Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

Bài 02 – Inception Deck

Nào! Mình cùng lên xe bus


Một dự án bắt đầu đầy hi vọng. Khi bắt đầu dự án, bạn và team đều trên cùng một chuyến xe
1. Ngữ cảnh
Trên thực tế, rất nhiều dự án thất bại ngay cả trước khi start. Dưới đây là 2 lý do chính:
• Không thể trả lời những câu hỏi bắt buộc phải trả lời.
• Không đủ can đảm để đặt ra những câu hỏi hóc búa.
một công cụ tuyệt vời để quản trị sự kỳ vọng đối với project đó chính là Inception Deck
Inception Deck là tập hợp của 10 câu hỏi nên trả lời trước khi bắt đầu dự án. Nếu áp dụng
Inception Deck, chúng ta sẽ biết được những người phù hợp đã lên xe bus (dự án) hay chưa,
chiếc xe bus của chúng ta có chạy đúng hướng hay không ... trước khi programmer bắt đầu viết
những dòng code đầu tiên.
2. Đặt câu hỏi khó nhằn
2. Đặt câu hỏi khó nhằn (tt)
Câu hỏi càng khó thì càng hay. Cứ thẳng thắn đặt câu hỏi. Ví dụ, kể cả những câu hết sức nhay cảm
• Team này có kinh nghiệm công việc như thế nào?
• Thế thì, bản thân bạn có kinh nghiệm gì trong công việc này không?
• Budget của dự án khoảng bao nhiêu?
• Ai là người quản lý bao quát dự án này?
• Cơ chế 2 analysts với 30 programmer có vấn đề gì không?
• Tôi muốn hỏi rằng, trong quá khứ, bạn đã từng lead một nhóm fresher chưa có kinh nghiệm về hướng
đối tượng, và thành công trong việc dùng phương pháp Agile thay thế Mainframe system bằng Ruby on
Rails chưa?
Tóm lại, khi bắt đầu một agile project, bạn phải trả lời được những câu hỏi khó nhằn trước. Tool giúp
bạn có thể làm được điều đó chính là Inception deck.
2. Đặt câu hỏi khó nhằn (tt)
 Nếu còn ngại ngần thì sử dụng kỹ thuật viết toàn bộ những điều băn khoăn vào giấy nhớ.

Sử dụng giấy nhớ để viết


3. Giới thiệu về
Inception Desk
Inception Deck là tập hợp bao gồm 10
câu hỏi và vấn đề. Mỗi vẫn đề này đều
cần phải được đặt ra trước khi bắt đầu dự
án.
Robin Gibbons đã nghĩ ra nguyên mẫu
về Inception Deck. Inception Deck là
một công cụ để truyền đạt nhận thức
chung, cốt lõi được trích xuất từ dự án
cho không chỉ là development teams mà
còn đối với tất cả những người liên quan
ở phạm vi rộng hơn (hay còn gọi là
Project community)
3.1 Cơ chế của Inception Deck
Ý tưởng đằng sau của Inception Deck là như thế này: Tập hợp tất cả những người phù hợp vào
trong một căn phòng
Lần lượt sắp xếp tất cả các câu hỏi và trả lời lên Slide, thì ta sẽ hiểu được dự án này là như thế
nào (dùng ứng dụng trình chiếu file, hoặc dùng Power point cho tăng tốc…).
Vậy người như thế nào thì thích hợp tham gia tạo Inception Deck? Câu trả lời là, bất kỳ người
nào có liên quan trực tiếp tới dự án đều có thể tham gia.(Khách hàng, stakeholders, team
members, developers, testers, analysts...vv )
Thời gian tạo Inception Deck dự kiến có thể mất từ vài ngày đến khoảng 2 tuần
3.2 Danh sách các câu hỏi của Inception
Deck
3.2.1 Tại sao chúng ta ở đây? (Why are we here?)
Chúng ta cần xác nhận, và trả lời được những câu hỏi dưới đây:
•Chúng ta thành lập team này để làm gì?
•Khách hàng của chúng ta là ai?
• Lý do gốc dễ ban đầu chúng ta khởi động dự án này là gì?
Mục tiêu và nguyên nhân của dự án.
3.2 Danh sách các câu hỏi của Inception
Deck
3.2.2 Lời giới thiệu trong thang máy – Elevator Pitch
Trong khoảng 30 giây tới 1 phút, bạn sẽ nói điều gì để PR về dự án của mình?
Mô tả ngắn gọn về dự án, thường chỉ trong một hoặc hai câu.
Muốn [đáp ứng nhu cầu tiềm năng hoặc Đây là một cấu trúc câu đặt biểu thức
giải quyết vấn đề tiềm ẩn] hoặc mục tiêu trong dấu ngoặc vuông để
chèn thông tin cụ thể vào sau này.
Dành cho [đối tượng khách hàng] bạn có thể thay "[đối tượng khách hàng]"
bằng tên cụ thể của đối tượng mà bạn
muốn nhắm đến, như "sinh viên", "doanh
nghiệp", "người tiêu dùng", v.v.
Sản phẩm có tên [Tên sản phẩm] là cần thay "[Tên sản phẩm]" bằng tên cụ
thể của sản phẩm bạn muốn nói đến
3.2 Danh sách các câu hỏi của Inception
Deck
3.2.2 Lời giới thiệu trong thang máy – Elevator Pitch (tt)
Là một [Danh mục sản phẩm] có thể thay "[Danh mục sản phẩm]" bằng
tên cụ thể của danh mục sản phẩm bạn
muốn nói đến, như "ứng dụng di động",
"máy tính xách tay", "đồ điện tử", v.v.
Điều này có [Ưu điểm quan trọng, lý do có thể thay nội dung trong dấu ngoặc
thuyết phục đáng giá cho giá trị đổi lại], vuông bằng chi tiết cụ thể về ưu điểm
hoặc lý do thuyết phục của sản phẩm
hoặc dịch vụ của mình.
Khác với [phương án thay thế tốt nhất], Tại đây, bạn có thể thay "[phương án thay
thế tốt nhất]" bằng tên hoặc mô tả của
giải pháp hoặc sản phẩm thay thế mà bạn
muốn so sánh.
3.2 Danh sách các câu hỏi của Inception
Deck
3.2.2 Lời giới thiệu trong thang máy – Elevator Pitch (tt)
Nó được trang bị [đặc điểm quyết định có thể thay "[đặc điểm quyết định phân
phân biệt]. biệt]" bằng các đặc điểm cụ thể mà sản
phẩm/dịch vụ của bạn nổi bật và khác biệt
so với các sản phẩm/dịch vụ khác trên thị
trường
3.2 Danh sách các câu hỏi của Inception
Deck
3.2.3 Package design
(Tên của sản phẩm) Trong một trang tạp chí được mở ra ngẫu nhiên, giả sử bạn sẽ
in thông tin quảng cáo về dịch vụ và sản phẩm của mình lên
đó, bạn sẽ in nội dung gì?
Điều quan trọng hơn, đó là người xem nội dung quảng cáo đó
(Tấm ảnh đẹp)
có muốn mua sản phẩm của bạn không?
Hình dung sản phẩm cuối cùng, giống như việc thiết kế hình
( Sologan hấp dẫn nhất) ảnh cho hộp sản phẩm.
(- Lời kêu gọi đến người dùng số 1)
Bạn không cần phải đưa ra bất cứ điều gì cầu kì hoặc phức
(- Lời kêu gọi đến người dùng số 2) tạp. Chỉ cần tự hỏi mình:
(- Lời kêu gọi đến người dùng số 3) 1. Ba lý do hàng đầu để khách hàng mua sản phẩm này là gì?
2. Slogan tiêu biểu cho toàn bộ sản phẩm là gì?
3.2 Danh sách các câu hỏi của Inception
Deck
3.2.4 Những gì chúng ta sẽ không làm? (What's not going to be done?)
=> Liệt kê ra các tính năng, yêu cầu, hoặc phạm vi công việc mà dự án sẽ không tập trung vào.
Việc xác định rõ những gì không được bao gồm trong dự án giúp ngăn chặn sự hiểu lầm và giảm
thiểu rủi ro phạm vi mở rộng, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự trễ hẹn và vượt
quá ngân sách của nhiều dự án.
3.2 Danh sách các câu hỏi của Inception
Deck
3.2.4 Những gì chúng ta sẽ không làm? (What's not going to be done?) (tt)
Hãy tạo 1 bảng như trong hình, ghi những điều bạn sẽ làm, những điều bạn không làm. Nếu có
những tính năng bạn không quyết được đặt vào đâu ở thời điểm này, hãy để tạm vào list những
điều sẽ quyết sau.
Làm (in scope) Không làm (out of scope)

Làm sau (Unresolved)


3.2 Danh sách các câu
hỏi của Inception Deck
3.2.5 Tìm ra “những người hàng xóm” Ai là
các bên liên quan? (Who are the
stakeholders?)
Bạn hãy lên danh sách những người bạn nên gặp
gỡ và thiết lập quan hệ trước khi bắt đầu
project.Điều này giúp các bên liên quan biết và
có chuẩn bị khi bạn nhờ giúp đỡ.
hãy mời những người như vậy tham gia, vừa
cùng nhau thưởng thức ly cà phê vừa giới thiệu
dự án, thế chẳng phải sẽ rất tốt hay sao?
3.2 Danh sách các câu
hỏi của Inc. Decks
3.2.6 Chọn giải pháp kỹ thuật (Show the
solution)
trước quyết định sử dụng một giải pháp bất kỳ, hãy
lấy ý kiến của toàn team trước khi bắt đầu dự án,
việc này giúp team :
•Đề cao sự đồng thuận trong team.
•Thấy được các việc cần chuẩn bị về tool và kỹ thuật
•Từ các giải pháp kỹ thuật, có thể nhìn thấy giới hạn
và điểm yếu của sản phẩm. Từ đó có các quyết định
hợp lý.
3.2 Danh sách các câu hỏi của Inception
Deck
3.2.7 Vấn đề khiến bạn phải mất ngủ, Các rủi ro là gì? (What keeps us up at night?)
Trong những vấn đề xảy ra trong dự án, sẽ có những vấn đề khiến bạn chỉ nghĩ tới thôi cũng thấy
lo sợ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải dũng cảm trao đổi về những việc lo lắng này.
•Làm thế nào để tránh được tình hình tồi tệ đó xảy ra?
•Biện pháp tối thiểu hóa thiệt hại là gì?
Các rủi ro, quan ngại, hoặc vấn đề mà team dự án cảm thấy lo lắng.
3.2 Danh sách các câu
hỏi của Inception Deck
3.2.8 Lịch trình (What's our schedule ?)
Việc dự kiến một dự án mất bao nhiêu ngày để
hoàn thành trước khi nó bắt đâu là không thể,
nhưng ít nhất chúng ta cần thông báo với các bên
liên quan một cách đại khái cần 3-6 hay 9 tháng.
3.2 Danh sách các câu
hỏi của Inception Deck
3.2.9 Xác định rõ ưu tiên cái gì?
Mỗi dự án đều có 4 yếu tố quan trọng: thời gian,
tiền, phạm vi phát triển và chất lượng.
4 yếu tố trên đối lập nhau và không thể cùng đặt
ưu tiên cao được.
Ở phần này, chúng ta cần làm rõ, trong dự án cái
gì là quan trọng nhất và không được thay đổi, cái
gì có thể điều chỉnh.
3.2 Danh sách các câu
hỏi của Inception Deck
3.2.10 Chúng ta cần gì và bao nhiêu?
Đây là câu hỏi về 2 vấn đề nóng bỏng với mỗi
bên: mất bao nhiêu thời gian và chi phí sẽ là bao
nhiêu.
Trong trường hợp một dự án đã fix budget,
chúng ta chỉ việc xem với budget đó, ta có thể xử
lý được số task được đưa ra không.
4. Tổng kết
Trên đây là 10 câu hỏi khi bắt đầu dự án cuả Jonathan Rasmusson
Mục đích của việc thực hiện 10 câu hỏi inception deck tìm ra những khái niệm cốt lõi của dự án,
sau đó chia sẻ kết quả đến các bên liên quan và những người khác trong team.
Việc thực hiện tất cả 10 bước sẽ làm bạn mất vài ngay hoặc vài tuần cho một dự án dài 3-6 tháng.
Nhưng nó là một công cụ vô giá để thiết lập mục tiêu cho dự án và nhắc nhở mọi người vai trò
của họ cũng như của project.
https://github.com
/agile-samurai-ja/support/blob/master/blank-inception-deck/blank-inception-deck1-ja.ppt
https://apmp.vn/nhung-cau-hoi-nen-tra-loi-truoc-khi-bat-dau-du-an/
5. Áp dụng
Các team thử áp dụng cách đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi này
Tiến hành làm Product Backlog (có thể áp dụng giấy nhắc nhớ)

You might also like