SLIDE TƯ DUY PHẢN BIỆN

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 64

TƯ DUY PHẢN BIỆN

Giảng viên: TS. NGUYỄN PHÚC QUÝ THẠNH

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


1
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
TƯ DUY PHẢN BIỆN

GIẢNG VIÊN: TS. NGUYỄN PHÚC QUÝ THẠNH

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
Giới thiệu môn học
- Tư duy phản biện là môn học thuộc kiến thức
đại cương, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong
việc định hình cách thức tư duy của sinh viên.
- Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến
thức và kỹ năng về khái niệm, nguyên lý và quy
tắc nền tảng. Đồng thời, hướng dẫn cách thức
vận dụng tư duy phản biện này vào trong thực
tiễn một cách linh hoạt sáng tạo nhằm nhận
diện, phân tích và giải quyết vấn đề hiệu quả

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
Mục tiêu môn học
- Hiểu những khái niệm, những quy tắc nền tảng,
những nguyênlý, quy luậtvà cácthức vận hành tư
duy nói
chung.
- Ứng dụng những nguyên lý vào việc suy nghĩ, quyết định
và giải quyết vấn đề hiệu quả.
- Phát triển những kỹ năng tư duy phản biện thông
qua thảo luận và thực hành
- Chủ động vận dụng các nguyên lý, quy luật về tư
For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh
duy phản biện vào trong việc học tập và thảo luận.
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
Phương pháp giảng dạy

- 40% thời gian giảng viên thuyết giảng

lý thuyết
- 50% sinh viên thuyết trình, thảo
luận với giảng viên, nhóm và lớp học
- 10% làm bài tập cá nhân.

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
Phương pháp đánh giá môn học

• 30 tiết (6 buổi học)

• 50% (Giữa kì) (10% chuyên cần; 20%

kiểm tra cá nhân; 20% bài nhóm)

• 50% (Cuối kì)

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
Tài liệu tham khảo
1 Butterwworth, J.& Thwaites, G , (2016). Thinking Skill: Crithical
thinking and Problem Sloving, Cambridge University Press: London.

2Galen A. Foresman, Peter S.Fosl, and Jamie C. Watson,


Critical thinking Toolkit, 3rd edition, John Wiley & Sons, Inc, 2017

3 Zoe MCKey (Jaden Minh dịch), Tư Duy Phản Biện, Nhà xuất
bản
Thế Giới, 2020.

4 Albert RutherFord (Nguyễn Ngọc Anh dịch), Rèn luyện tư duy


phản
biện, NXB Phụ Nữ Việt Nam

5 Slide bài giảng. For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
NỘI DUNG
- Tư duy phản biện là gì? Những lợi
ích của tư duy phản biện?
- Những rào cản đối với tư duy
phản biện?
- Lập luận, nguỵ biện và phản biện
- Nguỵ biện và các loại hình nguỵ biện?
- Những sai lầm trong việc vận dụng
tư duy phản biện?
For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
NỘI DUNG
TẠI SAO CẦN NGHIÊN CỨU
TƯ DUY PHẢN BIỆN?

- Đối với việc học:

- Trong giao tiếp:

- Trong nghiên cứu và


phát triển bản thân:
For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
NỘI DUNG

MÔ HÌNH BỘ NÃO 3 TRONG 1 – PAUL MACLEAN

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.KHÁI NIỆM
1.1/ KHÁI NIỆM TƯ DUY VÀ TƯ DUY PHẢN BIỆN
Theo từ điển tâm lý học của Hiệp hội Tâm lý học Hoa
Kỳ, tư duy được định nghĩa là:
“Hành vi nhận thức trải nghiệm hoặc vận dụng
các ý tưởng, hình ảnh, miêu tả tinh thần [mental
representation], hoặc các yếu tố giả định khác”
Theo nghĩa này, tư duy bao gồm tưởng tượng, ghi nhớ,
giải quyết vấn đề, tưởng tượng, liên tưởng tự do, hình
thành khái niệm và nhiều quá trình khác.
For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.KHÁI NIỆM
1. / KHÁI NIỆM TƯ DUY VÀ TƯ DUY PHẢN BIỆN

Tư duy có thể được cho là có hai đặc điểm xác định:


(a) Tính được che đậy [covert]. tức là tư duy
không thể quan sát trực tiếp mà phải được suy ra
từ hành động hoặc cá nhân tự nói ra (báo cáo);
(b) Mang tính biểu tượng [symbolic] – nghĩa là,
nó dường như liên quan đến các hoạt động trên
các biểu tượng hoặc miêu tả tinh thần.

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.1/ KHÁI NIỆM TƯ DUY VÀ TƯ DUY PHẢN BIỆN

Các loại tư duy: Hiện nay, có sáu loại


hình tư duy chính bao gồm:
1/ Tư duy tri giác (cụ thể):
2/ Tư duy khái niệm (trừu tượng):
3/ Tư duy phản chiếu:
4/ Tư duy sáng tạo:
5/ Tư duy phản biện:
6/ Tư duy phi hướng (liên kết):
For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.1/ KHÁI NIỆM TƯ DUY VÀ TƯ DUY PHẢN BIỆN

Tư duy tri giác [perceptual] hoặc cụ


thể [concrete]: Đây là hình thức tư duy
đơn giản nhất, cơ sở của loại hình tư duy
này là đến từ tri giác, tức là giải thích cảm
giác theo trải nghiệm của một người. Nó
còn được gọi là tư duy cụ thể vì nó được
thực hiện dựa trên các đối tượng và sự
kiện thực tế hoặc cụ thể được tri giác.

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.1/ KHÁI NIỆM TƯ DUY VÀ TƯ DUY PHẢN BIỆN

Tư duy khái niệm [conceptual] hoặc


trừu tượng [abstract]: Loại hình tư duy
sử dụng các khái niệm, các đối tượng và
ngôn ngữ khái quát, nó được coi là ưu
việt hơn so với tư duy tri giác vì nó tiết
kiệm các nỗ lực trong việc hiểu và giải
quyết vấn đề.

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.1/ KHÁI NIỆM TƯ DUY VÀ TƯ DUY PHẢN BIỆN

•Tư duy phản chiếu [reflective]: Loại tư


duy này nhằm mục đích giải quyết các vấn đề
phức tạp, do đó nó đòi hỏi phải tổ chức lại tất
cả các kinh nghiệm liên quan đến một tình
huống hoặc loại bỏ các trở ngại thay vì liên
quan đến kinh nghiệm hoặc ý tưởng đó.

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.1/ KHÁI NIỆM TƯ DUY VÀ TƯ DUY PHẢN BIỆN

•Tư duy sáng tạo [creative]: Loại tư


duy này có liên quan đến khả năng của
một người để tạo ra hoặc xây dựng một
cái gì đó mới mẻ hoặc khác thường

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.1/ KHÁI NIỆM TƯ DUY VÀ TƯ DUY PHẢN BIỆN

•Tư duy phản biện [critical]: Đó là một


kiểu tư duy giúp một người gạt bỏ niềm tin,
định kiến và quan điểm cá nhân của
mình để khám phá sự thật, ngay cả khi
phải trả giá bằng hệ thống niềm tin cơ bản
của mình.

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
TƯ DUY PHẢN BIỆN

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.1/ KHÁI NIỆM TƯ DUY VÀ TƯ DUY PHẢN BIỆN

•Tư duy phi hướng [non-directed] hoặc liên


kết [associative]:
Có những lúc chúng ta thấy mình bị cuốn vào một kiểu
tư duy độc đáo không định hướng và không có mục
tiêu. Nó được phản ánh thông qua giấc mơ và các hoạt
động tự do không kiểm soát khác. Về mặt tâm lý,
những hình thức tư duy này được gọi là tư duy liên
tưởng.

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.2/ KHÁI NIỆM TƯ DUY PHẢN BIỆN

Theo tự điển Oxford Advanced Learn’s


Dictionary thì “Critical” là tính từ dùng để diễn
tả:

Nghĩ là không tốt, chê bai, bất đồng,
không tán thành, phản đối.

Cực kỳ quan trọng, sẽ có nhiều ảnh
hưởng trong tương lai, nghiêm trọng, nguy
hiểm.

Đưa ra phán đoán cẩn thận, công bằng về
chất lượng tốt hay kém.
For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.2/ KHÁI NIỆM TƯ DUY PHẢN BIỆN

 “Critical” trong thuật ngữ


“critical thinking” không được
dùng với ý
nghĩa PHÊ PHÁN, mà mang ý
nghĩa đưa ra NHẬN ĐỊNH,
PHÁN ĐOÁN.
For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.2/ KHÁI NIỆM TƯ DUY PHẢN BIỆN
J. Dewey (nhà tâm lý học, triết học và giáo
dục học người Mỹ) gọi tư duy phản biện với
định nghĩa là:
“Sự suy xét chủ động, liên tục, cẩn trọng
về một niềm tin, một giả định khoa học
có xét đến những lý lẽ bảo vệ nó và
những kết luận xa hơn được nhắm đến”

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.2/ KHÁI NIỆM TƯ DUY PHẢN BIỆN
“(1) là thái độ sẵn lòng quan tâm suy nghĩ chu đáo về
những vấn đề và chủ đề xuất hiện trong cuộc sống cá
nhân; (2) là sự hiểu biết về phương pháp điều tra và suy
luận có lý; (3) là một số kỹ năng trong việc áp dụng các
phương pháp đó.
=> Tư duy phản biện đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ để
khảo sát niềm tin hay giả thuyết bất kỳ có xem xét
đến các bằng chứng khẳng định nó và những kết
luận xa hơn được nhắm đến”

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.2/ KHÁI NIỆM TƯ DUY PHẢN BIỆN

Khái nịệm của R. Ennis về tư duy phản biện đã


được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:
“Tư duy phản biện là sự suy nghĩ sâu sắc,
nhạy cảm, thực tế và hữu ích để quyết định
niềm tin hay hành động”

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.2/ KHÁI NIỆM TƯ DUY PHẢN BIỆN

=> Phần lớn các định nghĩa về thuật ngữ


“tư duy phản biện” có dùng các từ như là
suy luận (reason)/logic, phán đoán
(judgment), siêu nhận thức
(metacognition), phản ánh (reflection), đặt
vấn đề (questioning), và quá trình nhận
thức (mental processes)

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.2/ KHÁI NIỆM TƯ DUY PHẢN BIỆN

Đặc điểm của tư duy Phản Biện:

Tính chủ động: Khi một người tư duy phản biện,
họ tự nảy ra câu hỏi, tự đi tìm các thông tin liên
quan, .., hơn là học hỏi thụ động từ người khác

Tính liên tục: cần phải được thực hiện thường
xuyên và liên tục.

Tính cẩn trọng: Tư duy phản biện đòi hỏi phải
xem xét mọi vấn đề, mọi thông tin liên quan
trước khi đi đến kết luận hoặc ra quyết định.
For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.2/ KHÁI NIỆM TƯ DUY PHẢN BIỆN

Niềm tin của chúng ta bị chi phối bởi sự


suy luận. Suy luận có vai trò quan trọng to
lớn trong tư duy phản biện, cả suy luận và
đánh giá suy luận đều có ý nghĩa tích cực.
Trong tư duy phản biện, khả năng suy luận
là yếu tố then chốt.

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.1.5/ ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI CÓ TƯ DUY PHẢN BIỆN

• Không có thành kiến:


• Biết vận dụng các tiêu chuẩn:
• Có khả năng tranh luận:
• Có khả năng suy luận:
•Xem xét vấn đề từ nhiều phương
diện khác nhau:
• Áp dụng các thủ thuật tư duy:
For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.1.5/ ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI CÓ TƯ DUY PHẢN BIỆN
•Không có thành kiến: người có tư duy phản biện là người ham
tìm hiểu, biết lắng nghe và có thể chấp nhận ý kiến trái ngược với mình,
đề cao giá trị công bằng, tôn trọng bằng chứng và lý lẽ, thích sự rõ
ràng chính xác, biết xem xét các quan điểm khác nhau, và sẽ thay đổi
quan điểm khi sự suy luận cho thấy phải làm như vậy.

•Biết vận dụng các tiêu chuẩn: cần phải có các điều kiện được
thoả mãn nhất định để một phát biểu trở thành có thể tin cậy được.
Mặc dù các lĩnh vực khác nhau có thể có các tiêu chuẩn khác nhau,
nhưng có một số tiêu chuẩn có thể được áp dụng chung cho nhiều vấn
đề.
Ví dụ như: “…một khẳng định bất kỳ phải … được dựa trên những sự
thật chính xác có liên quan, từ các nguồn đáng tin cậy, rõ ràng, không
thiên lệch, thoát khỏi logic ngụy biện, hợp logic, lý lẽ vững chắc”
For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.1.5/ ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI CÓ TƯ DUY PHẢN BIỆN
•Có khả năng tranh luận: đưa ra các lý lẽ với các bằng
chứng hỗ trợ. Tư duy phản biện bao gồm cả việc nhận dạng,
đánh giá, và xây dựng các lý lẽ
•Có khả năng suy luận: có khả năng rút ra kết luận từ
một hoặc nhiều chi tiết. Để làm được việc này cần phải nhìn thấy
được mối quan hệ logic giữa các dữ liệu.
•Xem xét vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau: người
có tư duy phản biện cần phải tiếp cận hiện tượng từ nhiều quan
điểm khác nhau
•Áp dụng các thủ thuật tư duy: Tư duy phản biện sử
dụng nhiều thủ thuật tư duy khác nhau, bao gồm đặt câu hỏi,
đưa ra các phán đoán, thiết lập các giả định.

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.2 Lợi ích và rào cản TDPB

-
LỢI ÍCH:
-
- Đối với việc học:

-
- Đối với giao tiếp:

-
- Đối với phát triển bản thân:

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
1.2 Lợi ích và rào cản TDPB

-
RÀO CẢN:
-
- Định kiến:

-
- Thói quen:

-
- Cảm xúc:

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
II/ KHUNG LẬP LUẬN

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
KHUNG LẬP LUẬN HỢP LỆ
Modus ponens (khẳng định tiền đề):
(P1) Nếu A, thì B
(P2) A.
(C) Vì vậy B.

Ví dụ:
(P1) Nếu ai đó sống ở Thành Phố Thủ Đức, thì tức là
người đó sống trong TP.Hồ Chí Minh
(P2) Linh sống ở Thành phố Thủ Đức.
(C) Vì vậy, Linh sống trong Thành Phố Hồ Chí Minh.

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
KHUNG LẬP LUẬN HỢP LỆ

Ví dụ:
(P1) Nếu ai trộn Amoniac với thuốc tẩy, thì người
đó tạo ra khói độc.
(P2) Khoa đã trộn Amoniac với thuốc tẩy
(C) Vì thế, Khoa đã tạo ra khói độc

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
KHUNG LẬP LUẬN HỢP LỆ

Một khi đã xác định được một lập luận suy diễn là
hợp lệ, thì ta MỚI chỉ chứng minh đó là một lập
luận tốt. NHƯNG vẫn chưa hoàn tất điều này:
Ví dụ:
(P1) nếu ai sinh ra ở TP.HCM. Thì người đó là
công dân của nước Việt Nam.
(P2) Obama đã được sinh ra ở TP.HCM.
( C ) Vì thế, Obama là công dân của nước Việt
Nam.
For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
KHUNG LẬP LUẬN HỢP LỆ

Ví dụ trên tuân theo khung modus ponens – là


một khung lập luận hợp lệ.
Tuy nhiên nó chứa (P2) là một tuyên bố sai sự
thật.
 ĐỂ LẬP LUẬN SUY DIỄN ĐƯỢC COI LÀ

MỘT LẬP LUẬN TỐT, NÓ KHÔNG CHỈ HỢP


LỆ MÀ
TẤT CẢ CÁC TUYÊN BỐ CƠ SỞ CỦA
NÓ CẦN PHẢI ĐÚNG SỰ THẬT
HỢP LÝ = HỢP LỆ + TẤT CẢ CƠ SỞ ĐÚNG SỰ THẬT
For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
KHUNG LẬP LUẬN HỢP LỆ
Modus tolens (phủ định hệ quả):
(P1) Nếu A, thì B
(P2) Không phải B.
(C) Vì vậy không
A.

Ví dụ:
(P1) Nếu ai đó sống ở Thành Phố Thủ Đức, thì
tức là người đó sống trong TP.Hồ Chí Minh
(P2) Linh không sống ở Thành phố HCM.
(C) Vì vậy, Linh không sống trong TP. Thủ Đức.
For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
KHUNG LẬP LUẬN HỢP LỆ
Hypothetical syllogism (Giả định luận):
(P1) Nếu A, thì B
(P2) Nếu B, thì C.
(C) Vì vậy nếu
A, thì C.
Ví dụ:
(P1) Nếu Nghị Viện tăng mức thuế, thì Chính Phủ sẽ tăng
thêm nguồn thu
(P2) Nếu Chính Phủ tăng nguồn thu thì sẽ giảm được
thâm hụt ngân sách.
(C) Vì vậy, nếu Nghị viện tăng mức thuế, thì Chính Phủ sẽ
giảm được thâm hụt ngân sách.
For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
KHUNG LẬP LUẬN HỢP LỆ

Disjunctive Syllogism (Ly tiếp luận):


(P1) Hoặc là A, hoặc là B
(P2) Không phải A.
(C) Vì vậy B.
Ví dụ:
(P1) Hoặc là Vua Thành Thái, hoặc là Vua Hàm
Nghi đã phát chiếu cho phong trào Cần Vương
(P2) Vua Thành Thái không phải là người ban
chiếu Cần Vương
(C) Vì vậy, Người ban chiếuCần Vương
chính là Vua Hàm Nghi
For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
LẬP LUẬN QUY NẠP

Lập luận Quy Nạp: có thể là “mạnh” hoặc “yếu”


- Một lập luận mạnh là lập luận mà trong đó kết luận
được rút ra từ thông tin trong cơ sở/các cơ sở với
khả năng cao hoặc rất cao. (và ngược lại).
Ví dụ:
(P1) 99% đơn xin nhập học có điểm SAT từ 1500 trở
lên được HUB nhận.
(P2) Nhàn đã đạt được 1520 điểm SAT
(C) Vì vậy, rất có khả năng Nhàn sẽ được nhập học
nếu Cô ấy nộp đơn vào HUB.

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
LẬP LUẬN QUY NẠP

Lập luận Quy Nạp: có thể là “mạnh” hoặc “yếu”


- Một lập luận mạnh là lập luận mà trong đó kết luận
được rút ra từ thông tin trong cơ sở/các cơ sở với
khả năng cao hoặc rất cao. (và ngược lại).
Ví dụ:
(P1) Tôi đã kiểm tra 5 đồng xu trong cái lọ có khoảng
1000 đồng xu này
(P2) Các đồng xu tôi kiểm tra đều ra đời trước năm
2001.
(C) Do đó, chắc là tất cả đồng xu trong lọ đều làm từ
trước năm 2001.

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
LẬP LUẬN QUY NẠP

Lập luận Quy Nạp: có thể là “mạnh” hoặc


“yếu”
- Nếu như một lập luận suy diễn – vốn rõ ràng là
hợp lệ hay không hợp lệ => mức độ “mạnh”
hoặc “yếu” của lập luận quy nạp CÓ RẤT
NHIỀU CẤP ĐỘ.

- => So sánh lập luận quy nạp với


nhau (lập luận đó mạnh như còn cái
mạnh hơn..) For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
LẬP LUẬN QUY NẠP

Lập luận Quy Nạp: Để trở thành một lập luận tốt,
một lập luận quy nạp cần phải mạnh và phải có
tất cả các tuyên bố đúng sự thật.

VỮNG = MẠNH + TẤT CẢ TUYÊN BỐ CƠ SỞ


ĐÚNG SỰ THẬT

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
CÁC DẠNG NGUỴ BIỆN CHÍNH THỨC
Khung lập luận KHÔNG hợp lệ: – Khẳng định hậu
quả:
(P1) Nếu A, thì
B (P2) B.
(C) Vì vậy A.
Ví dụ: Lập luận “khẳng định hậu quả” sau đây rõ
rang là không hợp lệ
(P1) Nếu ai đó sống ở Thanh Phố Thủ Đức, thì tức là
người đó sống trong TP.Hồ Chí Minh
(P2) Linh sống trong Thành Phố Hồ Chí Minh
(C) Vì vậy, Linh sống ở Thành phố Thủ Đức.

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
CÁC DẠNG NGUỴ BIỆN CHÍNH THỨC
Khung lập luận KHÔNG hợp lệ: – Phủ định tiền đề:
(P1) Nếu A, thì B
(P2) Không phải A.
(C) Vì vậy, không phải B.
Ví dụ: Lập luận “khẳng định hậu quả” sau đây rõ
rang là không hợp lệ
(P1) Nếu Lincoln bị đầu độc bằng Xianua, thì Lincoln
đã chết
(P2) Lincoln đã không bị đầu độc bằng Xianua.
(C) Vì vậy, Lincoln chưa chết.

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
CÁC DẠNG NGUỴ BIỆN CHÍNH THỨC
Khung lập luận KHÔNG hợp lệ: – Phủ định tiền
đề:
Ví dụ: THẢO LUẬN
Bố đã nói rằng nếu không tới được ngân hàng thì
bố chắc chắn sẽ không trả lại 10 usd mà ông ấy
đã nợ tôi. Mà tôi biết là bố đã tới được ngân hàng.
Vì vậy tôi có thể tự tin nói rằng bố sẽ trả lại tôi 10
usd và tôi sẽ nhắc lại nếu như ông ấy quên.

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
CÁC DẠNG NGUỴ BIỆN CHÍNH THỨC
Khung lập luận KHÔNG hợp lệ: – áp dụng sai
Ly tiếp luận:
(P1) Hoặc là A, Hoặc là B
(P2) A.
(C) Vì vậy, không phải B.
Ví dụ:
(P1) Linh hoặc Khoa sẽ mang đồ ăn tới bữa tiệc
ngày mai
(P2) Linh sẽ mang đồ ăn tới bữa tiệc ngày mai.
(C) Vì vậy, Khoa sẽ không mang đồ ăn tới bữa tiệc
ngày mai .
For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
II/ PHẦN THỰC HÀNH:

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
II/ PHẦN THỰC HÀNH:

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
II/ PHẦN THỰC HÀNH:

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City
6 loại hình tư duy

1/ Tư duy tri giác (cụ thể): Tư duy tri giác [perceptual] hoặc cụ thể [concrete]: Đây là hình thức tư duy
đơn giản nhất, cơ sở của loại hình tư duy này là đến từ tri giác, tức là giải thích cảm giác theo trải
nghiệm của một người. Nó còn được gọi là tư duy cụ thể vì nó được thực hiện dựa trên các đối tượng
và sự kiện thực tế hoặc cụ thể được tri giác.

2/ Tư duy khái niệm (trừu tượng): Tư duy khái niệm [conceptual] hoặc trừu tượng [abstract]: Loại hình
tư duy sử dụng các khái niệm, các đối tượng và ngôn ngữ khái quát, nó được coi là ưu việt hơn so với
tư duy tri giác vì nó tiết kiệm các nỗ lực trong việc hiểu và giải quyết vấn đề.

3/ Tư duy phản chiếu: Tư duy phản chiếu [reflective]: Loại tư duy này nhằm mục đích giải quyết các vấn
đề phức tạp, do đó nó đòi hỏi phải tổ chức lại tất cả các kinh nghiệm liên quan đến một tình huống hoặc
loại bỏ các trở ngại thay vì liên quan đến kinh nghiệm hoặc ý tưởng đó.

4/ Tư duy sáng tạo: Tư duy sáng tạo [creative]: Loại tư duy này có liên quan đến khả năng của một
người để tạo ra hoặc xây dựng một cái gì đó mới mẻ hoặc khác thường

5/ Tư duy phản biện: Tư duy phản biện [critical]: Đó là một kiểu tư duy giúp một người gạt bỏ niềm tin,
định kiến và quan điểm cá nhân của mình để khám phá sự thật, ngay cả khi phải trả giá bằng hệ thống
niềm tin cơ bản của mình.

6/ Tư duy phi hướng (liên kết): Tư duy phi hướng [non-directed] hoặc liên kết [associative]: Có những
lúc chúng ta thấy mình bị cuốn vào một kiểu tư duy độc đáo không định hướng và không có mục tiêu.
Nó được phản ánh thông qua giấc mơ và các hoạt động tự do không kiểm soát khác. Về mặt tâm lý,
những hình thức tư duy này được gọi là tư duy liên tưởng.
Phân tích phương pháp "06 chiếc mũ tư duy”
Khái niệm:
6 Chiếc mũ tư duy là phương pháp sử dụng 6 chiếc mũ ẩn dụ, mỗi chiếc mũ đại diện cho một
cách suy nghĩ, một vai trò khác nhau trong quá trình giải quyết vấn đề, giúp đánh giá các khía
cạnh khác nhau một cách toàn diện, nhằm đưa ra quyết định thông minh và hợp lý. Phương
pháp này được Tiến sĩ Edward de Bono phát triển lần đầu năm 1980 và được giới thiệu trong
cuốn sách “6 Thinking Hats” xuất bản năm 1985.
6 Chiếc mũ tư duy bao gồm:
Chiếc mũ trắng: Tập trung vào việc thu thập thông tin khách quan và sự thật
Chiếc mũ đỏ: Tập trung vào cảm xúc và trực giác.
Chiếc mũ đen: Phân tích và đánh giá các khía cạnh tiêu cực và những rủi ro
Chiếc mũ vàng: Đánh giá các khía cạnh tích cực và những cơ hội để tận dụng
Chiếc mũ xanh lá cây: Tập trung vào việc tạo ra các ý tưởng mới và sáng tạo
Chiếc mũ xanh dương: Đánh giá các giải pháp và đưa ra quyết định.
Đặc điểm của 6 chiếc mũ tư duy:
Mũ trắng – Dữ liệu, khách quan
Mũ màu trắng đại diện cho tư duy về mặt dữ liệu, các thông tin khách quan. Chiếc mũ này
đưa ra những lập luận cụ thể dựa vào việc xem xét, đánh giá các dữ liệu thực tế. Một số vấn
đề cần được giải đáp thông qua các câu hỏi:
Vấn đề này đã có sẵn những thông tin gì?
Cần thêm những thông tin gì liên quan đến vấn đề đang xem xét?
Những thông tin, dữ kiện nào còn thiếu?
Làm thế nào để bổ sung?
Mũ đỏ – Trực giác, cảm tính
Mũ màu đỏ đại diện cho tư duy về mặt cảm tính, trực giác. Những người đội chiếc mũ này
sẽ phát biểu dựa vào cảm xúc mà không cần phải đưa ra những luận điểm, chứng cứ để giải
thích về vấn đề hiện tại. Một số vấn đề cần được giải đáp thông qua các câu hỏi sau:
Cảm giác hiện tại của bản thân là gì?
Trực giác đang mách bảo điều gì về vấn đề này?
Bản thân có thực sự hứng thú với vấn đề này hay không?
Mũ vàng – Tích cực
Mũ màu vàng đại diện cho tư duy theo chiều hướng tích cực. Những người đội mũ màu vàng thường đưa ra
những suy nghĩ, ý kiến lạc quan và logic về một vấn đề nào đó, bằng cách chỉ ra những ưu điểm khi ứng
dụng nó và chứng minh mức độ khả thi của một dự án. Phương pháp tư duy này cung cấp nhiều động lực để
tiếp tục đưa ra những giải pháp mới lạ, độc đáo hơn cho bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống.
Hãy sử dụng một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ vàng:
Những mặt tích cực của vấn đề này là gì?
Lợi ích khi áp dụng giải pháp này là gì?
Tính khả thi của dự án này?

Mũ đen – Tiêu cực, điểm tối


Trái ngược với mũ vàng, mũ đen đại diện cho tư duy sâu sắc hơn, nhận ra những điểm tối, tiêu cực trong dự
án hiện tại cần giải quyết. Những người đội chiếc mũ này thường có những quan điểm sâu sắc hơn để nhìn
nhận vấn đề một cách thận trọng, đảm bảo một dự án tránh khỏi những sự cố, rủi ro, có thể chuẩn bị những
phương án dự phòng hoặc điều kịp thời điều chỉnh khi có vấn đề phát sinh.
Nếu chỉ tư duy theo mũ vàng với chiều hướng lạc quan, tích cực sẽ khiến chúng ta không trở tay kịp với
những sự cố. Chính vì vậy, khi tư duy theo cả 2 mặt tích cực và tiêu cực, điều này giúp chuẩn bị tốt hơn cho
mọi vấn đề, ngay cả những tình huống xấu nhất vẫn có phương án để ứng phó kịp thời.
Trả lời một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ đen:
Tình huống rủi ro nào có thể xảy ra?
Tình huống xấu nhất của vấn đề này là gì?
Vấn đề này có nguy cơ tiềm ẩn gì không?
Khó khăn khi triển khai dự án này là gì?
Mũ xanh lá cây – Sáng tạo, nhìn nhận vấn đề
Mũ màu xanh lá cây đại diện cho một tư duy sáng tạo, nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc cạnh khác nhau. Màu
xanh lá thể hiện một sức sống mãnh liệt và bền vững, những người đội chiếc mũ này sẽ luôn có những ý
tưởng sáng tạo, dồi dào, phong phú. Những người này sẽ dễ dàng tìm ra những giải pháp sáng tạo cho bất kỳ
vấn đề nào trong cuộc sống.
Trả lời một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ xanh lá cây:
Vấn đề này còn cách khác để giải quyết không?
Trường hợp này có thể làm gì khác không?
Điểm tích cực của vấn đề này là gì?
Tiến hành dự án này có khả thi không và có những lợi ích gì?

Mũ xanh dương – Tiến trình, tổng kết kết quả


Mũ màu xanh dương đại diện cho tư duy tổ chức, theo tiến trình, giúp hệ thống lại toàn bộ vấn đề một cách
bao quát nhất. Những người đội chiếc mũ xanh dương sẽ dễ dàng điều phối, tổ chức, kiểm soát tiến trình tư
duy của những chiếc mũ trên.
Chẳng hạn như nếu dự án có thể gặp những rủi ro trong tương lai thì người đội mũ xanh dương có thể điều
hướng tư duy sang mũ đen để nhìn thấy được những điểm tối, điểm hạn chế và rủi ro có thể xảy đến.
Trả lời một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ xanh dương:
Vấn đề trọng tâm của vấn đề này là gì?
Tư duy nào thích hợp với vấn đề này nhất?
Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất là gì?
Cần thêm thời gian hay thông tin gì để giải quyết vấn đề?
Ý nghĩa của phương pháp 6 chiếc mũ tư duy
Phương pháp 6 Chiếc mũ tư duy là một công cụ khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả thực tế
cao, giúp tập trung vào các khía cạnh khác nhau của vấn đề và giải quyết chúng một cách toàn
diện.
Một số lợi ích mà phương pháp 6 chiếc mũ tư duy mang lại như sau:
Sử dụng 6 chiếc mũ tưởng tượng giúp người dùng có thể tập trung vào nhiều khía cạnh của vấn
đề, nhận diện từ các góc độ khác nhau, tránh lối tư duy một chiều, chủ quanTăng tính logic và
khả năng đánh giá của người sử dụng, từ đó giúp đưa ra quyết định dựa trên các bằng chứng và
lập luận có logicKhi sử dụng mũ đen và mũ vàng, người dùng có thể phân tích các khía cạnh
tiêu cực, rủi ro của vấn đề, cũng như đánh giá các khía cạnh tích cực, những cơ hội để tận dụng.
Nhờ đó có thể tránh được rủi ro và chớp lấy các cơ hội để giải quyết vấn đề.
Ngày nay, phương pháp 6 Chiếc mũ tư duy được ứng dụng rộng rãi vào việc giảng dạy ở nhiều
nơi trên thế giới. Trong kinh doanh, phương pháp này cũng được nhiều tập đoàn lớn áp dụng
như IBM, Pepsi, Bảo hiểm Prudential,...
Quy trình phương pháp 6 chiếc mũ tư duy
Để giải quyết vấn đề, mọi người trong nhóm sẽ đeo mũ màu khác nhau để đưa ra các ý kiến theo các góc nhìn
khác nhau. Người chủ trì hoặc người đề xuất vấn đề sẽ chọn mũ màu nào phù hợp với từng giai đoạn. Mỗi mũ
màu sẽ được dành một khoảng thời gian nhất định để thảo luận. Ngoài ra, nếu cần thiết, bất kỳ ai cũng có thể
yêu cầu thêm thời gian cho một mũ màu nào đó, miễn là không làm giảm thời gian của các mũ màu khác.

* Bước 1 (Mũ trắng): Chỉ nêu ra những thông tin chính xác, khách quan và có bằng chứng về vấn đề. Đội mũ
này nghĩa là: “Hãy bỏ qua mọi định kiến, mọi tranh luận, mọi mục tiêu và hãy nhìn vào những dữ liệu có
sẵn”.

* Bước 2 (Mũ xanh lá cây): Đề xuất các giải pháp cho vấn đề. Các ý tưởng mới mẻ, các phương pháp khác
biệt, các kế hoạch, các thay đổi.

* Bước 3: Đánh giá các giải pháp – Dùng mũ xanh lá cây để đánh giá các giá trị của các giải pháp đã đề xuất.
– Dùng mũ vàng để liệt kê các lợi ích có thể đạt được: Lý do gì khiến một số giải pháp sẽ hoạt động tốt và
mang lại lợi ích? – Đội mũ đen để chỉ ra các nhược điểm, hạn chế hoặc nguy cơ của vấn đề. Mũ đen là khi ta
xét đến sự hợp lý.

* Bước 4 (Mũ đỏ): Nói ra hoặc biểu lộ các cảm xúc, trực giác và cảm nhận. Mũ đỏ cho phép người suy nghĩ
bày tỏ các trực cảm mà không cần giải thích.

* Bước 5 (Mũ xanh dương): Tổng kết và kết thúc buổi làm việc – Mũ xanh dương là sự nhìn lại các bước trên
hoặc là quá trình điều khiển. Nó sẽ không nhìn đến đối tượng mà là nghĩ về đối tượng (thí dụ như ý kiến “hãy
cho tôi đội mũ xanh lá cây, tôi cảm thấy rằng tôi có thể nghĩ ra nhiều hơn về mũ xanh này”).

Lưu ý: các bước trên không bắt buộc phải theo đúng thứ tự như nêu trên mà có thể thay đổi linh hoạt tùy vào
từng trường hợp.
Một số lời khuyên khi áp dụng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy là:
- Nên kết hợp phương pháp này với các công cụ khác như bản đồ tư duy, ma trận SWOT, phân tích nghiệp vụ,
phân tích nguyên nhân gốc rễ
- Hãy chọn một người chủ trì buổi làm việc, người này sẽ đeo mũ xanh dương để điều phối, kiểm soát và ra
quyết định.
- Hãy thống nhất với nhóm về mục tiêu, vấn đề cần giải quyết và thời gian dành cho mỗi chiếc mũ.
- Hãy tôn trọng và lắng nghe các ý kiến của nhau, không phán xét hay chỉ trích khi ai đó đang đeo mũ.
- Hãy đeo mũ theo thứ tự phù hợp với vấn đề, có thể thay đổi linh hoạt tùy vào từng trường hợp.
- Hãy sử dụng mũ trắng để thu thập thông tin, mũ đỏ để bày tỏ cảm xúc, mũ đen để phê phán, mũ vàng để
khuyến khích, mũ xanh lá để sáng tạo và mũ xanh dương để tổng kết.
- Hãy ghi chép lại các ý kiến và kết quả của mỗi chiếc mũ, để có thể đánh giá và cải thiện quá trình làm việc.

Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy có cả ưu điểm và nhược điểm.


Ưu điểm:
* Giúp nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, tránh thiên vị hoặc bỏ sót.
* Giúp tăng cường sự hợp tác, tôn trọng và lắng nghe giữa các thành viên trong nhóm.
* Giúp tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo và giải pháp hiệu quả.
* Giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc.

Nhược điểm:
* Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thông tin, dữ liệu và thời gian cho mỗi chiếc mũ.
* Cần có sự thống nhất và tuân thủ quy trình của tất cả các thành viên, tránh sự xáo trộn hoặc lệch lạc.
* Cần có sự linh hoạt và thích ứng với từng trường hợp cụ thể, không áp dụng một cách cứng nhắc.
* Cần có sự đánh giá và cải thiện liên tục để phát huy hiệu quả của phương pháp.
Quy trình rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy nghĩ, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về các thông tin,
ý kiến, từ đó đưa ra những ý kiến, quan điểm hợp lý, đúng đắn. Tư duy phản biện là một kỹ năng
quan trọng cần được rèn luyện trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ học tập, công việc đến đời sống
xã hội.

Để rèn luyện tư duy phản biện, có thể thực hiện theo quy trình sau:

1. Tìm hiểu, thu thập thông tin: Bước đầu tiên trong quá trình rèn luyện tư duy phản biện là tìm
hiểu, thu thập thông tin về vấn đề cần phản biện. Việc tìm hiểu, thu thập thông tin cần được thực
hiện một cách đầy đủ, toàn diện, từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả các nguồn chính thống và
không chính thống.

2. Phân tích, đánh giá thông tin: Sau khi đã thu thập được thông tin, cần tiến hành phân tích, đánh
giá thông tin một cách khách quan, toàn diện. Cần xác định xem thông tin có chính xác, đáng tin
cậy hay không, thông tin có bị thiên vị hay không, thông tin có mâu thuẫn với nhau hay không.

3. Đưa ra ý kiến phản biện: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thông tin, cần đưa ra ý kiến phản biện
một cách logic, thuyết phục. Ý kiến phản biện cần dựa trên các căn cứ, bằng chứng cụ thể, tránh
đưa ra ý kiến chủ quan, cảm tính.
4. Lắng nghe ý kiến phản biện của người khác: Không chỉ đưa ra ý kiến phản biện, mà còn cần
lắng nghe ý kiến phản biện của người khác. Việc lắng nghe ý kiến phản biện của người khác giúp
mở rộng tầm nhìn, nhận thức, từ đó có thể điều chỉnh ý kiến phản biện của bản thân cho phù hợp.

5. Thực hành phản biện thường xuyên: Để rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả, cần thực hành
phản biện thường xuyên. Có thể thực hành phản biện trong các hoạt động học tập, công việc, đời
sống hàng ngày.

Ngoài quy trình trên, có thể áp dụng một số phương pháp rèn luyện tư duy phản biện sau:

 Đọc sách, báo, tạp chí: Đọc sách, báo, tạp chí giúp tiếp cận với nhiều thông tin, ý kiến từ nhiều
nguồn khác nhau. Từ đó, có thể rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá thông tin, đưa ra ý kiến
phản biện.

 Thảo luận, tranh biện: Thảo luận, tranh biện giúp rèn luyện khả năng suy nghĩ logic, thuyết
phục. Khi tham gia thảo luận, tranh biện, cần lắng nghe ý kiến của người khác, từ đó có thể
đưa ra những ý kiến phản biện mang tính xây dựng.

 Tham gia các hoạt động xã hội: Tham gia các hoạt động xã hội giúp rèn luyện khả năng suy
nghĩ độc lập, sáng tạo. Khi tham gia các hoạt động xã hội, cần chủ động tìm hiểu, phân tích vấn
đề, từ đó đưa ra những ý kiến phản biện mang tính tích cực.
Những điều kiện để hình thành văn hóa phản biện trong xã hội cũng như là môi
trường học tập
Để xây dựng một xã hội tranh luận, phản biện cần xây dựng và hình thành 2 yếu tố cơ
bản, đó là: cơ chế thúc đẩy phản biện (yếu tố xã hội) và con người có năng lực phản
biện (yếu tố con người).
- Yếu tố xã hội: là môi trường xã hội tạo điều kiện thuận lợi để nuôi dưỡng, thúc đẩy sự
phát triển của nhu cầu tranh luận, 26 phản biện. Tranh luận, phản biện là đòi hỏi khách
quan mang tính tự thân của cuộc sống nhưng không tự nhiên sinh ra mà là sản phẩm
của xã hội phát triển đến một trình độ nhất định. Một xã hội trong đó hệ thống thể chế
thật sự minh bạch, dân chủ, tiến bộ: một thể chế không chỉ có vai trò tạo cơ sở pháp lý
mà còn kích thích, tạo động lực cho sự phản biện, tranh luận.
- Yếu tố con người: Trình độ dân trí của cộng đồng là yếu tố nội tại cực kỳ quan trọng
quyết định văn hóa phản biện có được hình thành trong xã hội đó hay không. Xã hội
phản biện không thể tồn tại nếu trong xã hội đó thiếu vắng con người có đủ năng lực
phản biện và phần lớn điều đó tùy thuộc và vai trò của giáo dục. Nền giáo dục phải tạo
ra những cá nhân có đủ phẩm chất và năng lực, đặc biệt là năng lực và trách nhiệm của
tầng lớp trí thức để thực hiện chức năng tranh luận, phản biện, thức tỉnh và thúc đẩy xã
hội tiến bộ.
CHÚC CÁC BẠN
LUÔN NỔ LỰC VÀ THÀNH CÔNG!

For use with Critical Thinking by Nguyen Phuc Quy Thanh


53
Bussiness Administration Department, Banking University Ho Chi Minh City

You might also like