Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

THÁP

BÌNH
SƠN
THÁP BÌNH SƠN
Tháp Bình Sơn, còn gọi là Tháp chùa
Vĩnh Khánh hay Tháp Then, là một
ngôi tháp cổ, tương truyền nguyên
thủy có 13 tầng tuy hiện nay chỉ còn
lại 11 tầng. Tháp được xây dựng từ
thời Trần, nằm ở trong khuôn viên
chùa Vĩnh Khánh (chùa Then) thuộc
thôn Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời
Lý - Trần ở Việt Nam và là ngọn tháp đất nung đời
Trần cao nhất còn lại đến ngày nay, tháp Bình Sơn
với hình khối thanh thoát, đường nét mềm mại, trang
trí phong phú điêu luyện, là di tích lịch sử và di tích
nghệ thuật có giá trị cao trên lãnh thổ Viêtạ Nam.
Tháp Bình Sơn đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc
biệt còn lại cuối cùng từ thời Lý - Trần vào tháng
3/2016.
ĐẶ C Đ IỂ M K I Ế N
TR Ú C
Tháp hiện nay cao 16,5 mét, (chỉ còn 11 tầng và
1 tầng bệ vì phần chóp của tháp đã bị vỡ), được
cấu tạo với bình đồ hình vuông nhỏ dần về
ngọn, với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45 mét,
cạnh của tầng thứ 11 là 1,55 mét. Toàn bộ ngôi
tháp được xây bằng gạch nung không tráng
men. Từ bệ tháp đến hết tầng 2, có chiều cao
dưới 6 mét hoa văn hoàn chỉnh nhất.
Ở hai tầng này có họa tiết trang trí kỹ lưỡng với hàng hoa
cúc, cánh sen, lá đề, hoa mặt nhẵn, rồng chạm nổi, cùng mô
típ "sư tử hí cầu"… Từ tầng thứ ba trở lên, trang trí vẫn còn,
nhưng càng lên cao, chiều ngang mặt tháp càng bị thu hẹp,
thì trang trí cũng giảm dần. Về chất liệu, tháp Bình Sơn
được xây dựng bằng ba loại gạch:
- Loại thứ nhất là “gạch khẩu”: có nhiều cỡ, hình chữ nhật,
để trơn, dầy mỏng không nhất loạt như nhau. Những gạch
này thường được dùng để xây chân bệ, “gờ chỉ” lộ ra ngoài,
hoặc được chèn lên mấu các viên gạch ốp ở phía trong.
- Loại gạch thứ hai hình hộp, có trang trí, thường được
dùng ở chân bệ và các đường diềm, mặt lộ ra ngoài
lớn hơn mặt “gạch khẩu”. Loại gạch này được chế tác
công phu, rõ ràng có gia công trong nhiều khâu.
- Loại thứ ba cũng là gạch trang trí, nhưng có phần
khác loại thứ hai về hình dáng cũng như công dụng.
Loại này thường được dùng để xây dựng các tầng tháp
cao.
TRUYỀN THUYẾT
Có nhiều truyền thuyết liên quan đến tháp Bình
Sơn, cho thấy vị trí đặc biệt của tháp trong văn
hóa tâm linh và ý thức cộng đồng của người dân
bản địa. Tất cả những truyền thuyết này đều lưu
truyền trong dân gian, như truyền thuyết về xuất
xứ cây tháp, vốn là một tháp lớn dựng trong vườn
tháp ở giữa cánh đồng Nẫu xã Tứ Yên, Lập
Thạch, sau một đêm mưa bão thì nhảy về vị trí
hiện nay;
truyền thuyết về chiếc giếng bên cạnh tháp với
con vịt bằng vàng, là dấu tích nền móng một
cây tháp khác có màu xanh bên tháp Bình Sơn,
đã bay lên trời; truyền thuyết về ông Ngụy Đồ
Chiêm thủ lĩnh địa phương, con một người đàn
bà bán quán nước chân tháp, đã ôm kiếm chạy
vào cây tháp rồi biến mất khi bị quân triều đình
đến đánh dẹp v.v
T HAN K
YOU

You might also like