Slide Bài Giảng Luật Quốc Tế LMS

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 289

HỌC PHẦN: LUẬT QUỐC TẾ

Giảng viên: PGS.TS NGÔ HỮU PHƯỚC


THỜI LƯỢNG: 3 TÍN CHỈ

HÌNH THỨC THI:


THI VIẾT CÓ SỬ DỤNG TÀI LIỆU

TỔNG VĂN PHÒNG KHOA LUẬT KINH TẾ:


QUAN B1303 ĐẠI HỌC KINH TẾ -LUẬT

VỀ
MÔN ĐIỆN THOẠI: 0913682878

HỌC
EMAIL:
phuocnh@uel.edu.vn
Chương 1: KHÁI LUẬN CHUNG
VỀ LUẬT QUỐC TẾ (9 tiết)

Chương 2: NGUỒN CỦA LUẬT


QUỐC TẾ (9 tiết )

Chương 3: DÂN CƯ TRONG


NỘI LUẬT QUỐC TẾ (6 tiết )

DUNG Chương 4:LÃNH THỔ VÀ BIÊN


MÔN GIỚI QUỐC GIA (12 tiết )

HỌC Chương 5: LUẬT NGOẠI GIAO


VÀ LÃNH SỰ (6 tiết –THAM
KHẢO)

Chương 6: TRANH CHẤP VÀ


GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUỐC TẾ (9 tiết)
MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Khoa Luật Kinh tế

4
MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Khoa Luật Kinh tế

5
MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Khoa Luật Kinh tế

7
CƠ CẤU ĐIỂM

Nội dung Tỉ lệ Hình thức

Quá trình 20% Làm việc nhóm

Kiểm tra giữa kỳ 30% Trắc nghiệm LMS

Kiểm tra cuối kỳ Thi viết, thời gian 75 phút, được


50%
sử dụng tài liệu

8
z

CHƯƠNG 1
KHÁI LUẬN CHUNG VỀ
LUẬT QUỐC TẾ
1.1 KHÁI NIỆM VỀ LUẬT QUỐC TẾ
z

1.1. Khái niệm về Luật quốc tế

“Luật quốc tế là tổng hợp


các quy phạm hay quy tắc
của cộng đồng các dân
tộc”

Khoa Luật Kinh tế


1
1
z

1.1. Khái niệm về Luật quốc tế

“Luật quốc tế là tổng hợp các quy phạm có


tính chất điều ước hay tập quán cũng như các
nguyên tắc pháp lý thông thuờng nhằm điều
chỉnh các quan hệ quốc tế”.

Khoa Luật Kinh tế


1
2
z

1.1. Khái niệm về Luật quốc tế


“Luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các
quốc gia độc lập. Những quy định của luật là bắt
buộc với các quốc gia bởi chúng bắt nguồn từ
chính ý chí của họ thể hiện trong các điều ước hay
các thông lệ được công nhận một cách rộng rãi, thể
hiện những quy tắc pháp lý thành lập nhằm điều
chỉnh quan hệ giữa những cộng đồng độc lập cùng
tồn tại với nhau hoặc nhằm đạt đến những mục
Khoa Luật Kinh tế
1
3 đích chung”.
z

1.1. Khái niệm về Luật quốc tế


“Luật quốc tế là tổng thể những quy phạm được tạo ra bởi thỏa
thuận giữa những quốc gia thuộc các hệ thống xã hội khác
nhau, phản ánh ý chí hòa hợp của các quốc gia và có đặc tính
dân chủ chung, điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia với nhau
trong quá trình đấu tranh và hợp tác theo hướng đảm bảo hòa
bình và cùng tồn tại hòa bình, tự do và sự độc lập của các dân
tộc, và trong trường hợp cần thiết được đảm bảo thực hiện bằng
sức mạnh cưỡng chế một cách riêng lẻ hoặc tập thể bởi các
Khoa Luật Kinh tế
1 quốc gia”.
4
z

1.1. Khái niệm về Luật quốc tế

“Luật quốc tế có thể được định nghĩa là tổng hợp các quy phạm
điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong quá trình xung đột
và hợp tác, được thiết kế để bảo vệ sự chung sống hòa bình của
họ, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị của các quốc gia này và
được bảo vệ trong trường hợp cần thiết bằng sự cưỡng chế
được áp dụng bởi các quốc gia riêng lẻ hoặc tập thể”.

Khoa Luật Kinh tế


1
5
z
1.1.1 Định nghĩa và đặc điểm LQT

• Định nghĩa:

- Là hệ thống pháp luật

- Do các chủ thể LQT xây dựng/thừa nhận

- Trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng

- Điều chỉnh các quan hệ quốc tế


z
* Thuật ngữ luật quốc tế-
 Thời kỳ chiếm hữu nô lệ: Jus gentium

 Thời kỳ phong kiến: Jus Inter gentes

 Thời kỳ tư bản, Jeremy Bentham, năm 1781 đã sử dung thuật ngữ


International Law (An
Introduction to the Principles of
Morals and Legislation”
 Hiện nay: Droit international; International law; Luật quốc tế
z

Phân biệt công pháp quốc tế với Tư pháp quốc tế

Droit international public: Công pháp quốc tế

Droit international privé: Tư pháp quốc tế

- Về chủ thể

- Về nguồn luật điều chỉnh


z * ĐẶC ĐIỂM
(i) LUẬT QUỐC TẾ KHÔNG CÓ CƠ QUAN LẬP PHÁP CHUNG

+ Luật quốc tế được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận;

+ Luật quốc tế là mẫu số chung về ý chí của các chủ thể.

+ Phương thức hình thành:

* Xây dựng các văn bản PLQT (ĐUQT);

* Thừa nhận các quy tắc xử sự quốc tế (TQQT)

=> Địa vị pháp lý của các chủ thể LQT là bình đẳng
20

z
(ii) CHỦ THỂ

Chủ thể của LQT là những thực thể đáp ứng được các điều
kiện do luật quốc tế quy định khi tham gia vào QHPLQT.
+ Tham gia vào QHPLQT một cách độc lập,
+ Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế
+ Có khả năng chịu TNPLQT đối với hành vi của mình gây ra

Khoa Luật Kinh tế


21

z a. QUỐC GIA-CHỦ THỂ CƠ BẢN CHỦ YẾU CỦA


LUẬT QUỐC TẾ

“Quốc gia được coi là chủ thể của luật quốc tế phải có các
yếu tố sau:
Có dân cư ổn định
Có lãnh thổ riêng
Có chính phủ
Có khả năng thực hiện quan hệ với các quốc gia khác”

Khoa Luật Kinh tế


Điều 1 của Công ước Montevideo 26/12/1933
22

z
QUỐC GIA

* Có dân cư ổn định
+ Một quốc gia không thể tồn tại nếu thiếu dân cư
+ Sự thay đổi một phần về số lượng dân cư không ảnh
hưởng đến sự tồn tại của một quốc gia.
+ Dân cư có mối quan hệ chặt chẽ với lãnh thổ

Khoa Luật Kinh tế


23

z QUỐC GIA…

Có lãnh thổ riêng


+ Quốc gia sẽ không tồn tại nếu không có lãnh thổ
+ Tư cách quốc gia vẫn được đảm bảo kể cả trong trường
hợp biên giới quốc gia còn là đối tượng tranh chấp.
+ Lãnh thổ quốc gia là không gian mà ở nơi đó chủ quyền
và quyền lực quốc gia được thiết lập và thực hiện.
+ Sự tồn tại của một quốc gia không phụ thuộc vào diện
tích lãnh thổ
24

QUỐC GIA…

Có chính phủ
+ Chính phủ là đại diện hợp pháp cho quốc gia trong quan
hệ quốc tế và thực thi quyền lực trên lãnh thổ của quốc gia.
+ Vai trò của chính phủ thể hiện qua công tác đối nội và đối
ngoại
25

z
QUỐC GIA….

Có khả năng thực hiện quan hệ với các quốc gia khác
+ Trước đây, có khả năng thực hiện quan hệ với các quốc
gia khác là sự công nhận của các quốc gia khác trong cộng
đồng quốc tế.
+ Theo luật quốc tế hiện đại, Việc công nhận hay không
công nhận của các quốc gia khác không ảnh hưởng đến sự
tồn tại của quốc gia với tư cách là chủ thể tham gia vào các
quan hệ pháp lý do luật quốc tế điều chỉnh.
z

* Quyền năng chủ thể của quốc gia

 Năng lực pháp luật quốc tế:

Luật quốc tế thừa nhận và trao quyền, nghĩa vụ quốc tế .

 Năng lực hành vi quốc tế

Bằng chính hành vi của mình QG thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý
quốc tế
z

Các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia


CƠ SỞ PHÁP LÝ:
- Công ước Montevideo 26/12/1933;
- Hiến chương Liên Hợp Quốc 24/10/1945;
- Công ước 1978, 1983 về kế thừa quốc gia;

Lưu ý:
- Tuyên ngôn về các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của QG tại kỳ
họp thứ IV năm 1949 của ĐHĐ LHQ;
- Tuyên bố NGÀY 24/10/1970 của ĐHĐ LHQ;
z * Các quyền quốc tế cơ bản

- Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi;

- Quyền được tự vệ cá thể hoặc tự vệ tập thể;

- Quyền được tồn tại trong hòa bình và độc lập;

- Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ;

- Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy phạm luật pháp quốc tế ;

- Quyền được tự do quan hệ với các chủ thể khác của luật quốc tế ;

- Quyền được trở thành Hội Viên của tổ chức quốc tế phổ cập…
z
* Các nghĩa vụ quốc tế cơ bản

- Tôn trọng chủ quyền của các QG khác ;


- Tôn trọng sự bất khả xâm phạm LT của QG khác;
- Không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong QHQT;
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của QG khác;
- Hợp tác hữu nghị với các QG khác nhằm duy trì HBANQT;
- Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế ;
- Tôn trọng các cam kết quốc tế;
- Nghĩa vụ hòa bình giải quyết các TCQT.
z

QUỐC GIA LÀ CHỦ THỂ CƠ BẢN VÀ

CHỦ YẾU CỦA LUẬT QUỐC TẾ


z
b. TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ

KHÁI NIỆM

TCQTLCP là thực thể liên kết chủ yếu của các quốc gia độc
lập và các chủ thể khác của luật quốc tế, thành lập trên cơ
sở điều ước quốc tế, có quyền năng chủ thể luật quốc tế,
có cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhằm duy trì sự hoạt động
thường trực để đạt được tôn chỉ, mục đích của tổ chức đặt
ra.
TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ…
z

ĐẶC ĐIỂM

 Là thực thể liên kết các quốc gia độc lập và các chủ thể
khác của luật quốc tế
 Là chủ thể hạn chế/phái sinh/thứ sinh của luật quốc tế
 Được thành lập trên cơ sở pháp lý là các văn kiện quốc
tế, điều ước quốc tế
 Được thành lập với mục đích nhất định
 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thống nhất
 Chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế độc lập với các quốc
gia thành viên
z

TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ-CHỦ THỂ HẠN CHẾ, THỨ SINH, PHÁI SINH CỦA LUẬT QUỐC TẾ
34

z
(iii) ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH

Là những quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật
quốc tế:
+ Tính liên quốc gia, liên chính phủ;
+ Vì lợi ích quốc gia, dân tộc;
+ Phân biệt lợi ích quốc gia, dân tộc # lợi ích cá nhân, tổ
chức # lợi ích công với lợi ích tư

Khoa Luật Kinh tế


35

z
(iv) PHƯƠNG THỨC THỰC THI VÀ TUÂN THỦ LUẬT
QUỐC TẾ

+ Luật quốc tế không có cơ quan Lập pháp, hành pháp và tư


pháp nên:
=> Thực thi và tuân thủ PLQT phụ thuộc vào sự tự nguyện
của các quốc gia và các chủ thể khác theo nguyên tắc Pacta
Sunt Servanda.
=> Khi các chủ thể không tự nguyện thi hành thì chính các
QG và các chủ thể khác của LQT sẽ thực hiện các biện pháp
cưỡng chế riêng lẻ và tập thể (trong khuôn khổ các liên minh,
Khoa Luật Kinh tế

liên kết quốc tế, tổ chức quốc tế lien chính phủ).


z
1.2. QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
KHÁI NIỆM

QPPLQT là những quy tắc xử sự, được tạo ra bởi sự thỏa


thuận của các chủ thể của luật quốc tế, có giá trị ràng buộc
quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với
các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế.
z
PHÂN LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
NỘI DUNG VÀ VỊ TRÍ TRONG HỆ THỐNG LQT
QP tuỳ nghi; QP bắt buộc chung (jus cogens)

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ


Phân biệt GTPL với GTAD

HÌNH THỨC THỂ HIỆN


QP thành văn (QPĐƯ), QP bất thành văn (QPTQ)
1.3. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA LUẬT QUỐC TẾ
z

BẢN CHẤT

LUẬT QUỐC TẾ là sự thỏa thuận ý chí giữa các chủ thể của
luật quốc tế, chủ yếu là các quốc gia độc lập và bình đẳng
về chủ quyền.
1.3. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA LUẬT QUỐC TẾ…
z

VAI TRÒ

 Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế


 Tạo điều kiện cho các quốc gia, chủ thể chủ yếu của luật
quốc tế cùng tồn tại.
 Thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày
càng tiến bộ hơn.
 Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế
trên các lĩnh vực khác nhau
z
1.4

1.4.1 Khái niệm về nguyên tắc và nguyên tắc của luật quốc tế, nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế;

1.4.2 Hệ thống và nội dung các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế:

+ Bình đẳng chủ quyền giữa các QG

+ Cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong QHQT;

+ Hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế;

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của QG khác;

+ Các QG có nghĩa vụ hợp tác;

+ Quyền dân tộc tự quyết

+ Pacta Sunt Servanda- tận tâm thực hiện cam kết quốc tế
z
1.5 Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia
1.5.1 Các học thuyết về mối quan hệ giữa LQT và LQG

• Học thuyết nhất nguyên luận

+ Chỉ có một HTPL;

+ Trường phái ưu tiên LQG

+ Trường phái ưu tiên LQT

• Học thuyết nhị nguyên luận

+ Có 2 HTPL;

+ 02 thống không có MQH tác động lẫn nhau

=> 02 học thuyết này chưa phản ánh đúng MQG giữa LQT-
z
1.5.2 Sự tác động của LQG đến LQT

- Luật quốc gia là cơ sở, nền tảng hình thành và phát triển của luật
quốc tế

- Luật quốc gia phát triển sẽ thúc đẩy luật quốc tế ngày càng phát
triển

- Luật quốc gia là công cụ để thực thi luật quốc tế


z
1.5.3 Sự tác động của LQT đến LQG

- LQT phát triển sẽ thúc đẩy LQG phát triển

- Phương thức tác động:

+ Thông qua việc ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập,
chấp thuận các ĐƯQT;

+ QG hợp tác với các QG/TCQTLCP;

+ QG gia nhập các TCQTLCP

- Ban hành luật/sửa đổi, bổ sung/bãi bỏ=>ban hành luật


z CHƯƠNG 2
NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

2.1 Khái niệm, phân loại nguồn của luật quốc tế

Cơ sở pháp lý xác định nguồn của LQT (Điều


38,k1, QCTACLQT)
 Điều 38.
z
1. Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh
chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng:

a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những
nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận;

b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được
thừa nhận như những quy phạm pháp luật;

c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận

d. Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của các
chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác
nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật.

2. Quyết định này không nằm ngoài quyền giải quyết vụ việc của Tòa
án, xác định như vậy (ex aequo et bono), nếu các bên thỏa thuận điều này.


z

 Điều 92: Tòa án quốc tế là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc.
Tòa án này hoạt động theo một qui chế xây dựng trên cơ sở qui chế
của Tòa án quốc tế thường trực. Qui chế của Tòa án quốc tế kèm
theo Hiến chương này là một bộ phận cấu thành của Hiến chương.
z

- Khái niệm: Nguồn LQ là phương thức biểu hiện sự tồn tại của nguyên
tắc và quy phạm luật quốc tế

- Phân loại:

Thành văn ( ĐƯQT) và bất thành văn (TQQT)

- Giá trị pháp lý các loại nguồn của LQT: như nhau;

- Giá trị áp dung: Khác nhau


2.2 Những vấn đề pháp lý cơ bản về
z điều ước quốc tế

2.2.1 Khái niệm ĐƯQT


LuậtzĐiều ước quốc tế Việt Nam năm 2016:
Là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà
nước hoặc CP nước CHXHCN Việt Nam với bên ký kết nước
ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
của nước CHXHCN Việt Nam theo PLQT không phụ thuộc vào
tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận,
nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có
tên gọi khác.
Vienna convention on the law of treaties 1969:
“điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng
văn bản giữa các quốc gia và được PLQT điều chỉnh, dù được
ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều
văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó
là gì.
z
ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
HÌNH
THỨC

CHỦ
THỂ
ĐƯQT NỘI
DUNG

CHỨC
NĂNG
z

Luật thoả thuận quốc tế Việt Nam năm 2020:

Là văn bản về HTQT giữa bên ký kết Việt Nam trong


phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với
bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước CHXHCN Việt
Nam theo PLQT.
z
CHỦ ĐIỀU ƯỚC THOẢ THUẬN QUỐC TẾ
THỂ KÝ QUỐC TẾ a) Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ;
KẾT Nhà nước b) Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội (cơ quan của Quốc hội), Tổng
hoặc Chính Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ
phủ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước;
c) Văn phòng Chủ tịch nước, TANDTC, VKSNDTC;
d) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
đ) HĐND, UBND cấp tỉnh (cơ quan nhà nước cấp tỉnh);
e) Tổng cục, cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;
g) Cơ quan chuyên môn thuộc ỦBND cấp tỉnh;
h) UBND cấp huyện;
i) UBND cấp xã ở khu vực biên giới;
k) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (cơ quan
trung ương của tổ chức); cơ quan cấp tỉnh của tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp (cơ quan cấp tỉnh của tổ chức).
z
HÌNH ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ THOẢ THUẬN QUỐC TẾ
THỨC
VĂN BẢN VĂN BẢN
- Công ước (convention); - Thỏa thuận
- Hiệp định ( traité); - Thông cáo
- Thỏa ước (arrangement, - Tuyên bố,
convenant, pacte); - Ý định thư
- Hòa ước (traité de paix); - Bản ghi nhớ
- Nghị định thư ( protocole); - Biên bản thỏa thuận
- Hiến chương ( charte);
- Hiến ước - Biên bản trao đổi
- Hiệp ước - Chương trình hợp tác
- Quy chế - Kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi
- Thỏa hiệp ( accord)… khác, trừ tên gọi đặc thù của điều
ước quốc tế bao gồm công ước,
hiệp ước, định ước, hiệp định.
z
NỘI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ THOẢ THUẬN QUỐC TẾ
DUNG
Làm phát sinh, thay đổi, chấm Làm phát sinh, thay đổi hoặc
dứt quyền và nghĩa vụ của các chấm dứt quyền, nghĩa vụ của
chủ thể luật quốc tế với nhau các cơ quan có thẩm quyền của
trong mọi lĩnh vực quan hệ quốc quốc gia trong phạm vi, chức
tế. năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan, tổ chức đã xác định.
z
Trình ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ THOẢ THUẬN QUỐC TẾ
tự ký Không phải phê chuẩn, phê duyệt
kết Khi ký kết cần phải phê chuẩn,
phê duyệt Þ đơn giản hơn
=> phức tạp hơn

Gia
nhập Có thể gia nhập Þ Không thể gia nhập

Bảo Có thể bảo lưu Þ Không thể bảo lưu


lưu
z

PHÂN LOẠI ĐIỀU ƯỚC QUỐC


TẾ
Căn cứ số lượng chủ thể: ĐUQT Song phương/ĐUQT đa phương
Căn cứ tư cách cách chủ thể: ĐUQT quốc gia-quốc gia; ĐUQT quốc gia-
TCQTLCP; ĐUQT quốc gia –vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt…
Căn cứ nội dung: ĐUQT thương mại/ ĐUQT kinh doanh quố tế/ ĐUQT đầu
tư…(http://intercode.vn/vn/van-ban-phap-luat/dieu-uoc-quoc-te-ve-thuong-mai/
); ĐUQT quân sự (NATO); ĐUQT phân định lãnh thổ, biên giới, ngoiaj giao,
lãnh sự….
Căn cứ mục đích ký kết: Chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, thành lập tỏ
chức quốc tế liên chính phủ…
Căn cứ và quy chế thành viên: ĐUQT đóng ĐUQT mở….
z
Tên gọi, ngôn ngữ, cơ cấu của ĐƯQT
- Tên gọi của ĐƯQT
- Công ước (convention);
- Hiệp định ( traité);
- Thỏa ước( arrangement, convenant, pacte);
- Hòa ước (traité de paix);
- Nghị định thư ( protocole);
- Hiến chương ( charte);
- Hiến ước
- Hiệp ước
- Bản ghi nhớ
- Quy chế
- Thỏa hiệp ( accord)…
z

- Ngôn ngữ của ĐƯQT


Do các bên thỏa thuận lựa chọn

- Cơ cấu của ĐƯQT gồm:


+Lời nói đầu;

+Phần chính

+Phần cuối
z

2.2.2 Đàm phán, soạn và thông qua văn bản

* ĐÀM PHÁN
- Là giai đoạn khởi đầu quá trình ký kết ĐƯQT;

- Có vai trò quyết định trong việc ký kết và thực hiện ĐƯQT;

=> Là quá trình đấu tranh, thương lượng, thoả thuận về quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia ĐƯ;
Sọan thảo và thông qua văn bản
z

- ĐƯQT song phương: Do 2 bên thỏa thuận;


- ĐƯQT đa phương:
+ Bỏ phiếu kín hoặc
+ Biểu quyết.
+ Consensus( Đồng thuận)
+ Trọn gói (package deal)
+ Từng phần ( partie)
z
2.2.3 Các phương thức làm ĐƯQT
phát sinh hiệu lực

- Ký điều ước quốc tế không cần phê chuẩn phê duyệt

- Phê chuẩn/phệ duyệt

- Gia nhập điều ước quốc tế

- Trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế


z

 Trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế là việc trao đổi
thư, công hàm hoặc văn kiện có tên gọi khác tạo thành điều
ước quốc tế hai bên giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và bên ký kết nước ngoài.
z
2.2.4 Bảo lưu ĐƯQT

 Khái niệm:
Bảo lưu ĐƯQT là tuyên bố đơn phương của chủ thể LQT
nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hay một số quy định của
ĐƯ đối với mình.
=> Những điều khoản đó gọi là điều khoản bảo lưu.

 Thời điểm bảo lưu:

Khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt, hoặc gia
nhập.
z

 Bảo lưu là tuyên bố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hoặc bên ký kết nước ngoài khi ký, phê chuẩn, phê duyệt
hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc
thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong
điều ước quốc tế.


z
* Mục đích của bảo lưu
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia thực hiện ĐƯQT một cách tốt
nhất.

- Giúp các chủ thể khác khắc phục khó khăn của mình khi thực hiện điều
ước.

- Ví dụ: ngày 31.5.1980, khi tham gia công ước Viene 1961 Việt Nam đã bảo
lưu Điều 37, khoản 2 và Điều 48, 50.
z
* Ngọai lệ của Bảo lưu
=> Bảo lưu là quyền của các chủ thể LQT

- Không bảo lưu ĐƯQT song phương;

- Không bảo lưu những ĐƯQT cấm bảo lưu;

- Không bảo lưu những điều khoản không cho phép bảo lưu;

- Bảo lưu không được vi phạm đối tượng, mục đích của điều ước (Điều 19 –
Cư Vienne )
z
* Thủ tục bảo lưu, rút, chấp nhận, phản đối
bảo lưu

 Bằng văn bản và thông báo cho các bên có liên quan.

 BL khi ký thì khi PC, PD, chấp thuận phải nhắc lại.

 BL sẽ được coi là chấp nhận nếu không phản đối trong vòng 12 tháng kể
từ ngày nhận được thông báo BL lưu hoặc ngày QG biểu thị sự ràng buộc
với điều ước.
@ Hệ quả pháp lý của bảo lưu
z

 BL đúng quy của ĐƯ không cần các chủ thể khác chấp nhận, trừ khi ĐƯ có quy
định;

 Khi chủ thể tham gia ĐP có hạn, từ đối tượng và mục đích của ĐƯ mà việc thi hành
trọn vẹn ĐƯ là một điều kiện chủ yếu dẫn đến việc ràng buộc các bên trong ĐƯ thì
việc BL này phải được các bên khác chấp thuận;

 Nếu ĐƯ là văn kiện thành lập một TCQT=>BL phải có sự chấp thuận của cơ quan có
thẩm quyền của tổ chức này, trừ khi ĐƯ có quy định khác;
Hệ quả pháp lý …(tt)
z

 Ngoài các trường hợp trên, các BL còn lại sẽ có giá trị khi có ít nhất
một bên chấp nhận.

 Nếu đồng ý BL thì khi thực hiện ĐƯQT hai bên sẽ loại trừ hiệu lực
của những điều khoản BL.

 Nếu BL bị phản đối thì QHĐƯ sẽ chấm dứt nếu QG phản đối bày tỏ
ý định như vậy.

 BL hoặc phản đối BL có thể được rút lại vào bất kỳ thời điểm nào.
=> Việt Nam bảo lưu khỏan 2 Điều 37 CƯ Vienne 1963,sau đó
ngày 7.9.1983 VIệt Nam đã rút bao lưu.
z 2.2.5 Hiệu lực của ĐƯQT

* Điều kiện có hiệu lực của ĐƯQT


* Hiệu lực theo không gian, thời gian của ĐƯQT
* ĐƯQT hết hiệu lực
- ĐƯQT hết hiệu lực theo ý muốn của các bên
+ Bãi bỏ ĐƯQT
+ Hủy bỏ ĐƯQT
+ Tạm đình chỉ hiệu lực của ĐƯQT
- ĐƯQT tự động hết hiệu lực
* Chiến tranh và hiệu lực của ĐƯQT
z
2.2.6 Điều ước quốc tế với quốc gia thứ ba

+ ĐƯQT có quy định điều khoản tối huệ quốc;


+ ĐƯQT quy định nghĩa vụ cho quốc gia thứ 3
+ ĐƯQT tạo ra hoàn cảnh khách quan buộc các QG tôn trọng(sử dụng châu
Nam cực; các kênh đào QT, eo biển QT…) VD: Hiệp ước Constantinople 1888 về
kênh đào Xuez; Hiệp ước Montreux 1926 về eo biển Thổ Nhĩ Kỳ; các Hiệp ước
1901 và 1903 về kênh đào Panama; Công ước Oasinhton 1959 về Nam cực...
z Thực hiện ĐƯQT
2.2.7

Điều 6. Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước

1. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước
quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

2. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc
tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự
ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp
toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ
chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi
bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước
quốc tế đó.


2.3 TẬP QUÁN QUỐC TẾ
z

2.3.1 Khái niệm


- Là những quy tắc xử sự hình thành trong thực tiễn và áp dụng ổn định, thống
nhất trong quan hệ quốc tế;
- Được các chủ thể của LQT thừa nhận rộng rãi như những QPLQT có tính bắt
buộc (QPLTQ);
- Phù hợp các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

* Các yếu tố tạo thành tập quán:


- Yếu tố vật chất (élément matériel):

- Yếu tố tâm lý (élément psychologie):


z
*So sánh ĐƯQT-TQQT

- Giống:

+ Chủ thể thừa nhận và thực hiện ĐƯ và TQQT đều là chủ thể luật quốc
tế;

+ ĐƯ và TQQT đều có chức năng điều chỉnh quan hệ quốc tế;

+ ĐƯ và TQQT đều là nguồn của luật quốc tế.


z

- Khác

+ Phương thức hình thành;

+ Hình thức;

+ Giá trị áp dụng;


z 2.3.2 Điều kiện trở thành nguồn

 Được áp dụng qua một thời gian dài trong thực tiễn.

 Được thừa nhận rộng rãi như những QPPL có tính chất bắt buộc.

 Có nội dung phù hợp với các Nguyên tắc cơ bản của LQT.
z
2.3.3 Hiệu lực của TQQT

- Là nguồn cơ bản,chủ yếu của luật quốc tế;

- Điều chỉnh các QHPLQT khi không có ĐƯQT hoặc khi được các chủ thể
LQT thỏa thuận lựa chọn.
z
2.4 CÁC NGUYÊN TẮC PHÁP LUẬT CHUNG

- Pacta sunt servanda;

- Nguyên tắc không ai có thể trở thành thẩm phán trong vụ việc của
mình;

- Luật sau thay thế luật trước (lex posteriori derogat priori);

- Luật riêng thay thế luật chung (lex specialis derogat generalis);

- Luật cùng thứ bậc thì Luật sau ưu tiên áp dụng so với Luật ban
hành trước;
z
- Nguyên tắc không ai có thể trao quyền cho người khác hơn những
quyền mà mình có (nemo plus juris transfere postest quam inpse
habet);

- Tôn trọng quyền thủ đắc (principe du respect des droits acquiss);

- Gây thiệt hại thì phải bồi thường (principe de la réparation du


préjudice causé);

- Tôn trọng quyết định của Tòa án (principe du respect de la chose


jugée)

- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật…


z
2.5 Các phương tiện bổ trợ nguồn luật quốc tế

1. Phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế;

2. Các học thuyết về luật quốc tế


Chương 3
DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ

z
z
3.1.1 Khái niệm và phân loại dân cư
3.1 TỔNG QUAN VỀ DÂN CƯ
TRONG LUẬT QUỐC TẾ
3.1.2 Chủ quyền quốc gia đối với dân cư
- QG có quyền tối cao trong việc xác lập tư cách công dân;
- QG có quyền tối cao trong việc thay đổi tư cách công dân;
- QG có quyền tối cao trong việc tước bỏ tư cách công dân;
- QG có quyền tối cao trong việc quy hoạch, bố trí dân cư

 Điều 4. Nguyên tắc quốc tịch

 Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân
Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật
này có quy định khác.

z
3.1.2 Mối quan hệ giữa công dân và nhà nước

=> Địa vị pháp lý của các bộ phận dân cư do pháp luật QG quy định.

Þ Các QG có CĐCT, KT, VH, XH khác nhau thì địa vị pháp lý của dân cư sẽ
khác nhau.

Þ Trong những trường hợp đặc biệt quốc gia có quyền hạn chế, tước bỏ địa
vị pháp lý của công dân
z

3.2 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

3.2.1 Khái niệm người nước ngoài

3.2.2 Quy chế pháp lý của người nước ngoài

a.Chế độ đãi ngộ như công dân (National Treatment).

- Nội dung: NNN được hưởng những quyền dân sự, kinh tế, lao
động, văn hóa, cơ bản như công dân sở tại.

=> Tương quan pháp lý giữa công dân với người nước nước
ngoài.
z

b. Quy chế tối huệ quốc ( MFN – Most Favoured Nation)


Nội dung
Nhận xét
- Thường áp dụng trong lĩnh vực thương mại và hàng hải;

- THQ biểu hiện sự đối xử ngang bằng giữa các thể nhân và pháp nhân của các
nước khác nhau trên lãnh thổ nước sở tại;

-THQ dựa trên các ĐƯQT, không phải là chế độ phổ cập đương nhiên.
z độ đãi ngộ đặc biệt
c. Chế

Nội dung:

Đối tượng được hưởng:


- Nguyên thủ quốc gia;

- Người đứng đầu chính phủ;

- Bộ trưởng Bộ ngoại giao;

- Những người có thân phận ngoại giao

- Người đứng đầu các tổ chức quốc tế…


3.3 Cư trú chính trị trong luật quốc tế
z

3.3.1 Cư trú chính trị (tị nạn)

a. Định nghĩa

Là việc một QG cho phép NNN đang bị truy nã tại QG mà họ


là công dân hoặc đang cư trú do những bất đồng quan điểm về
chính trị, tôn giáo, khoa học ...được quyền nhập cảnh và cư trú trên
lãnh thổ nước mình.

 Các thuật ngữ liên quan:

- Tị nạn lãnh thổ

- Tị nạn ngoại giao


z

* Một số vấn đề pháp lý liên quan đến CTCT:

- Người CTCT không bị buộc phải nhập quốc tịch nước sở tại;

- Người CTCT được hưởng các quyền ngang bằng với NNN;

- Người CTCT không bị trục xuất, dẫn độ;

- QG sở tại bảo hộ ngoại giao đối với người đó trong thời gian họ ở nước thứ
ba.
z

b. Ngoại lệ của quyền cư trú chính trị:

- Phạm tội ác quốc tế;

- Phạm các tội phạm HSQT;

- Trái với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương LHQ.
3.4 Những vấn đề pháp lý cơ bản về bảo hộ công dân
z
3.4.1 Khái niệm

- Theo nghĩa hẹp

- Theo nghĩa rộng

3.4.2 . Thẩm quyền và biện pháp bảo hộ công dân

* Thẩm quyền bảo hộ công dân

- Cơ quan nhà nước ở trong nước

- Cơ quan nhà nước ở nước ngòai

* Biện pháp bảo hộ công dân

- Đơn giản

- Phức tạp

3.4.3 Pháp luật Việt Nam về bảo hộ công dân


z

 Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhận Việt Nam ở nước ngoài được
thành lập theo Quyết định số 119/2007/QĐTTg ngày 25/07/2007 của Thủ
tướng Chính phủ, nhằm thực hiện hiệu quả hơn công tác bảo hộ công
dân. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và chịu sự quản lý Nhà
nước của Bộ Ngoại giao về tổ chức và hoạt động. Cục Lãnh sự là cơ
quan được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền trực tiếp thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Quỹ.
z
 Mục đích

- Quỹ Bảo hộ công dân hoạt động không vì mục đích lợi
nhuận;

- Hỗ trợ các hoạt động của các Cơ quan đại diện ngoại giao
Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện việc bảo hộ các quyền lợi, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của côang dân và pháp nhân Việt Nam ở nước
ngoài;

- Hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp cho công dân, pháp nhân Việt
Nam gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà họ không thể tự khắc phục
được tại thời điểm đó;
z

 Đối tượng của Quỹ Bảo hộ công dân:

Tất cả các công dân Việt Nam sinh sống ở nước ngoài trừ
các đối tượng công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài đã
đóng bảo hiểm ở nước ngoài không thuộc phạm vi áp dụng của
Quy chế này.
z

 Chức năng nhiệm vụ

- Chủ trì, phối hợp với các Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở
nước ngoài xây dựng phương hướng và các chương trình hoạt động của
Quỹ để trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phê duyệt;

- Dự trù kinh phí hàng năm của Quỹ;

- Tổng kết, báo cáo việc thực hiện công tác của Quỹ;
z
- Nhận tiền đặt cọc của thân nhân, tổ chức bảo lãnh cho
đương sự sau đó đề nghị Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở
nước ngoài chi tạm ứng trong các trường hợp thuộc quy định áp dụng
của Quỹ;

- Quản lý kinh phí, tài sản và các nguồn lực hợp pháp để thực
hiện công tác;

- Kiểm tra, giám sát các khoản chi cho công tác bảo hộ công
dân và pháp nhân Việt Nam;

- Tổ chức hoạt động nhằm vận động xây dựng Quỹ;


z

 Nội dung chi của Quỹ Bảo hộ công dân

- Trong các trường hợp khẩn cấp, mà đương sự (thuộc đối


tượng của Quỹ Bảo hộ công dân ) không có khả năng tài chính vào
thời điểm Quỹ Bảo hộ công dân tạm ứng nhưng có đặt cọc, bảo lãnh
của gia đình, tổ chức trong nước về việc hoàn trả các khoản tiền này;

- Trong trường hợp đặc biệt, đương sự không có bảo lãnh, đặt
cọc thì đương sự phải có cam kết bằng văn bản việc hoàn trả các
khoản thanh toán tiền này;
z

• Hoạt động của Quỹ Bảo hộ công dân

- Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho công dân trong trường hợp bị bắt,
bị tạm giam, bị tạm giữ do vi phạm pháp luật nước ngoài;

- Trợ giúp những công dân, pháp nhân trong khu vực xảy ra chiến
tranh, xung đột, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, khủng bố, bắt cóc,...;

- Trợ giúp những công dân đặc biệt khó khăn, bị tai nạn, gặp rủi ro
nghiêm trọng, khi tự họ không thể khắc phục được;

- Trợ giúp những công dân trong những trường hợp ốm đau đột xuất,
bị tai nạn giao thông,... mà đương sự chứng minh là hoàn toàn không có khả
năng tài chính để chi trả và không có thân nhân, tổ chức đứng ra bảo lãnh;
z

- Tạm ứng thanh toán tiến viện phí, thuốc men, vé tàu xe về nước, tiền
ăn, ở cho công dân trong thời gian chờ làm thủ tục xuất cảnh về nước;

- Tạm ứng thanh toán tiền làm tang lễ, chuyển thi hài, di hài về
nước,...;

- Gửi tài liệu, hồ sơ liên quan đến đối tượng được bảo hộ hoặc các tài
liệu có giá trị khác (tài sản, tư trang của người chết,...) về nước;

- Tạm ứng các chi phí chuyên chở, tiền ăn, ở đối với ngư dân chờ làm
thủ tục về nước;

- Tạm ứng tiền viện phí, thuốc men, hỏa táng thi hài bị chết,…
Chương 4
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ LÃNH
z
THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
z

1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ LÃNH THỔ


QUỐC GIA

1.1 Khái niệm, ý nghĩa chính trị pháp lý và các bộ


phận cấu thành lãnh thổ quốc gia.
z

1.1.1 Khái niệm lãnh thổ quốc gia

Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất, bao gồm vùng đất,
vùng nước, vùng trời trên chúng và lòng đất dưới chúng thuộc chủ
quyền của một quốc gia.
z Điều 1 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013.

“Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước
độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao
gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.

Câu hỏi: Điều 1 của Hiến Pháp nước ta đã bao quát hết các bộ
phận cấu thành lãnh thổ quốc gia theo luật quốc tế hay chưa?
z
1.1.2 Ý nghĩa chính trị-pháp lý của lãnh thổ quốc gia

- LTQG là một trong bốn yếu tố cấu thành QG, tạo nên tư cách
chủ thể luật quốc tế của quốc gia;

- LTQG là cơ sở vật chất không thể thiếu để QG hình thành,


tồn tại và phát triển;

- LTQG là không gian giới hạn chủ quyền, quyền lực của quốc
gia trong quan hệ quốc tế.

- Là không gian lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ…. đặc trưng của
cộng đồng dân cư của một quốc gia.
z

1.1.3 Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia

1.1.3.1 Lãnh thổ vùng đất

Lãnh thổ vùng đất của quốc gia bao gồm:

(i) Đối với các quốc gia lục địa:

- Đất liền (lục địa);

- Các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia đó;
z

- Đối với quốc gia quần đảo: Vùng đất bao gồm các đảo, quần đảo
thuộc chủ quyền của quốc gia đó.
z

- Các quốc gia tiếp Bắc cực:

Ngoài vùng đất ở lục địa, còn có các đảo, quần đảo trong
khu vực Bắc cực được xác định theo “thuyết lãnh thổ kề cận”.

Những quốc nào tiếp giáp Bắc Cực?


z

Về chủ quyền:

Lãnh thổ vùng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và


tuyệt đối của quốc gia (bất kể toàn bộ hoặc một
phần của chúng nằm ở đâu; lãnh thổ độc lập hay
nằm trong lãnh thổ quốc gia khác).
z

Các tỉnh và Lãnh thổ Hải ngoại thuộc Pháp ( départements d'outre-
mer viết tắt là DOM) bao gồm các vùng lãnh thổ do Cộng hòa Pháp
quản lý nằm bên ngoài ranh giới địa lý của Châu Âu.

Các lãnh thổ này có tình trạng pháp lý khác nhau và mức độ tự
trị cũng có những khác biệt, tất cả đều có đại diện trong Quốc hội Pháp
và có quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Nghị viên Châu Âu

Các Tỉnh và Lãnh thổ Hải ngoại thuộc Pháp bao gồm nhiều hải
đảo tại Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Guyane
và các đảo xung quanh Nam cực. Tổng dân số của các Tỉnh và Lãnh
thổ Hải ngoại thuộc Pháp là 2.685.705 người (01/2011)
z

Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland có 14 vùng


lãnh thổ hải ngoại gồm: Anguilla; Bermuda; Lãnh thổ Ấn độ
dương thuộc Anh; Lãnh thổ Châu Nam cực thuộc Anh; Quần
đảo Virgin thuộc Anh; Quần đảo Cayman; Quần đảo
Falkland; Gibraltar; Montserrat; Saint Helena, Ascensionvà
Tristan da Cunha; Quần đảo Turs và Caicos; Quần đảo
Picairn ; Nam Georgia và quần đảo Sandwich và các khu
vực chủ quyền tại Síp.
Các lãnh thổ hải ngoại của Anh có diện tích đất liền
1.727.570 kilômét vuông, dân số khoảng 260.000 người
(2008).
z

Về thực thi chủ quyền quốc gia:

Quốc gia là “người chủ” duy nhất có quyền chiếm hữu, quản lý, sử
dụng, khai thác, bảo vệ và định đoạt các vấn đề pháp lý liên quan
đến lãnh thổ vùng đất của quốc gia.

Câu hỏi: Luật quốc tế có quy định diện tích tối thiểu của lãnh thổ
vùng đất của một quốc gia không?
z

1.1.3.2 Lãnh thổ vùng nước

Vùng nước của quốc gia là toàn bộ nguồn nước nằm bên trong
đường biên giới quốc gia bao gồm:

- Vùng nước nội địa

- Vùng nước biên giới

- Vùng nước nội thủy

- Vùng nước lãnh hải


z

Vùng nước nội địa là nước ở sông, hồ, đầm ao, kênh rạch…kể
cả tự nhiên và nhân tạo nằm trong đất liền, trên các đảo và quần
đảo thuộc chủ quyền của quốc gia.

Về chủ quyền:

Vùng nước nội địa thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối
của quốc gia (như lãnh thổ vùng đất).
z

Vùng nước biên giới là những nguồn nước nằm trong khu vực
biên giới giữa các quốc gia (sông biên giới/kênh biên giới/hồ biên giới).
z

Về chủ quyền:

Vùng nước biên giới thộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ
của quốc gia.

Các quốc gia chung vùng nước biên giới chia sẻ: Quyền quản
lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ và định đoạt các vấn đề pháp lý liên
quan đến vùng nước này.
z

c. Vùng nước NỘI THỦY


z

- UNCLOS 1982:

“…Vùng nước phía bên trong đường cơ sở thuộc nội thủy
của quốc gia” (Điều 8 khoản 1)

- Luật Biển Việt Nam 2012:

“Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong
đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam” (Điều
9).
z

Quốc gia quần đảo thì vùng nước nội thủy là vùng nước
nằm bên trong vùng nước quần đảo;

“Ở phía trong vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có thể vạch
những đường khép kín để hoạch định ranh giới nội thủy của mình theo
đúng các Điều 9, 10, và 11” (ĐIỀU 50 của UNCLS).
1. Antigua and Barbuda
2. Bahamas
z
3. Cape Verde
4. Comoros
5. Dominican Republic
6. Fiji
7. Indonesia
8. Jamaica
Kiribati
Các quốc gia 9.
10. Maldives
tuyên bố là 11. Marshall Islands
quần đảo 12. Papua New Guinea
13. Philippines
14. Saint Vincent and the
Grenadines
15. Sao Tome and Principe
16. Seychelles
17. Solomon Islands
18. Trinidad and Tobago
19. Tuvalu
20. Vanuatu
z

Nội thủy của Quốc gia quần đảo là vùng nước


nằm bên trong vùng nước quần đảo;

“Ở phía trong vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo
có thể vạch những đường khép kín để hoạch định ranh giới
nội thủy của mình theo đúng các Điều 9, 10, và 11” (Điều
50 UNCLOS).
* Khái niệm và phương pháp xác định đường cơ sở
z -

Đường cơ sở là “cột mốc” pháp lý do quốc gia ven biển xác định để
giới hạn các vùng biển là lãnh thổ quốc gia (nội thủy và lãnh hải) và
các vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia
(tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa).
z

* Đường cơ sở thông thường

(Điều 5 UNCLOS)

“…đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn
nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ
lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận” .
z

Điều kiện áp dụng: Bờ biển bằng


phẳng/không có các đoạn bị khoét sâu, lồi lõm;
không có các đảo, quần đảo ven bờ/thủy triều
thể hiển rõ ràng.
z

A
A’
MÔ HÌNH MINH HỌA ĐƯỜNG CƠ SỞ

THÔNG THƯỜNG
NỘI THỦY
BỜ BIỂN

B B’
z

* Đường cơ sở thẳng (Điều 7 UNCLOS)

Là đường nối các điểm các mũi, các đỉnh, các đảo và
quần đảo ven bờ.

“Đảo ven bờ là đảo sát ngay và chạy dọc theo bờ biển”


(Điều 7 khoản 1, UNCLOS).
z

- Điều kiện áp dụng:

“ 1. Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu, lồi lõm hoặc có
một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển…

2. Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có


một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác…”
z

Khi xác định đường cơ sở thẳng các quốc gia phải tuân
thủ 03 yêu cầu sau đây:

(1) “Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa


hướng chung của bờ biển; các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở
này phải gắn với đất liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy…”
(Điều 7 khoản 3, UNCLOS).
z

2. “ Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ
các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc
các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước …” (Điều 7-khoản 4,
UNCLOS)
z

“Bãi cạn lúc chìm lúc nổi” (haut-fonds découvrants) là những vùng
đất nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra,
khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước.

Khi toàn bộ hay một phần bãi cạn đó cách lục địa hoặc một đảo
một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì ngấn nước
triều thấp nhất ở trên các bãi cạn này có thể được dùng làm đường cơ sở
để tính chiều rộng của lãnh hải” (Điều 13 khoản 1, UNCLOS).
z

=> Chỉ có thể kéo đến hoặc xuất phát từ bãi cạn lúc chìm lúc nổi để xác
định đường cơ sở khi đáp ứng 02 điều kiện:

(i) Bãi cạn cách bờ biển hoặc đảo ven bờ không quá 12 hải lý;

(ii) Trên các bãi cạn có công trình xây dựng thường xuyên nhổ trên mặt
nước.

=> Đường cơ sở được xác định theo ngấn nước ngoài cùng của bãi cạn
lúc chìm lúc nổi.
z

(3) “ Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng
không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi
biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế” (Điều 7 Khoản 6
UNCLOS).
z

Các quốc gia bắt buộc phải chọn 1 trong 2 phương pháp hay có
thể kết hợp cả 2 phương pháp trên để xác định đường cơ sở?.

ĐIỀU 14-UNCLOS quy định:

“Quốc gia ven biển, tùy theo hoàn cảnh khác nhau, có thể
vạch ra các đường cơ sở theo một hay nhiều phương pháp được
trù định ở các điều nói trên”.
z
ĐƯỜNG CƠ SỞ
CỦA CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
A11 CỒN CỎ
(Theo Tuyên bố
của Chính phủ
A10 LÝ SƠN
nước CHXHCN A9 HÒN ÔNG CĂN
Việt Nam ngày A8 ĐẠI LÃNH
12/11/1982) A7 HÒN ĐÔI
A1 A6 HÒN HẢI
HÒN
NHẠN
A3,4,5

A2 HÒN KHOAI
Nhận xét
z

 Đường cơ sở của Việt Nam là đường cơ sở chưa hoàn chỉnh;

 Được xác định theo phương pháp thông thường (A8) và phương
pháp đường cơ sở thẳng (các điểm cơ sở còn lại);

 Đường cơ sở Việt Nam về cơ bản là phù hợp với UNCLOS 1982.

 10 quốc gia phản đối Tuyên bố về đường cơ sở của Việt Nam:


Trung Quốc, Singapo, Thái Lan, Malaysia, Anh, Pháp, Nhật, Úc, Mỹ,
CHLB Đức chủ yếu là từ điểm cơ sở A1 đến A7.
C2. Chế độ pháp lý của nội thủy
z

- Nội thủy là lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia;

- Pháp luật của quốc gia được áp dụng ở nội thủy mà không có bất kỳ
ngoại lệ nào;

- Tàu thuyền nước ngoài ra vào, hoạt động trong nội thủy phải xin phép
trước và phải tuân thủ pháp luật của quốc gia ven biển.
C3.z Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu thuyền nước ngoài

* Khái niệm tàu biển theo Luật quốc tế

Tàu biển là phương tiện nổi trên mặt nước, mang quốc tịch của một
quốc gia nhất định, có dung tích nhất định và có khả năng hoạt động trong
môi trường biển.

Theo Luật Biển Việt Nam 2012

“Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước
bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có
động cơ”. (Khoản 3 Điều 3).
* PHÂN LOẠI TÀU BIỂN

TÀU
QUÂN SỰ
TÀU THƯƠNG MẠI
NHÀ NƯỚC
TÀU
BIỂN
TÀU
THƯƠNG MẠI

TÀU BUÔN
TƯ NHÂN
TÀU NHÀ
NƯỚC PHI
THƯƠNG MẠI
* PHÂN LOẠI TÀU BIỂN THEO LUẬT BIỂN VIỆT NAM
2012
TÀU
QUÂN SỰ

TÀU
BIỂN TÀU CÔNG
VỤ

TÀU THƯƠNG
MẠI
Câu hỏi: Phân loại tàu thuyền theo Luật Biển Việt
Nam 2012 có phù hợp với UNCLOS hay không?
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
05/10/2024
Tàu quân sự (tàu chiến)
z

- Là mọi tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của
một quốc gia;
- Có dấu hiệu bên ngoài đặc trưng của các tàu
thuyền quân sự thuộc quốc tịch của quốc gia đó;
- Do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó
chỉ huy và phải có tên trong danh sách sĩ quan hay
trong một tài liệu tương đương;
- Đoàn thủy thủ phải tuân theo các điều lệnh kỷ
luật quân sự (Điều 29-UNCLOS).
z

Luật Biển Việt Nam 2012

“Tàu quân sự là tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia
và mang dấu hiệu bên ngoài thể hiện rõ quốc tịch của quốc gia đó, do một
sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên
trong danh sách sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; được điều
hành bởi thuỷ thủ đoàn hoạt động theo các điều lệnh kỷ luật quân sự” (Điều
3 khoản 4).
z

Tàu thương mại là tàu không có các yếu tố như tàu quân sự.

Luật biển Việt Nam 2012:

“Tàu thuyền công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện các
công vụ của Nhà nước không vì mục đích thương mại” (Điều 3 khoản
5).
z

- Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với tàu thuyền,
thủy thủ đoàn nước ngoài vi phạm pháp luật trong nội thủy;

- Tàu quân sự và tàu nhà nước phi thương mại được


hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
z

- Nếu tàu quân sự và tàu nhà nước phi thương mại vi phạm
pháp luật thì nước ven biển có quyền:

+ Yêu cầu tàu rời khỏi nội thủy;

+ Yêu cầu nước mà tàu mang quốc tịch bồi thường thiệt hại và xử lý
thủy thủ đoàn vi phạm.
z

d.Vùng nước lãnh hải

d1. Khái niệm và cách xác định lãnh hải

d2. Chế độ pháp lý của lãnh hải

d3. Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu thuyền
nước ngoài vi phạm pháp luật
z

d1. Khái niệm và cách xác định lãnh hải


(Điều 2,3 UNCLOS)

“Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ
và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài
vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải (mer
territoriale).

Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến
đáy và lòng đất của biển này…” (Điều 2 -UNCLOS).
z

“Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều
rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo
đúng Công ước” (Điều 3-UNCLOS).

.
z

Luật biển Việt Nam 2012:

“Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ


sở ra phía biển..” (Điều 12 ).
z

d2. Chế độ pháp lý của lãnh hải

- Lãnh hải là lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ
của quốc gia;

- Tàu thuyền của mọi quốc gia có biển hay không có biển đều
được quyền “đi qua không gây hại” trong lãnh hải quốc gia khác (Điều
17- UNCLOS);
z

+ “Đi qua không gây hại” là tàu đang di chuyển bình thường, nhanh
chóng và liên tục, không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an
ninh của nước ven biển.

Khi “đi qua không gây hại” tàu có thể dừng lại và thả neo hay không?
z

+ Đi qua bị coi là phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của nước ven
biển nếu thực hiện các hành vi sau đây:

1) Đe dọa hoặc dùng vũ lực…;

2) Luyện tập hoặc diễn tập quân sự;

3) Thu nhập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của nước
ven biển;
z

4) Phóng đi, tiếp nhận, xếp lên tàu các phương tiện bay;

5) Phóng đi, tiếp nhận, xếp lên tàu các phương tiện quân sự:

6) Tuyên truyền làm hại đến quốc phòng, an ninh của nước ven biển;

7) Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc, đưa người lên xuống tàu trái với các
luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế, nhập cư của nước ven biển;
z

8) Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước;

9) Đánh bắt hải sản;

10) Nghiên cứu, đo đạc;

11) Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc
mọi trang thiết bị hay công trình khác của nước ven biển;

12) Mọi hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua (Điều
19-UNCLOS).
Lưu ý:
z
(i) Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và
phải treo cờ quốc tịch;

(ii) Nước ven biển có thể định ra các quy tắc nhằm quản lý, sử dụng,
khai thác tài nguyên biển như: An toàn hàng hải và thiết bị, công trình;
dây cáp, ống dẫn ngầm; đánh bắt bắt cá; bảo vệ môi trường; nghiên
cứu khoa học…;

(iii) Phương tiện bay nước ngoài không được “đi qua không gây hại”
ở vùng trời trên lãnh hải.
z

d3. Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với

tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải

* Quyền tài phán hình sự trên tàu nước ngoài

(1) Nếu tàu đi từ nội thủy ra lãnh hải:

Nước ven biển có quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bắt giữ
hoặc điều tra vụ vi phạm hình sự xảy ra trên tàu nước ngoài (Khoản 2 Điều
27-UNCLOS).
z

(2) Nếu tàu đang đi qua lãnh hải:

Nước ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự xẩy
ra trên tàu nước ngoài, trừ 4 trường hợp sau:

+ Nếu hậu quả của vụ vi phạm mở rộng đến nước ven biển;

+ Nếu vụ việc có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước
hay trật tự trong lãnh hải;
z

+ Nếu thuyền trưởng hoặc viên chức ngoại giao, lãnh sự của
nước mà tàu mang cờ yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
nước sở tại giúp đỡ;

+ Nếu thấy cần thiết để trấn áp hành vi buôn lậu ma túy hay
các chất kích thích (Khoản 1 Điều 27-UNCLOS ).
z

(3) Nếu vụ vi phạm xẩy ra trước khi tàu vào lãnh hải

Nước ven biển không được thực hiện một biện pháp nào trên
tàu nước ngoài khi tàu đi qua lãnh hảI để bắt giữ hay điều tra một vụ vi
phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu vào lãnh hải mà không đi vào
nội thủy (Điều 27 khoản 5 UNCLOS).
z

Lưu ý:

Tàu quân sự và tàu nhà nước phi thương mại được hưởng
quyền miễn trừ.

Câu hỏi: Nhận định sau đây đúng hay sai? “quốc gia ven biển
không có quyền tài phán đối với tàu quân sự và tàu nhà nước phi
thương mại vi phạm pháp luật trong nội thủy và lãnh hải của mình”.
z

* Quyền tài phán dân sự đối với tàu nước ngoài

(1) Nếu tàu đang đậu trong lãnh hải/đang đi qua lãnh hải sau khi rời
nội thủy:

Nước ven biển có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt hay
bảo đảm về dân sự do luật trong nước quy định (Khoản 3 Điều 28).
z

(2) Nếu tàu đang đi qua lãnh hải; hoặc để được đi qua
vùng biển của nước ven biển.

Nước ven biển không được bắt tàu nước ngoài phải dừng
lại hay thay đổi hành trình để thực hiện quyền tài phán dân sự đối
với một người ở trên tàu (Điều 28 khoản 1, UNCLOS)
z

1.1.2.3 Lãnh thổ vùng trời và vùng lòng đất

- Lãnh thổ vùng trời là khoảng không gian bao trùm trên vùng
đất và vùng nước của quốc gia;

- Lãnh thổ vùng lòng đất là phần nằm dưới vùng đất và vùng
nước của quốc;

=> Lãnh thổ vùng trời và vùng lòng đất được mặc nhiên thừa
nhận trong thực tiễn pháp lý quốc tế.
z

Câu hỏi: Trong thực tiễn các quốc gia có ký điều ước quốc tế để
phân định vùng trời và vùng lòng đất hay không?
z

“Mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới trên đất liền giữa Việt
Nam và Trung Quốc nói tại Điều II của Hiệp ước này phân định
vùng trời và lòng đất giữa hai nước”. (Điều IV Hiệp ước biên giới
đất liền giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa).
z

=> Ngoài 4 yếu tố tự nhiên cấu thành lãnh thổ quốc gia (vùng đất, vùng
nước, vùng trời và vùng lòng đất), các tàu thuyền, máy bay quân sự,
công trình, thiệt bị nhân tạo của quốc gia hoạt động hoặc nằm ngoài
phạm vi lãnh thổ quốc gia, mang cờ hoặc dấu hiệu hợp pháp của quốc
gia được “coi như” lãnh thổ quốc gia với tên gọi “Lãnh thổ di động”,
“lãnh thổ bay” hay “lãnh thổ bơi”.
z

1.2 Xác lập và thay đổi chủ quyền


quốc gia đối với lãnh thổ
1.2.1 Xác lập chủ quyền
z 1.2.1.1 Xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu (occupation)

ÁN LỆ: Phán quyết của Trọng tài Max Huber trong vụ tranh chấp
đảo Palmas giữa Hà Lan và Mỹ ngày 4/4/1928 đã chỉ rõ: “Nếu có một tranh
chấp về chủ quyền đối với một khu vực lãnh thổ, các tòa án thường xem
xét quốc gia yêu sách có chủ quyền nào có được một danh nghĩa-thông
qua việc chiếm hữu, chuyển nhượng, chinh phục cao hơn danh nghĩa mà
quốc gia khác có thể đưa ra đối chọi lại với nó”.
z

Sau khi phân tích lập luận của hai bên, trọng tài Max Huber đã tuyên đảo
Palmas thuộc chủ quyền Hà Lan: "như vậy, danh nghĩa về chủ quyền của
Hà Lan giành được do việc thực hiện liên tục và hòa bình quyền lực Nhà
nước trong một thời gian dài – có khả năng trước năm 1700 là có giá trị.
Đúng là chủ quyền đó chưa thể hiện đầy đủ nhưng một danh nghĩa chưa
hoàn chỉnh dựa vào việc thực hiện quyền lực Nhà nước vẫn có giá trị hơn
một danh nghĩa chưa đầy đủ dựa vào việc phát hiện một vùng lãnh thổ nhất
là danh nghĩa này trong một thời gian dài không được việc chiếm hữu thực
sự bổ sung thêm”


z

=> Khi có nhiều quốc gia cùng đưa ra yêu sách, luận thuyết,
chứng cứ pháp lý trái ngược nhau về chủ quyền trên cùng một khu vực
lãnh thổ, thì cần phải xem xét quốc gia nào đã xác lập được một danh
nghĩa chủ quyền lãnh thổ phù hợp với các qui định của luật pháp quốc
tế.
z

Nội dung của phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ
bằng chiếm hữu:

- Chủ thể thực thi quyền chiếm hữu: Nhà nước;

- Lãnh thổ mà quốc gia chiếm hữu: Lãnh thổ vô chủ (Terra Nullius)
hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi (Terra derelicta).
z
* Các giai đọan phát triển của phương thức xác
lập chủ quyền bằng chiếm hữu

• Từ trước đến cuối thế kỷ XIX:

Nguyên tắc chiếm hữu hình thức được thừa nhận (nội dung).

• Từ cuối thế kỷ XIX đến nay:

Nguyên tắc chiếm hữu thực sự được thừa nhận bắt đầu từ Định
ước Berlin 26/2/1885.
z
Định ước Berlin xác định “các điều kiện chủ yếu phải đáp
ứng khiến cho những hành động chiếm hữu mớI ở vùng duyên
hải lục địa châu Phi được coi là thật sự” nếu thỏa mãn hai điều
kiện:

“1 - Việc chiếm hữu chủ quyền lãnh thổ mới của bất kỳ
quốc gia nào ở Châu Phi cũng phải được thông báo cho các
nước tham gia hội nghị.

2 - Các nước chiếm hữu phải đảm bảo có sự hiện diện
của tổ chức chính quyền tại chỗ để thi hành pháp luật và có thể
khi cần thiết bảo đảm các quyền lợi về tự do buôn bán, tự do quá
cảnh trong các điều kiện được quy định” (Điều 34 và 35 của Định
ước Berlin).
z
Luật quốc tế hiện đại thừa nhận nguyên tắc chiếm hữu thực sự khi
đáp ứng 5 điều kiện sau:

(i) Việc chiếm hữu phải là hành động của nhà nước;

(ii) Việc chiếm hữu phải hòa bình;

(iii) Việc chiếm hữu phải thực sự;

(iv) Việc chiếm hữu phải liên tục;

(v) Việc chiếm hữu phải được cộng đồng quốc tế thừa nhận (không có
quốc gia nào phản đối).
z

Liên hệ đến 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ


quyền của Việt Nam.
z

1.2.1.2. Xác lập chủ quyền lãnh thổ do tác động vào tự nhiên hoặc do tự
nhiên mang lại (Accretion)

 Quốc gia có quyền mở rộng ranh giới địa lý của lãnh thổ bằng việc bồi
đắp tự nhiên vào lãnh thổ chính hoặc do sự xuất hiện của các hòn đảo
mới trong phạm vi đường biên giới quốc gia.

Tiền lệ: Tháng 1/1986, Chính phủ Anh đã cho rằng: “Chúng tôi biết hòn đảo
xuất hiện trong lãnh hải của đảo IWO JIMA của Nhật Bản. Do đó chúng tôi
coi nó thuộc lãnh thổ Nhật Bản”.
z
Ngoài ra, trong lịch sử còn các phương thức xác lập chủ quyền bằng
xâm lược và tặng, cho lãnh thổ nhưng luật pháp quốc tế hiện đại không thừa
nhận.

Tiền lệ:

1. Năm 1307 Vua Trần Nhân Tông gả Công chúa Huyền Trân cho Vua
Chiêm Thành là Chế Mân. Vua Chiêm đã dâng Châu Ô và Châu Lý (vùng
Quảng Trị- Thừa Thiên) làm lễ vật.

2. Anna de Bretagne đã tặng vùng Bretagne cho nước Pháp sau 2


cuộc hôn nhân của bà với Vua Charles VIII ngày 6/12/1491 và với Vua Louis
XII ngày 7/1/1499.
z

1.2.2 Thay đổi chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ quốc gia

1.2.2.1 Cơ sở để thay đổi lãnh thổ quốc gia

Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết thông qua hoạt động trưng cầu
dân ý theo quy định của pháp luật quốc gia.

=>Thay đổi lãnh thổ quốc gia phải dựa trên ý chí của cộng đồng dân
cư mang quốc tịch của quốc gia đó!
z

1.2.2.2 Các trường hợp thay đổi lãnh thổ quốc gia:

a. Do phân chia quốc gia thành nhiều quốc gia mới

(1) Liên bang CHXHCN Xô Viết (Liên Xô) chấm dứt tồn tại ngày 26 tháng
12 năm 1991 bởi bản tuyên bố số 142-H của Hội đồng tối cao Liên bang Xô
Viết. Tuyên bố này công nhận nền độc lập của 12 nước còn lại (trước đó
Litva đã tuyên bố độc lập vào tháng 3/1990, Estonia và Látvia tuyên bố độc
lập 8/1991);
z

Câu hỏi: Nước nào thay thế Liên bang XHCN Xô Viết đảm nhiệm
vị trí Thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc? Cơ sở pháp lý
nào?
z

b. Do hợp nhất 2 hay nhiều quốc gia thành một quốc gia mới.
z

d. Do trao trả lãnh thổ từ quốc gia này cho


quốc gia khác:
z
e. Do chuyển nhượng ( Cession)

Là phương thức thay đổi lãnh thổ bằng sự chuyển giao một cách hòa
bình từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Tiền lệ:

- Napoleon chuyển nhượng bang Lousiana cho Hoa Kỳ bằng hiệp ước ký
ngày 2/5/1803 (15 triệu frans).

- Sa Hoàng chuyển nhượng bang Alaska cho Hoa Kỳ bằng Hiệp ước ký ngày
30/2/1867(7.2 triệu USD);
z

1.3 Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia

- Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ.

Điều 2 khoản 4 Hiến chương LHQ quy định: “ Các quốc gia
thành viên Liên Hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực
trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ
hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách
khác trái với những mục đích của Liên Hợp quốc”.
z

- Quốc gia có quyền:

+ Chiếm hữu, quản lý, sử dụng, khai thác….và quyết định mọi
vấn đề liên quan đến lãnh thổ quốc gia phù hợp điều kiện thực tiễn của
quốc gia và pháp luật quốc tế;

+ Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn của
lãnh thổ quốc gia.
z

- Quốc gia có nghĩa vụ:

+ Không sử sụng hoặc cho phép quốc gia khác sử dụng


lãnh thổ của mình để gây thiệt hại cho quốc gia thứ ba (liên hệ việc
sử dụng nguồn nước sông Mê Kông);

+ Tôn trọng sự toàn vẹn và bất khả xâm phạm lãnh thổ của
quốc gia khác.
z
2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ
BIÊN GIỚI QUỐC GIA

2.1 Khái niệm và các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia.
z

2.1 Khái niệm, các bộ phận cấu thành và kiểu biên giới quốc
gia.

2.1.1 Khái niệm biên giới quốc gia

(i) Là ranh giới phân định lãnh thổ quốc này với lãnh thổ
quốc gia khác hoặc lãnh thổ quốc gia với lãnh thổ quốc tế.
z

(ii) Là ranh giới phân định các vùng biển thuộc chủ quyền
quốc gia và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và tài phán quốc
gia.
z

2.1.2 Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia

2.1.2.1 Biên giới trên bộ

Là ranh giới phân định lãnh thổ vùng đất của quốc gia này với
quốc gia khác.

Biên giới trên bộ được phân định bằng các điều ước quốc tế
song phương hoặc đa phương.
z

2.1.2.2. Biên giới trên biển

(i) Ranh giới phân định nội thủy/lãnh hải của quốc gia này với
nội thủy lãnh hải của quốc gia khác (khi hai quốc gia đối diện hoặc tiếp
giáp nhau).
z

(ii) Là ranh giới phân định các vùng biển thuộc chủ quyền
với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc
gia.

Câu hỏi: Việt nam cần phải xác định mấy đường biên giới
trên biển?
z

2.1.2.3. Biên giới trên không và biên giới lòng đất

Được mặc nhiên thừa nhận thông qua việc hoạch định
biên giới trên bộ và biên giới trên biển.
z

2.1.3 Kiểu biên giới quốc gia


z

2.2 Phân định biên giới quốc gia

2.2.1 Phân định biên giới trên bộ

02 bước:

- Đàm phán ký kết điều ước quốc tế để phân định biên giới;

- Phân giới thực địa và cắm mốc.


Nội dung cơ bản của điều ước quốc tế
z
về biên giới giới

- Nguyên tắc hoạch định;

- Chiều hướng chung của đường biên giới;

- Các giới điểm;

- Phương pháp xác định đường biên giới qua sông, núi, sa mạc…

- Thành lập ủy ban phân giới và cắm mốc

- Hiệu lực, giải quyết tranh chấp.


z
 Phân giới thực địa và cắm mốc

- Do ủy an hỗn hợp về phân giới cắm mốc thực hiện;

- Xác định vị trí cắm mốc;

- Xác định số lượng cột mốc cần cắm;

- Thỏa thuận phân chia trách nhiệm cắm mốc;

- Kiểu dáng cột mốc;

- Mốc đơn, mốc đôi, mốc ba…

- Lập bản đồ chi tiết về hệ thống cột mốc biên giới.


z
2.2.2 Hoạch định biên giới trên biển

* Trường hợp 1:Bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau

Ký kết hiệp định để phân định

“…không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung
tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường
cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa
thuận ngược lại. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong trường hợp do
có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt khác cần phải
hoạch định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách khác”. (Điều 15 của
UNCLOS)
* Trường hợp 2:Bờ biển không kề, không đối diện
z
Căn cứ vào địa hình của bờ biển và quy định của UNCLOS 1982
quốc gia ven biển đơn phương hoạch định biên giới quốc trên biển
thông qua 3 bước sau:

- Xác định và tuyên bố đường cơ sở;

- Tuyên bố chiều rộng của lãnh hải (Không


quá 12 hải lý);
- Công bố trên hải đồ tỷ lệ lớn.
z
2.3 Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia

2.3.1 Nguồn luật điều chỉnh

* Nguồn luật quốc tế:

- Điều ước quốc tế về phân định biên giới;

- Các điều ước quốc tế về quy chế biên giới;

* Nguồn luật quốc gia:

- Luật biên giới quốc gia

- Các nghị định về quy chế biên giới


z
2.3.2 Nội dung quy chế biên giới quốc gia

- Lực lượng quản lý bảo vệ biên giới;

- Hệ thống cửa khẩu biên giới;

- Chế độ hoạt động của người, phương tiện giao thông;

- Chế độ quản lý hải quan, thuế quan, y tế, xuất nhập cảnh;

- Quản lý, khai thác tài nguyên khu vực biên giới;

- Quản lý, bảo vệ, sửa chửa….cột mốc.


1. KHÁI NIỆM, NGUỒN,
NGUYÊN TẮC

2. HỆ THỐNG CƠ QUAN
QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA
NHÀ NƯỚC
Chương 5
LUẬT 3. CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI
GIAO
NGOẠI
GIAO VÀ
LÃNH SỰ 4. CƠ QUAN LÃNH SỰ

5. PHÁI ĐOÀN ĐẠI DIỆN


THƯỜNG TRỰC QUỐC GIA
TẠI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
1. 1 KHÁI NIỆM VẾ LUẬT
NGOẠI GIAO LÃNH SỰ
1. KHÁI
NIỆM,
NGUỒN
1.2 NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT
VÀ NGOẠI GIAO, LÃNH SỰ
NGUYÊN
TẮC CỦA
LUẬT
NG,LS 1.3 NGUỒN CỦA LUẬT NGOẠI
GIAO, LÃNH SỰ
1.1.1 TỔNG QUAN VỀ LỊCH
SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA LUẬT NG,LS
1.1 KHÁI
NIỆM VỀ
LUẬT
NGOẠI
GIAO
LÃNH SỰ 1.1.2 ĐỊNH NGHĨA LUẬT NG,
LS
2.1 KHÁI NIỆM VỀ CƠ QUAN
QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
2. HỆ
THỐNG
CƠ QUAN
2.2 CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI
QUAN HỆ NGOẠI Ở TRONG NƯỚC
ĐỐI
NGOẠI
CỦA NHÀ
2.3 CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI
NƯỚC NGOẠI Ở NƯỚC NGOÀI
2.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN
LOẠI

3.2 CHỨC NĂNG


3. CƠ
QUAN
ĐẠI 3.3 CẤP, HÀM VÀ CHỨC VỤ
NGOẠI GIAO
DIỆN
NGOẠI
GIAO 3.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.5 QUYỀN ƯU ĐÃI VÀ MIỄN


TRỪ NGOẠI GIAO
z 2.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN
LOẠI

3.2 CHỨC NĂNG

3. CƠ
QUAN 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC
LÃNH SỰ

3.5 QUYỀN ƯU ĐÃI VÀ MIỄN


TRỪ LÃNH SỰ
CHƯƠNG 6 TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP QUỐC TẾ
z1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp quốc tế


1.1.1 Khái niệm
Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế, trong đó các chủ thể luật
quốc tế có những quan điểm pháp lý và quyền lợi mâu thuẫn nhau,
dẫn đến có những yêu cầu và đòi hỏi đối lập nhau.
z

Ví dụ:
- Tranh chấp quần đảo Senkakư (Điếu Ngư) giữa Trung Quốc và Nhật
Bản; tranh chấp quần đảo Takeshima (Dokdo) giữa Nhật Bản với Hàn
Quốc;
- Tranh chấp liên quan đến chương trình hạt nhân giữa Iran – Mỹ;
- Giải thích sự kiện Mỹ và liên quân tấn công Irắc lần 2 ngày 20/3/2003;
- Tranh chấp về giải thích và áp dụng UNCLOS 1982;
- Tranh chấp về biên giới giữa Lào - Căm Pu Chia;
- Tranh chấp chủ quyền đền Preah Vihear giữa Thái Lan-Căm Pu
Chia…
Phân loại tranh chấp
z

@Căn cứ đối tượng tranh chấp

+ Lãnh thổ, biên giới, các đảo, quần đảo;

+ Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền/quyền tài phán quốc gia;

+ Tư cách thành viên của quốc gia tại TCQTLCP;

+ Các quy định của điều ước quốc tế cụ thể…

@ Căn cứ số lượng chủ thể tranh chấp

+ Tranh chấp song phương

+ Tranh chấp đa phương


z

@ Căn cứ vào chủ thể tranh chấp

+ Tranh chấp giữa Quốc gia với Quốc gia;

+ Tranh chấp giữa Quốc gia với TCQTLQG;

+ Tranh chấp giữa Quốc gia với với các vùng lãnh thổ có tư cách chủ thể luật
quốc tế như: Vatican, Macao, Đài Loan, Hồng kông…
z

@ Căn cứ vào tính chất tranh chấp


+ Tranh chấp mang tính chính trị (chủ quyền/ danh dự, uy tín của quốc gia
trong quan hệ quốc tế…);
+ Tranh chấp mang tính pháp lý ( giải thích, áp dụng, thực thi luật quốc tế
…);
* Tình thế quốc tế
z

Tình thế quốc tế ( Điều 1; Điều 34 HCLHQ) là những sự kiện diễn ra trong
quan hệ quốc tế có khả năng ảnh hưởng, đe dọa đến HB và AN quốc tế.

Ví dụ:

1. Sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay SU 24 của Nga đang làm nhiệm vụ
tại Syria ngày 24/11/2015 (Vedeo)

2. Sự kiện Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom Nhiệt Hạch vào ngày 6/1/2016;
1.1.2 Đặc điểm tranh chấp quốc tế
z
CHỦ
THỂ

LUẬT ÁP TRANH ĐỐI


DỤNG CHẤP TƯỢNG
QUỐC TẾ

KHÁCH
THỂ
1.2 Nguồn luật giải quyết tranh chấp quốc tế
z

* Nguồn luật nội dung:


- CƯ La Haye năm 1899, sửa đổi bổ sung năm 1907 về hòa bình giải
quyết các tranh chấp quốc tế;
- Hiến chương LHQ quốc 1945;
- CƯ của LHQ về luật biển 1982;
- CƯ quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của LHQ năm 1966;
- CƯ quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của LHQ năm 1966;
- CƯ của LHQ về Quyền trẻ em năm 1989…
- Tập quán quốc tế
Vai trò của nguồn luật nội dung
z

Nguồn nội dung là cơ sở pháp lý để các cơ quan tài phán quốc tế quyết định các
vần đề liên quan như:

- Có hay có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế;

- Hành vi của chủ thể đúng hay sai; được phép hay không được phép;

- Chủ thể có quyền và nghĩa vụ pháp lý hay không;

- Phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế hay không…


z

*Nguồn luật tố tụng:

Các ĐƯQT, Phụ lục hoặc các điều khoản quy định về giải quyết tranh
chấp như:

- Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế 1945;

- Nghị định thư Vienchaine 2004;

- Các Phụ lục V,VI,VII,VIII của UNCLOS về giải quyết tranh chấp;

- Điều 279 đến 299 Phần XV của UNCLOS về giải quyết tranh chấp;

- Các quy định về GQTC của WTO….


z
Vai trò của nguồn luật tố tụng

Là cơ sở pháp lý cho các chủ thể luật quốc tế, là các bên tranh chấp lựa
chọn biện pháp, cơ chế, thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Đồng thời,
thực hiện trình tự, thủ tục để giải quyết tranh chấp.
1.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế
z

`` Thẩm quyền giải quyết tranh chấp do các bên tranh chấp thỏa
thuận quyết định, theo đó:

- Chính các bên tranh chấp giải quyết;

- Các cơ quan tài phán quốc tế;

Ngoài ra, các TCQT Liên chính phủ, quốc gia, cá nhân có uy tín
quốc tế có thể tham gia vào tiến trình GQTC với các tư cách môi
giới/điều tra/trung gian/hòa giải.
2.1 Khái niệm và phân loại
biện pháp GQTCQT

2. CÁC BIỆN
PHÁP GIẢI 2.2 Các biện pháp chính
QUYẾT trị- Ngoại giao
TRANH CHẤP
QUỐC TẾ

2.3 Các biện pháp tài phán


z

2.1 Khái niệm và phân loại


2.1.1 Khái niệm
Hòa bình giải quyết TCQT là những biện pháp, cơ chế, thủ tục mà các
chủ thể LQT lựa chọn, áp dụng để giải quyết tranh chấp nhưng không
sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.
z 2.1.2 Phân loại các biện pháp giải quyết TCQT

Điều 33 khoản 1, HCLHQ quy định:

“1. Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các
cuộc tranh chấp …trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp
bằng con đường ĐÀM PHÁN, ĐIỀU TRA, TRUNG GIAN, HÒA GIẢI,
TRỌNG TÀI, TÒA ÁN, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu
vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của
mình”…
Phân loại:

Nhómz 1: Các biện pháp chính trị-Ngoại giao gồm:

- Đàm phán;

- Điều tra;

- Trung gian;

- Hòa giải;

- Giải quyết tại các TCQT

Nhóm 2: Các biện pháp tài phán: Tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế.
z

* Đặc điểm chung của các biện pháp

Chính trị-Ngoại giao:

- Giải quyết tranh chấp tại các diễn đàn, hội nghị quốc tế;

- Bản chất là hoạt động đàm phán, thương lượng;

- Linh hoạt, mềm dẽo;

- Kinh tế và hiệu quả cao;

- Kết quả là các tuyên bố chung; các cam kết chính trị; các điều ước
quốc tế được các bên tranh chấp ký kết.
z

 Đặc điểm chung của biện pháp (thủ tục) tài phán:

- Giải quyết tranh chấp theo trình tự, thủ tục tố tụng;

- Tại các phiên tòa;

- Bản chất là hoạt động áp dụng luật pháp quốc tế;

- Kết quả là phán quyết của Tòa án hoặc phán quyết trọng tài.
2.2 Các biện pháp
z
chính trị - Ngoại giao

2.2.1 Biện pháp đàm phán


* Khái niệm
Đàm phán là diễn đàn ngọai giao do các bên tranh chấp hoặc
bên thứ ba tổ chức để giải quyết các tranh chấp liên quan.
z

* Mô hình đàm phán


+ Đàm phán song phương hoặc
+ Đàm phán đa phương.
z

* Thẩm quyền đàm phán

Tùy vào thỏa thuận của các bên tranh chấp, đàm phán có thể tổ chức ở các
cấp độ:

+ Hội nghị thượng đỉnh (Conférence au sommet; Summit Meeting);

+ Hội nghị cấp Bộ trưởng bộ ngọai giao/ thứ trưởng/ chuyên viên;

+ Thông qua CQĐDNG ở nước ngoài.


z
Kết quả đàm phán

Các văn kiện chính trị hoặc pháp lý được các bên ký kết như:

- Bản ghi nhớ (l’aide - mémoire);

- Các Tuyên bố chính trị (déclaration);

- Nghị quyết ( la révolution, la décision);

- Các hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận quốc tế…( le traité de paix;
l’accord)…
* Nhận xét
z

- Ưu điểm:
+ Là biện pháp phổ biến, linh hoạt và hiệu quả nhất;
+ Hạn chế được sự can thiệp của bên ngòai;
+ Là biện pháp “kinh tế” nhất.
- Hạn chế:
Rất khó áp dụng là biện pháp đầu tiên và không mang lại hiệu quả đối với các tranh
chấp, bất đồng qúa lớn.
2.2.2zCác biện pháp GQTC có sự
tham gia của bên thứ ba

2.2.2.1 Các biện pháp môi giới/

trung gian/ Hòa giải và điều tra

@Khái niệm

Là các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế có sự tham gia của bên thứ ba
nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các bên tranh chấp giải quyết hiệu quả các tranh chấp
giữa họ với nhau.
z

* Thành phần tham gia

- Các cá nhân đại diện, nhân danh, thay mặt quốc gia, TCQT;

- Các cá nhân có uy tín trong quan hệ quốc.

* Động cơ tham gia

- Tự nguyện hoặc

- Do một hoặc các bên tranh chấp đề nghị

=> Dù bằng hình thức nào cũng phải được sự đồng thuận của các bên tranh
chấp.
z

* Vai trò của bên môi giới

- “dàn xếp”, “lôi kéo”, “cầu nối”… để các bên tranh chấp gặp nhau .
* Vai trò của bên trung gian hòa giải
Đề xuất các kiến nghị/sáng kiến.giải pháp giúp các bên tranh
chấp lựa chọn để giải quyết tranh chấp; chủ nhà, chủ tọa các cuộc
đàm phán.
z

* Vai trò của bên điều tra:


- Xác định các yếu tố, tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ tranh chấp;

- Xuất trình, thuyết trình tài liệu, chứng cứ, lập luận của các bên tranh
chấp; đưa ra các đánh giá, nhận xét về các nguyên nhân, sự kiện dẫn
đến tranh chấp.
z

=> Tư cách môi giới/trung gian/hòa giải/điều tra kết thúc khi:

(1) Vụ tranh chấp đã được giải quyết;

(2) Một trong các bên tranh chấp tuyên bố không công nhận tư cách của
họ (tuyên bố không tín nhiệm);

(3) Bên môi giới/trung gian/hòa giải/điều tra tuyên bố tự chấm dứt tư cách
của họ.
2.2.2.2 Vai trò của các TCQT liên quốc gia
trong GQTCQT
z

- TCQT liên quốc gia có thẩm quyền GQTC phát sinh giữa các quốc gia thành
viên;

- TCQT liên quốc gia có thể GQTC giữa quốc gia thành viên với quốc gia thứ 3
nếu quốc gia này chấp nhận;

- TCQT liên quốc gia có thể GQTC bằng Tòa án (LHQ/EU) hoặc tại cơ quan
GQTC (WTO) hoặc các hội nghị (ASEAN).
z

a. Liên Hợp quốc:


* Vai trò của Đại hội đồng

- Vị trí, chức năng ( chương IV, HCLHQ)

- Vai trò GQTC (3 vai trò):

(1)…lưu ý Hội đồng bảo an về những tình thế có khả năng làm
nguy hại đến hoà bình và an ninh quốc tế. (Khoản 3 Điều 11);
z

(2)“ Khi Hội đồng bảo an thực hiện những chức năng được
Hiến chương này quy định đối với một vụ tranh chấp hay một
tình thế nào đó, Đại hội đồng không được đưa ra một kiến
nghị nào về tranh chấp hay tình thế ấy, trừ phi được Hội đồng
bảo an yêu cầu” (Khoản 1 Điều 12);
z

(3)“…có thể kiến nghị những biện pháp thích hợp để giải quyết hoà bình
mọi tình thế nảy sinh bất kỳ từ nguồn gốc nào, mà theo sự nhận xét của Đại
hội đồng, có thể làm hại đến lợi ích chung, gây tổn hại cho các quan hệ hữu
nghị giữa các dân tộc, kể cả những tình thế nảy sinh do sự vi phạm những
quy định về các mục đích và nguyên tắc của Liên Hợp quốc ghi trong Hiến
chương này” (Điều 35).
z * Vai trò của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc

- Loại tranh chấp nào HĐBA sẽ can thiệp?


- Quốc gia nào có thể lưu ý HĐBA để GQTC?:

“ Một quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc có thể lưu
ý Hội đồng bảo an hoặc Đại hội đồng đến mọi tranh chấp mà trong
đó họ là đương sự, miễn là quốc gia này thừa nhận trước những
nghĩa vụ giải quyết hoà bình các cuộc tranh chấp như Hiến chương
Liên Hợp quốc quy định, để kết thúc vụ tranh chấp đó” (Điều 35
khoản 2).
z

- HĐBA có thể áp dụng 03 biện pháp:

(1) “Hội đồng bảo an, nếu thấy cần thiết, sẽ yêu cầu các
đương sự giải quyết tranh chấp của họ bằng các biện pháp
nói trên” (khoản 2 Điều 33);
z

(2) “… điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể xảy ra dẫn đến
sự bất hoà quốc tế hoặc gây ra tranh chấp, xác định xem tranh chấp ấy
hoặc tình thế ấy nếu kéo dài có thể đe dọa đến việc duy trì hoà bình và
an ninh quốc tế hay không” (Điều 34).
z

(3) … kiến nghị những thủ tục hoặc những phương thức giải
quyết thích đáng (Khoản 1Điều 36).
* Vai trò của Tổng thư ký
z

- Vị trí, chức năng Tổng thư ký?

- Tổng thư ký có 02 vai trò:

(1)…lưu ý Hội đồng bảo an đến mọi việc, theo ý kiến mình, có thể đe dọa việc
duy trì hòa bình và an ninh quốc tế (Điều 99);

(2) Làm trung gian, hòa giải trong các vụ tranh chấp quốc tế lớn.
z

b. ASEAN:

- Có thể giải quyết tranh chấp chính trị và kinh tế phát sinh giữa các
quốc gia thành viên;

- Có thể giải quyết các tranh chấp chính trị giữa một quốc gia thành
viên với quốc gia thứ 3 là thành viên của Hiệp ước thân thiện và
hợp tác Đông Nam Á (Ba Li) 1976 như: Pháp, Mỹ, Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga.
z

2.3 Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp tài phán

2.3.1 Khái niệm, phân loại cơ quan tài phán quốc tế

*Khái niệm cơ quan tài phán quốc tế

CQTPQT là cơ quan do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập
hoặc thừa nhận để trao thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa
họ với nhau.
Khái niệm (tt)
z

- Các cơ quan TPQT không có thẩm quyền đương nhiên giải quyết các tranh
chấp giữa các quốc gia.

- Thẩm quyền GQTC của cơ quan TPQT chỉ được thiết lập khi các bên tranh
chấp đồng thuận.

- Về bản chất, TPQT là phương thức giải quyết tranh chấp heo thủ tục tố tụng,
do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn.
z

2.3.2 Phân loại cơ quan tài phán quốc tế


- Trọng tài quốc tế
- Tòa án quốc tế
3.1 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI
TACLQT

3.CÁC CƠ CHẾ
GQTC QUỐC TẾ
PHỔ BIẾN

3.2 GIẢI QUYẾT TRANH


CHẤP THEO UNCLOS
1982
z 3.1 Giải quyết tranh chấp tại
Toà án Công lý quốc tế
z

a. Tên gọi và vị trí pháp lý của Tòa án


* Tên gọi:
- Toà án công lý quốc tế:
+ International Court of Justice - ICJ;
+ La Cour Internationale de Justice CIJ.
- Toà án tư pháp quốc tế
- Toà án quốc tế của Liên Hợp quốc
z * Vị trí pháp lý

 TAQT là một trong sáu cơ quan chính của LHQ;

 Là cơ quan giải quyết tranh chấp của LHQ: “Tòa án quốc tế được
thành lập theo Hiến chương Liên Hợp quốc là cơ quan giải quyết
tranh chấp chính của Liên Hợp quốc…”

(Điều 1- Quy chế TAQT).


z
b.Các quốc gia nào có thể yêu cầu TACLQT giải quyết tranh chấp?

- Mọi QG thành viên của LHQ là thành viên đương nhiên của quy chế
TAQT;
- Các QG không phải là thành viên của LHQ cũng có thể là yêu cầu
TACLQT giải quyết tranh chấp nếu có tuyên bố chấp nhận phán quyết của
TA nói chung, hoặc đối với từng tranh chấp cụ thể như: Thụy sỹ (từ 1948 –
2002); Liechtensten (1950 -1990); San Marino (1954 - 1992);
c. Số lượng, thành phần thẩm phán
z

- TAQT gồm 15 thẩm phán do ĐHĐ và HĐBA LHQ bầu; ( không có hai Thẩm phán
cùng quốc tịch);

- Thẩm phán phải có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp luật quốc tế;

- Bảo đảm sự đại diện của các hình thức văn minh chủ yếu và các hệ thống pháp
luật cơ bản được phân bố: Châu Phi: 3; Châu Á : 3; Châu Mỹ La tinh: 2; Tây Âu
và các nước khác: 5; Đông Âu: 2 (Điều 9 quy chế).
d. Thẩm quyền của TAQT
z

TAQT có 02 thẩm quyền:

(1) Giải quyết mọi tranh chấp giữa các quốc gia nếu được yêu cầu theo đúng
Quy chế;

(2) Đưa ra các kết luận tư vấn pháp luật quốc tế lý khi được yêu cầu theo
đúng Quy chế.
Thẩm quyền (tt)
z

Các bên tranh chấp có thể lựa chọn thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của TAQT theo 2 phương thức sau:

(1)Chấp nhận trước (bằng 2 cách):

a. Ký kết các ĐƯQT .

- Các ĐƯQT chuyên về GQTC hoặc;

- Các điều khoản hoặc Phụ lục về GQTC trong các ĐƯQT chung.
Thẩm quyền (tt)
z

b. Tuyên bố đơn phương -


Các QG gia lựa chọn thời điểm, nội dung, điều kiện chấp nhận thẩm
quyền của TACLQT bằng cách gửi TTK một bản “tuyên bố chấp nhận thẩm quyền
giải quyết tranh chấp của Tòa án”.
Thẩm quyền (tt)
z

(2) Chấp nhận sau:


a. Các bên tranh chấp ký kết thỏa thuận đồng thỉnh cầu TAQT giải
quyết.
Nội dung của thỏa thuận:
- Đối tượng tranh chấp;
- Các câu hỏi cần Tòa giải quyết;
- Luật áp dụng.
b. Một bên khởi kiện và bên kia chấp nhận GQTC tại TA.
e.Thủ tục tố tụng trước Tòa
z

@ Nộp đơn kiện (Điều 40).


- Nội dung đơn kiện bao gồm:

Các bên tranh chấp; Đối tượng tranh chấp; phạm vi thẩm quyền của
Tòa; luật áp dụng.

=> Nếu hai bên đồng thuận thỉnh cầu TAQT giải quyết tranh chấp thì sẽ
không có nguyên đơn và bị đơn

=> Nếu một bên đơn phương khởi kiện, yêu cầu TAQT giải quyết tranh chấp
thì sẽ có nguyên đơn và bị đơn;
z

@ Thủ tục bổ trợ

(i) Tòa xem xét xác lập thẩm quyền của Tòa.
(ii) Tòa xem xét mối liên hệ giữa Thẩm phán với các quốc gia liên quan
đặc biệt là Chánh án để điều chỉnh.
(iii)Xem xét tuyên bố bác thẩm quyền của Tòa của bên bị đơn;
z

(iv)Tòa có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như:
- Yêu cầu các bên tranh chấp không phát tán, quốc hữu hóa tài sản;
- Yêu cầu các bên tranh chấp chấm dứt hành động cản trở, phong tỏa;
ngưng bắn..
(v) Xem xét yêu cầu can dự của bên thứ 3…
z

@Thủ tục giải quyết tranh chấp


z

 TAQT có thể tiến hành xử theo hai trình tự đầy đủ và rút gọn;
 Phiên xử đầy đủ tối đa gồm 15 Thẩm phán, tối thiểu là 9 Thẩm phán;
 Tòa có thể thành lập các Tòa đặc thù (rút gọn), gồm 5 thẩm phán ( Chánh án,
phó chánh án, 3 thẩm phán – Điều 26, 29);
 Thủ tục xét xử gồm hai giai đọan, thủ tục viết và thủ tục nói (Điều 43.1 qui
chế TAQT).
z
* Thủ tục viết

 Các bên sẽ gửi cho tòa các bản bị vong lục (memorials (mémorandum) và các
bản phản bị vong lục (counter-memorials; Contre mémorandum) (Điều 43.2 qui
chế TAQT);

 Các giấy tờ tài liệu mà một trong các bên đệ trình theo thủ tục viết phải được
gửi cho phía bên kia 1 bản copy có chứng thực (Điều 43.4 qui chế TAQT).
z
* Thủ tục nói

- Tòa nghe nhân chứng, luật sư, người đại diện của các bên trình bày dưới sự
điều hành của Chủ tịch (Điều 43.5 qui chế TAQT;

- Thủ tục nói được tiến hành công khai;

- Ngôn ngữ trình bày trước Tòa bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp;

Khi các bên trình bày xong Tòa sẽ thảo luận và ra phán quyết (bản án và
quyết định).
z
@Thủ tục ra phán quyết

- Phán quyết được thông qua bằng đa số phiếu của các thẩm phán có mặt;

- Nếu phiếu thuận và phiếu chống ngang nhau thì phiếu của Chủ
tịch có tính quyết định (Điều 55 qui chế TAQT);

- Toà cũng có thể tuyên bố kết thúc vụ án mà không đưa ra phán


quyết nếu bên nguyên đơn rút đơn kiện hoặc cả hai bên thỏa thuận từ
bỏ vụ kiện.
g. Giá trị pháp lý của phán quyết của TAQT
z

 Phán quyết của TAQT có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối với các
bên;

 Phán quyết của Tòa chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh
chấp;

 Trường hợp đặc biệt liên quan đến giải thích ĐUQT thì phán quyết
của TAQT có tác động đến bên thứ ba là thành viên của ĐUQT đa
phương đó.
* Giá trị phán quyết (tt)
z

- Các bên tranh chấp đều có thể yêu cầu TAQT xem xét
lại phán quyết nếu có tình tiết mới ảnh hưởng quyết định đến
việc ra phán quyết.
- Tình tiết mới phải khách quan mà TAQT cũng như các
bên tranh chấp không biết vào thời điểm giải quyết.
- Đơn phải gửi đến TAQT trong thời hạn 10 năm kể từ
ngày tòa ra phán quyết.
- Đơn phải trình lên TAQT trong thời hạn 6 tháng kể
từ ngày phát hiện ra tình tiết mới.
3.2 CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO QUY ĐỊNH
z CỦA UNCLOS 1982
z

3.2.1 Khái niệm và phân loại tranh chấp biển

3.2.1.1 Khái niệm

Tranh chấp về biển là các bất đồng, xung đột giữa các chủ thể luật quốc tế
trong quá trình xác lập và thực hiện chủ quyền/quyền chủ quyền và quyền tài
phán,các quyền và tự do khác trên biển và đại dương.
z

3.2.1.2 Phân loại

- Tranh chấp chủ quyền;

- Tranh chấp quyền chủ quyền và quyền tài phán;

- Tranh chấp về giải thích và áp dụng công ước;

- Tranh chấp về các lĩnh vực cụ thể như: Đánh cá; bảo vệ môi
trường; nghiên cứu khoa học; truy đuổi trên biển…
z

3.2.2 Giải quyết tranh chấp biển bằng các biện pháp chính trị -ngoại giao (Điều
279- 285 UNCLOS)

(i) Phạm vi áp dụng UNCLOS để GQTC?

(ii) Các biện pháp chính trị - ngoại giao nào có thể được áp dụng để GQTC?

(iii) Mối quan hệ giữa thỏa thuận GQTC trong các điều ước song phương/khu
vực với UNCLOS?
z

(i) Phạm vi áp dụng UNCLOS để GQTC?

Mọi tranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng UNCLOS (Phần XV và các
Phụ lục V,VI,VII.VIII của UNCLOS).

=> Chỉ có các tranh chấp liên quan đến các qui định của UNCLOS về các vùng biển
mới thuộc phạm vi GQTC của UNCLOS nói chung và thủ tục tài phán nói riêng. Các
tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ không thuộc PVGQTC của UNCOLS.
z

(ii) Các biện pháp chính trị - ngoại giao nào có thể được áp dụng để GQTC?

ĐIỀU 279: “Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc
giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2,
khoản 3 của Hiến chương Liên hợp quốc và, vì mục đích này, cần phải tìm ra giải
pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều 33, khoản 1 của Hiến chương”.
z

(iii)Mối quan hệ giữa thỏa thuận GQTC trong các điều ước song phương/khu vực
với UNCLOS?

ĐIỀU 282: “Khi các QG thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến
việc giải thích hay áp dụng Công ước, trong khuôn khổ của một hiệp định chung, khu
vực hay hai bên hay bất kỳ cách nào, đã thỏa thuận rằng một vụ tranh chấp như vậy,
sẽ phải tuân theo một thủ tục dẫn đến một quyết định bắt buộc, thì thủ tục này được
áp dụng thay cho các thủ tục đã được trù định trong phần này, trừ khi các bên tranh
chấp có thỏa thuận khác”.
z

3.2.3 Giải quyết tranh chấp biển bằng thủ tục tài phán (Điều 286-299
UNCLOS)
z

3.2.3.1 Lựa chọn thủ tục tài phán

Khi nào thì một bên tranh chấp có thể chọn thủ tục tài phán để giải quyết
tranh chấp?

ĐIỀU 286: “Với điều kiện tuân thủ Mục 3, mọi tranh chấp liên quan đến việc
giải thích hay áp dụng Công ước khi không được giải quyết bằng cách áp dụng
Mục 1, theo yêu cầu của một bên tranh chấp, đều được đưa ra trước tòa án có
thẩm quyền theo mục này”.
z

Cách chọn thủ tục tài phán:

Điều 287:

“...các quốc gia có quyền tự do lựa chọn, hình thức tuyên bố bằng văn bản, một
hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải
thích hay áp dụng Công ước: TAQT về luật biển được thành lập theo Phụ lục VI;
TAQT; Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII; Tòa trọng tài đặc biệt được
thành lập theo Phụ lục VIII để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp…” (khoản
1).
z

- “Một quốc gia thành viên là một bên tranh chấp mà không có tuyên bố
nào còn có hiệu lực bảo vệ, thì được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài
ở Phụ lục VII” (khoản 3).

- “ Nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục để giải
quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết
theo thủ tục trọng tàI ở Phụ lục VII, trừ khi các bên có thỏa thuận khác”
(khoản 5).
z

3.2.3.2 Điều kiện để giải quyết một vụ tranh chấp theo thủ tục tài phán
(04 điều kiện):

(1) Có tranh chấp trên liên quan đến giải thích hay áp dụng UNCLOS (liên
quan đến các qui định của UNCLOS về các vùng biển);

(2) Các bên tranh chấp đã trao đổi quan điểm về GQTC bằng thương
lượng hay các biện pháp hòa bình khác nhưng tranh chấp vẫn không giải
quyết được (Điều 283 (1) UNCLOS);
z

“Vận dụng các quy định nói trên, ngày 22/01/2013 Philippines đã
gửi thông báo và tuyên bố khởi kiện Trung Quốc ra trọng tài để giải quyết
các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước. Trong
văn bản này, Philippines đã nêu rõ rằng, Philippines đã sử dụng tất cả các
giải pháp được quy định tại Điều 279, 283 nhưng Philippines và Trung Quốc
không thể giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Do vậy,
Philippines đã quyết định khởi kiện Trung Quốc theo thủ tục trọng tài luật
biển theo Phụ lục VII của UNCLOS” (NHP).
z

(3) Các bên tranh chấp không bị ràng buộc bởi biện pháp, cơ chế
GQTC nào trong các ĐƯQT song phương hoặc đa phương thay thế cho
cơ chế GQTC của UNCLOS (Điều 282 UNCLOS);

(4) Nội dung khởi kiện không bị giới hạn hoặc loại trừ theo Điều 297
và Điều 298 của UNCLOS;
z

3.2.3.3 Giới hạn và ngoại lệ của giải quyết tranh chấp bằng thủ tục tài
phán
z

b. Giới hạn:

1. Các tranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng UNCLOS về NCKH sẽ
KHÔNG được GQ theo TTTP nếu tranh chấp liên quan đến 2 trường hợp:

(i) Quyết định của QGVB về việc cho phép QG khác vào NCKH trong vùng ĐQKT
hay TLĐ của mình theo Điều 246 của UNCLOS;

(ii) Quyết định của QGVB về việc đình chỉ hoặc chấm dứt một dự án NCKH của
nước ngoài trong vùng ĐQKT hay TLĐ của mình theo Điều 253 của UCLOS.
z
(2) Các tranh chấp về đánh bắt hải sản sẽ KHÔNG được GQ theo TTTP
trong 4 trường hợp sau đây:

(i) Việc xác định khả năng đánh bắt của nước ven biển;

(ii) Việc xác định khối lượng cá cho phép đánh bắt;

(iii) Việc phân bổ cá thừa cho phép QG khác khai thác;

(iv) Việc quyết định thể thức và điều kiện đặt ra trong nội luật về bảo vệ và
quản lý nguồn lợi hải sản.
c. Ngoại lệ
z

Theo Điều 298, một QG có thể tuyên bố loại trừ việc GQTC
theo thủ thục tài phán với 3 loại tranh chấp:

(1) Về giải thích hay áp dụng các Điều 15, 74, 83 liên quan
đến hoạch định ranh giới các vùng biển hay các vụ tranh chấp
về vịnh, vùng nước lịch sử ( khoản 1a);

(2) Liên quan đến hoạt động quân sự ( Khoản 1b);

(3) Thuộc thẩm quyền của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc
( Khoản 1c).
z

Tuyên bố của CHND Trung Hoa ngày 25/8/2006

“Chính phủ nước CHND Trung Hoa không chấp nhận bất kỳ thủ tục nào
quy định tại Mục 2 Phần XV của Công ước để giải quyết các tranh chấp
quy định tại khoản 1 (a) (b) và (c) Điều 298 của Công ước”.

Xem toàn văn Tuyên bố này tại website: http://www.un.org/


Depts/los/convention_agreements/convention_declarations.htm#China
Upon ratification.
z
3.2.4 Giải quyết tranh chấp bằng thủ tục
3.2.4.1 Thành lập Trọng tài Trọng tài
- Cơ sở pháp lý:

+ Phần XV của UNCLOS;

+ Phụ lục VII của UNCLOS.

- Quyết định lựa chọn Trọng tài do:

+ Các bên tranh chấp quyết định;

+ Nguyên đơn quyết định;

- Số lượng Trọng tài viên: 05, trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác
nhưng phải là số lẻ.

- Danh sách trọng tài viên do Tổng thư ký LHQ lưu giữ từ sự tiến cử các quốc gia
thành viên (mỗi QG cử 4 Trọng tài viên)
z
+ Các bên tranh chấp có thể chọn TTV là công dân của mình nhưng Chánh tòa
và các trọng tài viên còn lại phải là công dân của QG thứ ba;

+ Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo GQTC bằng Trọng tài,
BĐ phải chọn TTV đại diện cho mình;

+ Nếu sau 02 tuần khi hết thời hạn 30 ngày mà BĐ vẫn không chọn TTV thì NĐ
có quyền yêu cầu chọn TTV đại diện cho BĐ. Người chọn là Chánh án TAQT về
luật biển, trừ trường hợp các bên TC thỏa thuận trao QG thứ 3; hoặc Chánh
án TAQT luật biển bận công tác hoặc là công dân của QG trong vụ kiện;

+ TTV được chọn phải có QT khác nhau; không làm việc cho QG nào; không có
nơi thường trú tại QG nào trọng vụ kiện;
3.2.4.2 Thủ tục tố tụng Trọng tài
z
Bước 1: Thông báo và Tuyên bố khởi kiện của nguyên đơn

- Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, Tòa sẽ tự quy định thủ tục GQTC
bằng cách tạo điều kiện cho mỗi bên có khả năng bảo vệ quyền và trình
bày các căn cứ của mình tại Tòa;

- Một bên không tham gia vụ kiện không làm chấm dứt tiến trình tố
tụng của Tòa trọng tài;

Bước 2: Thành lập Hội đồng Trọng tài;

Bước 3: Điều trần- Tranh tụng – ra phán quyết về thẩm quyền

Bước 4: Điều trần- Tranh tụng- ra phán quyết về nội dung

Giá trị pháp lý và thi hành phán quyết Trọng tài

You might also like