CHUONG IV - CAU TRUC TINH CHAT CUA XI - Chinh Sua 2

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 174

CẤU TRÚC, TÍNH CHẤT

CỦA XỈ

1
MỞ ĐẦU

• Xỉ là sản phẩm được tạo thành trong quá trình luyện


kim. Do được hình thành chủ yếu từ các oxit và tạp chất
khác nhau nên xỉ có thành phần và cấu trúc cũng như
các tính chất hoá lý vô cùng phức tạp.
• Xỉ luyện kim chứa hàng trăm khoáng chất khác nhau,
trong đó khoảng 70% là silicát, alumosilicat, phốt phát,
ferit và sunfua, khoảng 14% là spinen, 4% là oxit tự do
và 9% là các khoáng chất còn lại.
• Theo thành phần hoá học, xỉ thường được chia ra làm 2
loại:
- Xỉ axit chứa cấu tử chủ yếu là SiO2, 50 - 60%.
- Xỉ bazơ chứa các oxit kiềm như CaO, MgO... trội
hơn.
2
MỞ ĐẦU
• Trong một số trường hợp người ta sử dụng loại xỉ trung
tính, xỉ này chứa lượng oxit kiềm và oxit axit gần bằng
nhau.
• Các oxit cũng được phân chia thành 3 loại: oxit kiềm:
CaO, MgO, FeO, MnO, oxit axit: SiO2, P2O5... và oxit
lưỡng tính hay trung tính: Al2O3, Fe2O3...
• Theo hàm lượng FeO trong xỉ người ta phân biệt xỉ oxy
hoá với hàm lượng FeO > 1,5% và xỉ hoàn nguyên (khử
oxy) với hàm lượng FeO < 1%
• Theo phương pháp sản xuất, xỉ còn được trình bày theo
bảng 1

3
MỞ ĐẦU
• Trong luyện kim xỉ có vai trò vô cùng quan trọng. Các
tính chất hoá - lí của xỉ có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ
của quá trình nấu luyện và ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng sản phẩm kim loại.
• Trong nhiều trường hợp, để khống chế thành phần và
tính chất của kim loại, khi nấu luyện người ta phải thông
qua điều chỉnh thành phần và tính chất của xỉ.
• Trong quá trình luyện kim người ta đòi hỏi xỉ phải đáp
ứng những yêu cầu hết sức khác nhau, thậm chí trong
một phương pháp nấu luyện xỉ cũng phải đáp ứng
những yêu cầu rất phức tạp.

4
MỞ ĐẦU
Bảng 1: Thành phần hoá học một số xỉ luyện kim, %
Loại xỉ CaO SiO2 MgO Al2O3 FeO MnO P2O5 S
Xỉ lò cao 35 - 50 35 - 40 3 - 17 6 - 17 0,3 - 0,7 0,1 - 5 - 0,3 - 2,5
Lò thổi
20 - 40 25 - 30 2-5 1-2 22 - 30 8 - 10 3-5 -
oxy
Lò 0,05 -
40- 45 18 - 25 8 - 12 4-7 8 - 10 6-8 1-2
Mactanh 0,12
Lò điện 50 - 60 12- 18 3 - 15 2-4 0,2 - 1,5 0,2 - 0,5 0,1 - 2 0,1- 0,4

5
MỞ ĐẦU
• Ví dụ, trong luyện thép lò điện ở thời kì oxi hoá, xỉ phải
chuyển vận oxy nhanh, khử được phốt pho tốt, xỉ phải
có độ chảy loãng tốt.
• Trong thời kì hoàn nguyên, xỉ phải bảo vệ được thép
lỏng trước môi trường oxi hoá, xỉ lại phải có độ chảy
loãng vừa phải.
• Khi khử oxi khuếch tán thì xỉ phải có độ chảy loãng tốt
và khả năng thu nhận oxit cao từ kim loại lỏng.
• Tương tác giữa xỉ và kim loại xác định mức độ tinh luyện
kim loại khỏi O, S, P, các khí thể và các tạp chất phi kim
loại khác.

6
MỞ ĐẦU
• Để đáp ứng được những đòi hỏi khác nhau và điều
chỉnh được các tính chất hoá lí của xỉ theo mong muốn,
cần thiết phải nắm vững các tính chất của xỉ như:
 Nhiệt độ nóng chảy,
 Độ nhớt,
 Độ đồng đều,
 Khuynh hướng sôi,
 Độ dẫn nhiệt,
 Độ dẫn điện,
 Sức căng mặt ngoài
 Khả năng bức xạ của bề mặt xỉ.

7
MỞ ĐẦU
• Nhiệm vụ của xỉ trong luyện kim có thể được tóm tắt như sau:
a) Xỉ phải tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình nấu
luyện để đạt được các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật cao.
b) Xỉ phải tạo ra một môi trường tốt để thực hiện các phản ứng
hoá học nhằm khử bỏ các tạp chất có hại và chuyển vào kim loại
những nguyên tố có lợi như Cr, Ni, Ti...
c) Thông qua xỉ điều chỉnh được quá trình vận chuyển oxi từ pha
khí vào pha kim loại và bảo vệ bề mặt kim loại trước sự oxi hoá và
sự xâm nhập của tạp chất khí.
d) Đảm bảo sự truyền nhiệt từ khí lò vào kim loại với tốc độ cần
thiết, khử được oxy và các tạp chất khác ra khỏi kim loại và đồng
hoá được chúng.
e) Bảo vệ thể xây nồi lò trong những trường hợp tăng nhiệt quá
nhanh.
g) Xỉ phải có những tính chất thích hợp để sử dụng tuần hoàn
hoặc để sản xuất vật liệu xây dựng.
8
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG

• Cấu trúc của xỉ lỏng quyết định tính chất của nó.
• Biết được cấu trúc xỉ lỏng sẽ biết được cơ chế của
các hiện tượng hoá -lí xảy ra giữa các pha kim loại -
xỉ - khí trong quá trình luyện kim, do đó có thể điều
khiển được quá trình theo chiều hướng mong muốn.
• Tuy vậy, do xỉ lỏng có cấu trúc so với kim loại lỏng
và các muối nóng chảy phức tạp hơn nhiều, cho
nên đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải thích
được rõ ràng và có khi còn mâu thuẫn, cần phải
được tiếp tục nghiên cứu.
• Sau đây có thể nghiên cứu hai học thuyết phổ biến
về xỉ: Thuyết phân tử và thuyết ion.
9
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Lí thuyết phân tử về xỉ:
• Thuyết phân tử cho rằng: xỉ lỏng là tập hợp các oxit liên
kết và oxit tự do, trong đó chỉ có các oxit tự do mới tham
gia các phản ứng hoá học. Cơ sở của thuyết này là phân
chia các oxit ra làm 3 loại: bazơ, axit và lưỡng tính. Cụ
thể là:
- Oxit kiềm: CaO, Na2O, K2O, MgO, FeO, MnO, BaO,
ZnO.
- Oxit axit: SiO2, P2O5, Cr2O3, WO3, V2O5, MoO3.
- Oxit lưỡng tính: Al2O3, Fe2O3.
• Theo nguyên tắc, trong xỉ lỏng các oxit kiềm kết hợp với
các oxit axit tạo thành các hợp chất như 3CaO.P2O5,
2FeO.SiO2... và từ đây đã ứng dụng hằng số cân bằng,
sự phân ly, hoạt độ... 10
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Cũng từ sự phân chia trên mà trong thực tế thường
xuyên đánh giá theo tỉ số % CaO/%SiO2 được gọi là độ
kiềm cơ bản và tiếp đó, các nhà nghiên cứu trong luyện
kim đã sử dụng một loạt các độ kiềm khác nhau (xem
bảng 2)
Bảng 2: Một số phương pháp tính độ kiềm theo thuyết
phân tử
1- %CaO  4- %CaO 
%SiO2  %SiO2 )  %( P2O5 
2- %CaO  % MgO 5- ( MeO )  3( P2O5 )
%SiO2  ( SiO2 )

3- %CaO  6- %CaO   1,4%( MgO )


%SiO2 )  %( Al2O3  % SiO2  0,84.% P2O5

11
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
MeO  10- (MeO) - 2(SiO2) - 4(P2O5)
7- 1 1 - 2(Al2O3) - (Fe2O3)
( SiO2 )  2( P2O5 )  ( Al2O3 )  ( Fe2O3 )
2 2

CaO   4( P2O5 ) 11- (CaO) + 2/3(MgO) -


8- SiO2  (SiO2) - (Al2O3)

2
9- %(CaO) - 1,86% (SiO2) - 12- CaO   ( MgO )
3
1,19%(P2O5) ( SiO2 )  ( Al2O3 )

12
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Đầu tiên người ta cũng cho rằng: xỉ luyện kim là một
dung dịch lí tưởng trong đó các phân tử phức hợp không
phân li.
• Quan niệm này đã tồn tại một thời gian dài và đã bất lực
không giải thích được một số hiện tượng thực tế của
luyện kim.
 Ví dụ, khi đo hoạt độ FeO trong hệ xỉ FeO - CaO - SiO2
đã luôn luôn bị sai lệch dương so với dung dịch lí tưởng,
hay một dung dịch oxit sắt tương ứng với thành phần
hóa học 2FeO.SiO2 sẽ không có tác dụng hoá học vì
không có FeO tự do nên hoạt độ FeO bằng không,
nhưng thực tế lại không phải như vậy mà aFeO = 0,7.

13
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Tiếp đó các nhà nghiên cứu đã giả sử và chứng minh
được rằng các phần tử phức hợp trong xỉ luyện kim như
CaO.SiO2, 2FeO.SiO2, 2MnO.SiO2, 2CaO.Fe3O4,
4CaO.P2O5, 2MgO.FeO.SiO2, 2CaO.Al2O3.SiO2... bị phân
ly một phần.
• Sự phân li của các phần tử đó có quy luật và phụ thuộc
vào nhiệt độ. Ví dụ, hằng số cân bằng phân li K của
2FeO.SiO2 được biểu thị như sau: % FeO 2 .(% SiO )
K 2

(2FeO.SiO2) ⇋ 2(FeO) + (SiO2), (%2 FeO.SiO2 )


• Từ đó có thể tính được nồng độ oxit tự do của bất kì xỉ
nào để xác định diễn biến của các phản ứng hoá học
giữa các pha xỉ - khí - kim loại cũng như tính toán hằng
số cân bằng của các chất giữa xỉ và kim loại.
14
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Khi vận dụng thuyết phân tử để giải thích các
hiện tượng phức tạp của xỉ lỏng thì thuyết này bị
hạn chế vì các điểm sau:
 Thuyết phân tử dựa vào những kết quả nghiên
cứu thạch học của xỉ rắn và cho rằng xỉ bao
gồm hai loại oxit: tự do và liên kết, nhưng thực
chất tồn tại của chúng ở trạng thái lỏng như thế
nào thì có rất nhiều kết luận khác nhau và đôi
khi còn mâu thuẫn nữa.
 Khi phân tích hoá học để kiểm tra thì ta chỉ nhận
được tổng lượng một oxit chứ không biết được
dạng tồn tại riêng của chúng.
15
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
 Ví dụ khi phân tích hàm lượng CaO trong xỉ kiểm tra ta
chỉ nhận được một số CaO tổng có thể bao gồm lượng
CaO tách ra từ các chất silicát, phốt phát, pherit và tất
nhiên từ CaO tự do như sau:
(CaO)tổng = (CaO)SiO2 + (CaO)P2O5 + (CaO)Fe + (CaO)tự do
 Thuyết phân tử coi xỉ là một tập hợp của nhiều oxit khác
nhau, muốn tính toán định lượng chúng ta phải phán
đoán và giải nhiều bài toán phức tạp chứa nhiều ẩn số,
nên dẫn tới những kết quả sai khác với thực tế.
 Thuyết phân tử coi xỉ là dung dịch lí tưởng, có nghĩa là
hoạt độ của một oxit tự do bằng nồng độ mol của nó,
nhưng điều này sai khác với thực tế rất nhiều.

16
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Dựa vào thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, khi
nghiên cứu trực tiếp xỉ lỏng bằng quang phổ, siêu
âm người ta đã không thừa nhận sự đúng đắn của
thuyết phân tử bởi các nguyên nhân sau đây:
 Xỉ có cấu trúc tinh thể silicát, có nghĩa là các tinh thể
xỉ có mạng liên kết ion. Thuỷ tinh là trạng thái tôi
quá lạnh của dịch thể, nó bao gồm những vi tinh thể
kết tinh.
 Khi nghiên cứu xỉ silicát bằng tia Rơn-gen và phân
tích điện đồ đã chỉ ra rằng xỉ này có cấu trúc như
thuỷ tinh, xỉ này bao gồm các cation kim loại đơn
giản và các anion phức tạp được tạo thành từ
những tứ diện (SiO44-).
17
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
 Những kết quả nghiên cứu về độ dẫn điện và các tính
chất điện hoá của xỉ lỏng đã cho phép chứng minh bản
chất ion của xỉ.
 Kim loại dẫn điện bằng điện tử, còn chất điện li dẫn điện
bằng ion. Khi nhiệt độ tăng, độ dẫn điện của kim loại
giảm, còn độ dẫn điện của chất điện li lại tăng lên.
 Xỉ lỏng giống chất điện li và có thể bị điện phân, ví dụ khi
điện phân xỉ FeO - SiO2 ta thu được sắt xốp kết tủa ở
catốt. Chỉ các xỉ chứa FeO và MnO cao có khả năng dẫn
điện ở trạng thái rắn, khi nhiệt độ tăng khả năng dẫn
điện của xỉ tăng và có bước nhảy khi nóng chảy.

18
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
 Nghiên cứu sức căng mặt ngoài của xỉ cũng chứng minh
xỉ có cấu trúc ion.
 Ta biết rằng lực tác dụng tương hỗ giữa các phần tử
càng lớn thì sức căng mặt ngoài của chúng càng tăng.
 Các dịch thể có cấu trúc phân tử do lực tác dụng tương
hỗ giữa các phần tử yếu nên chúng có sức căng mặt
ngoài nhỏ (thường xấp xỉ 50 erg/cm2).
 Ngược lại các dịch thể có cấu trúc ion, do có lực tác
dụng giữa các phần tử lớn, nên sức căng mặt ngoài của
chúng lớn hơn.
 Kết quả đo sức căng mặt ngoài của xỉ cho thấy: nói
chung sức căng mặt ngoài các xỉ lớn (300 – 700
erg/cm2), điều đó chứng tỏ xỉ có cấu trúc ion.

19
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
 Tại mặt phân pha giữa kim loại (điện cực) và chất điện li
xuất hiện bước nhảy thế hiệu và hệ tồn tại hai điện cực
có thế hiệu khác nhau tạo thành một bình điện. Khi dùng
chất điện li là xỉ nóng chảy và các điện cực là kim loại
lỏng ta cũng thấy xuất hiện dòng điện có sức điện động
biến đổi theo thành phần của xỉ và điện cực.
 Thực nghiệm đã xác định hiện tượng điện mao dẫn giữa
hai lớp xỉ và kim loại lỏng. Sức căng mặt ngoài tại mặt
phân pha biến đổi khi cường độ dòng điện trong lớp điện
thế kép thay đổi. Khi không có điện trường bên ngoài tại
lớp tiếp xúc kim loại - xỉ ở phía kim loại có điện tích âm
còn phía xỉ có điện tích dương.

20
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Những chứng cớ trên cho ta thấy rõ xỉ là một hỗn hợp
bao gồm các cation, anion và các anion trùng hợp.
Ngoài ra xỉ lỏng còn có các hợp chất không phân li. Các
xỉ luyện kim thông thường tồn tại những ion sau:
- Các cation kim loại - Ca2+, Fe2+, Fe3+, Mn2+, Mg2+...
- Các anion phi kim loại - O2-, S2-, ...
- Các anion trùng hợp
Từ SiO2 - (SiO4)4-, (Si2O6)4-, (Si2O7)6-, (Si3O9)6-
Từ P2O5 - (PO4)3-, (P2O7)4-.
Từ Al2O3 - (AlO2)-, (Al2O5)4-, (AlO3)3-
Từ Fe2O3 - (FeO2)-, (Fe2O5)4- ,(FeO3)3-, (FeO4)5-

21
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG

Hinh 1: Sơ đồ cấu trúc tứ diện SiO 4 a)


và cấu trúc mạng lí tưởng SiO2 (b)

22
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Do sự tạo thành anion trùng hợp mà các ion
tương đối nhỏ có điện tích lớn như Si4- , P3+
hoặc Al3+ có thể tạo thành với ion oxi thành
những anion trùng hợp có kích thước lớn hơn
và bền vững.
• Các ion trong xỉ vừa có điện tích khác nhau, vừa
có độ lớn khác nhau đã gây nên tác dụng tương
hỗ lẫn nhau. Những tác dụng này xác định cấu
tạo và qua đó biểu thị tính chất vật lí, hoá lý của
xỉ lỏng.

23
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Cho đến nay sự trình bày về cấu trúc của xỉ lỏng
thông qua chủ yếu là sự hiểu biết qua trạng thái
rắn và nhiều nghiên cứu về xỉ lỏng đến nay vẫn
dựa vào hệ xỉ silicát.
• SiO2 nguyên chất ở trạng thái rắn cũng như
trạng thái lỏng, tạo thành các tứ diện SiO44- liên
kết trong không gian ba chiều, mỗi nguyên tử Si
bị bao bọc bởi bốn nguyên tử oxy.
• Khi đó mỗi nguyên tử oxy sẽ đồng thời nối với
hai nguyên tử Si. Tất cả các tứ diện SiO 44- đó nối
liền với nhau bằng các đỉnh chung.
24
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Với xỉ có thành phần Octo-silicat (2ROSiO2) thì cấu trúc
cơ bản là các tứ diện SiO44- bao quanh là hai cation kim
loại.
• Khi tăng lượng SiO2 tới meta silicat (ROSiO2) thì các tứ
diện SiO44-, trùng hợp lại tạo thành các cụm vòng nhẫn
hoặc chuỗi xích vô tận có công thức (SinO3n)2n- .
• Khi nồng độ oxit kim loại chỉ còn 30,3% mol thì các tứ
diện SiO44- sẽ trùng hợp hơn nữa và tạo thành mạch dài
vô tận (Si2nO5n)2n-.
• Một cách tổng quát có thể kết luận rằng: Khi tăng oxit
kim loại thì mạng lưới của xỉ này càng bị phá vỡ.

25
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Về sự phá vỡ mạng lưới xỉ silicát có nhiều giả thiết cho rằng:
khi tăng nhiều oxit kim loại, MeO trong xỉ lên tới trên 66% mol
xuất hiện bên cạnh các cation, có các tứ diện SiO44- và các
anion O2- tự do. Các cation nằm ở dạng nào trong xỉ lỏng là
tuỳ thuộc vào điện tích và bán kính ion của chúng, xin xem
sơ đồ sau:

26
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Sự trình bày gần đây về sức mạnh của lực tương hỗ
giữa cation và anion cho phép quan sát tĩnh điện bằng
định luật Culông. Ở đây nhiều tài liệu thường sử dụng
nhất là lực hút J của oxi:
2 Ze 2
J
(rO 2  rMe Z  ) 2
Trong đó: 2- Hóa trị của anion O2-
Z - Hóa trị của cation MeZ+
e- Điện tích electron e = 0,1602.10-18C
r - bán kính ion.

27
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Với sự tăng điện tích (Ze) và sự giảm bán kính của các
cation kim loại thì lực hút giữa chúng với ion oxi trở nên
lớn hơn, hay khuynh hướng tạo thành ion tổng hợp kim
loại oxi tăng (bảng 3 nhóm 3)
• Lực hút oxi nhỏ của kim loại kiềm, kiềm thổ và các kim
loại có ion nặng là nguyên nhân gây nên sự phân ly
mạnh thành ion đơn giản khi có mặt chúng trong xỉ lỏng.
• Nếu trong xỉ lỏng giảm phần tạo ion thì khả năng phức
hợp tăng lên. Số lượng tạo thành liên kết hoá trị và ion
trong xỉ cũng có thể tính toán gần đúng từ hiệu số điện
tử âm của Paulinh. Khái niệm điện tử âm của một
nguyên tố được hiểu là điện tử trong hợp chất cộng hoá
trị của nó.

28
Bảng 3: Đặc điểm của một số oxit và ion.
Bán Hiệu
Lượng Số phối
kính Lực hút số
Nhóm Oxit Cation tạo ion vị với
cation oxy điện
% oxy
10-10m âm
1 K2O K+ 1,33 0,268 2,7 84 9
Na2O Na+ 0,95 0,362 2,6 82 6
Li2O Li+ 0,60 0,50 2,5 79 4
2 BaO Ba2+ 1,35 0,528 2,6 82 8...12
CaO Ca2+ 0,99 0,70 2,5 79 8
MgO Mg2+ 0,65 0,952 2,3 73 6
MnO Mn2+ 0,80 0,826 2,0 63 6...8
FeO Fe2+ 0,75 0,865 1,7 51 6
3 Al2O3 Al3+ 0,50 1,66 2,0 63 4,6
TiO2 Ti4+ 0,68 1,85 2,0 63 6
SiO2 Si4+ 0,41 2,44 1,7 51 4
P2O5 P5+ 0,34 3,3 1,4 39 429
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Các quan niệm mới cho rằng, trong xỉ các ion phân bố
không đồng đều, bằng những nghiên cứu nhiệt động học
người ta đã chứng minh rằng xỉ lỏng có cấu trúc dị thể
(dị thể tế vi).
• Nguyên nhân xuất hiện dị thể trong xỉ lỏng là do năng
lượng tác dụng giữa các ion không cân bằng. Ngoài ra,
tình trạng năng lượng của một kiểu mạng trong xỉ lỏng
cũng không cân bằng.
• Từ đó xuất hiện ion hoạt tính và ion không hoạt tính
trong xỉ lỏng. Điều quan trọng đầu tiên là phát hiện được
hoạt độ ion.

30
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Ví dụ, phản ứng phốt pho trong luyện thép có thể viết
dạng ion:
[P] + 2,5(Fe2+) + 4(O2-) ⇋ 2,5[Fe] + (PO4)3-
a( PO 3 .a[2Fe,5] 9000
4)
lg K  lg   5,3
a[ P ] .a(4O 2 ) .a(2Fe,5 2 ) T

• Vì hoạt độ của dung môi a[Fe] = 1 và vì theo quy luật hàm


lượng P trong thép thấp nên hoạt độ của nó có thể sử
dụng theo cân bằng nồng độ tính cho phân bố phốt pho:
N ( PO )3 a(4O 2 ) .a(2Fe,5 2 ) 9000
lg 4
 lg   5,3
[ P]  ( PO )3 T
4

• Trong thực tế những biện pháp quen biết để khử sâu


phốt pho của thép đã thực hiện theo phương trình trên.

31
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Cách tính toán đầu tiên nêu ra với xỉ kiềm là:
- Coi xỉ cấu trúc từ các ion.
- Coi xỉ tương ứng với dung dịch lí tưởng, do đó biểu thị
hoạt độ qua nồng độ.
- Nồng độ ion được xác định là tỉ số mol của loại ion cần
tính trên tổng số mol các cation và anion

Trong đó : X’A+; X’B- : Tỉ số mol A+ hay B-


nA+ ; nB- : Số gam ion của A+ hay B- trong 100 g xỉ
nion : Tổng số gam ion trong 100g xỉ, nghĩa là
tổng số cation và anion.

32
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Cách trình bày trên đây xuất phát từ một sự phân bố
không có quy luật của cation và anion, bởi vậy đáp ứng
được cho tất cả các xỉ luyện kim. Tiếp đó các tác giả đã
hoàn thiện cách tính toán trên đây bằng cách tính ion
theo điện tích cùng dấu:

Trong đó: aA+ ; aB- hoạt độ ion của A+ hay B- ;


XA+; XB- : Tỉ số ion A+ hay B-
nA+ ; nB- : số gam ion của A+ hay B- trong 100 g xỉ
ncation, nanion: tổng số gam cation hay anion trong
100g xỉ.

33
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Để đơn giản, trong tính toán đã chấp nhận xỉ
lỏng bị ion hoá hoàn toàn, các ion không tác
dụng tương hỗ lẫn nhau, nghĩa là các xỉ lỏng
như dung dịch ion lí tưởng.
• Như vậy quan hệ hoạt độ giữa phân tử và ion là:
aAB = aA+ . aB-
a A+ = X A+
a B - = X B-
hoặc viết cho xỉ có dạng A2B:
a A2 B  X A2  . X B 

34
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Ví dụ 1: Một xỉ phân ly ra các ion Ca2+, Fe2+, O2-
thì XFe2+ + XCa2+ = 1
và XO2- = 1
Ví dụ 2: Một xỉ hệ CaO - SiO2 phân ly ra các ion Ca2+, O2-,
SiO44-
thì XCa2+ = 1; XO2- + XSiO44- = 1
ý nghĩa trước hết của các kết quả nghiên cứu về ion trong
xỉ là việc sử dụng tỉ số ion oxi. Đối với thí dụ 2 ở trên, tỉ số
đó có thể viết: n 2
X O 2  O
nO 2  nSiO4
4

35
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Việc tính toán ion gam oxi càng yên tâm về sự phân li
của các oxit trong xỉ hoặc ở dạng ion oxi hoặc được tạo
thành anion trùng hợp:
nCaO  nCa2+ + nO2-
nMnO  nMn2+ + nO2-
nFeO  nFe2+ + nO2-
nMgO  nMg2+ + nO2-
nSiO2  2nO 2  n( SiO ) 4
4

n Al 2O3  3nO 2  2n( AlO )3


3

nP O  3nO  2n( PO )
2 5
2 3
4

Trong đó n: số mol của 100 gam xỉ; n = % trọng lượng/


khối lượng mol tương đối. 36
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Từ đó tính được ion oxi tự do trong xỉ:

nO 2  n( CaO )  nMnO  n( FeO )  n( MgO )  (2nSiO2  3n Al 2O3  3nP2O5 )


• Số ion oxi tự do trong xỉ có thể được dùng làm trị số xác
định độ kiềm của xỉ. Xỉ có độ kiềm càng cao thì càng
nhiều cấu tử cung cấp ion oxi tự do.
• Bên cạnh việc xác định bằng lí thuyết, người ta còn xác
định hệ số hoạt độ bằng thực nghiệm thông qua việc
nghiên cứu sự phân bố vật chất giữa xỉ và kim loại. Ví
dụ người ta đã xác định hoạt độ của FeO trong xỉ như
sau:
[Fe] + [O] = (FeO); K = (aFeO)/[aO]

37
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Để xác định K cần phải biết giá trị hoạt độ của FeO trong
xỉ và hoạt độ của oxi trong kim loại.
• Vì oxi tạo thành trong kim loại dung dịch vô cùng loãng
và khi không tồn tại một lượng lớn các tạp chất khác thì
hoạt độ của oxi được coi như bằng nồng độ của nó.
• Khi đó có thể xác định K bằng thực nghiệm, nếu coi xỉ ở
trạng thái chuẩn với FeO, nghĩa là xỉ chỉ có oxit sắt hai
thì aFeO = 1 và
K = 1/[%O]
• Theo kết quả nghiên cứu ở 16000C đối với xỉ FeO
nguyên chất, nồng độ cân bằng oxi trong sắt là 0,23% và
giá trị K lúc đó là:
K = 1/0,23
38
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
• Từ đó suy ra hoạt độ của FeO trong xỉ với bất cứ thành
phần nào sẽ là:
aFeO = [%O]/0,23.
• Ngược lại, biết hoạt độ của FeO trong xỉ cũng tính được
nồng độ oxi cân bằng trong kim loại.
• Nói chung, biết hoạt độ của FeO trong xỉ phụ thuộc vào
nồng độ oxi cân bằng trong kim loại. Xỉ axit có hoạt độ
các cation thấp hơn trong xỉ kiềm.
• Việc hình thành các cụm ion phức hợp làm giảm thấp
hoạt độ của các cation vì các cụm ion có kích thước lớn,
cồng kềnh, dịch chuyển chậm và có giá trị thế ion thấp.

39
Bảng 4: Tính toán thí dụ về tỉ số ion trong một xỉ.
Cấu tử Phần Trọng N Ion oxy ncation nAnion Xcation XAnion
trăm lượng
mol

CaO 42 56 0,75 nCaO = 0,75 nCa2+ = 0,75 XCa2+ =


0,599
FeO 17 72 0,236 nFeO = 0,236 nFe2+ = XFe2+ =
0,236 0,188
MnO 10 71 0,141 nMnO = nMn2+ = XMn2+ =
0,141 0,141 0,113
MgO 5 40,3 0,124 nMgO = nMg2+ = XMg2+ =
0,124 0,124 0,100
SiO2 11 60 0,183 2nSiO2 = nSiO44- = 0,183 XSiO44- =
0,366 0,183
Al2O3 3 102 0,029 3nAl2O3 = nAlO33- = XAlO33- =
0,087 0,058 0,058
P2 O5 9 142 0,064 3nP2O5 = nPO4 3- =0,128 XPO4 3-
0,192 =0,128
F 1 19 0,053 0,5nF= nF- = 0,053 XF - = 0,053
0,0261
S 2 32 0,063 nS= 0,0631 nS2- =0,063 XS2- =0,63

O 2 16 - nO2- =0,517 Xo2- = 0,516

nO2- = 0,517 Xcanion = Xanion = Xcanion = Xanion = 1,0


1,251 1,002 1,0
Chú thích : F và S khi phân tích ra nguyên tố nhưng trong xỉ rắn dạng CaF 2 và CaS40
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Ví dụ 3: Dựa trên thuyết phân tử của xỉ để tính
hoạt độ của CaO và FeO trong xỉ có thành phần
như sau, %: 27,6 CaO; 17,5 SiO2; 29,3 FeO; 5,2
Fe2O3; 9,8 MgO; 2,7 P2O5; 7,9 MnO.
Chấp nhận rằng trong dung dịch xỉ lỏng tồn
tại các hợp chất sau: 4CaO.2SiO2, CaO.Fe2O3,
4CaO.P2O5. Tất cả các hợp chất đều không phân
ly. MgO và MnO được tính chung với CaO.

41
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Giải: Ta xác định số mol của từng cấu tử trong 100g xỉ:
nCaO = 27,6/56,1 = 0,492; nMgO = 9,8/40,6 = 0,243;
nSiO2 = 17,5/60,1 = 0,291; nP2O5 = 2,7/141,9 = 0,019;
nFeO = 29,3/71,9 = 0,408; nMnO = 7,9/70,9 = 0,111;
nFe2O3 = 5,2/159,7 =0,033; ni = 1,597.
nCaO, tự do = nMnO + nCaO + nMgO – 2nSiO2 –nFe2O3 – 4nP2O5
= 0,111 + 0,492 + 0,243 – 2.0,291 – 0,033 -4.0,019 =
0,155

42
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Tổng số mol của tất cả thành xỉ:
n = nFeO + nCaO tự do + n4CaO.2SìO2 + nCaO.Fe2O3 + n4CaO. P2O5 =
= nFeO + nCaO tự do + 1/2 nSiO2 + nFe2O3 + nP2O5 =
= nFeO + nMnO + nCaO + nMgO – 2nSiO2 –nFe2O3 – 4nP2O5 + 1/2
nSiO2 + nFe2O3 + nP2O5
= nFeO + nMnO + nCaO + nMgO – 3/2nSiO2 – 3nP2O5
= 0,408 + 0,111 + 0,492 + 0,243 – 3/2. 0,0291 – 3.
0,019 = 0,7605
Hoạt độ của CaO: aCaO = nCaO, tự do/ n = 0,155/0,7605 =
0,204
Hoạt độ của FeO: aFeO = nFeO/ n = 0,408/0,7605 = 0,536
43
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Bài tập 3.1. Dựa trên thuyết phân tử của xỉ để tính hoạt độ
của CaO và FeO trong xỉ có thành phần cho trong bảng
dưới đây.
Chấp nhận rằng trong dung dịch xỉ lỏng tồn tại các hợp
chất sau: 4CaO.2SiO2, CaO.Fe2O3, 4CaO.P2O5. Tất cả các
hợp chất đều không phân ly. MgO và MnO được tính
chung với CaO.
Phương Thành phần xỉ, % khối lượng
án CaO SiO2 FeO Fe2O3 MgO P2O5 MnO

1 28 15 28 5 5 2 17
2 30 9 26 9 9 3 14
3 33 14 20 7 7 4 15
4 29 18 22 6 6 4 13
5 35 19 17 4 4 2 16 44
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Ví dụ 4: Dựa trên thuyết phân tử của xỉ để tính hoạt độ của
CaO và FeO trong xỉ có thành phần giống như ví dụ 1
(Thành phần xỉ, %: 27,6 CaO; 17,5 SiO2; 29,3 FeO; 5,2
Fe2O3; 9,8 MgO; 2,7 P2O5; 7,9 MnO)
Chấp nhận rằng trong dung dịch xỉ lỏng tồn tại các hợp
chất sau: 4CaO.P2O5, CaO.Fe2O3, 2CaO.2SiO2,
4CaO.2SiO2. Các hợp chất 4CaO.P2O5, CaO.Fe2O3 không
phân ly trong xỉ lỏng. Hợp chất silicat phân ly một phần
theo phản ứng:
(4CaO.2SiO2) = (2CaO.2SiO2) + 2(CaO)tự do
Hằng số phân ly của phản ứng này K = 10-2, không phụ
thuộc nhiệt độ.
MgO và MnO có tác dụng giống như CaO nên được tính
chung vào giá trị nồng độ của CaO.
45
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Giải:
Số mol của từng thành phần trong 100g xỉ được tính
giống như ví dụ 1:
nCaO nSiO2 nFeO nFe2O3 nMgO nP2O5 nMnO
0,492 0,291 0,408 0,033 0,243 0,019 0,111
Tổng số mol ni = 1,597
Nồng độ phần mol của các thành phần xỉ:
xCaO xSiO2 xFeO xFe2O3 xMgO xP2O5 xMnO
0,308 0,182 0,255 0,021 0,152 0,012 0,070
Do MgO và MnO được tính chung với CaO, trong xỉ còn
lại sáu thành phần: (CaO)tự do, 4CaO.P2O5, CaO.Fe2O3,
2CaO.2SiO2, 4CaO.2SiO2 và FeO. Ta tính nồng độ phần
mol của các thành phần này trong xỉ lỏng.
46
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Để tìm sáu nồng độ cần có sáu phương trình. Một
phương trình được tìm ra từ biểu thức tính hằng số cân
bằng K. Năm phương trình còn lại được tìm ra từ cân bằng
vật chất. Tương ứng với cân bằng vật chất, với một mol xỉ,
ta có số mol của các thành phần như sau:
Đối với FeO: nFeO = xFeO = 0,255
Đối với Fe2O3: nCaO.Fe2O3 = xFe2O3 = 0,021
Đối với P2O5: n4CaO.P2O5 = xP2O5 = 0,012
Đối với (CaO + MgO + MnO): nCaO tự do + 2n2CaO.2SiO2 +
4n4CaO.2SiO2 + nCaO.Fe2O3 + 4n4CaO.P2O5 = xCaO + xMgO + xMnO hay:
nCaO tự do + 2n2CaO.2SiO2 + 4n4CaO.2SiO2 = xCaO + xMgO + xMnO –
nCaO.Fe2O3 – 4n4CaO.P2O5 = xCaO + xMgO + xMnO – nFe2O3 – 4nP2O5 =
0,308 + 0,152 + 0,070 – 0,021 – 4.0,012 = 0,461
47
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Đối với SiO2: 2n2CaO.2SiO2 + 2n4CaO.2SiO2 = 0,182
Hằng số phân ly của silicat 4CaO.2SiO2 có thể được tính
qua nồng độ phần mol của các cấu tử theo công thức sau:
K = x(2CaO.2SiO2)x2(CaO)tự do/x(4CaO.2SiO2)
Nồng độ phần mol của các thành phần bằng số mol của
các thành phần này chia cho tổng số mol. Tổng số mol
bằng:
n = nCaO tự do + nFeO + (n2CaO.2SiO2 + n4CaO.2SiO2) + nCaO.Fe2O3 +
n2CaO.P2O5 = nCaO tự do + 0,255 + 0,182/2 + 0,021 + 0,012 =
nCaO tự do + 0,379
Do vậy, hằng số phân ly bằng:

48
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Để xác định số mol (CaO)tự do cần giải hệ ba phương
trình:
1) ;
2) nCaO tự do + 2n2CaO.2SiO2 + 4n4CaO.2SiO2 = 0,461
3) 2n2CaO.2SiO2 + 2n4CaO.2SiO2 = 0,182
Giải hệ phương trình này, tìm được:
nCaO tự do = 0,124;
n2CaO.2SiO2 = 0,013;
n4CaO.2SiO2 = 0,078
Tổng số mol của các thành phần xỉ lỏng:
n = nCaO tự do + 0,379 = 0,124 + 0,379 = 0,503

49
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Nồng độ phần mol của các thành phần xỉ lỏng: xi = ni/n.
Kết quả tính toán như bảng sau:

Các thành phần Số mol ni Nồng độ phần


xỉ lỏng mol, xi
CaO tự do 0,124 0,247
2CaO.2SiO2 0,013 0,026
4CaO.2SiO2 0,078 0,155
4CaO.P2O5 0,012 0,024
CaO.Fe2O3 0,021 0,042
FeO 0,255 0,507
n = 0,503 x = 1,001 50
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Hoạt độ FeO và CaO trong xỉ lỏng bằng nồng độ phần
mol của các thành phần này. Do vậy:
aFeO = 0,507; aCaO = 0,247
So sánh với kết quả tính toán ở ví dụ 1 cho thấy rằng với
sự thay đổi không nhiều trong thành phần các hợp chất
của xỉ lỏng cũng dẫn đến sự khác nhau đáng kể của các
giá trị hoạt độ aFeO và aCaO thu được từ tính toán gần như
theo cùng một phương pháp.
Điều này khẳng định quan điểm cho rằng kết quả tính
theo mô hình lý thuyết phân tử phụ thuộc chủ yếu vào sự
lựa chọn các dạng hợp chất trong xỉ lỏng. Sự lựa chọn
dạng hợp chất được thực hiện sao cho phù hợp giữa kết
quả tính toán với các số liệu thực nghiệm.
51
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Bài tập 4.1: Dựa trên thuyết phân tử của xỉ để tính hoạt độ
của CaO và FeO trong xỉ có thành phần giống như bài tập
3.1
Chấp nhận rằng trong dung dịch xỉ lỏng tồn tại các hợp
chất sau: 4CaO.P2O5, CaO.Fe2O3, 2CaO.2SiO2,
4CaO.2SiO2. Các hợp chất 4CaO.P2O5, CaO.Fe2O3 không
phân ly trong xỉ lỏng. Hợp chất silicat phân ly một phần
theo phản ứng:
(4CaO.2SiO2) = (2CaO.2SiO2) + 2(CaO)tự do
Hằng số phân ly của phản ứng này K = 10-2, không phụ
thuộc nhiệt độ.
MgO và MnO có tác dụng giống như CaO nên được tính
chung vào giá trị nồng độ của CaO.
52
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Ví dụ 5: Sử dụng quan điểm của lý thuyết ion để
tính hoạt độ và hệ số hoạt độ của FeO, CaO và
MnO trong xỉ lỏng có thành phần, %: 38,5 CaO;
11,5 MgO; 8,6 MnO; 32,5 FeO; 6,5 Fe2O3; 2,4
SiO2.

53
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Giải: Theo lý thuyết ion, xỉ lỏng gồm những
ion sau: Ca2+, Mg2+; Mn2+; Fe2+; FeO2-; SiO44-;
O2-.
Đầu tiên, xác định số mol của các
thành phần trong 100 g xỉ, sử dụng biểu
thức: ni = %i/Mi
Kết quả tính toán như sau:

54
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Thành phần Khối lượng % Khối Số mol trong
xỉ phân tư’ lượng 100g xỉ
CaO 56,08 38,5 0,687
MgO 40,31 11,5 0,285
MnO 70,94 8,6 0,121
FeO 71,85 32,5 0,452
Fe2O3 159,7 6,5 0,041
SiO2 60,09 2,4 0,040
ni - - 1,626

55
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Xác định tổng số ion gam của cation và anion trong xỉ:
Do: CaO = Ca2+ + O2-;
MgO = Mg2+ + O2-;
MnO = Mn2+ + O2-
FeO = Fe2+ + O2-;
Nên đối với cation:
nCa2+ = nCaO; nMg2+ = nMgO; nMn2+ = nMnO; nFe2+ = nFeO;
Tổng số ion gam của cation:
n+ = nCaO + nMgO + nMnO + nFeO = 0,687 + 0,285 + 0,121 +
0,452 = 1,545.
nSiO44- = nSiO2; nFeO2- = 2nFe2O3

56
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Các oxit axit và trung tính tạo thành các ion phức:
SiO2 + 2O2- = SiO44-
Fe2O3 + O2- = 2FeO2-
Do đó đối với ion phức:
nO2- = nCaO + nMgO + nMnO + nFeO – 2nSiO2 – nFe2O3
= n+ – 2nSiO2 – nFe2O3 = 1,545 - 2.0,040 - 0,041 = 1,424
n- = nO2- + nSiO44- + nFeO2-
= n+ – 2nSiO2 – nFe2O3 + nSiO2 + 2nFe2O3
= n+ -nSiO2 + nFe2O3 = 1,545- 0,040+0,041 = 1,546

57
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Tỷ số ion của các cation và anion:
Ca2+ = nCa2+/ n+ = nCaO/ n+ = 0,687/1,545 = 0,445;
Mg2+ = 0,285/1,545 = 0,184; Mn2+ = 0,121/1,545 = 0,078;
Fe2+ = 0,452/1,545 = 0,293; O2- = 1,424/1,546 = 0,921
Hoạt độ của các thành phần xỉ lỏng:
aFeO = Fe2+.O2- = 0,293.0,921 = 0,270;
aCaO = Ca2+.O2- = 0,445.0,921 = 0,410;
aMnO = Mn2+. O2- = 0,078.0,921 = 0,072
Hệ số hoạt độ được tính theo biểu thức: I = ai/I;
FeO = 0,270/0,278 = 0,97; CaO = 0,410/0,423 = 0,97; MnO =
0,072/0,074 = 0,97.
58
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Bài tập 5.1: Sử dụng quan điểm của lý thuyết ion để tính
hoạt độ và hệ số hoạt độ của FeO, CaO và MnO trong xỉ
lỏng có thành phần như sau:
Phương Thành phần xỉ, % khối lượng
án
CaO MgO MnO FeO Fe2O3 SiO2

1 36 8 16 28 7 5
2 38 7 14 31 6 4
3 40 6 12 32 7 3
4 42 5 10 29 8 6
5 44 6 11 27 5 7
6 46 7 13 22 4 8
7 48 8 15 17 3 9
8 50 9 17 12 2 10

59
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Ví dụ 6
Trong quá trình tinh luyện bằng điện xỉ,
người ta sử dụng xỉ oxit-florua АНФ-7 có
thành phần, %: 80CaF2; 20CaO. Hãy tính
các giá trị hoạt độ của CaF2 và CaO trong xỉ
lỏng có thành phần nêu trên theo thuyết ion.

60
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Giải:
Xỉ lỏng bao gồm các ion sau: Ca2+, O2-, F-.
Số mol của các thành phần xỉ trong 100g xỉ: nCaF2 =
80/78,08 = 1,0246; nCaO = 20/56,08 = 0,3566.
Ta xác định số gam-ion của cation và anion trong xỉ tương
ứng với các phương trình phản ứng phân ly của các thành
phần xỉ:
CaO = Ca2+ + O2-; CaF2 = Ca2+ + 2F-
Số gam-ion của cation và anion bao gồm:
nCa2+ = nCaF2 + nCaO = 1,0246 + 0,3566 = 1,3812
nO2- = nCaO = 0,3566
nF- = 2nCaF2 = 2.1,0246 = 2,0492
61
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Tổng số gamion của cation và anion trong xỉ:
n+ = nCaO + nCaF2 = 0,3566 + 1,0246 = 1,3812
n- = nO2- + nF- = nCaO + 2nCaF2 = 0,3566 + 2.1,0246 =
2,4058
Tỷ số ion của từng ion trong xỉ:
XCa2+ = nCa2+/ n+ = 1,3812/1,3812 = 1
XO2- = nO2-/ n- = 0,3566/2,4058 = 0,1482
XF- = nF-/ n- = 2,0492/2,4058 = 0,8518
Hoạt độ của các thành phần trong xỉ oxit-florua nóng chảy:
aCaO = XCa2+. XO2- = 1. 0,1482 = 0,1482
aCaF2 = XCa2+. X2F- = 1. (0,8518)2 = 0,7255

62
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Bài tập 6.1
Trong quá trình tinh luyện bằng điện xỉ, người ta
sử dụng xỉ oxit-florua АНФ-1П có thành phần, %:
95CaF2; 5CaO. Hãy tính các giá trị hoạt độ của
CaF2 và CaO trong xỉ lỏng có thành phần nêu trên
theo thuyết ion.

63
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Ví dụ 7:
Sử dụng giản đồ hoạt
độ của FeO trong xỉ
nấu luyện thép để xác
định hoạt độ của FeO
trong xỉ lỏng ở 1600oC.
Biết rằng xỉ có thành
phần (% khối lượng):
33,62 CaO; 20,14 SiO2;
13,05 FeO; 1,92 Fe2O3;
Giản đồ hoạt độ của FeO trong xỉ 9,27 MgO; 10,94 P2O5;
nấu luyện thép (% mol) 11,71 MnO.

64
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Giải:
Trên giản đồ, thành phần của xỉ được thể hiện theo
%mol. Do vậy, cần phải đổi thành phần xỉ từ % khối lượng
sang %mol. Để tìm số mol của từng thành phần trong 100g
xỉ, ta sử dụng công thức ni = (%i)/Mi.
Ta chuyển hàm lượng FeO và Fe2O3 trong xỉ nguội thành
hàm lượng chung (FeO)chung. Chấp nhận rằng trên biên giới
kim loại – xỉ xảy ra phản ứng: (Fe2O3) + Fe = 3(FeO). Do
vậy (FeO)chung = (FeO) + 1,35.(Fe2O3) = 13,05 + 1,35.1,92 =
15,64%. Số mol của từng thành phần trong 100g xỉ:
nCaO nSiO2 nFeO nMgO nP2O5 nMnO
0,600 0,336 0,218 0,130 0,077 0,291
Tổng số mol của tất cả các thành phần xỉ ni = 1,752
65
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Phần trăm mol của các thành phần xỉ
CaO SiO2 (FeO)chung MgO P2O5 MnO
34,2 19,2 12,4 13,1 4,4 16,6
Tổng %mol của các oxit kiềm và oxit axit
(CaO) + (MnO) + (MgO) = 34,2 + 16,6 + 13,1 = 63,9%
(mol)
(SiO2) + (P2O5) = 19,2 + 4,4 = 23,6% (mol)
Trên giản đồ ta tìm được điểm thỏa mãn xỉ ba cấu tử giả:
Các oxit kiềm: 63,9%
Các oxit axit: 23,6%
(FeO)chung: 12,4%

66
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Điểm này có hoạt độ FeO: aFeO = 0,56
Do nồng độ phần mol (FeO)chung trong xỉ vào khoảng xFeO
= 0,124, hệ số hoạt độ của FeO sẽ là:

Xỉ này nằm trong vùng xỉ kiềm, phù hợp với giá trị hệ số
hoạt độ aFeO cao.

67
CẤU TRÚC CỦA XỈ LỎNG
Bài tập 7.1. Sử dụng giản đồ hoạt độ của FeO trong xỉ nấu
luyện thép ở ví dụ 7 để xác định hoạt độ của FeO trong xỉ
lỏng ở 1600oC. Biết rằng xỉ có thành phần (% khối lượng)
như sau:
Phương Thành phần xỉ, % khối lượng
án CaO MnO MgO FeO SiO2 P2O5

1 40,0 12,0 6,5 17,5 17,0 7,0


2 40,5 12,4 6,6 16,9 16,7 6,9
3 41,0 12,8 6,7 16,3 16,4 6,8
4 41,5 13,2 6,8 15,7 16,1 6,7
5 42,0 13,6 6,9 15,1 15,8 6,6
6 42,5 14,0 7,0 14,5 15,5 6,5
7 43,0 14,4 7,1 13,9 15,2 6,4
8 43,5 14,8 7,2 13,3 14,9 6,3 68
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

1. Nhiệt độ nóng chảy của xỉ.


• Nhiệt độ nóng chảy của xỉ là nhiệt độ mà tại đó xỉ có
chuyển biến trạng thái hay còn được gọi là nhiệt độ biến
đổi pha.
• Vì xỉ là một hỗn hợp phức tạp gồm nhiều phần tử khác
nhau, nên xỉ không có một dung điểm xác định và cũng
không có một nhiệt độ nhất định nào đồng thời ứng với
cả hai trạng thái rắn và lỏng.
• Do xỉ có quá trình kết tinh dài nên nhiệt độ nóng chảy
của xỉ thường nằm trong một khoảng khá rộng. Về cấu
trúc có thể cho rằng, nhiệt độ nóng chảy của xỉ là nhiệt
độ mà tại đó trạng thái thù hình đẳng hướng của xỉ bắt
đầu xuất hiện kết tinh bất đẳng hướng.

69
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Nhiệt độ nóng chảy đã được xác định bằng nhiều
phương pháp khác nhau, ví dụ phương pháp Seiger,
phương pháp giọt nằm, phương pháp tôi, phương pháp
phân tích nhiệt.
• Xác định nhiệt độ nóng chảy của xỉ bằng phương
pháp tháp Seiger. Trộn bột xỉ cần xác định với chất dính
kết rồi ép lại theo các khối tháp chóp như hình 2 A.
• Tiếp đó đặt tháp xỉ vào lò nung và liên tục nâng cao nhiệt
độ lò. Trong quá trình nung theo dõi sự biến dạng của
mẫu xỉ để xác định nhiệt độ chảy của nó.

70
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hinh 2: Xác định nhiệt độ nóng chảy của xỉ bằng


phương pháp Seiger
A. Trước khi nung; B. Bắt đầu biến mềm;
C. Nhiệt độ bắt đầu chảy; D. Nhiệt độ nóng chảy.

71
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Xác định nhiệt độ nóng chảy của xỉ bằng phương
pháp giọt nằm.
 Đập xỉ thành mảnh hoặc ép xỉ thành viên rồi đặt vào
trong lò trên một nền không có phản ứng với xỉ và tốt
nhất là ít thấm ướt lẫn nhau.
 Cũng giống như phương pháp trên là thường xuyên
quan sát diễn biến của xỉ khi tăng nhiệt độ. Khi xỉ có
dạng giọt, nghĩa là xỉ đã chảy lỏng hoàn toàn.
 Cũng có thể quan sát quá trình biến mềm và chảy lỏng
của xỉ một cách chính xác bằng kính hiển vi nóng chảy
theo phương pháp này.

72
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 3: Xác định nhiệt độ nóng chảy của xỉ bằng


phương pháp giọt nằm.
A. Mẫu ban đầu; B. Mẫu biến mềm.
C. Mẫu biến mềm mạnh; D. Mẫu chảy lỏng

73
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
Xác định nhiệt độ nóng chảy của xi bằng phương pháp
phân tích nhiệt.
• Theo nguyên lí khi trong xỉ tồn tại 1 pha thì nhiệt độ tăng
hay giảm liên tục. Khi trong xỉ đồng thời tồn tại 2 pha:
lỏng và rắn, thì mặc dù tiếp tục gia nhưng nhiệt độ của
hệ thống vẫn không thay đổi, đó là do nhiệt cấp đã cân
bằng với nhiệt độ để chảy lỏng hoặc kết tinh.
• Khi quá trình kết thúc thì trên đường biểu thị quan hệ
giữa nhiệt độ mẫu xỉ với thời gian sẽ xuất hiện các pic,
nếu là quá trình nóng chảy thì pic đi xuống - đỉnh của
hiệu ứng thu nhiệt, nếu là quá trình kết tinh thì pic đi lên
- đỉnh của hiệu ứng tỏa nhiệt. Phương pháp xác định
bằng phân tích nhiệt được sử dụng rộng rãi trong nghiên
cứu.
74
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
2. Giản đồ trạng thái của một số hệ xỉ thông
dụng.
a. Giản đồ trạng thái của xỉ hệ hai cấu tử
• Giản đồ trạng thái hệ SiO2-Al2O3.
 Trong hệ này có cùng tinh ứng với 5,5% Al 2O3
và hợp chất hoá học không ổn định
3Al2O3.2SiO2 (A3S2).
 Hợp chất hóa học không ổn định là loại hợp chất
khi nung nóng, trước khi nóng chảy hoàn toàn,
nó bị phân hoá thành hai pha có thành phần
khác nhau (đường lỏng ở vị trí ứng với hợp chất
hóa học không có dạng cực đại). 75
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
 Hợp chất mulit 3Al2O3.2SiO2, không ổn
định ở nhiệt độ của đường lỏng và nóng
chảy tạo thành pha rắn Al2O3 và pha lỏng
giàu SiO2 (xem hình 4).
 Trong hệ này, trên một khoảng rộng của
hàm lượng Al2O3 có vùng hai pha rắn –
lỏng khá rộng. Giới hạn dưới kết tinh hoàn
toàn của hệ là nhiệt độ cùng tinh (1595oC)
76
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 4 . Giản đồ trạng thái hệ SiO2 – Al2O3

77
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Hệ CaO-Al2O3.
 Trong hệ này có hai cùng tinh ở 1395 và 1400oC, ba hợp
chất hoá học ổn định: 12CaO.7Al2O3 (C12A7); CaO.Al2O3
(CA) và CaO.2Al2O3 (CA2).
 Hợp chất hóa học ổn định là loại hợp chất khi nóng chảy
không thay đổi thành phần, tức là không bị phân hóa khi
nung nóng, đường lỏng cực đại ở vị trí ứng với thành
phần của nó.
 Ngoài ra, còn có hai hợp chất không ổn định:
3CaO.Al2O3 (C3A), ổn định đến nhiệt độ 1539oC và
CaO.6Al2O3 (CA6), ổn định đến 1903oC (xem hình 5)
 Trên giản đồ cần chú ý vùng vát nhọn của trạng thái
lỏng; gần 1500oC dung dịch lỏng chứa hàm lượng Al2O3
trong khoảng 45-55% bắt đầu đông đặc 78
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 5. Giản đồ trạng thái hệ CaO-Al2O3


79
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Hệ CaO-SiO2
 Hệ này có ba cùng tinh ở các nhiệt độ 2070  10, 1460
và 1436oC (hình 6).
 Trong hệ này có hai hợp chất ổn định -2CaO.SiO2 (-
C2S) 2130  10oC và CaO.SiO2 (CS) – 1544oC.
 Ngoài ra còn có hai hợp chất không ổn định:
3CaO.2SiO2 (C3S2) – ổn định đến 1464oC và 3CaO.SiO2
(C3S), ổn định trong khoảng nhiệt độ 1250 – 1800  20
o
C.
 Sự phân lớp của các pha lỏng trong hệ này bắt đầu ở
nhiệt độ gần 1690oC với hàm lượng SiO2  73%.
 Sự chuyển pha của 2CaO.SiO2 (C2S) ở áp suất 0,1 MPa
có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
 -C2S 725oC ’-C2S 14205oC -C2S 213010oC L 80
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 6. Giản đồ trạng thái hệ CaO-SiO2


81
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
b. Giản đồ trạng thái của xỉ hệ ba cấu tử.
• Để xem xét giản đồ trạng thái của xỉ hệ ba cấu tử, người
ta chọn giản đồ có ý nghĩa nhất trong các lĩnh vực khác
nhau, đó là giản đồ CaO-SiO2-Al2O3, ứng dụng của giản
đồ này trong các ngành công nghiệp khác nhau được
thể hiện trên hình 7.
• Trên hình 8 là giản đồ trạng thái CaO – SiO2 –Al2O3 (C-
S-A) , trong đó hợp chất hóa học ổn định được ký hiệu
bằng các chấm đen (1), hợp chất hóa học không ổn định
được ký hiệu bằng các chấm trắng (2). Trên giản đồ có
vài kiểu đường khác nhau (hình 8, 9). Đường liên tục có
một mũi tên là đường cùng tinh hai cấu tử (3); đường có
hai mũi tên (4)- đường bao tinh hai cấu tử.

82
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Tại điểm giao nhau của các đường liên tục, nếu
mũi tên của ba đường hướng vào điểm giao
nhau (5) thì đó là điểm cùng tinh ba cấu tử, nếu
một mũi tên hướng ra khỏi điểm giao nhau (6)
thì đó là điểm bao tinh ba cấu tử.
• Trong hệ ba cấu tử này có 5 hợp chất hai cấu tử
ổn định, 5 hợp chất hai cấu tử không ổn định.
Ngoài ra, cần chú ý hai hợp chất ba cấu tử ổn
định: CaO.Al2O3.2SiO2 (CAS2)- anoctit và
2CaO.Al2O3.SiO2 (C2AS) – helenit.

83
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Các đường liên tục trên giản đồ giới hạn vùng kết tinh
của hợp chất.
• Vùng đông đặc của hợp chất hóa học ổn định luôn luôn
có chấm đen đặc trưng cho thành phần của hợp chất đó.
• Vùng đông đặc của hợp chất không ổn định nằm một
bên của chấm trắng, bởi vì bề mặt lỏng che phủ điểm
không ổn định.
• Sau đây là các vùng đông đặc trên giản đồ ba cấu tử
(hình 9);
SiO2 (S) - S.1.31.2.3.29;
CaO (C) – C.25.13.40;
2CaO.Al2O3.SiO2 (C2AS) – 4.5.6.16.17.11.9;
CaO.SiO2 (CS) – 29.3.4.5.28;
84
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
3CaO.2SiO2 (C3S2) – 28.5.6.27;
2CaO.SiO2 (C2S) – 27.6.16.15.14.12.26;
3CaO.SiO2 (C3S) – 26.12.13.25;
3CaO.Al2O3 (C3A) – 24.13.12.14.23;
12CaO.7Al2O3 (C12A7) – 23.14.15.22;
Al2O3 (A) – A.19.9.10.18;
CaO.Al2O3.2SiO2 (CAS2) – 2.3.4.9.10;
CaO.Al2O3 (CA) – 22.15.16.17.21;
CaO.2Al2O3 (CA2) – 21.17.11.20
CaO.6Al2O3 (CA6) – 20.11.9.19;
3Al2O3.2SiO2 (A3S2) – 18.10.2.31.1
85
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Trên giản đồ cần để ý đường 30-31 đặc trưng
cho sự chuyển biến thù hình của cristobalit
thành triđimit.
• Vùng 32 là vùng phân lớp của các dung dịch
lỏng không hòa tan vào nhau.
• Các đường đứt quãng 18-10, 25-13, 26-12 là
các đường chưa được xác định chính xác (dự
đoán).
• Ngoài ra trên giản đồ ở hình 8 có các đường
đẳng nhiệt (9), cần để phân tích nhiệt độ bắt đầu
kết tinh.
86
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Việc xem xét các quá trình kết tinh của xỉ lỏng trong giản
đồ ba cấu tử như vậy rất phức tạp. Do vậy, người ta
phân chia giản đồ thành một số tam giác đơn giản hơn,
hay nói cách khác người ta thực hiện phép đo theo tam
giác của giản đồ.
 Các đỉnh của các tam giác là các hợp chất ổn định. Các
tam giác cơ sở cho phép chuyển sự phân tích quá trình
kết tinh của xỉ trong hệ phức tạp thành xem xét những
trường hợp đơn giản hơn.
 Phép đo theo tam giác của giản đồ được thể hiện trên
hình 9, các tam giác cơ sở được phân chia bởi những
đường đứt quãng (1), đường chấm chấm (2) nối hợp
chất không ổn định với đỉnh đối diện của tam giác tương
ứng.
87
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 7 . Các thành phần của các vật liệu khác nhau của hệ
CaO-SiO2-Al2O3.
1- Thủy tinh; 2- Xỉ axit; 3- Xỉ bazơ; 4- Ximăng pooclăng; 5- Gạch
chịu lửa bán axit; 6- Sứ; 7- Đá traxơ; 8- Samôt; 9- Ximăng nhôm
oxit; 10- Thạch anh; 11- Gạch chịu lửa cao nhôm; 12- Bột mài
côrunđum 88
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 8: Giản đồ trạng thái xỉ hệ CaO - SiO2 - Al2O3


89
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Dạng không gian của giản đồ trạng thái ba cấu tử CaO-


SiO2-Al2O3
90
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 9: Phép đo theo tam giác của giản đồ trạng thái xỉ hệ


CaO - SiO2 - Al2O3 91
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Xem xét trình tự chuyển pha xảy ra khi làm rất
nguội chậm hợp kim có thành phần tương ứng
với điểm a trên hình 10.
• Khi làm nguội từ a đến b hệ vẫn chỉ có một pha
lỏng và có số bậc tự do là 3.
• Khi chạm đến bề mặt A’E’1E’E’2 ở điểm b, dung
dịch lỏng bão hòa cấu tử A, khi tiếp tục giảm
nhiệt độ gây ra quá bão hòa anoctit trong dung
dịch. Anoctit tiết ra ở trạng thái rắn, còn dung
dịch lỏng được làm giàu helenit và wollastonit.
Hệ có hai pha và số bậc tự do bằng 2.

92
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Chúng ta xác định thành phần dung dịch ở nhiệt
độ tương ứng với điểm c.
• Khi làm nguội chỉ có cấu tử A tiết ra, do đó pha
lỏng thay đổi thành phần theo đường thẳng qua
điểm A và điểm chiếu d của điểm b trên mặt đáy
của lăng trụ, hướng về phía BC.
• Mặt phẳng qua các điểm A, A’ và b cắt mặt lỏng
theo đường cong A’ bc’f’; hình chiểu của đường
cong này lên tam giác sẽ là đoạn thẳng Adc’’’d’.
• Từ đó suy ra rằng ở nhiệt độ tc, pha lỏng tương
ứng với điểm c’, còn thành phần pha lỏng được
xác định bởi điểm c’’’ là hình chiếu của c’.
93
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Khi làm nguội hệ từ nhiệt độ tc đến tf, điểm biểu
diễn của pha lỏng dịch chuyển dọc theo đường
cong từ điểm c’ đến f’.
• Do điểm f’ nằm trên mặt lỏng tiếp giáp của A và
C nên pha rắn anoctit sẽ cân bằng với pha lỏng
bão hòa cả hai cấu tử A và C.
• Khi tiếp tục làm nguội, xảy ra phản ứng cùng
tinh tạo thành cùng tinh của anoctit (A) và
wollastonit (C). Thành phần và nhiệt độ pha lỏng
thay đổi dọc theo đoạn f’E’.

94
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Để xác định khối lượng của pha rắn, sử dụng
quy tắc đòn bẩy.
• Với thành phần chung của hệ d, tạo ra pha lỏng
tương ứng với điểm e’’ (hình 11) và pha rắn e’’’.
Tỷ lệ khối lượng của pha lỏng (ql) và pha rắn (qr)
được xác định từ phương trình:
qr qr e' ' d
 
ql q  qr e' ' ' d
• Với q- khối lượng chung của hệ
q (e' ' d ) e' ' d
qr  q
( e' ' d  e' ' ' d ) e' ' e' ' '
95
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Như vậy, khi làm nguội, thành phần của pha lỏng thay
đổi dọc theo đoạn thẳng từ d đến d’, sau đó theo đường
cong d’E đến E
• Khi thay đổi nhiệt độ từ tb đến tf từ pha lỏng chỉ tiết ra các
tinh thể anoctit, còn trong khoảng nhiệt độ từ tf đến tE’ –
hỗn hợp anoctit và wallastonit.
• Thành phần các pha rắn thay đổi theo đoạn AC từ điểm
A đến điểm Eo và đạt tới Eo khi thành phần pha lỏng
tương ứng với điểm E.
• Khi t = tE’, hệ trở thành vô biến, do vậy việc thải nhiệt
khỏi hệ sẽ không làm giảm nhiệt độ đến khi nào pha
lỏng vẫn còn. Sau đó hệ trở lại hệ đơn biến và có ba
pha.
96
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 10. Giản đồ trạng thái hệ anoctit-wollastonit-


helenit 97
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 11. Sự thay đổi thành phần pha lỏng và pha rắn trong
quá trình kết tinh của hệ anoctit-wollastonit-helenit
98
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 12. Hệ ba cấu tử có hợp chất hóa học ổn định


99
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Chúng ta xem xét hệ có hợp chất hóa học ổn định của
hai cấu tử.
• Nếu các cấu tử A và C tạo thành hợp chất ổn định AC
thì khi thêm cấu tử thứ ba B vào hợp chất sẽ tạo ra hệ
có thành phần phải thay đổi dọc theo đường AC-B như
hình 12.
• Điểm M sẽ phù hợp với hợp kim cùng tinh AC-B.
• Những điều trên đây cho phép xem xét giản đồ này như
là tổng của hai giản đồ đơn giản hơn A-B-AC và C-B-AC.
• Trên hình 12, các mũi tên chỉ hướng thay đổi thành phần
khi kết tinh pha lỏng (hình vẽ giải thích thêm nguyên tắt
chia tam giác của giản đồ ba cấu tử phức tạp CaO-SiO2-
Al2O3).
100
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Phức tạp và thú vị nhất là tam giác bộ phận, đặc trưng
cho hệ có hợp chất không ổn định của hai cấu tử.
• Ví dụ, hệ wollastonit (A hay CS), helenit (B hay C2AS) –
octosilicat canxi (C hay C2S). Ở đây có sự tạo thành hợp
chất không ổn định 3CaO.2SiO2 (C3S2), điểm AC nằm
trên cạnh A-C của tam giác (hình 13).
• Bởi vì hợp chất không ổn định không thể tồn tại cân
bằng với pha lỏng có cùng thành phần với hợp chất, nên
điểm biểu diễn thành phần hợp chất không nằm trong
khu vực kết tinh của hợp chất (e1EPP1), còn khu vực kết
tinh không chứa cực đại. Bề mặt lỏng P1Pe3C đối với
cấu tử C che phủ cực đại và làm cho cực đại bị ẩn.

101
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Trên giản đồ hình 13 có cùng tinh ba cấu tử E,
bao tinh hai cấu tử P1P, bao tinh ba cấu tử P.
• Điểm E được bố trí trong tam giác A,B, AC, do
đó, có khả năng xảy ra cân bằng: L A r + Br +
ACr.
• Điểm bao tinh ba cấu tử P nằm bên ngoài tam
giác AC, B, C, do vậy có cân bằng: Lp + Cr = Br +
ACr.
• Chúng ta khảo sát quá trình kết tinh của xỉ với
các thành phần khác nhau của dung dịch lỏng.

102
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Nếu điểm biểu diễn 1 và 2 nằm trong vùng kết tinh của
cấu tử A, thì khi làm nguội dung dịch lỏng dẫn đến tiết ra
Ar và thay đổi thành phần dung dịch lỏng dọc theo các
đường thẳng A1 và A2 hướng về đường cùng tinh hai cấu
tử e1E và e2E.
• Khi đạt đến đường cùng tinh, bắt đầu tiết ra cùng tinh
hai cấu tử ACr + Ar hay Br + Ar, còn thành phần pha lỏng
thay đổi dọc theo các đường cong e1E và e2E đến điểm
cùng tinh ba cấu tử E.
• Tại điểm E, hệ là vô biến và sự thải nhiệt dẫn đến
chuyển biết đẳng nhiệt của dung dịch lỏng L thành các
tinh thể A, B và AC, tức là cùng tinh ba cấu tử.
103
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Có vài khác biệt bên trong vùng BPP1C.
• Chúng ta khảo sát quá trình kết tinh dung dịch lỏng,
điểm biểu diển dung dịch lỏng 7 nằm trên mặt PBa.
• Khi làm nguội, đầu tiên tiết ra tinh thể B, còn thành phần
pha lỏng thay đổi từ điểm 7 đến điểm 7I nằm trên đường
cùng tinh hai cấu tử e3P.
• Tại đây kết tinh ra cùng tinh hai cấu tử B +C, còn điểm
biểu diễn dung dịch lỏng dịch chuyển từ 7I sang điểm P.
• Khi đó thành phần pha rắn được xác định bởi điểm dịch
chuyển từ B đến 7II theo mức độ tiết ra cùng tinh hai cấu
tử.

104
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Khi đạt đến P, tỷ lệ của các tinh thể B và C đựơc biểu thị
tại điểm 7II. Do điểm 7 nằm bên trong tam giác A, B, AC
nên chuyển biến bao tinh tại điểm P sẻ xảy ra theo
hướng tạo thành các tinh thể B và AC đến khi C biến
mất hoàn toàn:
LP + Cr  Br + ACr
• Sau khi kết thúc quá trình này, dung dịch lỏng thay đổi từ
P đến E, tỷ lệ Br và ACr - từ 7III đến 7IV , còn tỷ lệ khối
lượng pha rắn đối với pha lỏng sẽ bằng tỷ số của các
đoạn E-7 và 7-7IV.
• Tiếp tục làm nguội, cho phép kết tinh cùng lúc A, B và
AC đến khi đông đặc hoàn toàn ở nhiệt độ cùng tinh ba
cấu tử tE .
105
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Đối với các điểm nằm trong khu vực bPa, tiến trình kết
tinh tương tự như trên. Nhưng đầu tiên tiết ra các tinh
thể của cấu tử C, sau đó biến mất do chuyển biến bao
tinh ở điểm P.
• Các quá trình trong khu vực Bae3 khác với các quá trình
trước, bởi vì các điểm biểu thị, ví dụ, điểm 8, nằm bên
trong tam giác B, C, AC, ở đó Cr ổn định, do vậy các pha
Br và Cr sẽ tiết ra dọc theo đường 8’-P.
• Tại điểm P xảy ra chuyển biến bao tinh: LP + Cr  Br +
ACr. Nhưng do không đủ pha lỏng, pha lỏng hoàn toàn
biến mất, trong hệ còn lại các tinh thể B, C và AC.
• Quá trình xảy ra hoàn toàn tương tự trong khu vực
Cbae3 (điểm 9 và 10), chỉ có khác là đầu tiên tiết ra các
tinh thể C. 106
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Khi làm nguội dung dịch lỏng, điểm biểu diễn 12 của
dung dịch lỏng nằm trong khu vực P1PAC, đầu tiên tiết ra
các tinh thể C, còn thành phần pha lỏng thay đổi dọc
theo đường thẳng 12-12’.
• Làm nguội tiếp tục xảy ra phản ứng bao tinh: L’ + Cr = L’’
+ ACr, kết quả của phản ứng là pha Cr giảm, còn ACr
tăng.
• Tỷ lệ khối lượng của các pha rắn này được tính toán
theo các giao điểm của đường thẳng đi qua điểm 12 và
điểm bất kỳ bên trong đoạn 12’-12’’ với cạnh AC-C của
tam giác.
• Theo mức độ thay đổi của thành phần từ điểm 12’ đến
điểm 12’’, tỷ lệ Cr đối với ACr sẽ được xác định bởi điểm
dịch chuyển theo cạnh tam giác từ C đến AC. 107
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Khi thành phần của dung dịch lỏng tương ứng
với điểm 12’’, điểm đặc trưng tỷ lệ các pha rắn
dịch chuyển về AC. Điều này cho thấy sự kết
thúc chuyển biến pha Cr, bởi vì trong hệ chỉ còn
pha lỏng 12’’ và các tinh thể AC.
• Tiếp tục làm nguội dẫn đến điểm biểu diễn rời
khỏi đường cong bao tinh P1P và tiết ra các tinh
thể AC dọc theo 12’’-12’’’, kết quả là bắt đầu tiết
ra hai pha Ar và ACr.
• Thành phần dung dịch thay đổi từ 12’’’ đến E, ở
đó pha lỏng biến mất hoàn toàn và còn lại các
pha rắn Ar, Br và ACr - cùng tinh ba cấu tử.
108
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Nếu điểm biểu diễn 13 nằm cao hơn đường thẳng AC-E
thì quá trình kết tinh lúc đầu phát triển tương tự như
trên, nhưng sau đó điểm biểu thị chuyển sang đường
cong PE, ở đó tiết ra các tinh thể AC và B.
• Chúng ta tiếp tục xem xét quá trình trong khu vực PbAC.
Đầu tiên tiết ra các tinh thể Cr dọc theo đường 14-14’,
sau đó xảy ra chuyển biến bao tinh theo 14’-P.
• Khi dung dịch lỏng đạt tới điểm P, các tinh thể C sẽ chỉ
tiêu hao một phần. Cuối cùng các tinh thể C sẽ biến mất
ở điểm P khi làm nguội hệ vô biến bốn pha.
• Pha lỏng dư sẽ kết tinh dọc theo đường PE và kết thúc
quá trình kết tinh ở điểm E

109
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 13. Sơ đồ hệ ba cấu tử wollastonit-helenit-octosilicat


canxi
110
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Các ví dụ về kết tinh của vài thành phần thuộc
hệ CaO-SiO2-Al2O3 và việc sử dụng phép chia
tam giác đối với giản đồ ba cấu tử đã được xem
xét ở trên cho phép phân tích quá trình kết tinh
của các thành phần xỉ khác nhau thuộc hệ phức
tạp này.
• Tuy nhiên cần chú ý rằng trong giản đồ trạng
thái mô tả các điều kiện cân bằng của các pha.
Trong quá trình kết tinh không phải lúc nào cũng
đạt được, do đó có sự xuất hiện giả ổn định của
hệ.

111
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Độ ổn định tương đối của các hệ như vậy được
giải thích bởi những khó khăn động học do năng
lượng hoạt hóa cao của các quá trình phản ứng
hay do hệ số khuếch tán nhỏ của một chất nào
đó. Do các nguyên nhân này, kết quả kết tinh
thực tế có thể khác so với giản đồ khác trạng
thái.
• Không ít trường hợp khi làm nguội nhanh và hệ
số khuếch tán nhỏ, quá trình cân bằng nồng độ
các pha rắn hầu như chưa kịp bắt đầu.

112
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
3. Độ sệt của xỉ.
• Độ sệt biểu thị một mức độ tính chảy lỏng của dịch thể
và cấu trúc bên trong của nó.
• Những tính chất kỹ thuật quan trọng như truyền nhiệt và
các tác dụng khối lượng của các cấu tử cũng liên quan
chặt chẽ với độ sệt của xỉ, các quá trình oxi hoá tạp chất
và chuyển sản phẩm phản ứng vào xỉ, độ sệt có vai trò
quyết định.
• Điều đó chứng tỏ mối liên hệ ngược giữa giá trị động
học của độ sệt và hệ số khuyếch tán của các cấu tử
trong xỉ. Độ sệt biểu thị trở lực khi xáo trộn các chất
điểm bên trong dịch thể khi chuyển từ trạng thái cân
bằng này sang trạng thái cân bằng khác.
113
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

• Độ sệt được xác định theo biểu thức:


F: là lực cần thiết để tạo ra giữa 2 lớp có diện tích S
một gradient tốc độ dv/dy theo hướng y vuông góc với
hướng di chuyển của chất lỏng.
dv: là chênh lệch tốc độ giữa 2 lớp.
dy: là khoảng cách giữa 2 lớp.
: là độ sệt động lực hay còn gọi là độ sệt tuyệt đối, P
(poa)

114
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Độ sệt có ảnh hưởng rõ rệt tới tốc độ khuyếch
tán của các phần tử. Trong điều kiện không
chuyển động thì mối quan hệ giữa hệ số độ sệt
 và hệ số tốc độ khuyếch tán D cm2/ sec, được
biểu thị như sau:
D = const.
nghĩa là tốc độ khuyếch tán tỉ lệ nghịch với độ
sệt.
• Khi lớp xỉ chảy rối, nếu độ sệt của xỉ tăng lên sẽ
làm giảm tốc độ truyền khối của các cấu tử do
giảm bớt cường độ xáo trộn.
115
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Độ sệt của xỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và thành
phần của nó. Khi tăng nhiệt độ độ sệt của xỉ
giảm xuống. Quan hệ đó được biểu thị theo
phương trình:
 = A.exp (E/RT)
A: hằng số đặc trưng cho từng dịch
thể.
exp: số mũ với cơ số e của log tự
nhiên (y = epx Z được viết dưới dạng y = e Z)
E : hoạt năng của dòng chảy.
116
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Độ sệt thay đổi theo thành phần và nhiệt độ của xỉ, ví dụ
xỉ lò cao ở 1500OC có độ sệt khoảng 5 poazơ, xỉ kiềm lò
thép ở 1550 - 1650OC có độ sệt khoảng 2 poazơ và khi
nhiệt độ giảm, độ sệt của xỉ tăng mạnh.
• Để dễ so sánh cần nhớ rằng độ sệt của nước nguyên
chất ở 20OC khoảng 0,01 poazơ và của thép lỏng ở
1600OC khoảng 0,40 poazơ.
• Xỉ kiềm luyện thép khi tăng hàm lượng CaO và nhất là
MgO thì độ sệt tăng lên rất nhiều. Lí do tăng là do trong
xỉ xuất hiện các hạt huyền phù có kích thước nhỏ
khoảng 10-3  10-2 mm, chính chúng làm tăng "độ sệt ảo"
của xỉ. Các chất điểm không tan trong xỉ này có thể là
các tinh thể periclase (MgO), vôi và oxit crôm.

117
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Độ sệt của xỉ kiềm giảm xuống rất mạnh khi tăng
hàm lượng CaF2, vì vậy huỳnh thạch được sử
dụng phổ biến trong các xỉ để tinh luyện kim loại
bằng phương pháp điện xỉ. Độ sệt của xỉ kiềm
cũng giảm xuống khi tăng hàm lượng Fe2O3,
SiO2, Al2O3, CaF2 vì cấu tử này thúc đẩy sự hoà
tan CaO, MgO trong xỉ.
• Độ sệt của xỉ axit cao hơn độ sệt của xỉ kiềm rất
nhiều và nó lại giảm khi hàm lượng của CaO,
FeO,... tăng.
118
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
Các phương pháp đo độ sệt của xỉ.
• Có rất nhiều phương pháp đo độ sệt, nhưng ở
nhiệt độ cao trong các ngành luyện kim và silicát
thường chủ yếu sử dụng các phương pháp sau
đây:
- Phương pháp mao dẫn.
- Phương pháp vật rơi.
- Phương pháp kéo bi.
- Phương pháp quay.
- Phương pháp dao động.
119
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Sau đây chúng ta nghiên cứu một vài phương
pháp dễ có điều kiện ứng dụng và cho kết quả
chính xác.
Đo độ sệt theo phương pháp mao dẫn.
• Phương pháp này dựa vào thời gian chảy của
một thể tích xỉ lỏng qua một ống mao dẫn. Từ
kích thước ống mao dẫn, thể tích xỉ lỏng chảy
qua ống và thời gian chảy ta có thể tính được độ
sệt (xem hình 14).

120
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
Cần nút
Mức chuẩn
Xỉ lỏng

Ống
mao dẫn

Nồi hứng

• Hình 14: Sơ đồ do độ sệt của xỉ theo phương pháp mao


dẫn
121
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Theo công thức :
r 4 Pt
 H
8Vl
: độ sệt, poazơ.
r: bán kính ống, cm
l: Chiều dài ống mao dẫn, cm
V: Thể tích xỉ chảy ra, cm3
t: Thời gian chảy ,s
P: Chênh lệch áp suất giữa các đầu ống, dyn/cm2
H: Hệ số hiệu chỉnh.
(poazơ là đơn vị độ sệt cũ có thứ nguyên là
dyn.s/cm2, theo hệ đo lường mới độ sệt có thứ nguyên là
N.s/m2= Pa.s)
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
Đo độ sệt theo phương pháp quay.
• Thiết bị đo bao gồm 1 nồi đựng chất nóng chảy, một trục
quay có gắn khối trụ để nhúng vào chất nóng chảy, trục
quay được nối liền với thiết bị đo và mômen quay, (xem
hình 15). Dựa trên quan hệ giữa độ sệt và mômen quay,
người ta tính toán độ sệt chất nóng chảy theo công thức
sau: M 1 1
  2  2  2 
8 nh  ri ra 
: độ sệt, Poa; h: chiều cao khối trụ, cm
ri: Bán kính khối trụ, cm; ra: bán kính trong nồi, cm
M: Mômen quay, dyn/cm; n: số vòng quay, 1/s.

123
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
Đo độ sệt bằng phương pháp rung động
điện.
• Gần đây người ta đã chế tạo thiết bị đo độ
sệt của xỉ bằng phương pháp rung động
điện. Kết quả đo chính xác và thiết bị đo
có thể lắp đặt được theo sơ đồ hình 16.
• Số liệu thường đọc được trên đồng hồ mà
không phải tính toán.

124
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 15: Sơ đồ đo độ sệt của xỉ theo phương pháp quay.


a. Trục quay; b. Nồi quay
125
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
1. Máy phát tần số.

2. máy tạo phách đảo.

3. Vôn kế điện tử.


4. ổn áp.
5. Vôn kế.
6. Vôn kế.
7. Giá đỡ.

8. Đồng hồ đo.
9. Cửa khí bảo vệ ra
10.
Nắp đậy. Hình 16: Sơ đồ thiết bị độ
11. sệt của xỉ theo phương pháp
ống bảo vệ bằng Mo.
12.
rung động điện
126
Lò Môlipđen.
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

• Hình 17: Độ sệt xỉ hệ CaO - Al2O3 - SiO2 có 100% MnO


ở 1400OC (Poa)
127
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 18: Độ sệt xỉ hệ CaO - Al2O3 - CaF2 ở 1600oC, Pa.s


128
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
4. Độ dẫn điện của xỉ.
• Vì xỉ lỏng là chất dẫn điện li nên nó dẫn điện. Độ dẫn
điện của xỉ lỏng phụ thuộc vào độ linh động của các ion,
nhất là các cation.
• Như đã biết, xỉ luyện kim thuộc nhóm dẫn điện loại hai,
khả năng dẫn điện phụ thuộc vào số lượng, chủng loại
và sự chuyển động của ion trong xỉ.
• Nói cách khác, khả năng dẫn điện của xỉ được quyết
định bởi độ phân li, đường kính và điện tích các ion,
cũng như tác dụng tương hỗ và tốc độ chuyển động của
chúng trong xỉ.

129
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Độ dẫn điện của xỉ lỏng là một đặc trưng về tính vật lí
được dùng để nghiên cứu cấu trúc của nó. Ngoài ra độ
dẫn điện còn được ứng dụng trong các quá trình luyện
kim ở lò điện.
• Sự dẫn điện bằng ion của xỉ khác với sự dẫn điện bằng
điện tử ở kim loại hay hợp kim là ở chỗ sự dẫn điện
bằng ion có liên quan tới sự chuyển vận khối của chất
nóng chảy và sự phát triển của các phản ứng điện cực
trong trường hợp điện phân, nhờ đó ta xác định được
lượng của từng cấu tử theo trị số về cường độ dòng
điện đi ra.
• Như đã biết hiệu suất dòng điện đi ra bằng tỉ số sản
phẩm thực thu khi điện phân, chia cho tổng lượng của
nó theo định luật Faraday.
130
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Độ dẫn điện thay đổi theo cấu trúc và thành phần của xỉ,
ví dụ xỉ silicát, khi thay các phân tử FeO hay MnO bằng
CaO thì độ dẫn điện của xỉ này giảm xuống, đó là vì các
cation Ca2+ có bán kính ion lớn hơn nên kém linh động
hơn các cation Fe2+ và Mn2+.
• Khi nhiệt độ tăng, độ dẫn điện của xỉ tăng lên, quan hệ
đó tuân theo biểu thức:
 E  / RT
  A.e
: độ dẫn điện của xỉ; A: hằng số phụ thuộc vào bản chất
dịch thể; E: hoạt năng xáo trộn các cation.
• Giữa độ dẫn điện và độ sệt của xỉ có quan hệ nghịch,
nghĩa là khi độ sệt tăng thì độ dẫn điện giảm và ngược
lại, quan hệ đó được biểu thị theo biểu thức:
n . = const ; n=E/E >1
131
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Lợi dụng tính dẫn điện của xỉ người ta đã đề ra một
phương pháp giảm lưu huỳnh trong kim loại bằng cách
cho tác dụng dòng điện một chiều vào kim loại lỏng tiếp
xúc với xỉ. Khi đó các anion S2- sẽ chạy về cực dương,
nghĩa là chuyển từ kim loại vào xỉ.
• Khi có tác dụng của một điện trường bên ngoài thì sự
dẫn điện của xỉ chủ yếu do các ion tự do gây ra, đó
chính là các cation kim loại Me2+ đơn giản.
• Khi xỉ lỏng bắt đầu xuất hiện mầm kết tinh bất đẳng
hướng thì độ dẫn điện của nó giảm xuống đột ngột, đó
chính là nhiệt độ bắt đầu kết tinh và khi xỉ đông đặc hoàn
toàn thì độ dẫn điện của nó có giá trị rất nhỏ.
• Vì vậy có thể xác định nhiệt độ nóng chảy của xỉ bằng
cách gián tiếp thông qua đo điện trở suất của nó.
132
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
Các phương pháp đo độ dẫn điện của xỉ.
• Để thuận lợi trong việc xác định độ dẫn điện của
xỉ, thông thường người ta đo đại lượng nghịch
đảo của nó là điện trở.
• Ngày nay hầu hết các cách đo điện trở của xỉ
đều dựa theo 3 phương pháp sau:
- Thông qua dòng điện và điện áp rồi tính toán
điện trở.
- Đo trực tiếp điện trở bằng cầu đo.
- Đo điện trở theo phương pháp 2 hoặc 4 cực.

133
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 19: Sơ đồ nguyên lí do điện trở của xỉ lỏng.

1. Điện cực; 2. Nồi đựng xỉ; 3. Xỉ lỏng.


134
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Thiết bị đo bao gồm nồi đựng xỉ lỏng đóng vai
trò một điện cực, còn điện cực thứ hai được
nhúng thẳng vào trung tâm nồi xỉ (hình 19A).
 Đo theo phương pháp này có thuận lợi là các
điện cực không cần cách điện lẫn nhau, điều mà
ở nhiệt độ cao rất khó thực hiện, nhưng việc xác
định diện tích bề mặt điện cực, trung tâm nồi xỉ
và chiều sâu điện cực nhúng vào xỉ gặp nhiều
khó khăn.

135
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Phương pháp thứ hai để đo là nhúng cả hai điện
cực vào trong xỉ, (hình 19B). Các điện cực có
thể ở dạng tròn hay tấm.
 Phương pháp này có thuận lợi là dễ chế tạo hai
điện cực có bề mặt bằng nhau, ngoài ra còn có
khả năng điều chỉnh khoảng cách giữa hai điện
cực. Để tránh ảnh hưởng của dòng điện mạch
nhánh cần đặt các điện cực xa thành nồi đựng
xỉ.

136
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Phương pháp thứ ba là dùng một điện cực vòng
còn điện cực thứ hai được đặt ở trung tâm điện
cực vòng (hình 19C).
 Phương pháp này loại trừ được ảnh hưởng của
thành nồi nhưng lại xuất hiện sai lệch do sự
khác nhau của bề mặt điện cực.
• Phương pháp thứ tư là nhúng cả 4 điện cực vào
xỉ lỏng (hình 19D). Theo nguyên tắc này kết quả
thu được chính xác hơn và thiết bị đo cũng đơn
giản hơn.

137
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Việc lựa chọn vật liệu làm điện cực để đo điện
trở của xỉ rất phức tạp, vì phải đáp ứng được
hàng loạt yêu cầu nghiêm ngặt, ví dụ:
- Có điện trở riêng nhỏ.
- Không thay đổi trạng thái trong khoảng
nhiệt độ thí nghiệm.
- Không có tác dụng hoá - lý với xỉ và không
bị xỉ hoà tan.

138
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Hai yêu cầu đầu có nhiều vật liệu đáp ứng
được, yêu cầu thứ ba khi làm việc với xỉ chứa
flo ăn mòn mạnh thì thực tế không có vật liệu
nào hoàn toàn bền vững.
• Điện cực có thể ở thể lỏng hoặc thể rắn. Khi đo
độ dẫn điện các xỉ hệ CaO - SiO2 thường dùng
điện cực bằng bạc; còn đối với các xỉ hệ CaF2 -
CaO - Al2O3 phải dùng điện cực bằng Môlipđen,
platin, wonfram, indi, hoặc graphit.

139
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
1 - ổn áp
2 - Máy phát
3 - Vôn kế điện tử.
4 - Điện trở so sánh
5 - Công tắc chuyển mạch
6 - Giá đỡ
7 - Lò nấu chảy xỉ.
8 - Chén đựng xỉ.
9 - Xỉ lỏng.
10 - Giá đỡ điện cực.
11 - Điện cực.
12 - Cặp nhiệt
13 - Cách nhiệt

Hình 20: Sơ đồ cấu tạo thiết bị đo điện trở của xỉ


(theo phương pháp nhúng cả 2 điện cực vào xỉ lỏng hình 19B)

140
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
Giản đồ độ dẫn điện của một số hệ xỉ thông dụng

Hình 21: Độ dẫn điện của xỉ hệ CaO - Al2O3 - CaF2 ở


1600OC ( -1.cm-1)
141
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 22: Độ dẫn điện của xỉ hệ Al2O3 - MgO - SiO2


các nhiệt độ khác nhau ( -1.cm-1)
142
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 23: Sơ đồ biểu thị lực hấp dẫn ở bên trong và ở bề


mặt vật chất.
5. Sức căng mặt ngoài của xỉ.
• Trong xỉ lỏng, các phân tử (nguyên tử, phân tử, ion)
tương tác lẫn nhau, các phân tử ở bên trong thể tích có
lực tương tác cân bằng, các phần tử ở mặt ngoài chưa
được cân bằng lực và có lực tổng hợp hướng vào trong
(xem hình 23)
143
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Do sự mất cân bằng về lực tác dụng tương hỗ lẫn nhau
của các phần tử ở bề mặt mà phát sinh sức căng mặt
ngoài hay sức căng bề mặt.
• Như vậy khi đưa một phần tử ở trong ra ngoài bề mặt xỉ
lỏng cần phải tiêu tốn một công. Công để tạo ra một
mặt ngoài có diện tích 1 m2 gọi là sức căng mặt
ngoài và được xác định theo biểu thức.
A
  ( J / m2 )
S (đơn vị cũ là erg/cm2 hay dyn/cm)
: Sức căng mặt ngoài khi pha xỉ tiếp xúc với pha
khí
A: Công, J
S: Diện tích , m2
144
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Vì  luôn luôn dương nên có thể được biểu thị như lực
tác dụng lên một đơn vị độ dài hoặc năng lượng trên
một đơn vị bề mặt:
 = F/L (dyn/cm)
F- lực, dyn; L: độ dài, cm
• Sức căng mặt ngoài là một trong những tính chất vật lí
quan trọng của xỉ nên đã và đang được nghiên cứu kỹ
lưỡng.
• Sức căng bề mặt có ảnh hưởng và nhiều khi là quyết
định các quá trình trong luyện kim như tốc độ và cơ chế
quá trình oxy hoá, hoàn nguyên, thăng hoa, sự tổn thất
của kim loại theo xỉ, sự hấp thụ các tạp chất phi kim, tốc
độ hoà tan của liệu và trợ dung cũng như sự ăn mòn vật
liệu chịu lửa của xỉ.
145
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Sức căng mặt ngoài tỉ lệ với áp suất nội, do đó
lực tương tác giữa các phần tử trong chất lỏng
càng lớn thì sức căng bề mặt càng cao, cao
nhất là chất lỏng có liên kết ion, sau đó là liên
kết có cực và liên kết đồng hoá trị.
• Từ giá trị sức căng mặt ngoài của các chất nóng
chảy chúng ta có thể suy ra cấu trúc bên trong
của chúng, ví dụ từ giá trị sức căng mặt ngoài
của xỉ đo được bằng thực nghiệm thường khá
lớn 300 - 500 MJ/m2 cho phép người ta kết luận
rằng: xỉ lỏng bao gồm các ion.

146
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 24: Sơ đồ biểu thị sức căng biên giới giữa xỉ và kim
loại lỏng
S: Sức căng mặt ngoài của xỉ.
M: Sức căng mặt ngoài của kim loại.
MS: Sức căng biên giới giữa 2 pha kim loại - xỉ
 : Góc thẩm ướt giữa 2 pha kim loại - xỉ
• Trong trường hợp xỉ lỏng tiếp xúc với một pha khác như
kim loại lỏng hoặc tường lò thì tại mặt tiếp xúc cũng xuất
hiện sức căng và để phân biệt với sức căng mặt ngoài
nói trên, ở đây được gọi là sức căng biên giới (xem hình
24) 147
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Sức căng biên giới kim loại - xỉ được tính theo biểu thức:

 MS
2
  M2   S2  2 M  S cos
Trong luyện thép, M = 1100-1600 MJ/m2
S = 300-500 MJ/m2
MS = 300-800 MJ/m2
• Khi hai chất lỏng khác loại tiếp xúc nhau, ví dụ xỉ và thép
sẽ xuất hiện ứng suất giữa các pha, tức là năng lượng
tự do giữa các pha. Nó đặc trưng cho sự bám dính, tức
là sự bám dính các lớp bề mặt của các dịch thể với
nhau.
• Công bám dính là công cần tiêu tốn để tách một đơn
vị bề mặt chất lỏng này khỏi bề mặt chất lỏng khác.
148
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Trong luyện kim sức căng biên giới kim loại - xỉ
thường có giá trị lớn, nghĩa là công bám dính W a
giữa xỉ và kim loại: Wa = M + S - MS thường có
giá trị nhỏ, nên việc tách kim loại khỏi xỉ thuận
lợi.
• Cần chú ý rằng tất cả các yếu tố ảnh hưởng làm
tăng công bám dính Wa đều làm cho kim loại khó
tách khỏi xỉ, làm tăng tổn thất kim loại theo xỉ và
dễ gây nhiễm bẩn kim loại bởi xỉ.

149
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Sức căng bề mặt và sức căng biên giới thay đổi theo
thành phần và nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì các đại
lượng này giảm, còn ảnh hưởng của thành phần thì hết
sức phức tạp.
• Ví dụ khi nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần xỉ lên
sức căng biên giới gang và xỉ lò cao người ta đã nhận
thấy rằng: với thành phần xỉ cơ bản có Al2O3 + CaO +
SiO2 = 100%, khi tăng hàm lượng CaO và Al2O3 thì sức
căng biên giới gang -xỉ tăng lên, ngược lại khi tăng hàm
lượng MnO và đặc biệt là FeO thì sức căng biên giới
giảm mạnh (hình 25).

150
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 25: ảnh hưởng của các cấu tử lên sức căng biên giới
giữa xỉ và gang lỏng ở 1500OC (Xỉ có thành phần ban đầu
CaO + Al2O3 + SiO2 = 100%)
151
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Trong luyện thép, sức căng biên giới giữa xỉ và thép
lỏng, nói chung có giá trị lớn: 1100 1600 MJ/m2. Khi
tăng hàm lượng CaC2 trong xỉ tới 4 - 6% công bám dính
giữa xỉ và kim loại tăng lên, trên 800 MJ/m2. Do đó làm
cho xỉ khó tách khỏi thép và thép dễ nhiễm bẩn bởi xỉ.
• Tất cả các phản ứng hoá học, các quá trình điện hoá
cũng như các quá trình dị thể đều xảy ra thông qua bề
mặt tiếp xúc giữa các pha. Như vậy hiện tượng bề mặt
có ảnh hưởng đến tất cả các quá trình.
• Tốc độ các quá trình luyện kim liên quan với những
phần tử hoạt động bề mặt của các cấu tử nóng chảy
cũng như cấu trúc và tính chất lớp bề mặt của chúng.

152
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Hiện tượng điện mao dẫn đóng vai trò quan
trọng trên biên giới phân pha kim loại - xỉ khi có
dòng điện chạy qua.
 Sức căng biên giới bị thay đổi theo mức điện thế
khác nhau, do đó có thể điều chỉnh hướng của
quá trình theo hướng cần thiết: tăng hay giảm
sức căng biên giới kim loại - xỉ.
 Nếu ta tăng sức căng này thì khả năng hoà tan
của kim loại trong xỉ, khối lượng chuyển chất
giữa chúng và tính thấm ướt của kim loại và xỉ
giảm xuống.

153
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Động học của nhiều quá trình luyện kim, ví dụ như quá
trình tạo thành pha mới ban đầu có sự thăng giáng
không ổn định về nhiệt động để tạo mầm pha mới.
• Xác suất thăng giáng được xác định bằng công cần thiết
để hình thành nó, công này gắn liền với bề mặt riêng
của mầm và phụ thuộc vào sức căng biên giới giữa môi
trường và mầm. Như vậy, xác suất tạo mầm phụ thuộc
vào sức căng mặt ngoài và sự có mặt của những chất
làm thay đổi giá trị của sức căng này.
• Trong qúa trình luyện kim theo phương pháp điện phân,
hiện tượng bề mặt còn liên quan đến hiệu quả anốt khi
điện phân các muối nóng chảy.

154
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Do đặc điểm qúy giá của kim loại màu ta phải giảm
lượng mất mát kim loại và hợp kim của chúng theo xỉ.
• Sự mất mát phụ thuộc vào sự tạo thành những hạt kim
loại và stên trong xỉ lỏng, mà việc tách những hạt này ra
khỏi xỉ phụ thuộc vào sự khác nhau về trọng lượng riêng
của kim loại lỏng và độ nhớt của xỉ, vào sức căng giữa
các pha trên biên giới xỉ - kim loại hay xỉ - stên.
• Nhiều quá trình luyện kim bụi than được thổi vào lò qua
mỏ đốt để làm nhiên liệu và chất hoàn nguyên kim loại
từ pha xỉ lỏng. Lúc đó sự hoàn nguyên được thực hiện
do cháy không hoàn toàn than và do tương tác hoá học
trên biên giới khí - bụi than - xỉ.

155
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Do tính thấm ướt giữa xỉ, bụi than kém và tốc độ dòng
khí trong lò cao, nên khoảng 1/4 bụi than tổn thất ra khỏi
lò.
• Nếu tăng tính thẩm ướt của xỉ với than, sẽ cho phép
tăng đáng kể hiệu quả của quá trình xỉ lò, bằng cách
đưa vào xỉ những ion hoạt động bề mặt để cho góc thấm
ướt giữa xỉ - than và sức căng mặt ngoài của xỉ giảm
xuống.
• Ngoài ra trong các quá trình ép và thiêu kết của luyện
kim bột, quá trình cầu hoá và biến tính gang, quá trình
cán và gia công áp lực kim loại v.v... sức căng mặt ngoài
của các pha đều có ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm.

156
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Đặc biệt trong tinh luyện kim loại khử bỏ tạp
chất phi kim, sự phân tán và hoà tan kim loại
trong xỉ, trong muối nóng chảy, sự hoà tan và
loại bỏ khí trong kim loại lỏng, sự tạo mầm, phát
triển và nổi lên của các loại tạp chất, sự thấm
kim loại vào xỉ vào vật liệu chịu lửa, sự tách ly
của vỏ xỉ khỏi trục cán hay mối hàn, tinh luyện
bằng điện xỉ, sự hình thành kim loại hàn đắp, sự
hình thành cấu trúc kim loại, v.v... tất cả đều gắn
liền chặt chẽ với sức căng mặt ngoài của các
pha tiếp xúc trong quá trình.

157
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
Các phương pháp đo sức căng mặt ngoài.
• Hàng chục phương pháp đo sức căng mặt ngoài của xỉ
và kim loại lỏng đã ra đời và đang được tiếp tục hoàn
thiện.
• Các phương pháp đo này dựa trên hai nguyên lý động
lực học và tĩnh lực học mà chủ yếu bao gồm các
phương pháp sau:
- Phương pháp mao dẫn.
- Phương pháp đứt vòng.
- Phương pháp áp lực cực đại.
- Phương pháp giọt treo.
- Phương pháp giọt nằm.
- Phương pháp giọt lơ lửng.
158
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
Đo sức căng mặt ngoài theo phương pháp áp lực cực
đại.
• Sơ đồ phương pháp đo được giới thiệu ở hình 26.
• Để tạo được bề mặt mới trong chất lỏng thì phải tiêu tốn
một công. Công đó tương ứng với áp lực khí được thổi
qua ống mao dẫn tạo bọt khí và cũng tương ứng với sức
căng mặt ngoài của chất nóng chảy cần xác định.
• Ống mao dẫn phải biết trước đường kính, không phản
ứng với chất lỏng, chịu được nhiệt độ và có thành đủ
mỏng.

159
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Sức căng mặt ngoài được tính theo công thức:
dg
  ( Pmax   .h) , J/m2
4
d - đường kính ống mao dẫn, m
g - gia tốc trọng trường, m/s2
Pmax - áp lực khí cực đại để tạo bọt khí, m
cột nước.
 - tỉ trọng chất nóng chảy, kg/m3
h - chiều sâu nhúng ống mao dẫn, m
160
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 26: Sơ đồ thiết bị đo sức căng mặt ngoài theo phương


pháp áp lực cực đại
1. Bình chứa khí Ar, 2. Bình hút ẩm, 3. Bình lọc khí, 4. Van điều
chỉnh, 5. áp kế, 6. Thiết bị chuyển đổi, 7. Máy tự ghi, 8. ống mao
dẫn bằng Mo, 9. Lỗ thoát khí bảo vệ, 10 Nắp lò, 11. ống bảo vệ
(bằng Mo), 12. Lò nấu chảy, 13. Giá đỡ, 14. Lớp cách nhiệt, 15.
Cặp nhiệt, 16. Khí bảo vệ, 17. Chén đựng mẫu.
161
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
Đo sức căng mặt ngoài theo phương pháp giọt nằm
• Phương pháp này dựa trên dạng hình học của một giọt
chất lỏng cân bằng trên đế nằm ngang.
• Hình dạng giọt là một phương trình của sức căng bề
mặt, khối lượng riêng và trọng lượng chất lỏng, từ đó
sức căng mặt ngoài được tính theo công thức:
 .g .b 2


g: gia tốc trọng trường, m/s2
: trọng lượng riêng chất lỏng, kg/m3;
b và : các thông số hình học của giọt chất lỏng.

162
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Muốn có giá trị b và  người ta phải xác định được
đường kính lớn nhất X và chiều cao Z của giọt (hình 27).
• Để xác định được kích thước giọt ta cần phải chụp ảnh
rồi đo phim trên máy phóng đại, hoặc đo trực tiếp bằng
kính hiển vi nóng chảy.
• Điều kiện đảm bảo kết quả phép đo là chất lỏng không
phản ứng với môi trường và ít thấm ướt đế.
• Như vậy khi đo sức căng mặt ngoài của kim loại theo
phương pháp này cần phải có khí bảo vệ như Ar và phải
có đế không thấm ướt như graphit nguyên chất. Sau đó
dựa vào bảng lập sẵn của Bassfort và Adam để tính kết
quả cuối cùng.

163
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hinh 27: Phương pháp xác định hinh dạng giọt chất lỏng
164
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG

Hình 28: Sức căng mặt ngoài xỉ hệ CaO - Al2O3- SiO2


(J/m2) 165
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
6. Nhiệt hàm của xỉ.
• Trong luyện kim nhiệt hàm của xỉ lỏng cũng có
ảnh hưởng tới các quá trình công nghệ.
• Nhiệt hàm của xỉ lỏng ở một nhiệt độ nào đấy là
lượng nhiệt cần thiết để nâng một gam xỉ từ 0 0C
lên tới nhiệt độ nóng chảy và quá trình nhiệt đến
nhiệt độ nào đó.
• Khi các điều kiện khác như nhiệt độ nấu luyện,
thành phần và trọng lượng xỉ không đổi thì
lượng tiêu hao nhiên liệu cho quá trình nấu
luyện tỉ lệ thuận lợi với nhiệt hàm của xỉ.
166
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Nhiệt hàm của xỉ được tính toán theo công thức:

Q: nhiệt hàm của xỉ, kcal/kg xỉ hay cal/g xỉ.


Cp rắn, lỏng : Tỉ nhiệt nóng chảy của xỉ.
 nóng chảy : Ẩn nhiệt nóng chảy của xỉ.

• Trong thực tế việc xác định nhiệt hàm của xỉ theo công
thức trên hoặc dựa vào giá trị entanpy (H) của xỉ trên
giản đồ phân tích nhiệt đều gặp nhiều khó khăn, nên
người ta thường đo nhiệt hàm của xỉ bằng nhiệt lượng
kế chính xác, nội dung chủ yếu của phương pháp này là:

167
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
 Xỉ được nấu chảy và quá nhiệt đến nhiệt độ cần xác
định nhiệt hàm. Giữ xỉ lỏng ở nhiệt độ đó khoảng 20
phút để đảm bảo cân bằng nhiệt độ.
 Nhanh chóng rót xỉ vào một chén đồng đặt trong nhiệt
lượng kế. Trong nhiệt lượng kế đã có sẵn một lượng
nước xác định.
 Xỉ lỏng truyền nhiệt nhanh chóng cho nước làm nhiệt độ
nước tăng lên. Khi hệ thống cân bằng nhiệt ta biết được
sự chênh lệch nhiệt độ qua nhiệt kế và tính được nhiệt
hàm của xỉ một cách dễ dàng.

168
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
7. Tỉ trọng của xỉ.
• Tỉ trọng của xỉ  là tỉ số giữa trọng lượng m của một đơn
vị thể tích V của nó:
m

V
đơn vị đo thường dùng là: g/cm3
• Trong luyện kim tỉ trọng của xỉ có ý nghĩa quan trọng và
ảnh hưởng đến nhiều quá trình hoá lí trong lò. Xỉ là môi
trường trung gian qua đó tiến hành các phản ứng hoá
học: thu hồi kim loại quý từ quặng và loại trừ tạp chất
của kim loại lỏng.

169
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Tốc độ lắng đọng của giọt kim loại qua xỉ hay tốc độ nổi
lên của các phần tử tạp chất phi kim loại có dạng tròn và
trong điều kiện môi trường yên tĩnh tuân theo định luật
Stôc, như vậy tốc độ nổi hay lắng chìm phụ thuộc không
chỉ vào độ sệt mà còn phụ thuộc vào tỉ trọng của xỉ.
• Trong trường hợp các điều kiện khác không đổi thì tỉ
trọng của xỉ càng nhỏ tốc độ chìm của giọt kim loại càng
lớn, sự tách rời của kim loại khỏi xỉ càng dễ dàng, tổn
thất kim loại trong pha xỉ càng ít.
• Tỉ trọng của xỉ phụ thuộc vào thành phần cũng như cấu
trúc của nó. Nếu xỉ chứa nhiều oxit kim loại có tỉ trọng
lớn thì tỉ trọng của xỉ lớn, mặt khác nếu xỉ nhiều bọt khí
thì tỉ trọng xỉ nhỏ.

170
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
• Tỉ trọng xỉ ở trạng thái rắn và lỏng khác nhau không
nhiều, cho nên người ta thường lấy tỉ trọng của xỉ rắn
để so sánh trong việc nghiên cứu tỉ trọng của xỉ lỏng.
• Thành phần hoá học của xỉ thay đổi rất nhiều cho nên tỉ
trọng của xỉ luyện kim cũng biến đổi rất lớn, thường từ
2,5 4g/cm3
• Để tính gần đúng tỉ trọng của xỉ, ta có thể dựa vào quy
tắc cộng tỉ trọng riêng của từng cấu tử trong xỉ rồi lấy
trung bình cộng theo công thức:
% M 1O. 1  % M 2O. 2  ...
 xi 
100
%M1O;%M2O; .....% các oxit có trong xỉ.
1 ; 2 ... tỉ trọng các oxit tương ứng trong xỉ
171
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
Tỉ trọng của một số oxit (g/cm3)
PbO 9,21 BaO 5,72
SiO2 4,20 FeO 5,00
Na2O 2,27 MnO 5,16
CaO 3,40 Fe3O4 4,54
MgO 3,65 ZnO 5,60
Al2O3 3,68 Cu2O 6,00

172
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
Bảng 5: Tỉ trọng của xỉ hệ CaO - Al2O3- SiO2 ở các nhiệt độ
khác nhau.
Thành phần, % Tỷ trọng, g/cm3
CaO Al2O3 SiO2 13500 14000 14500 15000 15500
1 2 3 4 5 6 7 8
35 5 60 2,531 2,526 2,520 2,513 2,507
35 10 55 2,545 2,537 2,530 2,524 2,517
35 15 50 2,554 2,546 2,539 2,532 2,525
40 5 55 2,566 2,559 2,550 2,543 2,535
40 10 50 2,573 2,565 2,559 2,552 2,543
40 13 47 2,586 2,577 2,570 2,562 2,555

173
TÍNH CHẤT CỦA XỈ LỎNG
Bảng 6: Tỉ trọng của xỉ hệ FeO - Fe2O3 - SiO2 ở 1295 -
13200C

Thành phần, % Nhiệt độ Tỉ trọng


FeO Fe2O3 SiO2 0
C g/cm3
63,58 14,95 21,47 1302 4,08
58,32 14,33 27,35 1315 4,04
57,30 14,54 28,16 1316 3,92
54,57 13,75 31,68 1295 3,96
68,79 12,13 19,08 1310 4,06
66,15 11,64 22,21 1307 4,16
64,77 12,92 22,31 1305 4,12
64,01 10,92 25,07 1315 3,92

174

You might also like