CHUONG 1 KHÁI QUÁT VỀ KT HỌC VĨ MÔ

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 72

KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Macroeconomics

ThS. Phạm Thị Thanh Huyền


huyenptt@huit.edu.vn1
NỘI DUNG MÔN HỌC

 Chương 1: Khái quát về kinh tế học vĩ mô


 Chương 2: Đo lường sản lượng quốc gia
 Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng
 Chương 4: Chính sách tài khoá và ngoại
thương
 Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách
tiền tệ
 Chương 6: Mô hình IS – LM
 Chương 7: Lạm phát và thất nghiệp
2
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Lê Bảo Lâm, Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung,


Trần Bá Thọ, “Kinh tế vĩ mô”, NXB. Kinh tế
TP.HCM, 2019.
 Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung, Trần Bá Thọ,
Lâm Mạnh Hà, “Tóm tắt – Bài tập – Trắc nghiệm
Kinh tế vĩ mô”, NXB. Kinh tế TP.HCM, 2014.
 Nguyễn Minh Tuấn, Trần Nguyễn Minh Ái, “Kinh tế
vĩ mô”, NXB Kinh tế TP.HCM, 2015
 Phan Nữ Thanh Thuỷ, Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư,
“Kinh tế vĩ mô”, NXB thống kê, 2013.

25/04/2024 3
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
Macroeconomics

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ


HỌC VĨ MÔ

ThS. Phạm Thị Thanh Huyền


huyenptt@huit.edu.vn4
NỘI DUNG CHƯƠNG 1

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.2 MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

1.3 CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ

1.4 TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU


1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Kinh tế học
 Kinh tế học là một môn khoa học xã hội
nghiên cứu sự lựa chọn của các cá nhân, tổ
chức, và xã hội trong việc phân bổ các nguồn
lực khan hiếm cho các mục đích sử dụng có
tính cạnh tranh, nhằm tối ưu hóa lợi ích của
mình.
 Kinh tế học là một khoa học về sự lựa chọn
 Kinh tế học là khoa học về thị trường
 Kinh tế học là một cách tư duy về thế giới

25/04/2024 6
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.2. Kinh tế vi mô vs Kinh tế vĩ mô
 Tiêu thức phân biệt: Đơn vị phân tích
 Kinh tế học vĩ mô: Nghiên cứu toàn bộ nền kinh
tế: sản lượng, tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp…
 Kinh tế học vi mô:
- Đơn vị phân tích là cá nhân (người tiêu dùng,
người lao động, nhà đầu tư v.v.), doanh nghiệp,
nhà nước (trung ương và địa phương)
- Nghiên cứu cách thức các đơn vị kinh tế tương
tác với nhau để hình thành các thực thể kinh tế
lớn hơn (thị trường, ngành công nghiệp v.v.)
25/04/2024 7
Nhận định sau thuộc Kinh tế học VI MÔ
hay Kinh tế học VĨ MÔ?
1. Cùng với các nền kinh tế phương Tây khác,
Anh đã đối mặt với sự gia tăng tỷ lệ thất
nghiệp vào đầu những năm xxxx.
2. Áp đặt thuế cao đối với thuốc lá sẽ làm giảm
việc hút thuốc.
3. Việc làm cho lao động ngành xây dựng lên
nhanh chóng vào đầu năm 20xx.
4. Sự tăng lên trong tổng thu nhập toàn xã hội
đồng nghĩa với việc chi tiêu tiêu dùng nhiều
hơn. 8
25/04/2024
Nhận định sau thuộc Kinh tế học VI MÔ
hay Kinh tế học VĨ MÔ?
5. Một người lao động được trả lương cao hơn
sẽ mua nhiều hàng hóa xa xỉ hơn.
6. Một hãng sẽ đầu tư vào máy móc thiết bị
nhiều hơn nếu tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng cao.
7. Lãi suất cao trong nền kinh tế có thể được kỳ
vọng là không khuyến khích tổng mức đầu tư.
8. GDP năm 20xx của Việt Năm tăng 5,05% .

25/04/2024 9
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.3. Kinh tế học thực chứng vs Kinh tế học
chuẩn tắc
Kinh tế học thực chứng: “What is?”
o Sử dụng lý thuyết kinh tế, với sự hỗ trợ của các mô
hình (định tính, định lượng) để mô tả, lý giải, và dự báo
các vấn đề kinh tế đã, đang, và sẽ xảy ra trên thực tế
o Vốn là kết quả của sự lựa chọn và tương tác của các tác
nhân kinh tế.
Kinh tế học chuẩn tắc: “What should be?”
- Liên quan tới các giá trị đạo đức, xã hội, văn hóa
- Thường mang tính chủ quan của người phát biểu
- Là nguồn gốc bất đồng quan điểm giữa các nhà kinh tế
học
25/04/2024 10
Nhận định sau thuộc Kinh tế học thực
chứng hay Kinh tế học chuẩn tắc?
1. Đến gần cuối tháng 6/2023, giá xăng dầu
trong nước đã giảm gần 30-40%.
2. Phân phối thu nhập thế giới rất bất công
bằng, các nước nghèo chiếm 35% dân số thế
giới nhưng chỉ nhận được 2% thu nhập thế
giới.
3. Từ những năm 20xx, lạm phát đã giảm xuống
ở hầu hết các nước phương Tây nhưng ngược
lại, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.

25/04/2024 11
Nhận định sau thuộc Kinh tế học thực
chứng hay Kinh tế học chuẩn tắc?
4. Chính phủ nên đưa ra các chính sách để giảm
tỷ lệ thất nghiệp.
5. Hút thuốc lá là hành vi chống lại xã hội và
nên được hạn chế.
6. Áp thuế cao đối với thuốc lá sẽ làm giảm việc
hút thuốc.
7. Nền kinh tế Mỹ là gần với hệ thống thị
trường tự do hơn so với Cuba.

25/04/2024 12
Hãy cho biết những khái niệm dưới đây thuộc?

25/04/2024 13
1. Một bộ phận của kinh tế học đề
cập đến các ứng xử chi tiết của các
quyết định cá nhân đối với những
hang hóa nhất định KT VI MÔ

2. Mệnh đề đưa ra các khuyến nghị


dựa trên những nhận định mang giá
trị cá nhân. KT HỌC CHUẨN
TẮC 14
25/04/2024
3. Khối lượng hàng hóa phải hy
sinh để có thêm một đơn vị của 1
hàng hóa nhất định.
CP CƠ HỘI

4. Một nguồn lực mà cầu của nó tại


mức giá bằng không vượt quá cung
của nó. Nguồn lực
khan hiếm
25/04/2024 15
5. Một bộ phận của kinh tế học
nhấn mạnh đến những sự tác động
qua lại của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. KT VĨ MÔ

6. Giá trị của tất cả hàng hóa và


dịch vụ được sản xuất của nền kinh
tế trong 1 thời kỳ nhất định, ví dụ 1
năm. Tổng sản phẩm
25/04/2024
quốc nội GDP 16
7. Một đường minh họa số lượng
tối đa của một hàng hóa có thể sản
xuất ở mỗi mức sản lượng nhất
Đường
định của hàng hóa khácgiới hạn khả
năng sản xuất PPF
8. Các mệnh đề kinh tế liên quan
đến những giải thích khoa học hay
khách quan về sự hoạt động của
nền kinh tế. KT học THỰC CHỨNG
25/04/2024 17
1.2. MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

1. Sản lượng quốc gia thực đạt ngang bằng mức


sản lượng tiềm năng.
2. Tạo đầy đủ công ăn việc làm hay khống chế
tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên.
3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.
4. Mức giá chung tương đối ổn định hay tỷ lệ
lạm phát vừa phải.
5. Ổn định tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán
thuận lợi.
25/04/2024 18
1.2. MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
1.2.1. Sản lượng quốc gia thực đạt ngang bằng mức sản
lượng tiềm năng

 Sản lượng quốc gia (Y): Là giá trị toàn bộ sản


lượng cuối cùng mà một quốc gia có thể tạo ra
trong một thời gian nhất định.
 Sản lượng quốc gia tiềm năng (Yp): Là mức
sản lượng mà nền kinh tế có thể đạt được
tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ
lệ lạm phát vừa phải.

25/04/2024 19
1.2. MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
1.2.1. Sản lượng quốc gia thực đạt ngang bằng mức sản
lượng tiềm năng

Ở mức sản lượng tiềm năng:


 Không phải là mức sản lượng tối đa mà nền
nền kinh tế có thể đạt được
 Vẫn còn thất nghiệp (thất nghiệp tự nhiên)
 Có xu hướng tăng theo thời gian vì theo thời
gian các nguồn lực có xu hướng gia tăng.
 Mục tiêu của kinh tế là sản lượng quốc gia
thực đạt mức ngang bằng/gần với mức sản
lượng tiềm năng.
25/04/2024 20
1.2. MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
1.2.1. Sản lượng quốc gia thực đạt ngang bằng mức sản
lượng tiềm năng

 Sản lượng tiềm năng không phụ thuộc vào


mức giá mà chỉ phụ thuộc vào các nguồn lực
kinh tế nên đường sản lượng tiềm năng song
song với trục giá
P

Hình 1.1. Đồ thị sản


lượng tiềm năng

YP Y
25/04/2024 21
1.2. MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
1.2.1. Sản lượng quốc gia thực đạt ngang bằng mức sản
lượng tiềm năng

Một chu kỳ
kinh tế bao gồm
4 thời kỳ:
-Hưng thịnh;
-Suy thoái;
-Đình trệ;
-Phục hồi.

25/04/2024 22
1.2. MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
1.2.2. Khống chế tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên
 Thất nghiệp là tình trạng không có việc làm
của người trong độ tuổi lao động có đăng ký
tìm việc và sẵn sàng làm việc.

Số người thất nghiệp


Tỷ lệ thất nghiệp = x100
Lực lượng lao động

 Lực lượng lao động = Số người có việc làm +


số người thất nghiệp.
25/04/2024 23
1.2. MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
1.2.2. Khống chế tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên
 Thất nghiệp tạm thời hay dai dẳng/cọ xát: Thất
nghiệp tối thiểu không thể loại trừ trong xã hội.
 Thất nghiệp cơ cấu: Thất nghiệp do nền kinh tế
chuyển đổi cơ cấu.
 Thất nghiệp chu kỳ (Thất nghiệp bắt buộc): Thất
nghiệp do nền kinh tế suy thoái hay trì trệ.
 Khi chỉ tồn tại thất nghiệp tạm thời/và thất nghiệp
cơ cấu thì nền kinh tế đang trong tình trạng thất
nghiệp tự nhiên hay toàn dụng nhân công.

25/04/2024 24
Mối quan hệ giữa sản lượng với tỷ lệ thất
nghiệp (Định luật Okun)
 Theo Samuelson và Nordhaus: Khi sản lượng thực tế
(Y) thấp hơn sản lượng tiềm năng (YP) 2%, thì Ut
tăng thêm 1% so với Un.
Tỷ lệ thất nghiệp tính theo công thức:
Ut = U n + x
Ví dụ: Một quốc gia có YP = 3.000 tỷ USD; Un = 5%;

Y = 2.700 USD thì:


Ut = 5 + x
Ut = 10% 25
25/04/2024
Mối quan hệ giữa sản lượng với tỷ lệ thất
nghiệp (Định luật Okun)
 Theo Fischer và Dornbusch:
Khi tốc độ tăng trưởng của Y (g) tăng nhanh hơn tốc
độ của YP (p) 2,5%, thì thất nghiệp giảm bớt 1% so
với thời kỳ trước đó.

Tỷ lệ thất nghiệp tính theo công thức:

Ut = Ut-1 – 0,4 x (g – p)

25/04/2024 26
Ut = Ut-1 – 0,4 x (g – p)
Trong đó:
Ut: Tỷ lệ thất nghiệp năm t.
Ut-1: Tỷ lệ thất nghiệp năm (t-1).
𝑌 𝑡 −𝑌 𝑡− 1
g: Tốc độ tăng trưởng của Y 𝑔= 𝑥 100
𝑌 𝑡 −1

25/04/2024 27
Ut = Ut-1 – 0,4 x (g – p)
Trong đó:
Ut: Tỷ lệ thất nghiệp năm t.
Ut-1: Tỷ lệ thất nghiệp năm (t-1).
g: Tốc độ tăng trưởng của Y 𝑌 𝑡 −𝑌 𝑡− 1
𝑔= 𝑥 100
𝑌 𝑡 −1
Yt: Sản lượng thực năm t
Yt-1: Sản lượng thực năm (t-1)
p: Tốc độ tăng trưởng của Yp (sản lượng tiềm năng)
𝑌 𝑝 −𝑌 𝑝
𝑝= 𝑡 𝑡 −1
𝑥 100
𝑌𝑝 𝑡 −1

25/04/2024 28
Mối quan hệ giữa sản lượng với tỷ lệ thất
nghiệp (Định luật Okun)
Ví dụ:
Năm 2022, quốc gia A có sản lượng tiềm năng là 1.100
tỷ USD, sản lượng thực là 1.000 tỷ USD, tỷ lệ thất
nghiệp là 7%. Năm 2023 có sản lượng tiềm năng tăng
lên là 1.155 tỷ USD, sản lượng thực tế 1.100 tỷ USD.
Tính tỷ lệ thất nghiệp năm 2023 của quốc gia A?
Giải:
1.155 1.100 U = 7%
= 1.100 Yt -1 = 1.000

25/04/2024 29
Ut = Ut-1 – 0,4 x (g – p)

= 5%

Ut = Ut-1 – 0,4 x (g – p)
Ut = 7 – 0,4 x (10 – 5) =5%

25/04/2024 30
1.2. MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
1.2.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững
 Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tang sản lượng
quốc gia thực của nền kinh tế.
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế: là tỷ lệ % gia tăng
hàng năm của sản lượng quốc gia thực, hay của
thu nhập bình quân đầu người.
 Thu nhập bình quân đầu người hàng năm (PCI):
là thu nhập quốc gia tính trung bình trên mỗi công
dân hàng năm, được tính theo công thức:
PCI: Thu nhập bình quân đầu người hàng
𝐺𝑁𝐼
𝑃𝐶𝐼 = năm
𝐿 GNI: Tổng thu nhập quốc gia thực
25/04/2024 L: Dân số hàng năm 31
1.2. MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
1.2.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm g:
𝑌 𝑡 −𝑌 𝑡− 1
𝑔= 𝑥 100
𝑌 𝑡 −1
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng
năm trong giai đoạn (t1-t2):

=> tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng


năm cho ta biết xu hương tăng trưởng dài hạn
của nền kinh tế
25/04/2024 32
VÍ DỤ:

1. Quốc gia A có sản lượng thực năm 2018 là


100 tỷ USD và năm 2023 là 121 tỷ USD.
Tính tốc độ tang trưởng kinh tế bình quân
hàng năm trong giai đoạn 2018 – 2023?

25/04/2024 33
1.2. MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
1.2.4. Mức giá chung ổn định hay tỷ lệ lạm phát vừa phải

 Lạm phát (I): Là tỷ lệ phần trăm tăng của chỉ số


giá năm đó so với năm trước.
= x 100

: Chỉ số giá năm t


: Chỉ số giá năm t - 1
Ví dụ: Chỉ số giá năm 2023 là 125%, chỉ số giá năm
2022 là 112,5% thì tỷ lệ lạm phát năm 2023:
= x 100 = x 100 = 10%

25/04/2024 34
1.2. MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
1.2.4. Mức giá chung ổn định hay tỷ lệ lạm phát vừa phải

 Phân loại:
 Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số):
Khi tỷ lệ lạm phát dừng lại ở hàng đơn vị.
 Lạm phát phi mã: Khi tỷ lệ lạm phát từ 10%
đến dưới 1000%/năm.
 Siêu lạm phát: Khi tỷ lệ lạm phát lớn hơn
1000%/năm.

25/04/2024 35
1.2. MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
1.2.5. Cán cân thanh toán thuận lợi
 Cán cân thanh toán: Là bảng ghi chép một cách
có hệ thống các giao dịch của một nước đối với
các nước còn lại.
 Cán cân thanh toán cân bằng: Khi lượng ngoại tệ
đi vào trong nước bằng lượng ngoại tệ đi ra.
 Cán cân thanh toán thặng dư: Khi lượng ngoại tệ
đi vào trong nước lớn hơn lượng ngoại tệ đi ra.
 Cán cân thanh toán thâm hụt: Khi lượng ngoại tệ
đi vào trong nước nhỏ hơn lượng ngoại tệ đi ra.

25/04/2024 36
1.3. CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT NỀN
KINH TẾ
 Chính sách tài khóa: chính phủ tăng chi tiêu hay
cắt giảm thuế suất nhằm tăng sản lượng, giảm thất
nghiệp và ngược lại.
 Chính sách tiền tệ: tác động đến cung tiền và lãi
suất.
 Chính sách ngoại thương: tác động đến cán cân
thương mại và cán cân thanh toán thông qua tỷ
giá hối đoái, thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch…
 Chính sách thu nhập: tác động đến giá cả và
chính sách tiền lương.
25/04/2024 37
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.1. Tổng cung
a. Khái niệm
 Là giá trị tổng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng,
mà các doanh nghiệp cung ứng cho nền kinh
tế ứng với mỗi mức giá chung, trong một
khoảng thời gian nhất định và trong những
điều kiện nhất định.

25/04/2024 38
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.1. Tổng cung
b. Tổng cung ngắn hạn (SAS)
(Short Run Aggregate Supply)
 Tổng cung ngắn hạn phản ánh mối quan hệ
giữa tổng cung và mức giá trong điều kiện các
yếu tố đầu vào chưa thay đổi hết
 Trong ngắn hạn, đường tổng cung dốc lên: sự
gia tăng mức giá chung có xu hướng làm tăng
lượng cung hàng hóa và dịch vụ trong nền
kinh tế và ngược lại.
25/04/2024 39
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.1. Tổng cung

P YP SAS

P0 A

0
YP Y
Hình 1.2. Đường cung ngắn hạn.
25/04/2024 40
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.1. Tổng cung
 Khi sản lượng nền kinh tế nhỏ hơn sản lượng
tiềm năng, sự biến động của sản lượng ít ảnh
hưởng đến giá cả. Đường tổng cung hơi dốc
lên.
 Khi sản lượng nền kinh tế lớn hơn sản lượng
tiềm năng, sự biến động của sản lượng ảnh
hưởng lớn đến giá cả. Đường tổng cung bắt
dốc lên và trở thành thẳng đứng tại mức sản
lượng tối đa
25/04/2024 41
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.1. Tổng cung

c. Tổng cung dài hạn (LAS)


(Long Run Aggregate Supply)

 Trong dài hạn, sản lượng hàng hóa và dịch vụ của


một nền kinh tế được quyết định bởi nguồn cung
về lao động, của cải, tài nguyên thiên nhiên và
công nghệ để chuyển các yếu tố đầu vào thành sản
phẩm.

25/04/2024 42
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.1. Tổng cung
 Tổng cung dài hạn phản ánh mối quan hệ giữa
tổng cung và mức giá trong điều kiện giá các
yếu tố sản xuất đều thay đổi theo cùng một tỷ
lệ với mức giá của sản phẩm
 Khi có sự điều chỉnh giữa mức giá và giá của
các yếu tố sản xuất, các doanh nghiệp hoạt
động ở mức tối ưu. Nền kinh tế ở trạng thái
toàn dụng.
 Do vậy, đường cung trong dài hạn thẳng đứng.

25/04/2024 43
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.1. Tổng cung

P LAS

P2

P1

0
YP Y
Hình 1.3. Đường cung dài hạn.
25/04/2024 44
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.1. Tổng cung
d. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cung
 Tổng cung phụ thuộc bởi nhiều yếu tố:
 Mức giá chung của nền kinh tế
 Các nguồn lực: tài nguyên, nhân lực, vốn,
trình độ công nghệ
 Chi phí sản xuất: tiền lương, giá các yếu tố
sản xuất, thuế, lãi suất,…
 Điều kiện tự nhiên thuận lợi hay thiên tai,
dịch bệnh…
25/04/2024 45
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.1. Tổng cung
e. Sự di chuyển và dịch chuyển đường tổng
cung
 Khi mức giá thay đổi làm lượng cung thay đổi
sẽ xảy ra hiện tượng trượt cung hay sự di
chuyển của đường tổng cung. Nghĩa là lượng
cung di chuyển dọc theo đường tổng cung.

25/04/2024 46
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.1. Tổng cung

P SAS

P2 B

P1
A
0
Y1 Y2 Y
Hình 1.4. Sự di chuyển đường tổng cung.
25/04/2024 47
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.1. Tổng cung
 Khi các yếu tố khác (ngoài giá) làm lượng
cung thay đổi, đường tổng cung dịch chuyển
 Lượng cung giảm, đường tổng cung dịch
chuyển sang trái
 Lượng cung tăng, đưởng tổng cung dịch
chuyển sang phải

25/04/2024 48
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.1. Tổng cung

P SAS1 SAS2

P1

0
Y1 Y2 Y
Hình 1.5. Sự dịch chuyển đường tổng
25/04/2024
cung ngắn hạn. 49
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.1. Tổng cung

P LAS1 LAS2

0
YP1 YP2 Y
Hình 1.6. Sự dịch chuyển đường cung dài hạn.
25/04/2024 50
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.2. Tổng cầu
a. Khái niệm
 Tổng cầu là giá trị tổng hàng hóa và dịch vụ
mà các thành phần kinh tế (dân cư, doanh
nghiệp, chính phủ, nước ngoài…) muốn mua
và có khả năng mua ở mỗi mức giá chung,
trong một khoảng thời gian nhất định và trong
những điều kiện nhất định.

25/04/2024 51
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.2. Tổng cầu
 Tổng cầu bao gồm:
 Chi tiêu tiêu dùng của các hộ gia đình (C)
 Chi tiêu đầu tư tư nhân (I)
 Chi tiêu chính phủ (G)
 Chi tiêu của khu vực nước ngoài
(NX = X – M)
 Mô hình tổng cầu:
AD = C + I + G + X – M

25/04/2024 52
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.2. Tổng cầu

P
P2

P1
AD
0
Y2 Y1 Y
Hình 1.7. Đường tổng cầu.
25/04/2024 53
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.2. Tổng cầu
 Đường tổng cầu cho biết tổng lượng cầu về
hàng hóa và dịch vụ tại mỗi mức giá.
 Nếu các điều kiện khác không đổi, mức giá
chung của nền kinh tế có mối quan hệ nghịch
biến với lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ. Do
đó. đường tổng cầu dốc xuống.
 Thực chất, với thu nhập không đổi khi mức giá
chung giảm số lượng hàng hóa và dịch vụ mua
được nhiều hơn và ngược lại.

25/04/2024 54
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.2. Tổng cầu
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu
 Sự thay đổi thu nhập của cư dân, lãi suất, lạm
phát và các kỳ vọng về nền kinh tế
 Lợi nhuận kỳ vọng của các doanh nghiệp
 Chi tiêu chính phủ
 Những yếu tố ảnh hưởng đến xuất, nhập khẩu

25/04/2024 55
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.2. Tổng cầu
c. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường tổng
cầu
 Khi mức giá thay đổi làm lượng cầu thay đổi
sẽ xảy ra hiện tượng trượt cầu hay sự di
chuyển của đường tổng cầu. Nghĩa là lượng
cầu di chuyển dọc theo đường tổng cầu.

25/04/2024 56
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.2. Tổng cầu

P
P2 B

P1 A
AD
0
Y2 Y1 Y
Hình 1.8. Sự di chuyển của lượng cầu.
25/04/2024 57
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.2. Tổng cầu
 Khi các yếu tố khác (ngoài giá) làm lượng cầu
thay đổi, đường tổng cầu dịch chuyển
 Lượng cầu giảm, đường tổng cầu dịch
chuyển sang trái
 Lượng cầu tăng, đưởng tổng cầu dịch chuyển
sang phải

25/04/2024 58
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.2. Tổng cầu

P1
AD2
AD1

Y1 Y2 Y
Hình 1.8. Sự dịch chuyển của lượng cầu.
25/04/2024 59
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.3. Sự cân bằng giữa Tổng cung – Tổng cầu

 Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng khi tổng


cung bằng tổng cầu.
 Hình 1.9 biểu thị nền kinh tế cân bằng ở điểm
E0 với mức sản lượng Y0 và mức giá chung P0.

25/04/2024 60
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.3. Sự cân bằng giữa Tổng cung – Tổng cầu

Dư thừa SAS
P Yp

A B
P1

P0 E0

AD
0
YA Y0 Yp YB Y
Hình 1.9. Sự cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu
25/04/2024 61
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.3. Sự cân bằng giữa Tổng cung – Tổng cầu
 Khi Y < YP: Nền kinh tế cân bằng trong tình
trạng thiểu dụng hay khiếm dụng, khi đó tỷ lệ
thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên.
 Khi Y = YP: Nền kinh tế cân bằng ở mức toàn
dụng, khi đó tỷ lệ thất nghiệp thực tế bằng tỷ
lệ thất nghiệp tự nhiên.
 Khi Y > YP: Nền kinh tế cân bằng trong tình
trạng lạm phát.
25/04/2024 62
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.3. Sự cân bằng giữa Tổng cung – Tổng cầu
SAS
P Yp

P0 E0

AD

Y0 Yp Y
Hình 1.10. Sự cân bằng khiếm dụng
25/04/2024 63
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.3. Sự cân bằng giữa Tổng cung – Tổng cầu
SAS
P

P0
E0
AD

Yp Y
Hình 1.11. Sự cân bằng toàn dụng
25/04/2024 64
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.3. Sự cân bằng giữa Tổng cung – Tổng cầu
SAS
P

P0 E0

AD

Yp Y0 Y
Hình 1.12. Sự cân bằng trong tình trạng lạm phát
25/04/2024 65
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.4. Sự dịch chuyển của đường Tổng cung –
Tổng cầu
a. Sự dịch chuyển của đường tổng cung
P SAS1
SAS

E1
P1
P0 E0

AD
Y1 Y0 Y
Hình 1.13. Sự dịch chuyển của đường tổng cung ngắn hạn
25/04/2024 66
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.4. Sự dịch chuyển của đường Tổng cung –
Tổng cầu

 Khi tổng cầu không đổi, nếu tổng cung ngắn


hạn giảm, đường cung sẽ dịch chuyển về phía
bên trái.
 Kết quả nền kinh tế vừa suy thoái vừa lạm
phát: Sản lượng cân bằng giảm, thất nghiệp
tăng và mức giá chung cũng tăng.

25/04/2024 67
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.4. Sự dịch chuyển của đường Tổng cung –
Tổng cầu
P
LAS0 LAS1

P0 E0

P1 E1

0
Y0 Y1 Y
Hình 1.14. Sự dịch chuyển của đường tổng
25/04/2024
cung dài hạn 68
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.4. Sự dịch chuyển của đường Tổng cung –
Tổng cầu

 Trong dài hạn, nếu tổng cung tăng, đường


cung dài hạn dịch chuyển về bên phải, sản
lượng tăng, mức giá chung cũng giảm.
 Do đó, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải
tác động về phía cung bằng việc tăng năng lực
sản xuất của nền kinh tế.

25/04/2024 69
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.4. Sự dịch chuyển của đường Tổng cung –
Tổng cầu
b. Sự dịch chuyển của đường tổng cầu
P SAS

P1 E1

P0 E0 AD1

AD0
0
Y0 Y1 Y
Hình 1.15. Sự dịch chuyển của đường tổng cầu.
25/04/2024 70
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.4. Sự dịch chuyển của đường Tổng cung –
Tổng cầu
P LAS0

P1 EE1
1

AD1
P0 E0
AD0
0
Y0 Y
Hình 1.16. Sự dịch chuyển của đường tổng
cầu trong dài hạn
25/04/2024 71
1.4. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU
1.4.4. Sự dịch chuyển của đường Tổng cung –
Tổng cầu
 Trong ngắn hạn, khi tổng cung không đổi, nếu
tổng cầu tăng, đường tổng cầu dịch chuyển
sang phải. Kết quả, sản lượng cân bằng tăng,
nền kinh tế tăng trưởng, thất nghiệp giảm
nhưng mức giá chung tăng dẫn đến lạm phát
tăng.
 Trong dài hạn, tổng cầu tăng chỉ làm mức giá
chung tăng. Do đó, tác động về phía cầu chỉ
làm nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát
cao.
25/04/2024 72

You might also like