Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

Bản thuyết trình

QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA


CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
Nội dung

#
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý
NGHĨA CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI

II. PHÂN LOẠI TỔ CHỨC XÃ HỘI

III. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH


CHÍNH CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI
1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA
CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI
Khái niệm tổ chức xã hội

Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, có chung mục đích
tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ, không vì lợi nhuận nhằm đáp
ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và trong một số trường hợp, điều
kiện cụ thể tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Ý nghĩa của tổ chức xã hội

Về chính trị Về kinh tế - xã hội

Tổ chức xã hội là chỗ dựa của chính quyền Sự phát triển của tổ chức xã hội giúp tăng cường
nhân dân khả năng hoạt động kinh tế - xã hội của công dân.
Với vai trò hội tụ sức mạnh đoàn kết toàn dân,
tăng cường sự nhất trí về chính trị, tổ chức xã Thông qua các tổ chức xã hội, công dân có điều
hội góp phần ổn định đất nước tạo điều kiện để kiện hơn trong việc thực hiện và bảo vệ các
Nhà nước thực hiện quản lý xã hội. quyền, lợi ích chính đáng của mình và tham gia
vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã
Tổ chức xã hội đại diện cho nhiều tầng lớp, giai hội.
cấp trong xã hội Việt Nam, thay mặt cho quần
chúng nhân dân thực hiện quyền lực chính trị,
đồng thời giúp từng cá nhân phát huy tính tích
cực chính trị.
Đặc điểm của tổ chức xã hội
Đặc điểm của tổ chức xã hội

Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của người lao động cùng
chung một lợi ích, một giai cấp, cùng nghề nghiệp, cùng đặc điểm hoặc cùng sở thích.

Các tổ chức xã hội nhân danh chính mình để tham gia hoạt động quản lý nhà nước
mà không nhân danh Nhà nước (trừ trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định).

Các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và theo
điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng.

Các tổ chức xã hội hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Nội dung

#
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý
NGHĨA CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI

II. PHÂN LOẠI TỔ CHỨC XÃ HỘI

III. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH


CHÍNH CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI
2 PHÂN LOẠI TỔ CHỨC XÃ HỘI
Tổ chức chính trị

Tổ chức chính trị là tổ chức mà các thành viên gồm những người cùng hoạt
động với nhau vì một khuynh hướng chính trị. Tổ chức chính trị tập trung
những người tiên phong nhất, đại diện cho giai cấp hay lực lượng xã hội nhất
định, thực hiện những hoạt động có liên quan tới mối quan hệ giữa các giai
cấp, các dân tộc và các tầng lớp xã hội và giành, giữ chính quyền.
Ở Việt Nam hiện nay chỉ có một tổ chức chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam
Các tổ chức chính trị - xã hội

Tổ chức chính trị - xã hội là tổ chức được thành lập bởi những thành viên đại diện cho một
lực lượng xã hội nhất định, thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và có ý nghĩa chính trị
nhưng các hoạt động này không nhằm tới mục đích giành chính quyền. Các tổ chức này
thường tồn tại và hoạt động bên cạnh với tính chất hỗ trợ hoạt động của các tổ chức chính trị.
Các tổ chức chính trị - xã hội

Các tổ chức này hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có cơ cấu tổ chức chặt
chẽ, được chia thành nhiều cấp để hoạt động trong phạm vi cả nước, có điều lệ hoạt động do
đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu các thành viên thông qua. Các tổ chức chính trị - xã hội
đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp

a) Gồm các tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động trong một lĩnh
vực nghề nghiệp riêng biệt

Các tổ chức xã hội thuộc nhóm này được thành lập để hỗ trợ, phối hợp
với cơ quan nhà nước giải quyết một số công việc xã hội.

b) Các hội nghề nghiệp

Đây là các tổ chức xã hội được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp.
Các hội được thành lập theo dấu hiệu riêng

Các hội thuộc loại này rất đa dạng, phong phú, có số lượng lớn
nhất so với các tổ chức xã hội khác. Hội có nhiều tên gọi như hiệp
hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, câu lạc bộ.

Hội có phạm vi hoạt động khác nhau: có thể hoạt động trong phạm vi cả
nước hoặc liên tỉnh, trong phạm vi một tỉnh, huyện, xã... Việc thành lập
hội phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hội hoạt động theo
điều lệ, điều lệ không trái với pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền
phê chuẩn.
Tổ chức tự quản phục vụ lợi ích cộng đồng

Được thành lập theo sáng kiến của Nhà nước, hoạt động theo quy định chung của Nhà
nước, thực hiện nhiệm vụ tự quản trong phạm vi khu phố, thôn, xóm, các đơn vị sự
nghiệp, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Các tổ chức tự quản được thành lập theo chế độ bầu cử dân chủ và không tạo
thành một hệ thống hoạt động trong phạm vi toàn quốc. Hoạt động của tổ chức
dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước ở địa phương.
Nội dung

#
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý
NGHĨA CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI

II. PHÂN LOẠI TỔ CHỨC XÃ HỘI

III. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH


CHÍNH CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI
3 QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH
CHÍNH CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI
Quy chế pháp lý của tổ chức xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật
quy định về tổ chức xã hội, xác định địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội
trong quản lý hành chính nhà nước, cụ thể là xác định quyền và nghĩa vụ
pháp lý của tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước.

Nhà nước quy định công dân có quyền lập hội, đồng thời tiến hành kiểm
tra tính hợp hiến, hợp pháp đối với hoạt động của các tổ chức xã hội
thông qua việc phê chuẩn điều lệ hoạt động của các tổ chức xã hội. VD:
Luật số 102/SL-L004, Nghị định 258/TTg,...

Nhà nước quy định các quyền và nghĩa vụ cho các tổ chức xã hội, tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức xã hội tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Các
quyền và nghĩa vụ này được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, xác
định địa vị pháp lý và năng lực chủ thể của các tổ chức xã hội. Quyền và nghĩa vụ
của tổ chức xã hội trong quy chế pháp lý hành chính khác với quyền và nghĩa vụ


quy định trong điều lệ của tổ chức. Các tổ chức xã hội khác nhau thì có quyền và
nghĩa vụ khác nhau.
Thank you

You might also like