Bỏng

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Bệnh học bỏng hóa chất

Tỷ lệ bỏng hoá chất chiếm khoảng 5-6% trong các loại bỏng.
Một số hoá chất khi tác dụng trên da và niêm mạc còn ngấm theo đường mạch máu vào cơ thể và có thể dẫn tới tử
vong.

Các hoá chất gây tổn thương bỏng gồm:


• Dung dịch các axit mạnh.
• Muối một số kim loại nặng.
• Dung dịch các chất bazơ mạnh.

Tổn thương do các hoá chất gây ra khi tác dụng trên da và niêm mạc phụ thuộc vào:
o Đặc tính hoá học và vật lý của hoá chất.
o Nồng độ hoá chất.
o Thời gian tác dụng.
o Đặc điểm vùng cơ thể bị.
o Cách thức và thời gian được cứu chữa kỳ đầu.
Bỏng acid
Cơ chế gây bỏng
Khi axit tiếp xúc với da sẽ làm ngưng kết protein của mô và hút nước của tế bào, hoá hợp với protein thành protein
axit. Nồng độ axit càng đậm đặc và thời gian tiếp xúc kéo dài thì hiện tượng ngưng kết càng nhanh và mạnh, bỏng
càng sâu.
Đặc điểm lâm sàng
Đau rát, nóng khi bị. Trạng thái đau xuất hiện muộn. Nếu là các dung dịch axit loãng, đau kéo dài
vài ngày.
Tổn thương bỏng thường xuất hiện dưới hình thể các vết mầu khác nhau tuỳ loại axit.
Bỏng axit H2SO4 mầu xám rồi thành mầu nâu.
Bỏng HNO3 lúc đầu mầu vàng rồi chuyển thành mầu sẫm.
Bỏng HCL mầu vàng nâu.
Bỏng axit Tricloroaxetic: mầu trắng.
Bỏng axit Flohydric: mầu đỏ với hoại tử ở trung tâm.
Bỏng axit Phenic: mầu xanh sẫm hoặc mầu vàng đỏ.
Bỏng nông do axit: ngày thứ 4-10 lớp hoại tử của thượng bì sẽ bong, lộ một nền biểu mô non hoặc mô hạt có các đảo
biểu mô. Da non hoặc sẹo bỏng mầu hồng hoặc thẫm màu hơn da lành. Bỏng trung bì thường dễ lành sẹo lồi.
Bỏng sâu do axit: Khi khám thấy vết bỏng lõm xuống so với vùng da lành xung quanh. Vết bỏng mất cảm giác hoàn
toàn, phù nề phất triển mạnh và kéo dài.
Hoại tử bỏng rụng từ ngày thứ 18-30 trở đi. Mô hạt hình thành.
Bỏng acid
Cách sử trí và điều trị
o Phải được tiến hành ngay sau khi bị bỏng:
o Nếu axit dính vào quần áo và giầy dép nhanh chóng cởi bỏ quần áo vào giầy dép.
o Dùng nhiều nước lạnh dội lên vùng bỏng hoặc ngâm vùng bỏng vào nước để hoà loãng nồng độ axit vơí thời gian
trên 10-15 phút và nếu bị bỏng do axit hydroflohydric thì ngâm rửa nước lạnh phải dài thời hạn hơn, sau đó dùng
thuốc để trung hoà.
o Trung hoà axit bằng dung dịch Natri bicacbonat 10-20%, nước xà phòng, nước vôi nhì 5% có thể dùng bột phấn
viết, xà phòng đánh răng, bột hydroxyt magie rắc hoặc xoa trên tổn thương bỏng.
o Đối với một số loại axit: sau khi dùng dung dịch kiềm:
o Axit hydroflohydric: dùng bột Sulphat magie rắc vào vết bỏng.
o Axit cacbolic: dùng dầu thảo mộc, glycerin, rượu cồn.
o Axit phenic, phenol: dùng dầu thảo mộc băng lại.
o Nếu bệnh nhân uống phải axit thì xúc miệng bằng Natricacbonat 5% sau đó cho uống nước lòng trắng trứng gà, số
lượng tuỳ theo lượng axit uống vào nhiều hay ít. Không nên uống Natricacbonat 5% có thể gây chướng khí làm
giãn dạ dày cấp hoặc có thể thủng dạ dày và ống tiêu hoá.
Bỏng bazo
Cơ chế gây bỏng
Làm tan rã protein các mô và kết hợp với các protein đã bị lỏng ra thành proteinat kiềm.
Tạo ra một quá trình xà phòng hoá với các chất béo của một tế bào cơ thể.
Vôi sống (CaO) khi gặp nước (H2O) tạo thành vôi tôi Ca(OH)2 quá trình phản ứng nhiệt (nhiệt độ tới 150oc) và
vôi tôi là một bazơ mạnh (pH: 13,1).
Amonihydroxit (NH4OH: khi hít thở nhiều khí amoniac (NH3) sẽ hội chứng phù nề thanh khí quản và dẫn tới
phù phổi cấp.
Đặc điểm lâm sàng
Hình thái tổn thương hay gặp
Nốt phồng trên nền da xung huyết, phù nề.
Hoại tử ướt màu xám.
Bỏng nông và bỏng sâu xen kẽ.
Đau nhức kéo dài, biến chứng nhiễm khuẩn, viêm mủ thường gặp nhiễm khuẩn mủ xanh.
Bỏng bazo
Cơ chế gây bỏng
Làm tan rã protein các mô và kết hợp với các protein đã bị lỏng ra thành proteinat kiềm.
Tạo ra một quá trình xà phòng hoá với các chất béo của một tế bào cơ thể.
Vôi sống (CaO) khi gặp nước (H2O) tạo thành vôi tôi Ca(OH)2 quá trình phản ứng nhiệt (nhiệt độ tới 150oc) và
vôi tôi là một bazơ mạnh (pH: 13,1).
Amonihydroxit (NH4OH: khi hít thở nhiều khí amoniac (NH3) sẽ hội chứng phù nề thanh khí quản và dẫn tới
phù phổi cấp.
Đặc điểm lâm sàng
Hình thái tổn thương hay gặp
Nốt phồng trên nền da xung huyết, phù nề.
Hoại tử ướt màu xám.
Bỏng nông và bỏng sâu xen kẽ.
Đau nhức kéo dài, biến chứng nhiễm khuẩn, viêm mủ thường gặp nhiễm khuẩn mủ xanh.

Triệu chứng toàn thân


Ngay sau khi bỏng phải rửa hoặc ngâm vào nước sạch để hoà loãng nồng độ bazơ.
Sau khi dùng nước rửa, sử dụng các dung dịch axit như axit axetic 6%, dung dịch amoniclorua (NH4Cl) 5%, axit
boric. Nếu không có dung dịch trên dùng nước dấm, nước chanh, nước đường 20%.
Bỏng do vôi tôi: sau khi dùng dung dịch axit boric 3% để rửa phải dùng dung dịch amoniclorua 10% rửa sạch
các vết vôi tôi còn sót lại. Sau đó băng bằng axit boric 3%.
Điều trị toàn thân. Cần điều trị dự phòng sốc, lợi niệu, kháng sinh liều cao, truyền máu dịch thể.
Những đối tượng có nguy cơ bị bỏng hóa chất
- nhân viên làm việc trực tiếp với hoá chất tại các cơ sở sản xuất, phương tiện vận tải.
- các hộ gia đình thì trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người tàn tật không đủ khả năng xử trí khi tiếp xúc với các hóa chất.
Nguyên nhân gây bỏng hóa chất
Acid và kiềm mạnh, phốt pho dùng trong công nghiệp, vôi mới tôi có thể gây nên tổn thương bỏng nặng.
Một số sản phẩm có thể gây bỏng hóa chất: acid trong ắc qui xe hơi, thuốc tẩy trắng, amoniac, chất làm sạch răng giả, các
sản phẩm làm trắng răng, sản phẩm khử trùng nước hồ bơi chứa clo.
o loại hóa chất được hít hoặc nuốt phải, Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến khi bị bỏng hóa chất:
o thời gian da tiếp xúc với hóa chất, – Da chết hoặc cháy đen
o tình trạng da: có vết thương hở, vết cắt hay – Da bị kích ứng, mẩn đỏ, bỏng rát tại vùng tiếp xúc với hóa
còn nguyên vẹn khi tiếp xúc với hóa chất, chất
o vị trí tiếp xúc với hóa chất, – Đau hoặc tê ở vùng bị ảnh hưởng
o hóa chất thuộc dạng nào? (khí, lỏng hay rắn), – Thay đổi tầm nhìn, mất thị lực nếu hóa chất tiếp xúc với mắt
o số lượng và độ mạnh của loại hóa chất sử Các triệu chứng có thể xảy ra khi nạn nhân nuốt phải hoá chất,
dụng. bao gồm:
– Nhức đầu, chóng mặt
– Huyết áp giảm
– Nhịp tim không ổn định
– Tim ngừng đập hoặc bị nhồi máu cơ tim
– Khó thở, ho
– Co giật cơ bắp
Sơ cấp cứu nạn nhân bỏng hoá chất
– (1) Rửa ngay, rửa liên tục bằng nước sạch càng nhiều càng tốt..
Nếu bỏng mắt do hóa chất cần được rửa mắt bằng vòi trong ít nhất 20 – 30 phút.
– Nếu nạn nhân nuốt phải hoá chất, tuyệt đối không gây nôn mửa vì có thể làm tổn
thương thêm nội tạng. Cần uống nhiều nước để làm loãng hoá chất trong dạ dày.
– (2) Phải nhanh chóng cởi bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất. Khi tháo phải lưu ý bảo vệ
tay của người làm động tác đó (không dùng tay trần để tháo). Không cởi quần áo nếu
quần áo dính vào da vì rất dễ gây lột da, tốt nhất là nên xé bỏ quần áo dính hoá chất.
– (3) Nếu vết bỏng chảy nhiều máu thì phải sau khi rửa sạch dưới vòi nước nên băng vết
bỏng lại. Lưu ý không băng chặt và phải dùng bông, gạc sạch.
Sau khi sơ cứu xong, cần chuyển ngay nạn nhân tới trung tâm y tế gần nhất để được điều
trị kịp thời.
Phòng chống sốc bỏng
Sốc bỏng là một trạng thái phản ứng toàn thân của cơ thể khi bị chấn thương bỏng với mức độ tổn
thương mô lớn gây rối loạn bệnh lý: suy sụp tuần hoàn, rối loạn hô hấp, rối loạn cân bằng nước điện
giải, rối loạn cân bằng kiềm toan trong cơ thể.
Để phòng chống sốc bỏng cần làm như sau:
– Đặt nạn nhân ở tư thế nằm. Động viên an ủi nạn nhân
– Cho nạn nhân uống nước vì nạn nhân rất khát nhất là khi phải chuyển nạn nhân đi xa. Chú ý chỉ cho
nạn nhân uống nước khi nạn nhân tỉnh táo, không bị nôn và không có những chấn thương khác. Có thể
cho nạn nhân uống nước đường hoặc oresol.
– Dùng thuốc aspirin giảm đau cho nạn nhân. Trước khi dùng thuốc giảm đau phải chú ý nếu nghi ngờ
nạn nhân có chấn thương bên trong thì không được dùng thuốc giảm đau, an thần mạnh.
– Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở điều trị càng sớm càng tốt.
Sơ cứu các tai nạn do hóa chất gây ra
Trường hợp bị bỏng:
+ Vết bỏng do dung môi dễ cháy như benzen, axeton (C6H6, CH3COCH3 v.v….). Dùng khăn vải,
khăn tẩm nước chụp lên chỗ cháy trên người nạn nhân, sau đó dùng cát hoặc bao tải ướt dập đám cháy.
Không dùng nước để rửa vết bỏng mà dùng gạc tẩm dung dịch thuốc tím (KMnO4 1%) hoặc axit
picric H3BO3 2% đặt nhẹ lên vết thương bỏng.
+ Vết bỏng do kiềm đặc: Xút ăn da, potat ăn da (NaOH, KOH).
Dùng nước sạch để rửa vết thương nhiều lần, sau đó rửa bằng dung dịch axit axetic 5%. Nếu kiềm bắn
vào mắt thì phải rửa bằng nước sạch nhiều lần sau dung dịch axit boric (H3BO3 2%)
+ Vết bỏng do axit đặc như axit sunfuric, nitric (H2SO4, HNO3…).
Trước tiên rửa bằng nước sạch nhiều lần, sau dùng dung dịch amoniac 5% hoặc dung dịch
NaHCO3 10%, loại bỏ các phương tiện dính axit trên vùng bị bỏng (không nên dùng xà phòng để rửa
vết thương). Nếu axit rơi vào mắt thì nhanh chóng rửa kỹ nhiều lần bằng nước sạch, nước cất, nước
đun sôi để nguội sau dùng dung dịch natri hydro cacbonat (NaHCO3) 3%.
+ Vết bỏng do phốt pho (P)
Trước tiên rửa vết bỏng bằng dung dịch đồng sunphat (CuSO4) 2%. Không dùng thuốc mỡ hoặc
vazơlin… Tiếp theo dùng gạt tẩm dung dịch đồng sunphat 2% hoặc dung dịch thuốc tím (KMnO4) 3%
đặt lên vết thương. Vết bỏng loại này lâu khỏi hơn với vết bỏng khác, cần tránh gây nhiễm trùng.
Trường hợp bị ngộ độc:
+ Ngộ độc do uống nhầm axit
Trước tiên cho nạn nhân uống nước đá, vỏ trứng nghiền nhỏ (1/2 thìa con trong cốc nước) và cho uống bột
magie oxit (MgO) trộn với nước cho uống nước (29 gam trong 300 ml nước) và uống từ từ. Không dùng
thuốc tẩy
+ Ngộ độc do hút phải kiềm (amoniac, xút ăn da…) sơ cứu nạn nhân bằng cách uống giấm loãng (axit axetic
2%) hoặc nước chanh. Không được uống thuốc tẩy.
+ Ngộ đốc do ăn phải hợp chất của thuỷ ngân, trước hết cần cho nạn nhân nôn ra rồi cho uống sữa có pha
lòng trắng trứng. Sau đó cho nạn nhân uống than hoạt tính.
+ Ngộ độc do phốt pho trắng, trước hết cần làm cho nạn nhân nôn ra, rồi uống dung dịch đổng sunphat
(CuSO4) 0,5 gam trong một lít nước và cho uống nước đá. Không được uống sữa, lòng trắng trứng, dầu mỡ
vì các chất này hoà tan photpho.
+ Ngộ độc vì hỗn hợp chì, cho nạn nhân uống natri sunphat (Na2SO4) 10% hoặc magie sun phat (MgSO4)
10% trong nước ấm vì các chất này sẽ tạo thành kết tủa với chì. Sau đó uống sữa lòng trắng trứng và uống
than hoạt tính.
+ Ngộ độc do hít phải khí độc như khí clo, brom..(Cl2, Br2 ) cần đưa nạn nhân ra chỗ thoáng, nới dây thắt
lưng, cho thở không khí có một lượng nhỏ amniắc hoặc có thể dùng hỗn hợp cồn 900C với amoniac.
+ Ngộ độc do hít phải khí hiđro sunfua, các bon oxit… (H2S, CO), Cần đưa nạn nhân nằm ở chỗ thoáng, cho
thở bằng oxi nguyên chất, làm hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.
+ Ngộ độc do hít phải quá nhiều amoniac, cần cho nạn nhân hít hơi nước nóng, sau đó cho uống nước chanh
hoặc giấm loãng.

You might also like