Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 27

Bài giảng 03:

ĐIỂM HÒA VỐN VÀ


QUAN HỆ CVP

1 05/09/24 Nguyễn Tấn Bình


Mục tiêu bài giảng 03

i. Tính khối lượng hoà vốn (đơn vị sản phẩm) và


doanh thu hòa vốn (đơn vị tiền tệ)
ii. Thiết lập đồ thị Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận
(CVP: Cost – Volume – Profits) và hiểu được
những yếu tố tác động đến lợi nhuận
iii. Tính doanh thu hoặc khối lượng sản phẩm cần
thiết để đạt lợi nhuận mục tiêu

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 2


(i). Tính khối lượng hoà vốn
(khối lượng sản phẩm) và
doanh thu hòa vốn (đơn vị
tiền tệ)

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 3


Phân tích quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận
Cost-Volume-Profit Analysis (CVP)

Phân tích Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận là gì ?

Đó là việc nghiên cứu các tác động


của khối lượng sản phẩm (quy mô
hoạt động) lên doanh thu, chi phí,
và lợi nhuận ròng
05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 4
Một ví dụ

Giá bán 5
Chi phí biến đổi 3
Hiệu số gộp (chênh lệch) 2

Tổng chi phí cố định hàng tháng: 150


Trong đó:
Thuê mặt bằng 60
Lương thời gian 80
Khác 10
05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 5
Một ví dụ (tiếp)

Với khối lượng tiêu thụ là 100 (sản phẩm),


báo cáo thu nhập như sau:

Doanh thu (=100 x $5): 500


Chi phí biến đổi (=100 x $3): 300
Hiệu số gộp (=100 x $2): 200
Chi phí cố định: 150
Lợi nhuận: 50

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 6


Điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là tại đó doanh thu bằng
tổng chi phí (lợi nhuận bằng không).

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 7


Hiệu số an toàn
Hiệu số an toàn cho biết doanh thu kế
hoạch có thể giảm đến bao nhiêu mà
vẫn không bị lỗ.
Khối lượng kế hoạch

Khối lượng hòa vốn
=
Hiệu số an toàn
05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 8
Phương pháp phân tích điểm
hòa vốn
Hai phương pháp cơ bản để tính toán
điểm hòa vốn:
Theo hiệu số gộp (Contribution margin)

Theo phương trình (Equation)

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 9


Phân biệt Hiệu số gộp và Lợi nhuận gộp

Gross Margin (GM)


Lợi nhuận gộp là hiệu số giữa doanh thu
và giá vốn (chi phí) hàng bán (theo kế toán
tài chính)

Contribution Margin (CM)


Hiệu số gộp là hiệu số giữa doanh thu
và chi phí biến đổi (theo kế toán quản trị)

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 10


Tính theo phương pháp hiệu số
gộp
(Công thức) Khối lượng hòa vốn =

Chi phí cố định ÷ Hiệu số gộp đơn vị

Theo ví dụ, ta có:


Giá bán 5
Chi phí biến đổi đơn vị 3
Hiệu số gộp đơn vị 2
Tổng chi phí cố định 150
Khối lượng hòa vốn (sản phẩm) 150/2 = 75

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 11


Tính theo phương pháp hiệu số
gộp (tiếp)

Doanh thu hoà vốn:


75 sản phẩm × $5 = $375
Hoặc:

$150 ÷ 40% = $375

Chi phí cố định ÷ Tỉ lệ hiệu số gộp


05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 12
Tính theo phương pháp
phương trình
Tại điểm hòa vốn lợi nhuận ròng bằng zero

Doanh thu

– Chi phí biến đổi

– Chi phí cố định

= Lợi nhuận ròng bằng zero


05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 13
Tính theo phương pháp
phương trình (tiếp)
Đặt X = số lượng sản phẩm tại điểm hoàn vốn

$5X – $3X – $150 = 0


 $2X = $150
 X = $150 ÷ $2
 X = 75 sản phẩm

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 14


Tính theo phương pháp
phương trình (tiếp)
Đặt S = doanh thu tại điểm hoàn vốn

S – 60%S – $150 = 0
 40%S = $150
 S = $150 ÷ 40%
 X = $375

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 15


(ii). Thiết lập đồ thị Chi phí – Khối lượng và
Lợi nhuận (CVP) và điểm hoà vốn để
hiểu rõ hơn những yếu tố bản chất bên
trong tác động đến lợi nhuận

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 16


Đồ thị điểm hoà vốn

450 Doanh thu


375 Chi phí cố định
Doanh thu, Chi phí ($).

Tổng chi phí


300

225
Ñieåm hoaø voán:
150
Khoái löôïng: 75
75 Doanh thu: $375

-
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100

Khối lượng (sản phẩm)

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 17


(iii). Tính doanh thu và/hoặc khối
lượng sản phẩm cần thiết để
đạt lợi nhuận mục tiêu

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 18


Lợi nhuận ròng mục tiêu

Tính theo phương pháp hiệu số gộp

Khối lượng sản phẩm cần thiết =


Chi phí cố định + Lợi nhuận ròng mục tiêu
Hiệu số gộp đơn vị

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 19


Lợi nhuận ròng mục tiêu (tiếp)
Theo ví dụ, để đạt được lợi nhuận ròng mục
tiêu là $40 thì phải tiêu thụ bao nhiêu sản
phẩm?

Khối lượng sản phẩm cần thiết =


($150 + $40)/ $2 = 95 sản phẩm

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 20


Đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động (OL: Operating Leverage)
là hệ số thể hiện cơ cấu chi phí (cố định và
biến đổi).
Công thức tổng quát:
OL = Hiệu số gộp ÷ Lợi nhuận

Theo ví dụ đã cho:
OL = $200/ $50 = 4 (lần)
05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 21
Đòn bẩy hoạt động (tiếp)
 Với công ty có hệ số đòn bẩy hoạt
động cao, một sự thay đổi nhỏ
trong doanh thu sẽ tạo ra một sự
thay đổi rất lớn trong lợi nhuận
 Quy luật này đúng trong cả hai
trường hợp:
o Thay đổi tăng
o Thay đổi giảm

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 22


Đòn bẩy hoạt động (tiếp)
Sử dụng ví dụ trước, cho khối lượng tiêu thụ tăng 10% và tính
lại lợi nhuận?

Khối lượng sản phẩm 100 sp 110 sp Tỉ lệ tăng


Doanh thu 500 550 10%
Chi phí biến đổi 300 330 10%
Hiệu số gộp 200 220 10%
Chi phí cố định 150 150 -
Lợi nhuận 50 70 40%

Doanh thu tăng 10% (không đổi giá bán) dẫn đến lợi
nhuận tăng 40% (tốc độ tăng 4 lần cao hơn).

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 23


So sánh 2 công ty cùng
ngành
Thay đổi doanh thu 0%
Công ty A Công ty B
Báo cáo thu nhập:
Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ
Doanh thu 100,000 100% 100,000 100%
Chi phí biến đổi 80,000 80% 40,000 40%
Hiệu số gộp 20,000 20% 60,000 60%
Chi phí cố định 10,000 50,000
Lợi nhuận 10,000 10,000
Đòn bẩy hoạt động 2 6

Trong điều kiện bình thường, doanh thu và lợi nhuận


của 2 công ty là như nhau.
05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 24
So sánh 2 công ty cùng
ngành (tiếp)
Thay đổi doanh thu 30%
Công ty A Công ty B
Báo cáo thu nhập:
Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ
Doanh thu 130,000 100% 130,000 100%
Chi phí biến đổi 104,000 80% 52,000 40%
Hiệu số gộp 26,000 20% 78,000 60%
Chi phí cố định 10,000 50,000
Lợi nhuận 16,000 28,000

Khi doanh thu tăng (như nhau), lợi nhuận của Công ty
B tăng nhanh hơn (do có đòn bẩy lớn hơn)

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 25


So sánh 2 công ty cùng
ngành (tiếp)
Thay đổi doanh thu - 30%
Công ty A Công ty B
Báo cáo thu nhập:
Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ
Doanh thu 70,000 100% 70,000 100%
Chi phí biến đổi 56,000 80% 28,000 40%
Hiệu số gộp 14,000 20% 42,000 60%
Chi phí cố định 10,000 50,000
Lợi nhuận 4,000 (8,000)

Khi doanh thu giảm (như nhau), lợi nhuận của Công ty
B giảm nhanh hơn (do có đòn bẩy lớn hơn)

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 26


Độ lớn của đòn bẩy hoạt
động
Thảo luận trên lớp:
 Độ lớn của đòn bẩy hoạt động lệ
thuộc vào điều gì?
 Có phải đòn bẩy càng lớn thì càng
tốt?
 Càng nhỏ càng tốt?
 Bao nhiêu cho vừa?

05/09/24 Nguyễn Tấn Bình 27

You might also like