Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 62

BÀI 4.

ĐO TẦM VẬN ĐỘNG CHI TRÊN

1
MỤC TIÊU

1. Trình bày được các thao tác đặt thước đo tại các khớp vai, khớp
khuỷu và cẳng tay, cổ tay, ngón tay và ngón cái.
2. Đo được tầm vận động khớp và các khớp chi trên.

2
NỘI DUNG

1. Khớp vai
NỘI 2. Khớp khuỷu và cẳng tay
DUNG 3. Cổ tay
4. Ngón tay
5. Ngón cái

3
I. KHỚP VAI
1. Gập vai: từ 0° đến 170°

1.1. Tư thế người bệnh: Ngồi hay nằm ngửa với cánh tay ở vị thế trung tính
xoay, nghĩa là lòng bàn tay hướng vào thân.
1.2. Cách đặt thước đo:
- Trục của thước đo đặt ngay ở dưới mỏm cùng vai ở mặt ngoài của cánh tay
Điểm này thường trùng với mấu động to xương cánh tay.
- Nhánh cố định song song với đường nách giữa của thân.
- Nhánh di động song song với trục của xương cánh tay, hướng đến mỏm trên
lồi cầu ngoài xương cánh tay.
4
I. KHỚP VAI
1. Gập vai: từ 0° đến 170°

1.3. Cử động thay thế:


- Khi gập vai, điểm trục khớp di chuyển lên trên và ra sau về phía mặt sau của
vai. Do vậy, khi đặt lại thước đo để xác định số đo ở tư thế cuối cùng, nó nên
được đặt ở mặt ngoài của vai, trùng với điểm cuối của nếp gấp được tạo thành
ở trên khối cơ đenta.
- Tránh cử động nâng dai vai, dang hay áp cánh tay

5
KHỚP VAI
1. Gập vai: từ 0° đến 170°

6
KHỚP VAI
2. Duỗi vai: từ 0° đến 60°

2.1. Tư thế người bệnh: Ngồi hay nằm sấp và không có sự cản trở ở phía sau,
cánh tay ở vị thế trung tính xoay.
2.2. Cách đặt thước đo:
- Tương tự như trong cử động gập nhưng điểm trục vẫn giữ nguyên cho cả tư
thể khởi đầu và tư thế cuối
- Cử động nên đi kèm với nghiêng nhẹ lên trên của xương vai: tuy nhiên cử
đồng xương vai quá độ là không được phép

7
I. KHỚP VAI
2. Duỗi vai: từ 0° đến 60°

8
I. KHỚP VAI
3. Dang vai: từ 0° đến 170°

3.1. Tư thế người bệnh: Ngồi hay nằm sấp với cánh tay xoay ngoài. Đo từ
phía sau
3.2. Cách đặt thước đo:
- Trục của thước ở mỏm cùng vai, ở mặt sau vai.
- Nhánh cố định song song với trục của thân, đi theo đường nách sau.
- Nhánh di động song song với trục của cánh tay, hướng đến mỏm trên lối cầu
trong.

9
I. KHỚP VAI
3. Dang vai: từ 0° đến 170°

10
I. KHỚP VAI
4. Xoay trong vai: từ 0° đến 70°

4.1. Tư thế người bệnh:


Ngồi hay nằm ngửa với vai dang 90°, khuỷu gập 90°, cẳng tay sấp
4.2. Cách đặt thước đo
- Trục của thước do nằm ở mỏm khuỷu
- Nhánh cố định và nhánh di động trùng với trục của cẳng tay, hướng đến mỏm
trâm trụ
4.3. Cử động thay thế: Tránh cử động nâng vai.

11
I. KHỚP VAI
4. Xoay trong vai: từ 0° đến 70°

12
I. KHỚP VAI
5. Xoay trong vai (cách đo với vị thế khác): từ 0° đến 60°

5.1. Tư thế người bệnh: Ngồi với cánh tay khép sát thân, khuỷu gập 90°, cẳng
tay ở vị thế trung tính xoay và thẳng góc với thân
5.2. Cách đặt thước đo:
- Trục của thước đo nằm ở mỏm khuỷu.
- Nhánh cố định và nhánh di động trùng với trục của cẳng tay hướng đến mỏm
trâm trụ.
5.3. Cử động thay thế:
Tránh cử động dang cánh tay, cử động đưa vai ra trước
13
I. KHỚP VAI
5. Xoay trong vai (cách đo với vị thế khác): từ 0° đến 60°

14
I. KHỚP VAI
6. Xoay ngoài vai: từ 0° đến 90°

6.1. Tư thế người bệnh:


Ngồi hay nằm ngửa với cánh tay dang 90°, khuỷu gập 90° và cẳng tay sấp.
6.2. Cách đặt thước đo:
- Trục của thước đo nằm ở mỏm khuỷu
- Nhánh cố định và nhánh di động trùng với trục của cẳng tay, hướng đến mỏm
trâm trụ.
6.3. Cử động thay thế:T
- Tránh cử động đưa vai ra sau
15
I. KHỚP VAI
6. Xoay ngoài vai: từ 0° đến 90°

16
I. KHỚP VAI
7. Xoay ngoài vai (cách do với vị thế khác): từ 0° đến 80°

7.1. Tư thế người bệnh:


Ngồi với cánh tay khép sát thân, khuỷu gập 90°, cẳng tay ở vị thế trung tính
xoay.
7.2. Cách đặt thước đo
- Trục của thước đo nằm ở mỏm khuỷu.
- Nhánh cố định và nhánh di động trùng với trục của cẳng tay, hướng đến mỏm
trâm trụ.

17
I. KHỚP VAI
7. Xoay ngoài vai (cách do với vị thế khác): từ 0° đến 80°

18
I. KHỚP VAI
8. Dang ngang vai: từ 0° đến 40°

8.1. Tư thế người bệnh:


Ngồi thẳng với vai được thử dang 90°, khuỷu duỗi và lòng bàn tay hướng xuống
đất.
8.2. Cách đặt thước đo:
- Trục của thước đo đặt ở trên mỏm cùng vai, cạnh khe khớp
- Nhánh cố định song song với vai hướng về cổ
- Nhánh di động trùng với trục của cánh tay, hướng đến mồm trên lối cầu ngoài
8.3. Cử động thay thế:
- Cử động phải xảy ra trong mặt phẳng nằm ngang. 19

- Không di chuyển vai ra trước và sau.


I. KHỚP VAI
8. Dang ngang vai: từ 0° đến 40°

20
I. KHỚP VAI
9. Khép ngang vai: từ 0° đến 130°

Tư thế người bệnh và cách đặt thước đo giống với dang ngang vai

21
II. KHỚP KHUỶU VÀ CẲNG TAY
1. Duỗi đến gập khuỷu: từ 0° đến 135° – 150°

1.1. Tư thế người bệnh:


Đứng, ngồi, hay nằm ngửa với cánh tay khép và xoay ngoài, cẳng tay ngửa
1.2. Cách đặt thước đo:
– Trục của thước đo đặt ở mỏm trên lồi cầu ngoài, cạnh mép ngoài nếp gấp
khuỷu.
- Nhánh cố định trùng với trục của cánh tay, hướng tới mỏm cùng vai
- Nhánh di dộng trùng với trục xương quay, hướng đến móm trâm quay
- Sau khi cử động hoàn tất, trục của thước do nên được đặt lại
22
II. KHỚP KHUỶU VÀ CẲNG TAY
1. Duỗi đến gập khuỷu: từ 0° đến 135° – 150°

23
II. KHỚP KHUỶU VÀ CẲNG TAY
2. Ngửa cẳng tay: từ 0 đến 80° hay 90°

2.1. Tư thế người bệnh:


Ngồi hay đứng với cánh tay khép, khuỷu gập 90° cẳng tay ở vị thế trung tính xoay
2.2. Cách đặt thước đo:
- Trục của thước đo đặt ở bờ trụ phía mặt lòng của cổ tay, ngay gần mỏm trâm
trụ.
- Nhánh cố định thẳng góc với nền nhà.
- Nhánh di động tựa vào mặt lòng của cổ tay.
Ghi chú: sau khi cẳng tay ngửa, thước đo nên được đặt lại để cho nhánh di động
trực tiếp hướng vào trung tâm của đầu dưới cẳng tay.
24

2.3. Cử động thay thế


II. KHỚP KHUỶU VÀ CẲNG TAY
2. Ngửa cẳng tay: từ 0 đến 80° hay 90°

25
II. KHỚP KHUỶU VÀ CẲNG TAY
3. Ngửa cẳng tay (cách đo khác)

3.1. Tư thế người bệnh:


Giống như trên, đặt một cây bút chì trong lòng bàn tay và giữ sao cho thẳng góc
với nền nhà.
3.2. Cách đặt thước đo:
Trục của thước đo đặt ở chỏm của xương đốt bàn thứ ba.
- Nhánh cố định thẳng góc với nền nhà.
- Nhánh di động song song với cây bút chì.

26
II. KHỚP KHUỶU VÀ CẲNG TAY
3. Ngửa cẳng tay (cách đo khác)

27
II. KHỚP KHUỶU VÀ CẲNG TAY
4. Sấp cẳng tay: từ 0° đến 80° hay 90°
4.1. Tư thế người bệnh:
Ngồi hay đứng với cánh tay khép, khuỷu gập 90°, cẳng tay ở vị thế trung tính xoay.
4.2. Cách đặt thước đo:
- Trục của thước đo đặt ở bờ trụ phía mặt lưng của cổ tay, ngay gần mỏm trâm trụ.
- Nhánh cố định thẳng góc với nền nhà.
- Nhánh di động tựa vào mặt lưng của cổ tay.
Ghi chú: sau khi cẳng tay ngửa, thước đo nên được đặt lại để cho nhánh di động
trực tiếp hướng vào trung tâm của đầu dưới cẳng tay.
4.3. Cử động thay thế:
28

Tránh cử động xoay trong hay dang cánh tay.


II. KHỚP KHUỶU VÀ CẲNG TAY
4. Sấp cẳng tay: từ 0° đến 80° hay 90°

29
KHỚP KHUỶU VÀ CẲNG TAY
5. Sấp cẳng tay (cách đo khác)

5.1. Tư thế người bệnh:


Giống như trên, đặt một cây bút chì trong lòng bàn tay và giữ sao cho thẳng góc
với nền nhà.
5.2. Cách đặt thước đo:
- Trục của thước đo đặt ở chỏm của xương đốt bàn thứ ba.
- Nhánh cố định thẳng góc với nền nhà.
- Nhánh di động song song với cây bút chì

30
II. KHỚP KHUỶU VÀ CẲNG TAY
5. Sấp cẳng tay (cách đo khác)

31
III. CỔ TAY
1. Gập cổ tay: từ 0° đến 80°; Duỗi cổ tay: từ 0° đến 70°

1.1. Tư thế người bệnh:


Ngồi với cẳng tay ở vị thế trung tính.
Cẳng tay và bàn tay thẳng hàng và nghỉ trên bàn ở bờ trụ.
1.2. Cách đặt thước đo
- Trục của thước đo đặt ở phía ngoài của cổ tay ngay dưới mấu trâm quay
- Nhánh cố định song song với xương quay.
- Nhánh di động song song với trục của xương đốt bàn tay thứ hai
1.3. Cử động thay thế:
Tránh cử động dang - khép khớp cổ tay 32
III. CỔ TAY
1. Gập cổ tay: từ 0° đến 80°

33
III. CỔ TAY
1. Duỗi cổ tay: từ 0° đến 70°

34
III. CỔ TAY
2. Nghiêng trụ: từ 0° đến 30o; Nghiêng quay: từ 0° đến 20°

2.1. Tư thế người bệnh:


Ngồi với cẳng tay ở vị thế sấp. Lòng bàn tay đặt phẳng trên mặt bàn. Cẳng tay
và bàn tay thẳng trục.
2.2. Cách đặt thước đo:
- Trục của thước đo đặt ở mặt lưng của cổ tay tại nền của xương bàn tay thứ
ba.
- Nhánh cố định đi dọc theo trục của cẳng tay
- Nhánh di động trùng với trục của xương đốt bàn tay thứ ba
2.3. Cử động thay thế 35

Tránh gập duỗi khớp cổ tay


III. CỔ TAY
2. Nghiêng trụ: từ 0° đến 30o

36
III. CỔ TAY
2. Nghiêng quay: từ 0° đến 20°

37
IV. NGÓN TAY
1. Gập khớp bàn – đốt ngón tay: từ 0° đến 90°

1.1. Tư thế người bệnh: Ngồi với cẳng tay ở vị thế trung tính. Cẳng tay và bàn
tay thẳng trục. Cẳng tay và bàn tay được nâng đỡ vững chắc trên mặt bàn ở bờ
trụ
1.2. Cách đặt thước đo
- Trục của thước do nằm ở ngoài trục khớp, phía trên đỉnh của góc khớp bàn
đốt.
- Nhánh cố định tựa vào xương đốt bàn tay phía mặt mu tay.
- Nhánh di động tựa vào đốt gần ngón tay
38
IV. NGÓN TAY
1. Gập khớp bàn – đốt ngón tay: từ 0° đến 90°

39
IV. NGÓN TAY
2. Duỗi quá khớp bàn-đốt ngón tay: từ 0 đến 15°-45°

2.1. Tư thế người bệnh


- Ngồi với cẳng tay ở vị thế trung tính. Cẳng tay và bàn tay thẳng trục
- Cẳng tay và bàn tay được nâng đỡ vững chắc trên mặt bàn ở bờ trụ. Đốt giữa và
đốt xa gập.
2.2. Cách đặt thước đo:
- Trục của thước đo nằm ở bờ ngoài của khớp bàn đốt ngón trỏ.
- Nhánh cố định trùng với trục của xương đốt bàn tay.
- Nhánh di dộng trùng với trục đốt gần ngón tay.
- Ngón V có thể đo tương tự. ROM ngón III và IV được ước đoán bằng cách so
40

sánh
IV. NGÓN TAY
2. Duỗi quá khớp bàn-đốt ngón tay: từ 0 đến 15°-45°

41
IV. NGÓN TAY
3. Dang khớp bàn-đốt ngón tay: từ 0 đến 25°

3.1.Tư thế người bệnh:


- Ngồi với cẳng tay sấp và lòng bàn tay úp
- Cẳng tay và bàn tay đặt trên mặt bàn. Các ngón duỗi thẳng
3.2. Cách đặt thước đo:
– Trục của thước đo nằm ở tâm khớp bàn đốt được đo
- Nhánh cố định trùng với trục của xương đốt bàn tay tương ứng.
- Nhánh di động trùng với trục đốt gần ngón tay tương ứng.
- Ghi chú: có thể đo bằng thước thẳng. Đo khoảng cách từ đỉnh của ngón trỏ
đến đỉnh ngón út. Có thể đo riêng lẻ khoảng cách từng ngón tới ngón giữa 42
IV. NGÓN TAY
3. Dang khớp bàn-đốt ngón tay: từ 0 đến 25°

43
IV. NGÓN TAY
4. Gập khớp liên đốt gần: từ 0° đến 110°

4.1. Tư thế người bệnh


Ngồi với cẳng tay ở vị thế trung tính. Cổ tay thẳng, cẳng tay và bàn tay đặt trên
mặt bàn phía bờ trụ
4.2. Cách đặt thước đo
- Trục của thước đo đặt ở tâm của khớp cần đo phía mặt lưng
- Nhánh cố định tựa vào xương đốt gần phía mặt mu tay.
– Nhánh di động tựa vào xương đốt giữa ngón tay.

44
IV. NGÓN TAY
4. Gập khớp liên đốt gần: từ 0° đến 110°

45
IV. NGÓN TAY
5. Gập khớp liên dốt xa: từ 0° đến 80°

5.1. Tư thế người bệnh:


Ngồi với cẳng tay ở vị thế trung tính. Cổ tay thẳng, cẳng tay và bàn tay đặt trên
mặt bàn phía bờ trụ.
5.2. Cách đặt thước đo:
- Trục của thước đo đặt ở tâm của khớp cần do phía mặt lưng.
- Nhánh cố định tựa vào xương đốt giữa phía mặt mu tay.
– Nhánh di động tựa vào xương đốt xa ngón tay

46
IV. NGÓN TAY
5. Gập khớp liên đốt xa: từ 0° đến 80°

47
V. NGÓN CÁI
1. Gập khớp bàn đốt: từ 0° đến 50°

1.1. Tư thế người bệnh


Ngồi với cẳng tay ngửa 45°. Cổ tay thẳng, cẳng tay và bàn tay được nâng đỡ
trên bàn
1.2. Cách đặt thước đo
- Trục của thước do đặt ở tâm của khớp bàn đốt phía mặt lưng.
– Nhánh cố định tựa vào xương bàn tay ngón cái
- Nhánh di động tựa vào xương đốt gần ngón cái

48
V. NGÓN CÁI
1. Gập khớp bàn đốt: từ 0° đến 50°

49
V. NGÓN CÁI
2. Gập khớp liên đốt: từ 0° đến 80° - 90°

2.1. Tư thế người bệnh


Ngồi với cẳng tay ngửa 45°. Cổ tay thẳng, cẳng tay và bàn tay được nâng đỡ
trên bàn.
2.2. Cách đặt thước đo
- Trục của thước đo đặt ở tâm của khớp liền đốt phía mặt lưng
- Nhánh cố định tựa vào đốt gần xương ngón tay cái.
- Nhánh di động tựa vào đốt xa xương ngón cái

50
V. NGÓN CÁI
2. Gập khớp liên đốt: từ 0° đến 80° - 90°

51
V. NGÓN CÁI
3. Duỗi ngón cái (khớp cổ – bàn tay): từ 0° đến 50°

3.1. Tư thế người bệnh


Ngồi với cẳng tay sấp, lòng bàn tay úp xuống và đặt trên bàn
3.2. Cách đặt thước đo
- Trục của thước đo đặt ở khớp cổ – bàn, tại nền của đốt bàn ngón cái.
- Nhánh cố định thẳng trục với xương quay.
- Nhánh di động hướng theo trục của xương đốt bàn ngón cái
3.3. Phương pháp khác để đo
Nhánh cố định và di động trùng nhau và song song với ngón cái và trục của
xương đốt bàn thứ nhất 52
V. NGÓN CÁI
3. Duỗi ngón cái (khớp cổ – bàn tay): từ 0° đến 50°

53
V. NGÓN CÁI
3. Duỗi ngón cái (khớp cổ – bàn tay): từ 0° đến 50°

3.3. Phương pháp khác để đo

54
V. NGÓN CÁI
4. Dang ngón cái (khớp cổ – bàn tay): từ 0 đến 50°

4.1. Tư thế người bệnh


Ngồi với cẳng tay ở vị thế trung tính, cẳng tay và bàn tay thẳng hàng và đặt trên
bàn ở bờ trụ. Ngón cái di động theo hướng thẳng góc với mặt lòng bàn tay
4.2. Cách đặt thước đo
- Trục của thước đo đặt ở khớp cổ – bàn, tại nền của đốt bàn ngón cái.
- Nhánh cố định thẳng trục với xương quay.
- Nhánh di động hướng theo trục của xương đốt bàn ngón cái.
4.3. Phương pháp khác để đo
Nhánh cố định và di động trùng nhau và song song với ngón cái và trục của
55

xương đốt bàn thứ nhất


V. NGÓN CÁI
4. Dang ngón cái (khớp cổ – bàn tay): từ 0 đến 50°

56
V. NGÓN CÁI
4. Dang ngón cái (khớp cổ – bàn tay): từ 0 đến 50°

4.3. Phương pháp khác để đo

57
V. NGÓN CÁI
5. Đối ngón cái

Sự hạn chế của cử động


đối ngón cái có thể xác định
bằng cách đo khoảng cách
giữa đỉnh ngón cái và đỉnh
của ngón út bằng thước
thẳng centimet.

58
59
60
61
08:04
Nguyễn Thành Lập 26/05/1993 K17 PHCN VB2
Trần thị ẩn Lớp K17_ CĐ hpcn _LT cùng khối ngành08:04
Hihi.dạ .Trần Thị ẩn_ sinh 19/01/1980._k17.cd hpcn
Nguyễn Vĩnh Quang k17-KT PHCN-LIÊN THÔNG08:05
Nguyễn Vĩnh Quang 20/07/1990-k17-liên thông PHCN
Khương K17 CD PHCN VB2 Trần Quốc08:05
Trần Quốc Khương 15.08.1978 K17 CD PHCN VB2
Nguyễn Thu Thảo K17-PHCN-CĐ08:05
Nguyễn Thu Thảo 17/11/1990 CĐ PHCN K17
K17_PHCN_Liên Thông Lê Quỳnh Thu Trang_08:06
LÊ QUỲNH THU TRANG 14/02/1991 PHCN LIÊN THÔNG
Thị Tuyết Mai K17-PHCN Trần08:06
Trần thị tuyết mai 17/12/1984 -k17-PHCN
Hải- K17- PHCN- văn bằng 2 Nguyễn Thị08:06
Nguyễn Thị Hải 5/9/1988 k17 CĐ PHCN VB2
K17_PHCN_Liên Thông Trình Viết Khánh Nhân08:06
Trình Viết Khánh Nhân 05.04.1997 Lớp K17.PHCN
Nguyễn Thị Loan K17- PHCN Cuối tuần-LTCKN08:07
Nguyễn Thị Loan, sinh ngày 02/7/1991, lớp K17A PHCN Cuối tuần.
Nguyễn Thị Ngọc Yến K17_PHCN_LTCĐ CÙNG KHỐI NGÀNH08:09
Nguyễn Thị Ngọc Yến, sinh nngày 27-08-1989, lớp K17 LT PHCN CÙNG KHỐI NGÀNH
Thị Thu Thủy K17 PHCN liên thông Huỳnh08:09
Huỳnh Thị Thu Thủy 19/06/1991 K17 PHCN liên thông CKN
Văn Vương Đặng08:09
Đặng Văn Vương- Phcn-LTCKN
K17_CĐ Phục hồi chức năng_Văn bằng 2 Lê Hoàng Trang08:10
Lê Hoàng Trang 24/10/1993 CD PHCN VB2
K17-PHCN-Văn Bằng 2 Văn Ánh Dương08:10 62
Văn Ánh Dương 08/08/1992 K17-PHCN-VB2
Nguyễn Thành Hiệp K17_PHCN_Liên thông08:10
Nguyễn Thành Hiệp 23.11.1997 K17-PHCN

You might also like