Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 15

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

THỜI LƯỢNG: 45 PHÚT


NỘI DUNG:
1.Khái niệm về khoa học,
2.Mục đích, vai trò của phân loại khoa học,
3.Phương pháp phân loại khoa học,
4.Những phương pháp phân loại khoa học
đang sử dụng phổ biến hiện nay.

ĐỖ VĂN THẮNG
KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC
-Tri thức kinh Nghiệm:Trong quá trình hoạt động
con người luôn có những nhận thức dù là giản đơn về
sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, tuy nhiên
những tri thức đó còn nhỏ lẻ, chưa mang tính hệ thống,
chưa chỉ rõ tính quy luật.
-Tri thức khoa học: con người đã tập hợp những tri
thức kinh nghiệm, những sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc
về các sự vật, hiện tượng để tiếp tục nghiên cứu,khái
quát hành hệ thống những tri thức khoa học.
-Khái niệm khoa hoc: “Khoa học là hệ thống tri
thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên,
xã hội và tư duy”.
TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA PHÂN LOẠI KHOA HỌC
-Kho tàng tri thức là vô cùng, vô tận: Cùng với sự phát triển
của xã hội, tri thức khoa học ngày càng đồ sộ và phong phú, một
người không thể nắm hết và tự nghiên cứu hết tất cả các lĩnh
vực, vì vậy cần phải phân loại khoa học.
-Tri thức khoa học cần được lưu giữ để kế thừa và phát
triển: Các nhà nghiên cứu luôn thừa kế và sử dụng tri thức khoa
học của các thế hệ trước, nên cần phân loại để dễ dàng lưu trữ và
sử dụng.
-Bản chất từ “Tri thức”: Là chia ra, có nghĩa rằng sự hiểu
biết của con người luôn gắn với việc phân biệt, xác định sự khác
nhau của các sự vật, hiện tượng và mối liên hệ giữa chúng, chính
điều đó cũng đặt ra yêu cầu của phân loại khoa học
LỊCH SỬ PHÂN LOẠI KHOA HỌC
1.Phân loại khoa học được thực hiện từ rất sớm, ngay từ thời hy
lạp cổ đại Aristoteles đã phân loại khoa học theo mục đích ứng
dụng;
2.Francis bacon (1561- 1626) trong Dự án “Đại phục hồi khoa
học” ông đã phân khoa học thành ba nhóm, gồm: khoa học
lịch sử (gồm lịch sử tự nhiên và lịch sử công dân), thơ ca, sử
thi và triết học;
3.Ph.Ăngghen đã đưa ra cách phân loại khoa học theo sự phát
triển biện chứng của tự nhiên (vô cơ, hữu cơ và con người), với
cách phân loại đó ph.Ăngghen đã chỉ ra sự phát triển của tri
thức khoa học một cách biện chứng tương ứng với sự phát triển
biện chứng của tự nhiên, là sự phát triển từ vô cơ qua hữu cơ
đến xã hội loài người.
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI KHOA HỌC
-Phân loại khoa học không chỉ để nhận dạng cấu trúc
của hệ thống tri thức khoa học mà còn có tác dụng thúc
đẩy sự phát triển nghiên cứu khoa học.
-Khoa học ngàycó xu hướng được phân tách chuyên sâu,
số lượng các ngành khoa học ngày càng nhiều và được
phân chia thành nhiều lĩnh vực chuyên biệt. Tùy theo cách
tiếp cận và mục đích ứng dụng mà người ta có các phương
pháp phân loại khoa học khác nhau, hiện nay có một số
phương pháp phân loại thường được sử dụng, như: Theo
đối tượng nghiên cứu; Theo tính chất của sản phẩm
nghiêncứu; Theo phương thức hình thành; Theo cấu trúc
của hệ thống tri thức…
PHÂN LOẠI KHOA HỌC THEO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
-Theo đối tượng nghiên cứu: Khoa học được phân
thành các ngành khoa học cụ thể có mối liên hệ biện chứng
với nhau, như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa
học tư duy. Trong từng lĩnh vực khoa học lại được phân
thành những ngành cụ thể như: toán, lý, hóa, triết học, lịch
sử… phương pháp phân loại này được Ph. Ăngghen đưa ra
trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, sau này Kedrov
đã phát triển, bổ sung phân thành nhiều ngành khoa học cụ
thể có mối liên hệ với nhau.
-Phương pháp phân loại Theo đối tượng nghiên cứu:
giúp ta có thể nhận biết vị trí của từng ngành khoa học cụ
thể và mối liên hệ biện chứng giữa các ngành khoa học
trong hệ thống cấu trúc tri thức khoa học.
SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI KHOA HỌC CỦA KEDROV

ĐỖ VĂN THẮNG
THẢO LUẬN
1.Phương pháp phân loại theo đối tượng nghiên cứu
thì Toán học thuộc khối ngành nào?

2.Liệt kê 5 ngành khoa học của các khối ngành: Tự


nhiên, xã hội và nhân văn, tư duy, Kỹ thuật và công
nghệ.
PHÂN LOẠI KHOA HỌC THEO TÍNH CHẤT
CỦA SẢN PHÂM NGHIÊN CỨU
•Khoa học cơ bản: “Là hệ thống tri thức lý thuyết phản
ánh các thuộc tính, quan hệ, quy luật khách quan…”².Hiểu
theo nghĩa rộng thì học cơ bản là cơ sở để khoa học ứng
dụng tiếp tục nghiên cứu theo từng lĩnh vực của ngành, đề
tài, nghiên cứu cụ thể, như vậy trong một ngành khoa học
cũng có thể phân thành những lý thuyết và phần ứng dụng
như: toán lý thuyết, toán ứng dụng,… Nếu xét về mặt tri
thức của một con người cụ thể, thì khoa học cơ bản được
ví như những vốn liếng, hành trang khoa học để họ bước
vào thế giới của những tri thức khoa học đương đại.

2. từ điển bách khoa việt nam (2002), từ điển bách khoa việt nam, tập 2, nxb. từ điển bách khoa, hà nội, tr.508.
PHÂN LOẠI KHOA HỌC THEO TÍNH CHẤT
CỦA SẢN PHÂM NGHIÊN CỨU
•Khoa học ứng dụng: Khoa học ứng dụng, là sự vận
dụng các lý thuyết khoa học cơ bản để nghiên cứu tạo
ra những nguyên lý, giải pháp, công nghệ, vật liệu, sản
phẩm mới, khoa học ứng dụng là “hệ thống tri thức
vạch ra những con đường, những biện pháp, thủ thuật,
hình thức ứng dụng tri thức khách quan (lý thuyết)”².
Tuy nhiên, ranh giới giữa khoa học cơ bản và khoa
học ứng dụng chỉ mang tính tương đối, bởi đặc điểm
của khoa học là tính thực tiễn, nên dù là khoa học cơ
bản thì cũng có mục đích thực tiễn và mọi khoa học
ứng dụng cũng có ý nghĩa lý thuyết khách quan.
PHÂN LOẠI KHOA HỌC
THEO PHƯƠNG THỨC HÌNH THÀNH
•Khoa học tiền nghiệm: là những bộ môn khoa học
được hình thành trên những tiên đề hoặc hệ tiên đề,
như hình học, toán học...
•Khoa học hậu nghiệm: là những bộ môn khoa học
được hình thành dựa trên kết quả quan sát hoặc thực
nghiệm như xã hội học, sinh học, vật lý…
•Khoa học phân lập: là những bộ môn khoa học
được hình thành do phân lập đối tượng nghiên cứu
(tách từ ngành khác ra) ví dụ như khảo cổ phân lập từ
sử học, xã hội học phân lập từ triết học…
PHÂN LOẠI KHOA HỌC
THEO PHƯƠNG THỨC HÌNH THÀNH
•Khoa học phân lập: là những bộ môn khoa học
được hình thành do phân lập đối tượng nghiên cứu
(tách từ ngành khác ra) ví dụ như khảo cổ phân lập từ
sử học, xã hội học phân lập từ triết học…
•Khoa học tích hợp: là những bộ môn khoa học
được hình thành dựa trên sự hợp nhất về cơ sở lý
thuyết hoặc phương pháp luận của nhiều bộ môn khoa
học khác nhau; ví dụ như kinh tế chính trị học, được
tích hợp từ kinh tế học và chính trị học; hóa lý được
tích hợp hóa học và vật lý; Điện tử viễn thông được
tích hợp từ khoa học điện tử và khoa học viễn thông…
SỬ DỤNG CÁC BẢNG PHÂN LOẠI KHOA HỌC
1. Phân loại khoa học là sự phân chia các bộ môn
khoa học thành các nhóm theo cùng tiêu thức nào đó
để đáp ứng việc nghiên cứu, dạng dạy, lưu trữ
những tri thức khoa học; vì vậy tùy theo mục đích
mà người ta lựa chọn các phương pháp phân loại
cho phù hợp.
2. Phân loại khoa học là để nhận dạng cấu trúc của
hệ thống tri thức khoa học; không nên coi phương
pháp này hơn phương pháp kia
SỬ DỤNG CÁC BẢNG PHÂN LOẠI KHOA HỌC
Khi phân khoa học thành các ngành lĩnh vực chuyên
biệt nhằm giúp ta nghiên cứu chuyên sâu, nhưng
chúng ta cũng cần tích hợp các ngành, lĩnh vực khoa
học để để phát huy kết quả tri thức khoa học, bởi lẽ:
Thứ nhất, Khoa học là hệ thống tri thức về sự vật,
hiện tượng thực tiễn khách quan, chức không phải
từng tri thức nhỏ lẻ.
Thứ hai, Bản thân sự vật, hiện tượng là một thể
thống nhất không thể tách rời, việc ta phân loại tri
thức khoa học ra để nghiên cứu chuyên sâu sau đó ta
phải tích hợp lại và xem xét mối liên hệ giữa các lĩnh
vực.
THẢO LUẬN
1.Tên gọi các ngành đang đào tạo của trường đại học
KHXH & NV TP. HCM là theo phương pháp phân
loại khoa học nào.
2.Kể tên những ngành khoa học cơ bản và khoa học
ứng dụng của Trường đại học KHXH & NV TP.
HCM đang đào tạo.

You might also like