Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 57

5.1.

HỆ THỐNG GẠT NƯỚC VÀ RỬA KÍNH


CHƯƠNG 5. CÁC HỆ THỐNG TIỆN NGHI TRÊN Ô TÔ
5.2.HỆ THỐNG CỬA SỔ ĐIỆN
5.3.HỆ THỐNG KHÓA CỬA (power door locks)
5.1.HỆ THỐNG GẠT NƯỚC VÀ RỬA KÍNH

5.1.1.Khái quát
• Hệ thống gạt nước và rửa kính là một hệ thống đảm
bảo cho người lái nhìn được rõ bằng cách gạt nước
mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa
• Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió
phía trước nhờ thiết bị rửa kính. Vì vậy, đây là thiết bị
cần thiết cho sự an toàn của xe khi chạy.
• Gần đây một số kiểu xe có thể thay đổi tốc độ gạt nước Hình 5.1. Hệ thống gạt nước trên ô tô
theo tốc độ xe và tự động gạt nước khi trời mưa.
5.1.2.Cấu tạo

• Hệ thống gạt nước và rửa kính gồm các bộ phận sau:


1. Cần gạt nước phía trước/Lưỡi gạt nước phía trước
2. Motor và cơ cấu dẫn động gạt nước phía trước
3. Vòi phun của bộ rửa kính trước
4. Bình chứa nước rửa kính (có motor rửa kính)
Hình 5.2. Các bộ phận của hệ thống gạt nước thường
5. Công tắc gạt nước và rửa kính (Có relay điều khiển gạt
nước gián đoạn)
6. Cần gạt nước phía sau/lưỡi gạt nước phía sau
7. Motor gạt nước phía sau
8. Relay điều khiển bộ gạt nước phía sau
9. Bộ điều khiển gạt nước (ECU J/B phía hành khách)
10. Cảm biến nước mưa

Hình 5.3. Hệ thống gạt nước tự động


1. Cần gạt nước/ thanh gạt nước

a. Khái quát chung


•Cấu trúc của cần gạt nước là một lưỡi cao su gạt nước được
lắp vào thanh kim loại gọi là thanh gạt nước. Gạt nước được
dịch chuyển tuần hoàn nhờ cần gạt.

Hình 5.4. Cấu tạo cần gạt nước


b. Gạt nước được che một nửa/gạt nước che hoàn
toàn:

• Gạt nước thông thường có thể nhìn thấy từ phía trước của xe. Gạt nước có thể nhìn thấy một phần gọi là gạt
nước che một nửa, gạt nước không nhìn thấy được gọi là gạt nước che hoàn toàn.

Hình 5.5.Gạt nước che một nửa và che hoàn toàn


2.Công tắc gạt nước và rửa kính
a. Công tắc gạt nước

• Công tắc gạt nước được bố trí trên trục trụ lái, đó là vị trí mà người lái có thể điều khiển bất kỳ lúc nào khi cần.
•Công tắc gạt nước có các vị trí OFF (dừng), LO (tốc độ thấp) và HI (tốc độ cao) và các vị trí khác để điều khiển
chuyển động của nó.
•Ở những xe có trang bị gạt nước cho kính sau, thì công tắc gạt nước sau cũng nằm ở công tắc gạt nước và
được bật về giữa các vị trí ON và OFF.

Hình 5.6. Công tắc gạt nước


b. Relay điều khiển gạt nước gián đoạn
• Relay này kích hoạt các gạt nước hoạt động một cách gián đoạn. Phần lớn các kiểu xe gần đây các công tắc gạt
nước có relay này được sử dụng rộng rãi.
• Một relay nhỏ và mạch Transistor gồm có tụ điện và điện trở cấu tạo thành relay điều khiển gạt nước gián đoạn. Dòng
điện tới motor gạt nước được điều khiển bằng relay theo tín hiệu được truyền từ công tắc gạt nước làm cho motor gạt
nước chạy gián đoạn.
c. Công tắc rửa kính

• Công tắc bộ phận rửa kính được kết hợp với công tắc gạt nước. Khi bật công tắc này thì motor rửa kính hoạt động
và phun nước rửa kính.

Hình 5.7. Hệ thống phun nước


3.Motor gạt nước
a. Khái quát chung

•Motor gạt nước là dạng động cơ điện một chiều kích từ bằng nam chậm vĩnh cửu.
•Bao gồm: motor và bộ truyền bánh răng để làm giảm tốc độ ra của motor.

- Motor gạt nước có 3 chổi than tiếp điện: chổi tốc độ thấp, chổi tốc độ cao và một chổi dùng chung (để tiếp
Mát). Một công tắc dạng cam được bố trí trong bánh răng để gạt nước dừng ở vị trí cố định trong mọi thời điểm

Hình 5.8. Cấu tạo motor gạt nước


b. Chuyển đổi tốc độ mô tơ
• Một sức điện động ngược được tạo ra trong cuộn dây phần ứng khi motor quay để hạn chế tốc độ quay của motor.
- Hoạt động ở tốc độ thấp: Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng từ chổi than tốc độ thấp, một sức điện động
ngược lớn được tạo ra. Kết quả là motor quay với vận tốc thấp.
- Hoạt động ở tốc độ cao: Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng từ chổi tiếp điện tốc độ cao, một sức điện
động ngược nhỏ được tạo ra. Kết quả là motor quay với tốc độ cao.

c. Công tắc dạng cam


• Có chức năng dừng thanh gạt nước tại vị trí cố định. Do vậy, thanh gạt nước luôn được bảo đảm dừng ở dưới cùng
của kính chắn gió khi tắt công tắc gạt nước.

Hình 5.9.
Hoạt
động của
công tắc
dạng cam
Hình 5.9. Hoạt động của công tắc dạng cam

•Sau đó bằng việc quay đĩa cam làm cho tiếp điểm P2 ở vị trí rãnh do đó dòng điện không đi vào mạch điện
và motor gạt nước bị dừng lại.
•Tuy nhiên, do quán tính của phần ứng, motor không dừng lại ngay lập tức và tiếp tục quay một ít. Kết quả là
tiếp điểm P3 vượt qua điểm dẫn điện của đĩa cam.
4.Motor rửa kính
a. Motor rửa kính trước/kính sau

Hình 5.10. Motor rửa kính Hình 5.11. Hoạt động kết hợp rửa kính và gạt

• Motor bộ rửa kính có dạng cánh quạt như được sử dụng trong bơm nhiên liệu. Có hai loại hệ thống rửa kính đối
với ô tô có rửa kính sau: Một loại có bình chứa chung cho cả bộ phận rửa kính trước và sau, còn loại kia có hai
bình chứa riêng cho bộ phận rửa kính trước và bộ phận rửa kính sau.
b. Vận hành kết hợp với bộ phận rửa kính

• Loại này tự động điều khiển cơ cấu gạt nước khi phun nước rửa kính sau khi bật công tắc rửa kính một thời
gian nhất định, đó là “sự vận hành kết hợp với bộ phận rửa kính”. Đó là sự vận hành để gạt nước rửa kính
được phun trên bề mặt kính trước.
5.1.3.Nguyên lý hoạt động
1.Khi công tắc gạt nước ở vị trí LOW/MIST

• Khi công tắc gạt nước được bật về vị trí tốc độ thấp hoặc vị trí gạt sương, dòng điện đi vào chổi than tiếp điện tốc
độ thấp của motor gạt nước (từ nay về sau gọi tắt là “LO”) như được chỉ ra trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở
tốc độ thấp.

Hình 5.12. Hoạt Hình 5.13.


động của hệ Hoạt động
thống gạt nước
của hệ
ở chế độ thống gạt
LOW/MIST
nước ở chế
độ HIGH
2.Khi công tắc gạt nước ở vị trí HIGH

• Khi công tắc gạt nước được bật về vị trí tốc độ cao, dòng điện đi vào chổi tiếp điện cao của motor gạt nước HI như
được chỉ ra trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc độ cao.

3.Khi tắt công tắc gạt nước (OFF)

• Nếu tắt công tắc gạt nước được về vị trí OFF trong khi motor gạt nước đang hoạt động, thì dòng điện sẽ đi
vào chổi than tốc độ thấp của motor gạt nước như được chỉ ra trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc độ
thấp. Khi gạt nước tới vị trí dừng, tiếp điểm của công tắc dạng cam sẽ chuyển từ phía P3 sang phía P2 và
motor dừng lại.
• Nếu công tắc cam trong motor gạt nước bị hỏng và dây nối giữa công tắc gạt nước và công tắc dạng cam bị
đứt, thì sẽ xảy ra các triệu chứng sau đây:
- Khi công tắc dạng cam bị hỏng :
• Nếu tiếp điểm P3 bị hỏng trong khi motor gạt nước đang hoạt động,
thì tiếp điểm P1 sẽ không được nối với tiếp điểm P3 khi tắt công tắc
gạt nước. Kết quả là motor gạt nước sẽ không được phanh hãm bằng
điện và motor gạt nước không thể dừng ở vị trí xác định, mà nó sẽ
tiếp tục quay.
- Khi dây nối giữa cực 4 của công tắc gạt nước và motor gạt nước bị
đứt
• Thông thường, khi tắt công tắc gạt nước OFF, thì thanh gạt sẽ hoạt
động tới khi về vị trí dừng. Nhưng nếu dây nối giữa cực 4 của công
tắc gạt nước và motor gạt nước bị đứt, thì tấm gạt sẽ không về vị trí
dừng mà nó dừng ngay lập tức ở vị trí tắt công tắc.

Hình 5.14. Hoạt động của hệ thống gạt nước


4.Khi bật công tắc gạt nước đến vị trí “INT”

Hoạt động khi transistor bật ON


• Khi bật công tắc gạt nước đến vị trí INT, thì transistor Tr1 được
bật lên một lúc làm cho tiếp điểm relay được chuyển từ A sang
B. Khi tiếp điểm relay tới vị trí B, dòng điện đi vào motor (LO)
và motor bắt đầu quay ở tốc độ thấp.

Hình 5.15. Hoạt động của hệ thống gạt nước ở


chế độ INT khi transistor Tr bật
Hoạt động khi transistor Tr ngắt OFF

• Tr1 nhanh chóng ngắt ngay làm cho tiếp điểm relay chuyển lại
từ B về A. Tuy nhiên khi motor bắt đầu quay tiếp điểm của công
tắc cam chuyển từ P3 sang P2, do đó dòng điện tiếp tục đi vào
chổi than tốc độ thấp của motor và motor làm việc ở tốc độ thấp
rồi dừng lại khi tới vị trí dừng cố định. Transistor Tr1 lại bật
ngay làm cho gạt nước tiếp tục hoạt động gián đoạn trở lại. ở
loại gạt nước có điều chỉnh thời gian gián đoạn, biến trở thay
đổi giá trị nhờ xoay công tắc điều chỉnh và mạch điện transistor
điều chỉnh khoảng thời gian cấp điện cho transistor và làm cho
thời gian hoạt động gián đoạn được thay đổi.

Hình 5.16. Hoạt động của hệ thống ở chế độ


INT khi transistor Tr ngắt OFF
5 .Nguyên lý hoạt động khi bật công tắc rửa kính ON

• Khi bật công tắc rửa kính dòng điện đi vào motor rửa
kính. ở cơ cấu gạt nước có sự kết hợp với rửa kính,
transistor Tr1 bật theo chu kỳ đã định khi motor gạt nước
hoạt động làm cho gạt nước hoạt động một hoặc hai lần ở
cấp tốc độ thấp. Thời gian tr1 bật là thời gian để tụ điện
trong mạch transistor nạp điện trở lại. Thời gian nạp điện
của tụ điện phụ thuộc vào thời gian đóng công tắc rửa
kính.

Hình 5.17. Hoạt động khi công tắc rửa kính


5.1.4 Một số kiểu gạt nước rửa kính
1.Hệ thống gạt nước dải rộng

a. Khái quát
• Hệ thống gạt nước dải rộng được trang bị để giữ cho khu vực gạt nước qui định không phụ thuộc vào tốc độ gạt nước.

Hình 5.18. Hệ thống gạt nước rửa kính


b. Cấu tạo

• Ở hệ thống gạt nước dải rộng, mô tơ được đặt cạnh


mô tơ gạt nước thông thường và vị trí của của cơ
cấu dẫn động gạt nước thay đổi được. Trong kết cấu
này, khi mô tơ gạt nước dải rộng hoạt động, trục vít
quay và sau đó bánh vít quay. Kết quả vì cần không
tải hoạt động nên vị trí của cơ cấu điều khiển gạt
Hình 5.19. Trạng thái của công tắc gạt nước vi trí INT/LO
nước thay đổi.

• Vị trí INT/LO của công tác gạt nước

• Vị trí HIGH của công tác gạt nước

Hình 5.20. Trạng thái của công tắc gạt nước vi trí HIGH
2.Gạt nước theo tốc độ xe
3.Gạt nước tự động khi trời mưa
Khi công tắc gạt nước ở vị trí AUTO, chức năng này dùng một cảm biến mưa, nó được lắp ở kính trước để phát hiện lượng mưa và điều khiển thời gian
gạt nước tối ưu tương ứng theo lượng mưa.

a. Cảm biến nước mưa

• Cảm biến nước mưa gồm có 1 điốt phát tia hồng ngoại (LED) và
một điốt quang để nhận các tia này. Phương pháp phát hiện lượng
nước mưa dựa trên lượng tia hồng ngoại được phản xạ bởi kính
trước của xe.

Hình 5.21. Cảm biến nước mưa


b. Chức năng an toàn khi có sự cố

• Nếu bộ phận điều khiển gạt nước phát hiện có sự cố trong bộ phận cảm nhận nước mưa nó sẽ điều khiển gạt
nước hoạt động một cách gián đoạn phù hợp với tốc độ xe. Đây chính là chức năng an toàn khi có sự cố trong
hệ thống cảm biến nước mưa. Ngoài ra, gạt nước cũng có thể được điều khiển một cách thông thường bằng
công tắc gạt nước ở các vị trí LO và HI
5.2.HỆ THỐNG CỬA SỔ ĐIỆN
5.2.1.Khái quát

• Hệ thống điều khiển cửa sổ điện là một hệ thống để mở và đóng các cửa sổ bằng cách điều khiển các công tắc. Motor
cửa sổ điện quay khi vận hành công tắc điều khiển cửa sổ điện. Chuyển động quay của motor cửa sổ điện này sau đó
được chuyển thành chuyển động lên xuống nhờ bộ nâng hạ cửa sổ để mở hoặc đóng cửa sổ
•Hệ thống cửa sổ điện có các chức năng sau đây:
⁃ Chức năng đóng (mở) bằng tay
⁃ Chức năng tự động đóng (mở) cửa sổ bằng một lần ấn
⁃ Chức năng khoá cửa sổ
⁃ Chức năng chống kẹt
⁃ Chức năng điều khiển cửa sổ khi tắt khoá điện
⁃ Một số xe có chức năng vận hành cửa sổ liên kết với ổ khoá cửa người lái
Hình 5.22. Điều khiển công tắc chính Hình 5.23.Chức năng chống kẹt cửa kính cửa kính
người lái
1.Chức năng đóng (mở) bằng tay
• Khi công tắc cửa sổ điện bị kéo lên hoặc đẩy xuống giữa chừng, thì cửa sổ sẽ mở hoặc đóng cho đến khi thả
công tắc ra.
2.Chức năng tự động đóng (mở) cửa sổ bằng một lần ấn
• Khi công tắc điều khiển cửa sổ điện bị kéo lên hoặc đẩy xuống hoàn toàn, thì cửa sổ sẽ đóng và mở hoàn
toàn. Một số xe chỉ có chức năng mở tự động và một số xe chỉ có chức năng đóng (mở) tự động cho cửa sổ
phía người lái
3.Chức năng khoá cửa sổ
• Khi bật công tắc khoá cửa sổ, thì không thể mở hoặc đóng tất cả các cửa kính trừ cửa sổ phía người lái.
4.Chức năng chống kẹt cửa sổ

• Trong quá trình đóng cửa sổ tự động nếu có vật thể lạ kẹt vào cửa kính thì chức năng này sẽ tự động dừng cửa
kính và dịch chuyển nó xuống khoảng 50mm.
5.2.2.Cấu tạo

•Hệ thống cửa sổ điện gồm có các bộ phận sau đây:


- Bộ nâng hạ cửa sổ
- Các Motor điều khiển cửa sổ điện
- Công tắc chính cửa sổ điện (gồm có các công tắc cửa sổ điện và công tắc khoá cửa sổ).
- Các công tắc cửa sổ điện
- Khoá điện
- Công tắc cửa (phía người lái).

Hình 5.24. Các bộ phận của hệ thống nâng kính


1.Bộ nâng hạ cửa sổ

• Chuyển động quay của motor điều khiển cửa sổ được chuyển thành chuyển động lên xuống để đóng mở cửa
sổ.
• Cửa kính được đỡ bằng đòn nâng của bộ nâng hạ cửa sổ. Đòn này được đỡ bằng cơ cấu đòn chữ X nối với
đòn điều chỉnh của bộ nâng hạ cửa sổ.
• Cửa sổ được đóng và mở nhờ sự thay đổi chiều cao của cơ cấu đòn chữ X.
• Các loại bộ nâng hạ cửa sổ khác với loại cơ cấu tay đòn chữ X là loại điều khiển bằng dây và loại một tay
đòn.

Hình 4.25. Bộ nâng hạ cửa kính


2.Motor điều khiển cửa sổ điện

• Motor điều khiển cửa sổ điện quay theo hai chiều để dẫn động bộ nâng hạ cửa sổ.
• Motor điều khiển cửa sổ điện gồm có ba bộ phận: Motor, bộ truyền bánh răng và cảm biến. Motor thay đổi chiều quay nhờ
công tắc.
• Bộ truyền bánh răng truyền chuyển động quay của motor tới bộ nâng hạ cửa sổ. Cảm biến gồm có công tắc hạn chế và cảm
biến tốc độ để điều khiển chống kẹt cửa sổ.

Hình 5.26. Motor nâng hạ cửa kính


3.Công tắc chính cửa sổ điện

• Công tắc chính cửa sổ điện điều khiển toàn bộ hệ thống cửa
sổ điện.
• Công tắc chính cửa sổ điện dẫn động tất cả các motor điều
khiển cửa sổ điện.
• Công tắc khoá cửa sổ ngăn không cho đóng và mở cửa sổ trừ
cửa sổ phía người lái.

• Việc xác định kẹt cửa sổ được xác định dựa trên các tín hiệu
của cảm biến tốc độ và công tắc hạn chế từ motor điều khiển
cửa sổ phía người lái (các loại xe có chức năng chống kẹt cửa
sổ)
Hình 5.27. Công tắc chính điều khiển cửa sổ
điện
4.Các công tắc cửa sổ điện hành khách

• Công tắc cửa sổ điện điều khiển dẫn động motor điều khiển cửa số điện của cửa sổ phía hành khách phía trước và
phía sau. Mỗi cửa có một công tắc điện điều khiển.

5.Khoá điện
• Khoá điện truyền các tín hiệu vị trí ON, ACC hoặc LOCK tới công tắc chính cửa sổ điện để điều khiển chức năng
cửa sổ khi tắt khoá điện

6.Công tắc cửa xe


• Công tắc cửa xe truyền các tín hiệu đóng hoặc mở cửa xe của người lái (mở cửa: ON, đóng cửa OFF) tới công
tắc chính cửa sổ điện để điều khiển chức năng cửa sổ khi tắt khoá điện.

Hình 5.28. Công tắc cửa xe


5.2.3.Nguyên lý hoạt động
1.Chức năng đóng (mở) bằng tay

Hình 5.29. Hoạt động của hệ thống khi nâng Hình 5.30. Hoạt động của hệ thống khi hạ cửa
cửa kính UP kính DOWN
2.Chức năng đóng (mở) cửa sổ tự động bằng một lần ấn

Hình 5.31. Hoạt động của hệ thống ở chế độ AUTO


3.Chức năng chống kẹt cửa sổ

• Cửa sổ bị kẹt được xác định bởi hai bộ phận. Công tắc hạn chế và cảm biến tốc độ trong motor điều khiển cửa sổ điện.
Cảm biến tốc độ chuyển tốc độ motor thành tín hiệu xung. Sự kẹt cửa sổ được xác định dựa vào sự thay đổi chiều dài của
sóng xung. Khi đai của vành răng bị đứng im, công tắc hạn chế sẽ phân biệt sự thay đổi chiều dài sóng của tín hiệu xung
trong trường hợp cửa bị kẹt với chiều dài sóng xung trong trường hợp cửa sổ đóng hoàn toàn

Hình 5.32. Cấu tạo bộ cảm biến kẹt cửa Hình 5.33. Tín hiệu phát ra của cảm biến
• Khi công tắc chính cửa sổ điện nhận được tín hiệu là có một cửa sổ bị kẹt từ motor điều khiển cửa kính, nó tắt relay
UP, bật relay DOWN khoảng một giây và mở cửa kính khoảng 50 mm để ngăn không cho cửa sổ tiếp tục đóng
Hình 5.34. Sơ đồ mạch điện nâng hạ cửa trên xe TOYOTA CRESSIDA
5.3.HỆ THỐNG KHÓA CỬA (power door locks)
5.3.1.Khái quát

• Hệ thống điều khiển khoá cửa không đơn thuần đóng (mở) các cửa xe bằng công tắc cơ khí, mà còn điều khiển motor điện
tuỳ theo sự vận hành công tắc điều khiển khoá cửa và chìa khoá. Hệ thống cũng có chức năng chống quên chìa khoá, chức
năng mở khoá hai bước và chức năng bảo vệ

Hình 5.35. Hệ thống khóa cửa


Chức năng:
Hệ thống điều khiển khoá cửa có 3 chức năng sau đây:
Chức năng khoá (mở khoá) công tắc:
Chức năng khoá (mở khoá) cửa bằng chìa:
Chức năng mở khoá hai bước:

Hình 5.36. Chức năng mở khóa bằng công tắc và bằng chìa Hình 5.37. Chức năng mở
khóa 2 bước
5.3.2.Cấu tạo

Hệ thống điều khiển khoá cửa được điều khiển bằng relay tổ
hợp bao gồm các chi tiết sau:
1. Relay tổ hợp (ECU điều khiển khoá cửa)
2. Cụm khoá cửa
3. Khoá điện
4. Công tắc cảnh báo mở khoá bằng chìa
5. Công tắc cửa của lái xe
6. Công tắc điều khiển khoá cửa (Công tắc chính cửa sổ điện)
7. Cụm khoá cửa
8. Motor điều khiển khoá cửa
9. Công tắc vị trí khoá cửa
10. Công tắc hoạt động nhờ chìa khóa

Hình 5.38. Các bộ phận của hệ thống khóa cửa


Hình 5.42. Công tắc hoạt động nhờ chìa khóa Hình 5.39. Cụm khóa cửa
Hình 5.40. Motor điều khiển khóa cửa Hình 5.41. Công tắc vị trí khóa cửa
5.3.3.Nguyên lý hoạt động
1.Chức năng điều khiển khoá (mở khóa) bằng công tắc

* Nguyên lý hoạt động khi khóa cửa : Khi bật công tắc khóa
cửa, tín hiệu này được gởi tới bộ điều khiển. Bộ điều khiển
làm mở Tr1 nối Mát cho cuộn dây trong Relay khóa, cung
cấp dương vào một đầu của motor khóa cửa làm nó quay đến
vị trí khóa cửa

* Nguyên lý hoạt động khi mở khóa : Khi bật công tắc mở


khóa, tín hiệu này được truyền tới bộ điều khiển. Bộ điều
khiển kích hoạt Tr2 dẫn, nối Mát cho cuộn dây trong relay
mở khóa, cấp dương cho một đầu của motor khóa cửa. Chiều
dòng điện qua motor ngược lại so với khi khóa, làm motor
đảo chiều quay làm mở khóa cửa. Hình 5.43. Sơ đồ mạch điện của hệ thống khóa cửa
Hình 5.44. Điều khiển khóa cửa
bằng công tắc

Hình 5.45. Điều khiển mở khóa


bằng công tắc
2.Chức năng khoá (mở khóa) cửa bằng chìa
• Nguyên lý hoạt động khi khóa cửa:

Hình 5.46. Điều khiển mở khóa bằng chìa

• Nguyên lý hoạt động khi mở khóa

Hình 5.47. Điều khiển mở khóa bằng chìa


3.Chức năng mở khoá 2 bước (cửa của người lái)

Hình 5.48. Mở khóa bằng chìa bước 1 Hình 5.49. Mở khóa bằng chìa bước 2
4.Chức năng quên chìa
- Khi cửa của người lái được mở và chìa khoá điện vẫn nằm trong ổ khoá điện, CPU trong rơle tổ hợp sẽ bật Tr2
lên khoảng 0.2 giây sau khi núm khoá được xoay về vị trí khoá (với công tắc vị trí khoá cửa tắt OFF).

Hình 5.50. Mạch khóa cửa ở vị trí mở khóa Hình 5.51. Mạch khóa cửa ở vị trí khóa
5.Hệ thống điều khiển khoá cửa bằng ECU

Hình 5.52. Các bộ phận của hệ thống điều khiển khóa cửa bằng ECU
•Hệ thống điều khiển khoá cửa được điều khiển bằng ECU trong MPX gồm các bộ phận sau đây:
1. ECU thân xe
2. ECU cửa lái xe
3. ECU cửa hành khách phía trước
4. ECU đo lường
5. Cụm cảm biến túi khí trung tâm
• Khi cụm cảm biến túi khí trung tâm được kích hoạt, nó làm nổ túi khí và truyền thông tin tới ECU thân xe để
mở khoá cửa.
•Hệ thống điều khiển khoá cửa được điều khiển bằng ECU thân xe trong MPX có các chức năng sau:
1. Chức năng mở khoá cửa khi có tai nạn
2. Chức năng mở khoá cửa tự động bằng khoá điện
3. Chức năng mở cửa xe tự động liên quan đến cần số (tuỳ chọn)
4. Chức năng khoá cửa tự động liên quan đến cần số (Tuỳ chọn)
5. Chức năng khoá cửa xe tự động theo tốc độ
6. Hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa

a. Khái quát
• Hệ thống điều khiển khoá cửa từ xa là một hệ thống gửi
các tín hiệu từ bộ điều khiển từ xa được gắn cùng chìa
khoá để khoá (mở khóa) các cửa xe ngay cả khi đứng
cách xa xe. Khi bộ điều khiển cửa nhận được tín hiệu
phát ra từ bộ điều khiển từ xa, nó sẽ gửi tín hiệu điều
khiển tới relay tổ hợp.

Hình 5.53. Các bộ phận trong hệ thống điều


khiển từ xa
b. Chức năng:

1. Chức năng khoá (mở khóa) tất cả các cửa


2. Chức năng mở khoá 2 bước
3. Chức năng phản hồi hoặc báo lại
4. Chức năng kiểm tra hoạt động của bộ điều khiển
từ xa
5. Chức năng mở cửa khoang hành lý
6. Chức năng đóng (mở) cửa sổ điện

Hình 5.54. Chức năng khóa tất cả các cửa và mở Hình 5.55. Chức năng mở cửa khoang hành lý
khóa 2 bước
7. Chức năng báo động
8. Chức năng bật đèn trong xe
9. Chức năng khoá tự động
10. Chức năng lặp lại
11. Chức năng cảnh báo cửa xe bị hé mở
12. Chức năng bảo vệ
13. Chức năng đăng ký mã nhận dạng của bộ điều khiển từ xa

Hình 5.56. Chức năng bật đèn trong xe


b. Cấu tạo

•Hệ thống điều khiển khoá cửa từ xa gồm có các bộ phận sau đây:
1. Bộ điều khiển từ xa
2. Bộ nhận tín hiệu điều khiển cửa xe
3. Relay tổ hợp
4. Công tắc cảnh báo mở khoá bằng chìa
5. Khoá điện
6. Công tắc cửa
7. Cụm khoá cửa

Hình 5.58. Bộ điều khiển từ xa Hình 5.57. Vị trí của các bộ phận trong hệ thống
điều khiển khóa cửa từ xa
c. Nguyên lý hoạt động

•Thao tác khoá (mở khóa) tất cả các cửa:


Thao tác truyền và đánh giá:
•Khi ấn vào công tắc khoá (mở khóa) của bộ điều khiển từ xa mà
không có chìa khoá trong ổ khoá điện và tất cả các cửa đã đóng thì
mã nhận biết của xe và mã chức năng được truyền đi. Khi bộ nhận
tín hiệu điều khiển cửa xe nhận được các mã này, CPU trong bộ nhận
tín hiệu điều khiển cửa xe bắt đầu kiểm tra và đánh giá. Nếu bộ nhận
tín hiệu điều khiển cửa xe nhận thấy rằng mã nhận biết của chính xe
đó, nó sẽ phát ra tín hiệu khoá (mở khóa) cửa xe tới relay tổ hợp.
Mã nhận biết:
•Mã nhận biết có 60 số gồm có mã xoay được thay đổi nhờ sự
hoạt động công tắc và mã ID.
Mã chức năng: Hình 5.59. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của
bộ điều khiển từ xa
• Mã chức năng có 4 số để chỉ thao tác hoạt động
- Hoạt động ở phía Relay tổ hợp:
+ Hoạt động khóa

Hình 5.60. Hoạt động khóa của bộ điều khiển từ xa


+ Hoạt động mở khóa

Hình 5.61. Hoạt động mở khóa của bộ điều khiển từ xa


• Hoạt động mở khoá hai bước :

Hình 5.62. Hoạt động mở cửa người lái Hình 5.63. Hoạt động mở cửa người lái và hành khách
d. Thay thế

* Thay thế bộ điều khiển từ xa và pin của bộ điều khiển từ xa loại chìa khóa và bộ điều khiển từ xa liền:
•Chú ý:
- Vì tất cả các chi tiết là các chi tiết điện tử chính xác, vì vậy cần phải đặc biệt cẩn thận.
- Không được thay đổi các đầu cực.
•Quy trình:
- Dùng tô vít chính xác đầu dẹt. Để tháo pin của bộ điều khiển từ xa.
- Để cực dương hướng lên trên, lắp pin vào bộ điều khiển từ xa.
- Kiểm tra gioăng chữ O xem có bị xoắn hoặc lệch vị trí không. Sau đó lắp nắp đậy vào bằng tuốc nô vít chính
xác đầu dẹt.

Hình 5.64. Thay thế pin bộ điều khiển từ xa loại liền


- Sau khi thay thế bộ điều khiển từ xa phải đăng ký mã nhận biết. Việc thay thế mã nhận biết được thực
hiện bằng thao tác hoạt động ổ khoá điện và đóng mở cửa xe của người lái.
* Thay thế pin của bộ điều khiển từ xa loại rời
•Chú ý:
- Vì tất cả các chi tiết là các chi tiết điện tử chính xác nên phải chú ý cẩn thận.
- Không được thay đổi các đầu cực.
•Quy trình:
- Dùng tuốc nô vít chính xác để tháo nắp đậy và sau đó tháo pin của bộ điều khiển từ xa.
- Để cực dương hướng lên trên rồi lắp pin vào bộ điều khiển từ xa.

Hình 5.65. Thay thế pin bộ điều khiển từ xa loại rời

You might also like