Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 41

NGUYÊN LÝ TÀI CHÍNH

NGUYÊN LÝ TÀI CHÍNH: NỘI DUNG

TỔNG QUAN Tài chính công

Tài chính doanh Tài chính quốc


nghiệp tế

Tài chính bảo


hiểm
CHƯƠNG 4: TÀI CHÍNH BẢO HIỂM

1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM

2. CÁC HÌNH THỨC BẢO HIỂM


4. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM

4. Khái niệm bảo hiểm


1

4. Vai trò của bảo hiểm


2

4. Phân loại bảo hiểm


3
Hãy kể tên các loại bảo hiểm?
4.1. Khái niệm bảo hiểm
4.1.1. Nguồn gốc của bảo hiểm

Rủi ro chính là nguồn gốc phát sinh nhu cầu bảo hiểm. Cho dù
con người có cố gắng đề phòng và hạn chế rủi ro thì rủi ro vẫn
có thể xảy ra.
4.1. Khái niệm bảo hiểm
4.1.1. Nguồn gốc của bảo hiểm

Khi rủi ro xảy ra có thể sẽ dẫn đến các tổn thất và thiệt hại về
tính mạng, thân thể, tài sản và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của các cá thể, tổ chức kinh tế - xã
hội.
4.1. Khái niệm bảo hiểm
4.1.1. Nguồn gốc của bảo hiểm

Hiểu một cách đơn giản thì rủi ro là khả năng xảy ra biến cố
bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không
mong đợi.

Có 4 phương pháp để hạn chế hay kiểm soát rủi ro như sau:
4.1. Khái niệm bảo hiểm
4.1.1. Nguồn gốc của bảo hiểm
a. Né tránh rủi ro
Tức là tìm cách tránh, loại trừ hoặc hạn chế tối đa khả năng
xảy ra rủi ro. Đây là giải pháp phổ biến nhất.
Ví dụ: Sau khi sử dụng bia rượu, để giảm rủi ro tai nạn giao
thông thì chúng ta có thể gọi taxi để về nhà thay vì tự điều
khiển phương tiện.
4.1. Khái niệm bảo hiểm
4.1.1. Nguồn gốc của bảo hiểm
b. Kiểm soát rủi ro
Là biện pháp hạn chế tối đa tổn thất có thể xảy ra.

Ví dụ: Hạn chế tổn thất từ rủi ro tai nạn lao động bằng cách
mang đồ bảo hộ lao động.
4.1. Khái niệm bảo hiểm
4.1.1. Nguồn gốc của bảo hiểm
c. Chấp nhận rủi ro
Là hình thức mà người bị tổn thất tự chấp nhận tổn thất đó.
Chấp nhận rủi ro được chia thành 2 hình thức là chấp nhận rủi
ro thụ động và chủ động.
4.1. Khái niệm bảo hiểm
4.1.1. Nguồn gốc của bảo hiểm
c. Chấp nhận rủi ro

+ Chấp nhận rủi ro thu động là việc không có sự chuẩn bị


trước mà chỉ khi rủi ro xảy ra mới tìm kiếm các nguồn tài
chính để khắc phục.
4.1. Khái niệm bảo hiểm
4.1.1. Nguồn gốc của bảo hiểm
c. Chấp nhận rủi ro

+ Chấp nhận rủi ro chủ động là việc lập ra quỹ dự trữ để bù


đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Ví dụ: Khi chúng ta bị ốm và nhập viện thì sao?
4.1. Khái niệm bảo hiểm
4.1.1. Nguồn gốc của bảo hiểm
d. Chuyển giao rủi ro

Chuyển giao rủi ro là hình thức lý tưởng nhất để đối phó với
hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra.
Nhu cầu chuyển giao rủi ro chính là nguồn gốc của sự hình
thành bảo hiểm.
4.1. Khái niệm bảo hiểm
4.1.1. Nguồn gốc của bảo hiểm
d. Chuyển giao rủi ro

Khi sở hữu một tài sản nào đó có giá trị lớn mà người chủ sở
hữu không lường trước được tổn thất do rủi ro gây ra thì giải
pháp khôn ngoan nhất là chuyển giao rủi ro đó cho một bên
khác.
4.1. Khái niệm bảo hiểm
4.1.1. Nguồn gốc của bảo hiểm
d. Chuyển giao rủi ro

Lúc này người được bảo hiểm chuyển giao rủi ro cho người
bảo hiểm để đổi lấy sự an toàn về tài chính trong suốt thời gian
chuyển giao đó.

Đây chính là nguyên lý cơ bản của kinh doanh bảo hiểm.


4.1. Khái niệm bảo hiểm
4.1.1. Nguồn gốc của bảo hiểm

Do vậy, kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp
bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi. Theo đó, doanh nghiệp bảo
hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm trên cơ sở bên
mua bảo hiểm đóng phí báo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm.
4.1. Khái niệm bảo hiểm
4.1.2. Khái niệm bảo hiểm

Về phương diện kinh tế, bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi
ro được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên
mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm và doanh nghiệp
bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra
sự kiện bảo hiểm.
4.1. Khái niệm bảo hiểm
4.1.2. Khái niệm bảo hiểm

Về phương diện tài chính, bảo hiểm chính là sự vận động các
nguồn lực trong việc huy động sự đóng góp (phí bảo hiểm) để
lập quỹ bảo hiểm và phân phối, sử dụng nó bồi thường những
tổn thất vận chất, chi trả cho tại nạn bất ngờ xảy ra đối với các
đối tượng bảo hiểm.
4.1. Khái niệm bảo hiểm
4.1.2. Khái niệm bảo hiểm

Do vậy, về bản chất, hoạt động bảo hiểm là những quan hệ


kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử
dụng quỹ bảo hiểm giữa những người tham gia bảo hiểm thông
qua người bảo hiểm nhằm đẩm
4.2. Vai trò của bảo hiểm

Bảo hiểm để làm gì?


4.2. Vai trò của bảo hiểm

Mục đích sau cùng của bảo hiểm là đảm bảo an toàn cho quá
trình sản xuất và đời sống của con người trước những rủi ro,
tai nạn có thể xảy ra.
Vai trò của bảo hiểm được chia thành 2 khía cạnh sau đây:
4.2. Vai trò của bảo hiểm

4.2.1. Vai trò kinh tế của bảo hiểm

Thứ nhất, bảo hiểm góp phần ổn định tài chính của các tổ
chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.

Trong vai trò này, bảo hiểm đảm bảo sự ổn định về tài chính
cho các doanh nghiệp hay cá nhân khi sự kiện bảo hiểm xảy
ra.
4.2. Vai trò của bảo hiểm

4.2.1. Vai trò kinh tế của bảo hiểm

Ví dụ: Khi hỏa hoạn xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm bồi
thường chi phí. Các doanh nghiệp không mua bảo hiểm sẽ chịu
toàn bộ tổn thất và có thể đối mặt với nguy cơ phá sản.
4.2. Vai trò của bảo hiểm

4.2.1. Vai trò kinh tế của bảo hiểm

Bên cạnh đó, bảo hiểm giúp thúc đẩy đầu tư vì các nhà đầu tư
yên tâm rằng khi rủi ro như thiên tai, hỏa hoạn, hay tai nạn xảy
ra thì số tiền họ đầu tư sẽ được bồi thường thay vì có thể bị
mất trắng.
4.2. Vai trò của bảo hiểm

4.2.1. Vai trò kinh tế của bảo hiểm


Thứ hai, bảo hiểm đóng vai trò trung gian tài chính, huy
động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Bằng cách thu phí bảo hiểm trước, các doanh nghiệp bảo hiểm
có thể huy động được quỹ tiền tệ lớn (khi rủi ro chưa kịp phân
bổ). Các doanh nghiệp bảo hiểm thường sử dụng quỹ tiền tệ này
để đầu tư sinh lãi, đóng góp vào nhu cầu vốn của nền kinh tế.
4.2. Vai trò của bảo hiểm

4.2.1. Vai trò kinh tế của bảo hiểm

Thực tế là nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tham gia rất mạnh
trên thị trường bất động sản, chứng khoán, và thị trường vốn.
Là một trung gian tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm thu
hút và cung ứng vốn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
4.2. Vai trò của bảo hiểm

4.2.1. Vai trò kinh tế của bảo hiểm


Thứ ba, bảo hiểm hỗ trợ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam,
thúc đẩy hội nhập kinh tế.

Trong quá trình hội nhập, bảo hiểm có vai trò quan trọng trong
việc đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập theo lộ trình
trong các hiệp đinh thương mại tự do và đàm phán song
phương.
4.2. Vai trò của bảo hiểm

4.2.1. Vai trò kinh tế của bảo hiểm


Thứ tư, bảo hiểm góp phần ổn định Ngân sách nhà nước
Nhờ có các dịch vụ bảo hiểm mà ngân sách nhà nước giảm nhẹ
đáng kể các khoản ngân sách phải chi trả như trợ cấp do thiên
tai, tại nạn bất ngờ.
Ngoài ra, các loại thuế trên dịch vụ bảo hiểm cũng góp phần bổ
sung ngân sách nhà nước.
4.2. Vai trò của bảo hiểm

4.2.2. Vai trò xã hội của bảo hiểm

Thứ nhất, bảo hiểm tác động tới công tác phòng tránh rủi
ro, hạn chế tổn thất, đảm bảo an toàn cho nền kinh tế - xã
hội.
4.2. Vai trò của bảo hiểm

4.2.2. Vai trò xã hội của bảo hiểm

Để hạn chế bồi thường, các doanh nghiệp bảo hiểm thường
nghiên cứu rủi ro, thống kê tai nạn, tổn thất, xác định nguyên
nhân. Từ đó, các doanh nghiệp này phối hợp với cơ quan chức
năng để cải thiện các biện pháp kiểm soát, ngắn ngừa rủi ro,
giảm thiểu tổn thất.
4.2. Vai trò của bảo hiểm

4.2.2. Vai trò xã hội của bảo hiểm

Điều này góp phần đảm bảo an toàn cho tính mạng, sức khỏe
con người và của cải vật chất của xã hội.
4.2. Vai trò của bảo hiểm

4.2.2. Vai trò xã hội của bảo hiểm

Thứ hai, bảo hiểm tạo thêm việc làm cho người lao động

Thị trường bảo hiểm thu hút lực lượng lao đổng rất lớn, giúp
giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao
động, và giảm thiểu các vấn đề xã hội liên quan.
4.2. Vai trò của bảo hiểm

4.2.2. Vai trò xã hội của bảo hiểm


Thứ ba, bảo hiểm tạo nếp sống tiết kiệm và mang đến trạng
thái an toàn về tinh thần cho xã hội.
Thị trường bảo hiểm với các sản phẩm đa dạng cũng là một
kênh tiết kiệm linh hoạt. Bên cạnh đó, bảo hiểm mang lại trạng
thái an toàn về tinh thần, giảm bớt lo âu trước rủi ro, bất trắc
cho những người được bảo hiểm.
4.3. Phân loại bảo hiểm
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm
(1) Bảo hiểm con người: Đối tượng bảo hiểm ở đây là tính mạng, thân thể và sức khỏe của
con người
(2) Bảo hiểm tài sản: Khi xảy ra tổn thất về tài sản, bên bảo hiểm sẽ bồi thường cho người
tham gia bảo hiểm một khoản tiền dựa vào giá trị thiệt hại thực tế và giới hạn bồi thường
trong hợp đồng.
(3) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Nếu người được bảo hiểm phải bồi thường hoặc chịu trách
nhiệm dân sự đối với bên thứ ba, thì nghĩa vụ bồi thường này sẽ được chuyển giao cho công
ty bảo hiểm căn cứ theo các quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
4.3. Phân loại bảo hiểm
Căn cứ vào Quy định pháp luật
(1) Bảo hiểm bắt buộc: Các loại bảo hiểm được pháp luật quy định phải tham gia như bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm cháy nổ,…

(2) Bảo hiểm tự nguyện: Cá nhân hoặc tổ chức có quyền tham gia hoặc không tham gia loại
bảo hiểm này và có thể tùy ý lựa chọn đơn vị nhận bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ, bảo
hiểm sức khỏe,….
4.3. Phân loại bảo hiểm
Căn cứ vào đơn vị thực hiện
(1) Bảo hiểm thương mại là bảo hiểm do các tổ chức thương mại thực hiện. Với loại hình
này, khách hàng tham gia một cách tự nguyện và phải đóng phí đầy đủ cho công ty bảo
hiểm. Ba loại hình bảo hiểm thương mại gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân
thọ và bảo hiểm sức khỏe.
(2) Bảo hiểm do Nhà nước thực hiện là các loại bảo hiểm do nhà nước thực hiện bao gồm
bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.
4.3. Phân loại bảo hiểm
4.3. Phân loại bảo hiểm

Tìm hiểu về các loại Bảo hiểm do Nhà nước thực hiện?

You might also like