01kn Giao Tiep Co Nguyen Thi Le My 20230803102703 e

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

2023

KỸ NĂNG GIAO TIẾP

TS. Nguyễn Thị Lệ Mỹ


Tài liệu tham khảo
 Tài liệu tập huấn kỹ năng của ILO
 Tài liệu kỹ năng giao tiếp của các Viện, Trường ĐH – CĐ.
 Tài liệu của WB – BC - ….
Nếu bạn chỉ giao tiếp, bạn có thể tồn tại.
Nhưng nếu bạn giao tiếp khéo léo, bạn có
thể tạo ra điều kỳ diệu.
Giao tiếp tốt bắt đầu bằng sự chuẩn bị tốt.
MỤC LỤC
01 Mục đích của giao tiếp 04
Quy luật của giao tiếp.

02 Nghi thức xã giao cần biết 05


Phép lịch sự thời gian – Phép lịch sự khi chào xã giao – Lịch sự ở các môi trường.

03 Gây thiện cảm và giao tiếp 06


06 cách gây thiện cảm.
01.
Mục đích của giao
tiếp
Mục đích của giao tiếp trên hành tinh
này chính là để
thoả mãn nhu cầu của nhau.
THÁP NHU
CẦU CỦA
MASLOW
Một số loại nhu cầu cơ bản của con người dựa trên
lý thuyết về Tháp nhu cầu của Maslow
*Được thể hiện giá trị bản thân, được phát triển.
*Được tôn trọng, giữ được sự tin tưởng, không bị
phê bình hay khinh thường.
*Có bạn bè, được yêu thương, được giao tiếp, có
nhóm để thuộc về.
*Yên tâm về việc làm, yên tâm về vật chất, yên tâm
về gia đình, về sức khoẻ
*Có cái ăn, có cái mặc, có chỗ ở, được nghỉ ngơi,..
Mỗi người giao tiếp đều để thoả mãn một
nhu cầu nào đó

Ông A Anh B Cô C

Trong một buổi tiệc đứng, ông A (giám đốc một


công ty sản xuất) giới thiệu anh B (trưởng
phòng giao dịch ngân hàng) với một cô C (nhà
báo tại toà soạn).
Tóm lại là:
Ông A giao tiếp là để phục vụ việc làm ăn kiếm
tiền. Qua đó thoả mãn nhu cầu về cái ăn – cái
mặc – chỗ ở... (nhu cầu sinh lý), thoả mãn nhu
cầu an toàn về việc làm & an toàn về vật chất
(nhu cầu an toàn), củng cố địa vị xã hội (nhu cầu
được tôn trọng). Anh B và cô C có thể góp phần
trong tiến trình thoả mãn nhu cầu này của ông.
Anh B giao tiếp là để phục vụ công việc (nhu cầu
an toàn về việc làm & nhu cầu an toàn về vật chất).
Ngoài ra, khi giao tiếp với cô C, cô còn có thể thoả
mãn nhu cầu giao tiếp (và sâu xa hơn là cả những
nhu cầu sinh lý) của anh.

Cô C cũng giao tiếp với hai người còn lại là vì họ có


thể đáp ứng các nhu cầu của cô.
GHI NHỚ QUY LUẬT
TRONG GIAO TIẾP, KHÔNG
“XÂM PHẠM” NHU CẦU MÀ HÃY “THẢO
MÃN” NHU CẦU CỦA
ĐỐI PHƯƠNG
Tình huống
Hãy nhắm đến một người bạn nào đó trong lớp
mà bạn muốn làm quen. Sau đó, hãy suy ngẫm:
việc tiếp xúc với bạn mang đến lợi ích gì cho
người ấy mà người ấy phải giao tiếp với bạn?
(ví dụ: do bạn trò chuyện vui, do bạn có cái cho
họ học hỏi, do bạn có thể hợp tính với họ, do bạn
có thể giới thiệu cho họ vài chỗ làm thêm, do
ngoại hình bạn thu hút...)
Tình huống
Hãy ghi ra 3 người mà bạn đang gặp khó
khăn trong giao tiếp
a. Cho biết bạn có giá trị gì với họ?
b. Họ có nhu cầu gì/ hoặc bạn có thể khơi lên
nhu cầu gì ở họ để cho họ có lý do xây dựng
mối quan hệ với bạn?
02.
Nghi thức xã giao cần biết
1. Trễ giờ 4. Đi quá sớm

Phép lịch sự
thời gian 2. Đi trễ còn gây 5. Làm phiền “khung giờ
chú ý thiêng”

3. Đi trễ còn chống 6. Trò chuyện quá ngắn


chế hoặc quá lâu
Thảo luận
4. Hỏi những câu
1. Không thèm chào
nhạy cảm

Phép lịch khi


chào xã giao 2. Chào trống không
5. Nhận và Trao danh
thiếp sai cách

6. Dùng từ đệm gây phản


3. Xưng hô bị hớ
cảm
Thảo luận
1. Kém duyên nơi 4. Kém duyên khi đi
công sở cùng sếp
Phép lịch ở
các môi 2. Kém duyên trong 5. Kém duyên ở trường
trường khu phố học

3. Kém duyên tại 6. Kém duyên ngoài


nhà riêng đường phố
Thảo luận
03.
Gây thiện cảm
Chào nhau bằng nụ cười
Hãy quay sang mỉm cười thân thiện với người bên cạnh và
quan sát biểu cảm phản ứng trên khuôn mặt họ

Nụ cười cũng là một phương tiện để tạo sự thân thiện,


giúp giảm bớt sự khó chịu, mở ra một môi trường giao
tiếp thoải mái và thú vị hơn. Khi bạn cười, bạn gửi tín
hiệu cho người khác rằng bạn là một người vui vẻ, cởi
mở và dễ gần. Điều này có thể giúp bạn tạo được sự
đồng cảm và tin tưởng từ người khác trong giao tiếp.
Nhớ và Gọi tên nhau

Mời em & Mời Thắm


Phải không anh & Phải không anh Hưng
Chào chị & Chào chị Hiền.
Mai gặp nha & Mai gặp Thương nha.
ÞKhi trò chuyện và kèm tên gọi, sự thân thiết trong câu
nói sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
* Không gọi tên người lớn tuổi (ngang với cha mẹ), thay
vào đó là gọi thứ (vd: Chú Tư, Cô Sáu,…)
Cách nhớ tên ai đó nhanh chóng và dễ dàng
Dành cho nhau lời khen ngợi
Hoạt động: Bạn hãy thử quay sang và khen
ngợi người bên cạnh một câu, khi đó hãy
quan sát biểu cảm trên khuôn mặt của bạn
có gì thay đổi?
 Lời khen phải chân thành, khen một điều có thật. Nếu
không, lời khen ngợi sáo rỗng sẽ khiến cho đối phương
cảm giác bạn rất "thảo mai".
 Không nhất thiết phải khen điều gì đó to tát cao xa, đôi
khi chỉ là khen cái móc khoá dễ thương, khen làn da
khoẻ mạnh, khen cái áo mặc thời trang, khen răng trắng,
khen tóc mượt, khen ga-lăng, khen viết chữ đẹp...

Thực tập ngay bằng cách trò chuyện và ứng dụng việc
dành tặng lời khen tự nhiên với một bạn bất kỳ trong lớp.
Thể hiện sự quan tâm chân thành
 Một que diêm nhỏ sẽ thắp sáng cả căn phòng, một
sự quan tâm nhỏ nhưng sưởi ấm cả trái tim.
 Có bao giờ bạn bỗng dưng thiện cảm ơn với ai đó
chỉ vì nhận được từ họ một câu hỏi thăm, một viên
kẹo cà phê, một xấp giấy photo, một quả bong
bóng, một ly trà sữa, một tin nhắn hỏi han...?
 Sự quan tâm dù là nhỏ nhất nhưng cũng có thể tạo
nên sự xúc động và thiện cảm không ngờ.
BÀI TẬP:
Hãy nghĩ đến ít nhất 3 người mà bạn
muốn tạo thiện cảm và suy nghĩ xem
bạn có thể quan tâm gì đến họ?
Tìm ra sự đồng điệu
Một mục đích quan trọng của giao tiếp là tìm kiếm
những điểm tương đồng với nhau. Bỗng dưng phát
hiện ra đối phương cùng sở thích uống sữa tươi trân
châu đường đen, hoặc cùng không ăn được món cá,
hoặc nhà gần cạnh nhau, hoặc rất ghiền chương
trình "Sing my song – China"... và cùng say sưa
"tám chuyện" về những điều tương đồng ấy, tự
nhiên hai bên cảm thấy gần gũi với nhau tự bao giờ.
BÀI TẬP:
Hãy lần lượt trò chuỵện với ít nhất 2 người trong
lớp học của bạn. Khi trò chuyện, hãy tìm ra sự
đồng điệu của hai bên trong sở thích, quan điểm
hay bất kỳ điều tương đồng nào mà hai bên có.
Ra tay giúp đỡ
Trong cuộc sống, điều có thể gây thiện cảm nhất trên
đời đó chính là xắn tay áo giúp đỡ ai một điều gì đó.
Đỡ giúp bạn cái giỏ xách nặng, đỡ giúp bạn khi xe
nghiêng té ngã, ...

Người với người sống để yêu nhau.


BÀI TẬP:
Hãy nghĩ đến ít nhất 3 người mà bạn muốn
tạo thiện cảm và suy nghĩ xem bạn có thể
giúp đỡ gì cho họ?
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!

Mynguyen.athena@gmail.com
0964 00 38 39

CREDITS: This presentation template was created by Slidesgo, including icons


by Flaticon and infographics & images by Freepik

You might also like