh lý

• Dạng bào chế của thuốc

Þ lựa chọn đường đưa thuốc

Có 2 loại chính là đường tiêu hóa và đường ngoài tiêu hóa 41


III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu - Các đường đưa thuốc vào cơ thể

Hấp thu qua đường tiêu hóa

Hấp thu qua đường tiêm

Hấp thu qua da

Hấp thu qua đường phổi

Hấp thu qua các đường khác


42
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu - Các đường đưa thuốc vào cơ thể
 Đường tiêu hoá
 Thời gian lưu lại ngắn
 Hệ mao mạch phong phú
 Một số thuốc: thuốc chống cơn
đau thắt ngực (nitroglycerin,
nifedipin,…), thuốc chống co thắt
phế quản (isoprenalin,….)
 Yêu cầu: tan trong nước, không
gây kích ứng niêm mạc, không có
mùi khó chịu.
43
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu - Các đường đưa thuốc vào cơ thể
 Đường tiêu hoá

44
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu - Các đường đưa thuốc vào cơ thể
 Đường tiêu hoá

DẠ DÀY:
 Môi trường rất acid
 Diện tích tiếp xúc nhỏ
 Lưu lượng máu ít
 Nhu động mạnh
 Thời gian lưu trong dạ dày thấp
 Một số thuốc: thuốc ngủ barbituric, các salicylat,
thuốc có hệ số phân bố lipid/nước cao,… 45
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu - Các đường đưa thuốc vào cơ thể
 Đường tiêu hoá

Ruột non: là nơi hấp thu thuốc chủ yếu do


Diện tích tiếp xúc lớn.Mức độ tưới máu cao.
Dải pH rộng từ acid – kiềm.
Có nhiều chất mang. Có nhiều phương thức vận
chuyển.
Thời gian lưu thuốc dài.
Có các dịch tiêu hóa 46
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu - Các đường đưa thuốc vào cơ thể
 Đường tiêu hoá

• Ruột già:

• Chức năng chủ yếu của niêm mạc ruột


già: hấp thu nước, Na+, Cl-, K+ và một
số chất khoáng.
• Sự hấp thu thuốc kém hơn ruột non rất
nhiều vì:
 Diện tích tiếp xúc nhỏ hơn
 Ít các enzym tiêu hóa
47
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu - Các đường đưa thuốc vào cơ thể
 Đường tiêu hoá
• Diện tích tiếp xúc nhỏ
• Lưu lượng máu cao: hệ tĩnh mạch
 Đặt ở 2/3 dưới trực tràng: không qua
gan
 Đặt ở 1/3 trên trực tràng: qua gan
• Thuận tiện cho bệnh nhân không nuốt
được
• Mùi vị không ảnh hưởng việc dùng thuốc
• Thường dùng cho các thuốc tác động tại
chỗ (điều trị táo bón, trĩ,….) hoặc tác
dụng toàn thân (thuốc ngủ, an thần, hạ
sốt, giảm đau,….) 48
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu - Các đường đưa thuốc vào cơ thể
 Đường tiêu hoá

49
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu - Các đường đưa thuốc vào cơ thể
 Đường tiêu hoá

Ưu điểm:
An toàn và thuận tiện nhất.
Kinh tế nhất.
Nhược điểm: Chậm
Hấp thu khó dự đoán, không hoàn toàn.
Phụ thuộc vào tuân thủ của bệnh nhân.
Nguy cơ tương tác thuốc – thuốc, thuốc – thức ăn.
Một số dược chất bị phá hủy ở đường tiêu hóa.
Hiệu ứng qua gan lần đầu.
Dược chất có mùi vị khó chịu, kích ứng.
Bệnh nhân hôn mê, khó nuốt. 50
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu - Các đường đưa thuốc vào cơ thể
 Đường tiêm
Ưu điểm:
Tác dụng nhanh; liều nhỏ.
Sinh khả dụng cao, không bị chuyển hóa bước 1 qua gan.
Dùng được cho thuốc có mùi khó chịu, không tan/ lipid, dễ bị
phân hủy khi dùng đường uống.
Dùng cho bệnh nhân nôn mửa, hôn mê.
Nhược điểm:
Đòi hỏi điền kiện vô khuẩn.
Người có chuyên môn.
Xâm nhập, không an toàn.
Đắt tiền.
Gây đau. 51
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu - Các đường đưa thuốc vào cơ thể
 Đường tiêm

52
Tiêm • Nhiều sợi thần kinh cảm giác => gây đau
dưới da • Ít mạch máu => thuốc hấp thu chậm

• Khắc phục hai nhược điểm của tiêm dưới da.


Tiêm bắp • Khả năng thiết lập cân bằng p thẩm thấu nhanh hơn.
• Không tiêm bắp ouabin, calci clorid

• Đưa thẳng thuốc vào máu => hấp thu hoàn toàn
Tiêm • Không tiêm tĩnh mạch: các chất không đồng tan với máu,
tĩnh mạch gây tan máu hoặc độc với tim.
• Không tiêm quá nhanh

Tiêm • Phải hòa tan rất ít để tránh tác dụng toàn thân.
tại chỗ • Chỉ được khuếch tán trong khu vực tiêm

Tiêm • Chỉ dùng hạn chế: chẩn đoán (Tiêm chất cản tia X chụp động
động mạch mạch), chữa bệnh bằng hóa trị liệu 53
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu - Các đường đưa thuốc vào cơ thể
 Đường hô hấp

 Hệ mao mach phong phú


 Bề mặt tiếp xúc lớn
 Một số thuốc: chất khí, chất lỏng bay hơi (thuốc
mê thể khí, thuốc lỏng bay hơi), chất rắn dạng khí
dung điều trị cắt cơn hen.

54
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu - Các đường đưa thuốc vào cơ thể
 Đường qua da

MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG


CẤU TRÚC DA
Biểu bì (thượng bì)

Hạ bì

55
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu - Các đường đưa thuốc vào cơ thể
 Đường qua da
Lưu lượng Tá dược
máu

SỰ HẤP THU QUA DA

Lớp sừng Tuổi tác 56


III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu - Các đường đưa thuốc vào cơ thể
 Đường khác

Niêm mạc mắt


Niêm mạc mũi
Thuốc đặt âm đạo 57
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu - Các yếu tố ảnh hướng đến quá trình hấp thu

• Dung dịch nước dễ hấp thu hơn


Độ hòa tan của thuốc
dạng dầu, dịch treo hoặc dạng cứng.

• Ảnh hưởng đến độ ion hóa và độ


pH chỗ hấp thu hòa tan của thuốc.

• nồng độ càng cao càng hấp thu


Nồng độ thuốc nhanh.

Tuần hoàn vùng • càng nhiều mạch hấp thu càng


nhanh.
hấp thu 58
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.1. Hấp thu - Các yếu tố ảnh hướng đến quá trình hấp thu

Diện tích vùng hấp thu

• Phổi, niêm mạc ruột có diện tích


Đường đưa thuốc lớn, hấp thu nhanh.

• Một phần thuốc bị phá hủy do enzym đường tiêu hóa, tế bào ruột và
đặc biệt ở gan, nơi có ái lực với nhiều thuốc (Trừ đường tiêm tĩnh
mạch).

59
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.2. Phân bố
 Phân bố là quá trình đưa thuốc từ máu đến các mô.
Phân bố thuốc vào các tổ chức, phụ thuộc:
 LK thuốc – protein HT: chỉ dạng tự do mới được phân phối (khi nồng độ
thuốc trong HT ở dạng tự do giảm, thuốc ở dạng LK sẽ được giải phóng ra
ở dạng tự do.
 Khả năng thấm của thuốc:
+ Đặc tính lý hóa của thuốc: tính tan/ lipid để khuếch tán vào mô.
+ Cấu trúc mao mạch của mô.
+ Ái tính đặc biệt với các tổ chức.
 Tưới máu của mô: mô nào có lưu lượng máu cao sẽ nhận được nhiều
thuốc.

60
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.2. Phân bố

LK Thuốc – Protein huyết tương

Loại protein gắn: chủ yếu liên


kết albumin.
Thường thuận nghịch.
Tỷ lệ gắn: tuỳ theo ái lực của
từng loại thuốc với protein huyết
tương

61
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.2. Phân bố

Ý nghĩa của việc gắn thuốc vào protein huyết tương


• Làm dễ hấp thu, chậm thải trừ.
• Protein huyết tương là kho dự trữ thuốc.
• Nồng độ thuốc tự do trong huyết tương và ngoài dịch khe luôn ở trạng thái cân
bằng. Khi nồng độ thuốc ở dịch khe giảm, thuốc ở huyết tương sẽ đi ra, protein
gắn thuốc sẽ nhả thuốc để giữ cân bằng.
• Nhiều thuốc có thể cùng gắn vào một vị trí của protein huyết tương, gây ra sự
tranh chấp, phụ thuộc vào ái lực của thuốc.
• Trong điều trị, lúc đầu dùng liều tấn công để bão hoà các vị trí gắn, sau đó cho
liều duy trì để ổn định tác dụng.
• Trong các trường hợp bệnh lý làm tăng - giảm lượng protein huyết tương (như
suy dinh dưỡng, xơ gan, thận hư, người già...), cần hiệu chỉnh liều thuốc. 62
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.2. Phân bố

Phân phối lại

Thuốc tan nhiều trong lipid, có tác dụng trên thần kinh trung ương và dùng
thuốc theo đường tĩnh mạch.

Ví dụ điển hình của hiện tượng này là gây mê bằng thiopental, một thuốc tan
nhiều trong lipid.

63
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.2. Phân bố
Phân phối lại
Vì não được tưới máu nhiều, nồng độ thuốc đạt được tối đa trong não rất nhanh.

Khi ngừng tiêm, nồng độ thiopental trong huyết tương giảm nhanh vì thuốc
khuếch tán vào các mô, đặc biệtlà mô mỡ. Nồng độ thuốc trong não giảm theo nồng
độ thuốc trong huyết tương.

Vì vậy khởi mê nhanh, nhưng tác dụng mê không lâu. Khi cho các liều thuốc bổ
sung để duy trì mê, thuốc tích lũy nhiều ở mô mỡ.

Từ đây thuốc lại được giải phóng lại vào máu để tới não khi đã ngừng cho thuốc, làm
64
cho tác dụng của thuốc trở nên kéo dài.
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.2. Phân bố

Phân bố thuốc đến các tổ chức

Phụ thuộc:

• Cấu trúc lý hóa và lý hóa tính của thuốc.

• Lưu lượng máu đến tổ chức, tính thấm của màng, hàm lượng lipid ở tổ
chức,….

• Trường hợp bệnh lý: quá trình phân bố thuốc có thể bị thay đổi.
65
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.2. Phân bố
Phân bố thuốc vào các tổ chức

 Tỉ lệ thuốc trong mô mỡ: 1 số thuốc có hệ số lipid/ nước cao (vd Thiopental),


hệ số này = 10thuốc tích lũy lượng lớn/ mô mỡgiải thích cho tác dụng mê
nhanh, ngắn khi dùng 1 liều, tác dụng kéo dài khi dùng lặp lại.
 Ái tính đặc biệt với tổ chức:
 Nơi đó sinh tác dụng (tổ chức đích): NSAIDs- ổ viêm, thuốc ngủ gắn vào
TKTW, iod gắn vào tuyến giáp,…
 Nơi đó không sinh tác dụng: độc tính.
 Tetracyclin – Canci của xương, răng.
 Quinolon – sụn tiếp hợp.
 Kháng sinh aminosid – vỏ thận, ốc tai – tiền đình.
 Phenothiazin/ Cloroquin: melanin của võng mạc, dađộc tính trên
võng mạc. 66
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.2. Phân bố
Phân bố thuốc vào não và dịch não tủy

67
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.2. Phân bố
Phân bố thuốc qua hàng rào máu não
 Đặc điểm của hàng rào máu não: TB nội mô gắn khít với nhau; Vi mạch não,
TB máu, TB thần kinh dày đặc.
 Thấm thuốc qua hàng rào máu não:
 Khuếch tán thụ động:
 Các chất thân lipid dễ thấm (thiopental).
 Gentamicin/Penicilin phân cực khó thấm.
 Tính thấm thay đổi: sinh lý (trẻ em), bệnh lý (viêm màng não).
 Chất mang (hệ vận chuyển tích cực): levodopa.
 Bơm tống thuốc (Pgp)
 Ý nghĩa:
 Tác dụng ngoại biên hay trung ương: atropin, buscopan.
 Điều trị viêm màng não: các cephalosporin thế hệ 3,4.
68
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.2. Phân bố
Phân bố thuốc qua hàng rào máu não

69
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.2. Phân bố
Phân bố thuốc qua rau thai
Đặc điểm của rau thai:
 Bề dày: 25μmlúc cuối: 2-6μm.
 Diện tích trao đổi lớn: 50 mét vuông.
 Lưu lượng máu cao: 500 mL/ phút.
 Hệ thống vận chuyển phong phú
các thuốc dễ đi qua hàng rào rau thai.

70
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

• Là quá trình biến đổi của thuốc trong cơ thể dưới ảnh

hưởng của các enzym tạo nên những chất ít nhiều khác

với chất mẹ, được gọi là chất chuyển hóa.

71
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

Bản chất của chuyển hóa thuốc là gì?

• Là quá trình biến đổi của thuốc trong


cơ thể từ dạng không phân cực
thành phân cực, phân cực yếu thành
phân cực mạnh để dễ đào thải qua
thận. Tăng KLPT để thải qua mật.

72
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

Vị trí chuyển hoá và các enzym chính xúc tác cho chuyển hoá

- Niêm mạc ruột: protease, lipase, decarboxylase


- Huyết thanh: esterase
- Phổi: oxydase
- Vi khuẩn ruột: reductase, decarboxylase
- Hệ thần kinh trung ương: mono amin oxydase, decarboxylase
- Gan: là nơi chuyển hoá chính, chứa hầu hết các enzym tham gia chuyển
hoá thuốc.
73
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá
Ảnh hưởng của chuyển hóa đối với TD sinh học và độc tính của thuốc

 Phần lớn các thuốc bị giảm hoặc mất độc tính, giảm hoặc mất tác dụng:
aspirinacid salicylic; morphinmorphin-3-glucuronic (không tác dụng) và
morphin-6-glucuronic (có tác dụng giảm hơn morphin).
 Một số thuốc qua chuyển hóa vẫn có tác dụng: diazepamoxazepam.
 Một số thuốc chỉ sau khi chuyển hóa mới có tác dụng: levodopadopamin
(điều trị parkinson), cortisonhydrocortison.
 Một số chất sau khi chuyển hóa lại tăng độc tính: CCl4 gây hoại tử TB gan là
do trong cơ thể tạo thành CCl3*; Paracetamol. 74
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá
Các phản ứng chuyển hoá chính

75
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

76
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

Các phản ứng chuyển hóa pha I


• Thuốc ở dạng tan được trong mỡ sẽ trở nên phân cực hơn, dễ tan
trong nước hơn.

• Thuốc có thể mất hoạt tính, hoặc chỉ giảm hoạt tính, hoặc đôi khi làm
tăng hoạt tính, trở nên có hoạt tính.

• Gồm: phản ứng oxy hóa, phản ứng khử, phản ứng thủy phân.
77
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

78
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

79
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

80
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

Các phản ứng chuyển hóa pha I


Phản ứng oxy hóa

81
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

Các phản ứng chuyển hóa pha I


Phản ứng oxy hóa

82
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

Các phản ứng chuyển hóa pha I


Phản ứng oxy hóa

83
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

Các phản ứng chuyển hóa pha I


Phản ứng oxy hóa

84
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá
Các phản ứng chuyển hóa pha I
Phản ứng khử

• Là quá trình khử hóa các chất có các nhóm


aldehyd, ceton thành alcol.

• Đặc biệt enzym nitroreductase khử nhóm nitro


ở nhân thơm thành các amin tương ứng.

• Vd: chloramphenicol bị khử thành dẫn chất mất


tác dụng.

85
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá
Các phản ứng chuyển hóa pha I
Phản ứng thủy phân
• Các dây nối este, amid bị thủy phân bởi các enzym esterase hoặc
amidase.

• Hoạt tính của amidase < esterase nên các thuốc có nhóm chức amid bị
thủy phân chậm hơn và tác dụng kéo dài hơn.

86
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

Các phản ứng chuyển hóa pha II

• Mục đích: tạo thành các chất không còn hoạt


tính, dễ tan trong nước và bị thải trừ.
• Đều là các phản ứng liên hợp.
• Phản ứng quan trọng: liên hợp với acid
glucuronic, glycin, glutathione, sulfat, acetyl,….
• Đòi hỏi năng lượng và cơ chất nội sinh.

87
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

Các yếu tố làm thay đổi tốc độ chuyển hóa thuốc


• Tuổi

• Di truyền

Do xuất hiện enzym không điển hình. VD: người có enzym cholinesterase
KĐH thủy phân rất chậm suxamethonium nên kéo dài tác dụng của thuốc.

Thiếu men G6PD dễ bị thiếu máu tan máu khi dùng aspirin, các loại
sulfamid, ….

Isoniazid bị mất tác dụng do bị acetyl hóa. 88


III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

Các yếu tố làm thay đổi tốc độ chuyển hóa thuốc


Cảm ứng enzym và ức chế enzym
• Cảm ứng enzym: tăng cường mức độ enzym chuyển hóa thuốc
dưới ảnh hưởng của một chất nào đó.

• Chất gây tăng cường mức độ enzym: chất gây cảm ứng.

• Sau khi chuyển hóa: giảm hoặc mất tác dụng, mới có tác dụng
hoặc tăng độc tính.
89
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

Các yếu tố làm thay đổi tốc độ chuyển hóa thuốc

Cảm ứng enzym và ức chế enzym

90
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

91
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá
Các yếu tố làm thay đổi tốc độ chuyển hóa thuốc
Cảm ứng enzym và ức chế enzym

• Ức chế enzym: làm giảm


quá trình chuyển hóa thuốc
dẫn đến tăng tác dụng
hoặc tăng độc tính thuốc.

92
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

93
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.3. Chuyển hoá

Các yếu tố làm thay đổi tốc độ chuyển hóa thuốc


Yếu tố bệnh lý

• Các bệnh làm giảm chức năng gan.

• Các bệnh làm giảm lưu lượng máu đến gan.

94
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.4. Thải trừ

Cơ thể có những đường thải trừ thuốc nào?.


 Thậnnước tiểu (các dẫn chất phân cực).
 Ganmậtphân.
 Phổi: các thuốc có bản chất khí.
 Da, mồ hôi.
 Bài xuất qua sữa mẹ.

95
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.4. Thải trừ - Thải trừ qua thận

• Đường thải trừ quan trọng nhất của các


thuốc tan trong nước, có trọng lượng
phân tử <300.

• Khoảng 90% thuốc thải trừ qua đường


này.

• Thông thường theo cơ thể lọc qua cầu


thận, tái hấp thu ở ống thận và bài tiết
qua ống thận. 96
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.4. Thải trừ - Thải trừ qua thận

Phụ thuộc: mức độ lọc cầu thận


Đánh giá tốc độ lọc cầu thận – sử dụng độ thanh thải creatinin do
creatinin:
 Không chuyển hóa ở gan.
 Lọc hoàn toàn ở thận, không liên kết với protein.
 Không được bài tiết + tái hấp thu ở ống thận.
 Creatinin thải trừ chủ yếu qua lọc ở cầu thận (có thể sử dụng để
đánh giá chức năng lọc cầu thận).
 Độ thanh thải creatinin (bình thường 120ml/ phút).

97
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.4. Thải trừ - Thải trừ qua thận
Bài tiết ở ống lượn gần:
 Thuốc không qua được màng lọc cầu thậnbài tiết ở ống lượn gần theo cơ
chế vận chuyển tích cực.
 Hệ vận chuyển này có tính đặc hiệu thấpcạnh tranh có thể xảy ra, vd
probenecid và penicilin G.
 Ở trẻ SS và trẻ đẻ non, hệ vận chuyển này chưa hoàn thiện.
Tái hấp thu ở ống thận:
 Vận chuyển tích cực.
 Khuếch tán thụ động:
 Vai trò của pH nước tiểu (4,5 – 8)
 Mức độ ion hóa của dược chất: acid yếu, base yếu.
98
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.4. Thải trừ - Thải trừ qua thận

Tái hấp thu ở ống thận:


 Ngộ độc thuốccần giảm tái hấp thu
 Thay đổi pH nước tiểu để tăng dạng ion hóa của thuốc trong lòng ống
thậngiảm lượng tái hấp thutăng thải trừ.
 Ví dụ ngộ độc phenobarbital (acid yếu)cần kiềm hóa nước tiểu bằng
bicarbonat (Nabica).

Thải trừ thuốc qua thận = lọc cầu thận + bài tiết ở ống
thận – tái hấp thu ở ống thận

99
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.4. Thải trừ - Thải trừ qua thận

100
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.4. Thải trừ - Thải trừ qua đường tiêu hoá
Heä tuaàn hoaøn

Gan Cefamandol
Cefoperazon
Chloramphenicol
Diazepam
Tónh maïch cöûa Maät Digoxin
Doxorubicin
Doxycyclin
Estradiol
Fluvastatin
Lovastatin
Ruoät Sprinolacton
Ruoät giaø
Testosteron
vincristin
101
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.4. Thải trừ - Thải trừ qua đường tiêu hoá

102
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.4. Thải trừ - Thải trừ qua đường tiêu hoá

Chu kỳ gan – ruột:


 Các thuốc có chu kỳ gan ruộtkéo dài tác dụng (t1/2 digitoxin 136h so với
36h của digoxin).
 Điều trị ngộ độc các thuốc trên: ức chế chu kỳ gan ruột.
 Thận trọng: trẻ sơ sinh, người giàbài xuất qua mật giảmouabain.
 Chu kỳ gan ruột giúp bảo quản 1 số chất nội sinh quan trọng như acid
mật, vitamin D, acid folic, estrogen,…
 Các kháng sinh làm giảm vi khuẩn ở ruột nên làm giảm các men như β-
glucuronidase  nên làm giảm chu kỳ gan ruột.

Các thuốc có chu kỳ gan – ruột


Chlorpromazin; Chloramphenicol; Indomethacin; Morphin; Digitoxin.
103
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.4. Thải trừ - Thải trừ qua đường tiêu hoá

Bài tiết qua dịch dạ dày:

• Một số thuốc từ máu có thể qua niêm mạc dạ dày trở về dịch dạ dày.

• Bản chất là base yếu như alkaloid,….

• Bài tiết qua nước bọt: một số alkaloid, muối kim loại nặng, paracetamol,
penicillin,…..

104
III. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
3.4. Thải trừ - Thải trừ qua đường hô hấp

• Thải trừ nhanh nhất đối với các chất khí, các chất lỏng bay hơi.

• Thực hiện theo cơ chế khuếch tán đơn thuần.

Một số đường thải trừ khác: sữa mẹ, tuyến mồ hôi, nước mắt,…

105
MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Dược động học là gì?

• Là sự nghiên cứu những tính chất phụ thuộc

theo thời gian của các quá trình hấp thu,

phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc.

106
MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Diện tích dưới đường cong
• AUC (Area Under the Curve):
là diện tích nằm dưới đường
cong của đồ thị biểu diễn sự
biến thiên nồng thuốc trong
huyết tương theo thời gian.

• Cho biết lượng thuốc được hấp


thu vào cơ thể sau những
khoảng thời gian nhất định.
• Đơn vị: mg.h/L.
107
MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Hấp thu + chuyển hóa  Sinh khả dụng (F)

• Sinh khả dụng (Bioavailability-Fraction of the dose [F]): SKD


đo lường mức độ xâm nhập của hoạt chất hấp thu từ dạng bào
chế và tốc độ hấp thu của hoạt chất vào vòng tuần hoàn chung.

• SKD là tỉ lệ thuốc xâm nhập vào vòng tuần hoàn chung của cơ
thể ở dạng còn hoạt tính so với liều.

108
MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Hấp thu + chuyển hóa  Sinh khả dụng (F)
Đường uống: Tiêm tĩnh mạch: F=1
F=
Đường uống: F<1

Cl: hệ số thanh thải.


D: liều dùng ban đầu.
t: khoảng cách thời gian giữa
các lần dùng thuốc.
Css: nồng độ ổn định.
AUC: mức độ hấp thu.
Tmax:tốc độ hấp thu.
Cmax:mức độ + tốc độ 109
MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Ý nghĩa SKD tuyệt đối – SKD tương đối
SKD tuyệt đối SKD tương đối
Cho biết khả năng vào máu của 1 chế Cho biết khả năng thay thế nhau trong
phẩm khi dùng ngoài đường tĩnh mạch. điều trị (tương đương sinh học)
- Lựa chọn chế phẩm: vd ampicilin - Khi các thông số đặc trưng AUC,
SKD 30-50%, amoxicilin SKD 60- Cmax, Tmax của thuốc thử và thuốc
90%. đối chứng (biệt dược của nhà phát
- Lựa chọn đường dùng: minh) nằm trong phạm vi cho phép
SKD>80%thuốc hấp thu tương tự 80-125%.
đường IVchỉ tiêm IV khi không - Khi đăng ký thuốc generic để xin cấp
uống được. Vd Ks nhóm quinolon có phép lưu hành, tương đương sinh học
SKD>80%. là phép thử bắt buộc.

110
MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Ý nghĩa SKD tuyệt đối – SKD tương đối
SKD tuyệt đối SKD tương đối
Cho biết khả năng vào máu của 1 chế Cho biết khả năng thay thế nhau trong
phẩm khi dùng ngoài đường tĩnh mạch. điều trị (tương đương sinh học)
- Lựa chọn chế phẩm: vd ampicilin - Khi các thông số đặc trưng AUC,
SKD 30-50%, amoxicilin SKD 60- Cmax, Tmax của thuốc thử và thuốc
90%. đối chứng (biệt dược của nhà phát
- Lựa chọn đường dùng: minh) nằm trong phạm vi cho phép
SKD>80%thuốc hấp thu tương tự 80-125%.
đường IVchỉ tiêm IV khi không - Khi đăng ký thuốc generic để xin cấp
uống được. Vd Ks nhóm quinolon có phép lưu hành, tương đương sinh học
SKD>80%. là phép thử bắt buộc.

111
MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Ý nghĩa SKD tuyệt đối – SKD tương đối
SKD tuyệt đối SKD tương đối
Cho biết khả năng vào máu của 1 chế Cho biết khả năng thay thế nhau trong
phẩm khi dùng ngoài đường tĩnh mạch. điều trị (tương đương sinh học)
- Lựa chọn chế phẩm: vd ampicilin - Khi các thông số đặc trưng AUC,
SKD 30-50%, amoxicilin SKD 60- Cmax, Tmax của thuốc thử và thuốc
90%. đối chứng (biệt dược của nhà phát
- Lựa chọn đường dùng: minh) nằm trong phạm vi cho phép
SKD>80%thuốc hấp thu tương tự 80-125%.
đường IVchỉ tiêm IV khi không - Khi đăng ký thuốc generic để xin cấp
uống được. Vd Ks nhóm quinolon có phép lưu hành, tương đương sinh học
SKD>80%. là phép thử bắt buộc.

112
MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Ý nghĩa SKD tuyệt đối – SKD tương đối
SKD tuyệt đối SKD tương đối
Cho biết khả năng vào máu của 1 chế Cho biết khả năng thay thế nhau trong
phẩm khi dùng ngoài đường tĩnh mạch. điều trị (tương đương sinh học)
- Lựa chọn chế phẩm: vd ampicilin - Khi các thông số đặc trưng AUC,
SKD 30-50%, amoxicilin SKD 60- Cmax, Tmax của thuốc thử và thuốc
90%. đối chứng (biệt dược của nhà phát
- Lựa chọn đường dùng: minh) nằm trong phạm vi cho phép
SKD>80%thuốc hấp thu tương tự 80-125%.
đường IVchỉ tiêm IV khi không - Khi đăng ký thuốc generic để xin cấp
uống được. Vd Ks nhóm quinolon có phép lưu hành, tương đương sinh học
SKD>80%. là phép thử bắt buộc.

113
MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Các yếu tố ảnh hưởng đến SKD dùng đường uống
1. Chuyển hóa bước 1 tại gan.
2. Tính tan lipid/ nước của thuốc.
3. Sự không ổn định về mặt hóa học.
4. Dạng bào chế: ảnh hưởng đến độ tanlàm thay đổi hấp thu.
5. Yếu tố làm thay đổi F do người dùng thuốc:
 Thức ăn làm thay đổi pH hoặc nhu động của đường tiêu hóa.
 Tuổi (trẻ em, người già): thay đổi hoạt động của enzym.
 Tình trạng bệnh lý: táo bón, tiêu chảy, suy gan.
 Tương tác thuốc: 2 thuốc có thể tranh chấp tại nơi hấp thu hoặc làm
thay đổi độ tan, độ phân ly của nhau.
114
MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Thể tích phân bố
Là thể tích giả định của các dịch cơ thể mà thuốc có trong cơ thể phân bố
với nồng độ thuốc bằng nồng độ thuốc trong huyết tương.

115
MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Thể tích phân bố
Ví dụ: một người nặng 60kg, có lượng nước trong cơ thể là 36L ( 60%
trọng lượng cơ thể), đã uống 0,5mg digoxin có SKD theo đường uống
F=0,7. Đo nồng độ thuốc trong huyết tương Cp=0,7ng/ml.Tính Vd?

116
MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Thể tích phân bố
Nhận xét và ý nghĩa lâm sàng
• Vd nhỏ nhất là bằng thể tích huyết tương. Không có giới hạn trên cho Vd.
• Vd càng lớn thuốc càng phân bố nhiều vào mô.
• Vd<1L/kg: thuốc phân bố kém ở mô, tập trung nhiều ở huyết tương.
• Vd>5l/kg: thuốc phân bố nhiều ở mô
• Khi biết Vd có thể tính đc liều cần dùng để đạt nồng độ thuốc trong huyết
tương mong muốn.

117
MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Độ thanh lọc (Cl)
• Biểu thị khả năng của 1 cơ quan trong cơ thể thải trừ hoàn toàn một
thuốc hay một chất ra khỏi huyết tương khi máu tuần hoàn qua cơ
quan đó.
• Độ thanh lọc ( hệ số thanh thải) của cơ thể đối với một thuốc là thể
tích máu hoặc huyết tương được cơ thể loại bỏ hoàn toàn thuốc đó
trong một đơn vị thời gian.

118
MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Độ thanh lọc (Cl)
Là số ml huyết tương được thải trừ thuốc hoàn toàn trong thời gian 1 phút
khi qua cơ quan.
Đơn vị: ml/min, ml/min/kg.

119
MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Độ thanh lọc (Cl)
• Cl lớn là thuốc được thải trừ nhanh, thời gian bán thải ngắn.
• Dùng Cl để tính liều lượng thuốc có thể duy trì để nồng độ thuốc ổn
định trong huyết tương.
• Biết Cl để hiệu chỉnh liều lượng thuốc trong trường hợp suy gan, suy
thận.

120
MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Thời gian bán thải (t1/2)
• Là thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong huyết tương giảm đi
còn một nửa.

121
MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Thời gian bán thải (t1/2)
Ý nghĩa
• T1/2 tỉ lệ nghịch với Cl, khi Cl thay đổi thì t1/2 cũng thay đổi.

122
123
MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC
Thời gian bán thải (t1/2)
Đối với mỗi thuốc, thời gian bán thải là giống nhau cho mọi liều dùng. Do đó có thể

suy ra khoảng cách dùng thuốc:

Khi t1/2 < 6h: nếu thuốc ít độc, cho liều cao để kéo dài được nồng độ hiệu dụng của

thuốc trong huyết tương. Nếu không thể cho được liều cao (như heparin, insulin) thì

truyền tĩnh mạch liên tục hoặc sản xuất dạng thuốc giải phóng chậm.

Khi t1/2 từ 6 đến 24h: dùng liều thuốc với khoảng cách đúng bằng t 1/2.

Khi t1/2 > 24h: dùng liều duy nhất 1 lần mỗi ngày.
124
125

You might also like